Bài thu hoạch học tập, quán triệt các nội dung hội nghị lần thứ mười hai ban chấp hành trung ương đảng (Khóa XII) - Nguyễn Đình Thuật

I. Nhận thức về các nội dung Hội nghị Trung ương 12 khóa XII của Đảng

Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu của họp Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII được triển khai quán triệt trại Đảng bộ Đài KTTV khu vực Đông Bắc. Bản thân tôi nhận thức được:

Chương trình làm việc toàn khoá, từ ngày 11/5 đến ngày 14/5/2020, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII họp Hội nghị lần thứ 12 để thảo luận, cho ý kiến về: Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII của Đảng; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng năm 2019 và một số vấn đề quan trọng khác.

Trong bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc hội nghị, Ban Chấp hành TW đã giải quyết khối lượng lớn công việc, đã thống nhất cao về các nội dung như:

 

docx 10 trang Bảo Anh 07/07/2023 20980
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch học tập, quán triệt các nội dung hội nghị lần thứ mười hai ban chấp hành trung ương đảng (Khóa XII) - Nguyễn Đình Thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch học tập, quán triệt các nội dung hội nghị lần thứ mười hai ban chấp hành trung ương đảng (Khóa XII) - Nguyễn Đình Thuật

Bài thu hoạch học tập, quán triệt các nội dung hội nghị lần thứ mười hai ban chấp hành trung ương đảng (Khóa XII) - Nguyễn Đình Thuật
ĐẢNG BỘ ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 
KHU VỰC ĐÔNG BẮC
CHI BỘ PHÒNG DỰ BÁO
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hải Phòng, ngày 24 tháng 7 năm 2020
BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT CÁC NỘI DUNG HỘI NGHỊ LẦN THỨ MƯỜI HAI BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII)
Họ và tên: Nguyễn Đình Thuật
Chức vụ Đảng, chính quyền: Ủy viên Ban thường vụ, Phó CN UBKT, Bí thư chi bộ, Phó giám đốc Đài
Đơn vị công tác: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc
NỘI DUNG THU HOẠCH
I. Nhận thức về các nội dung Hội nghị Trung ương 12 khóa XII của Đảng
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu của họp Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII được triển khai quán triệt trại Đảng bộ Đài KTTV khu vực Đông Bắc. Bản thân tôi nhận thức được:
Chương trình làm việc toàn khoá, từ ngày 11/5 đến ngày 14/5/2020, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII họp Hội nghị lần thứ 12 để thảo luận, cho ý kiến về: Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII của Đảng; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng năm 2019 và một số vấn đề quan trọng khác. 
Trong bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc hội nghị, Ban Chấp hành TW đã giải quyết khối lượng lớn công việc, đã thống nhất cao về các nội dung như:
1. Về tổng kết công tác nhân sự Đại hội XIII
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao Báo cáo của Bộ Chính trị về tống kết công tác nhân sự Đại hội XII và nhấn mạnh: Công tác chuẩn bị nhân sự được tiến hành chặt chẽ, thận trọng, đứng quy định; bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương. Việc bầu được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cơ bản bào đảm cơ cấu, số lượng, chất lượng, có sự hài hoà, họp lý giữa kế thừa,, ổn định và đổi mới, phát triển. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực; góp phần quan trọng nâng cao vai trò, vị thế, tiềm lực, uy tín của đất nước và củng cố, tăng cương niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập cơ bản trong công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII: Tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tính lượng hoá chưa cao; tiêu chí đặc thù để phân biệt giữa các nhóm chức đanh chưa thật rõ. Việc xác định, phân bồ số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở một số nơi chưa thực sư sát vơi yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Còn có sự khác nhau về độ tuổi tái cử giữa các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng công tác ờ địa phương với các đồng chí công tác ở các cơ quan Trung ương, Quy trình giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương có điểm còn thiếu chặt chẽ; chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử Ban Chấp hành Trung ương; chưa quy định rõ trách nhiệm của người đề cử tại Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất nên có trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vẫn được đề cử vào danh sách bầu cử, cá biệt có trường hợp đã trứng cử. Công tác thẩm định đối với một số nhân sự thiếu chặt chẽ, chưa khách quan, nhất là nhân sự được đề cử tại Đại hội và Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; cá biệt còn để "lọt" cả người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có trong phương án nhân sự vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Hiện tượng vận động, tranh thủ phiếu giới thiệu, phiếu bầu còn diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến sự tôn nghiêm của Đại hội và qua trình lựa chọn nhân sự, kết quả bầu cử. Việc thực hiện quy chế, nội quy của Đại. hội chưa nghiêm túc; tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, sự tự giác'' của một số đại biểu còn chưa cao.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất với Bộ Chính trị về nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên là: (1) Do nhận thức tầm quan trọng, ý thức, tổ chức kỷ luật và trách nhiệm chính trị của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể" lãnh đạo, người đứng đầu các cấp về cồng tác nhân sự đại hội chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. (2) Hệ thống các quy chế, quy định về công tác cán bộ, bầu cử còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, nhất là quy định trong việc giới thiệu, đề cử, nhận đề cử tại Đại hội; chưa có quy định, chế tài về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và biện pháp cụ thể để phát hiện, phòng, chống, ngăn chặn chạy chức, chạy quyền một cách có hiệu quả. (3) Đánh giá cán bộ vẫn là khâu khó, còn hạn chế, nhưng chậm được khắc phục; thiếu cơ chế phối họp chặt chẽ, hiệu quả để thẩm định, rà soát, "sàng lọc" những người không còn đủ phầm chất, năng lực, uy tín và phát hiện, giới thiệu những cán bộ thực sự có đức, có tài tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
2. Về phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII
Về quan điểm chỉ đạo, nguyện tắc xây dựng Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII: (1) Phải bảo đảm sự lãnh; đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, liên tục, chặt chẽ của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uy, tổ chức đảng, của đồng chí Tổng Bí thư và người đứng đầu-các cấp trong suốt quá trình chuẩn bị nhan sự trước, trong và sau Đại hội, Đồng, thời, phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết; phải bám sát, cụ thể hoá, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về xây đựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ; thực hiện đúng Điều lệ, quy định, quy chế, quy trình của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mở rộng dân chủ nhưng phải có tập trung, phát huy dân chủ nhưng phải có sự lãnh đạo. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền trong quá trình chuẩn bị nhân sự và tổ chức Đại hội. (2) Công tác nhân sự phải tiến hành một cách khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện, hiệu quả theo phương châm: Làm từng bước, từng việc, từng khâu, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các cơ quan tham mưu và cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, thẩm định, thẩm tra, kết luận về những nội dung liên quan đến nhân sự Ban Chấp hành Trụng ương. (3) Phải xử lý hài hoà, hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cẩu; giữa kế thừa, ổn định và đổi mới, phát triển; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa chuyên môn đào tạo và sở trường, năng lực thực tiễn; giữa kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; trong đó, đặc biệt đề cao chất lượng, hiệu quả; bảo đảm phù họp về cơ cấu, độ tuổi, giới tính, dân tộc, vùng, miền..., nhưng không vì cơ cấu mà hạ 'thấp tiêu chuẩn. Kiên quyết không để "lọt" những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng, không trúng cử cấp uỷ cấp dưới vào Ban Chấp hành Trung ương, nhưng cũng không bỏ "sót" những đồng chí thực sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và trong nhân dân. (4) Đánh giá cán bộ phải xuyên suốt, liên tục, nhiều chiều, bằng "sản phẩm", gắn kết chặt chõ kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị với hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu và so sánh với các chức danh tương đương; bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch. Có cơ chế phối hợp thẩm định, rà soát hiệu quả, nhất là đối với những nhân sự còn có ý kiến khác nhau hoặc có vấn đề cần phải thẩm tra, làm rõ, kết luận. (5) Phải tỉnh - táo, đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, tung tin giả, tin xấu độc gây hoang mang, nghỉ ngơ, chia rẽ nội bộ và tác động tiêu cực đến công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. (6) Các cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu các cấp và các đồng-chí lãnh đạo có liên quan phải chỉ đạo, có biện pháp đẩu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có biểu hiện lợi đụng vị trí, chức vụ... để có hành vi và việc làm không đúng nguyên tắc, thiếu tính .xẩy đựng, không minh bạch, khách quan hoặc đưa những thông, tín khổng chính thức, bịa đặt, "lượm lặt", không đúng sự thật, thiểu chính xác, chưa được xác minh, kiểm chứng, kết luận liên quan đến nhân sự và công tác nhân sự.
Trên tinh thần đó, Ban Chấp hành Trung ương xác định 6 yêu cầu: (1) Xây dựng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chét của Đảng, Nhà nước phải là một tập thể trong sạch, vững mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII phải là những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định mục tiêu, độc lập dân. tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân. (2) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII cần có số lượng và cơ cấu hợp lý, nhất là ở những vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng. Bảo đảm sự kể thừa, ổn định, đổi mới, phát triển và có sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng. (3) Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư khoá XIII phải là những đồng chí tiêu biểu cho toàn Đảng về 'tính tiền phong, gương mẫu, tính xây dựng, tính chiến đấu, tính hành động, tính kỷ luật, tính nhân văn; dám hy sinh vĩ sự nghiệp cao cả của Đảng, vì lợi ích của nhân dân; có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực nổi trội và có uy tín; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có đam mê, tâm huyết, trách nhiệm, có tầm nhìn chiến lược, lý luận chính trị sắc bén; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm; có khả năng quy tụ, đoàn kết, thống nhất và huy động sức mạnh tổng hợp'; không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và kiên quyết chống tham nhũng, tiếu cực, lãng phí; có thành tích, kết quả, "sản phẩm" cụ thể trong quá trình công tác; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. (4) Việc giới thiệu, lựa chọn nhân sự phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và nói chung dựa trên cơ số quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng phương án sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý, "đúng người, đúng việc" đối với nhân sự lãnh đạo các cơ quan Đảng; ‘Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ tới. (5) Thực hiện tốt phương châm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao. Kế thừa và phát huy những bài học quý, kinh nghiệm hay, nội dung còn phù hợp; đồng thời, chỉ rõ và kiên quyết khắc phục những hạn chế, bất cập, sơ hở, khuyết điểm qua thực hiện công tác nhân sự một số nhiệm kỳ Đại hội vừa qua. (6) Phải có biện pháp hiệu quả để chấm dứt ngay tình trạng vận động, biếu xén, "quà cáp", "chạy phiếu bầu", "chạy phiếu giới thiệu, đề cử", ... Đồng thời, đề cao tinh thần cảnh giác, có giải pháp hiệu quả để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, đặc biệt là đối với công tác nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Về tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII Ban Chấp hành Trung ương nhất trí thực hiện theo Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị; đồng thời, có điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hoá một số nội dung tiêu chuẩn cho phu hợp với tình hỉnh, yếu cầu thực tế.
Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh: (1) Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải là những đồng chí tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống dột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.
Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ, cơ bản đáp ứng được tiếu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, nổi trội, có triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ: Bí thư quận uỷ, huyện uỷ, giám đốc sở, ban, ngành, cục trưởng, vụ trưởng, trưởng ban và tương đương trở lên trong thời gian ít nhất là 3 năm (tính đến thời điểm tháng 01/2021).
(2) Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng; chí thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật. Có tầm nhìn tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lỵ luận chính trị, biết phát hiện và sứ dụng người có đức, có tài; lả Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn, thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, trưởng hoặc phó các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và tương đương; còn độ tuổi trong quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ. Trường họp Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu và tương đương.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất, kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm sau: (1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh. (2) Vi phạm nguyên tắc tập trưng dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu trành, phê bình. (3) Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị. (4) Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm. (5) .Ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín thấp. (6) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền đề thu lợi bất chính. (7) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay. 
Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII cần có 3 độ tuổi (dưới 50; từ 50 - 60 và từ 61 trở lên). Phấn đấu dưới 50 tuổi khoảng từ 15 - 20%; từ 50 - 60 tuổi khoảng trên, dưới 70%; từ 61 tuổi trở lên khoảng trên, dưới 10%. 
Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất trình Đại hội XIII: số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII khoảng 200 đồng chí, trong đó khoảng 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết; Bộ Chính tri khoảng 17-19 đồng chí, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoảng 11 - 13 đồng chí.
Về phương pháp và quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự Ban Chấp hành . Trụng, ương khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cạo với Báo cáo củạ Bộ Chính trị, cơ bản thực hiện quy trình 5 bước theo Quỵ định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị và quy trình nhân sự cấp uỷ được quy định trong Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị. Quy trình được cụ thể hoá theo 3 nhóm đối tượng: (1) Các đồng chí tái cử. (2) Các đồng chí lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; các chức danh lãnh đạo chủ chốt khoá XII. (3) Đối với trường họp "đặc biệt", Bộ Chính trị sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để có phương pháp, cách làm phù hợp, chặt chẽ và thực-hiện vào thời điểm thích hợp. Thực hiện quy trình giới thiệu các đồng chí tái cử trước, tiếp đó tiến hành giới thiệu các đồng chí lần đầu tham gia, giới thiệu trường họp "đặc biệt" được thực hiện sau cùng. Giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương trước, tiếp đến là giói thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư; giới thiệu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước sau cùng.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu giải trình của Bộ Chính trị, hoàn chỉnh để ban hành Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá xtlĩ; chỉ đạo Tiểu ban Nhân sự và các cơ quan liên quan chuẩn bị dự kiến nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XUI.
3. Về số lượng và việc phân bổ đại biểu dự đại hội đại biểu toàn quốc XIII
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo của Bộ Chính trị về tổng kết việc phân bổ đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và dự kiến việc phân bổ đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh: Việc quyết đinh số lượng và phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc cần bám sát Điều lệ Đảng và căn cứ vào đầu mối các đảng bộ trực thuộc, số lượng đảng viện, vị trí quan trọng của từng đảng bộ. cần định hương rõ về tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần đại biểu để các đảng bộ lựa chọn, bầu được các đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho đảng bộ dự Đại hội Đảng toàn quốc, góp phần vào sự thành công của Đại hội. Trong cơ cấu đại biểu, cần có tỉ lộ họp lý đại biểu là cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhất là ở các cơ quan tham mưu chiến lược.
Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao với những nguyên tắc, căn cứ phân bổ đại biểu và quyết định tổng số đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng là 1.590 đại biểu, phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc Trung ương theo 3 tiêu chí cơ bản sau: (1) Phân bể đại biểu theo đầu mối đảng bộ trực thuộc Trung ương: 67 đảng bộ trực thuộc Trung, ương, mỗi đảng bộ được phân bổ 13 đại biểu. (2) Phân bổ đại hiểu thẹo số lượng đảng viên có đến ngày 31/03/2020: Cứ có 12.000 đảng viên được phân bổ 1 đại biểu, nếu còn dư từ 6.001 đảng viên trở lên được thêm 1 đại biểu. (3) Phân bổ đại biểu theo vị trí quan trọng: Đảng bộ thành phố Hà Nội được -phân bổ thêm 10 đại biểu, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh được' phân bổ thêm 5 đại biểu; Đảng bộ Quân đội, Đảng bộ Công an Trung ương, mỗi đảng bộ được phân bỗ thêm 8 đại biểu; Đảng bộ Khối các cơ quan Trưng ương được phân bổ thêm 39 đại biểu; Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương được phân bổ thêm 8 đại biểu.
Ngoài số đại biểu được phân bổ theo 3 tiêu chí cơ bản nêu trên, Ban Chấp hành Trung ương quyết định chỉ định 15 đại biểu là bí thư đảng uỷ, đại sứ Việt Nam tại các địa bàn lĩnh vực quan trọng về đối ngoại, kinh tế; có đông đảng viên, kiều bào.
4. Về bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV và HĐND các cấp 2021 - 2026
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lần này được tổ chức vào cùng một ngày trên phạm vi cả nước. 
Phân công cụ thể trách nhiệm của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức phụ trách bầu cử; chủ động phối họp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử.
Ban Chấp hành Trung ương tán thành ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong điều kiện bình thường là ngày Chủ nhật, dự kiến ngày 23 tháng 5 năm 2021.
Đối với đại biểu Hội đồng nhãn dân chuyên trách, ngoài tiêu chuẩn '.chung của đại biểu Quốc Hội còn phải đáp ứng các yêu. cầu sau:
- Ở cấp tỉnh: (1) Có trình độ đại học trở lên, cố năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức các hoạt động giám sát; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến. Có tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm trong hoạt động của Hội đồng nhân dân. (2) Người ứng cử chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách phải là uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ trở lên, đã được quy hoạch vào chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân; người ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là tỉnh uỷ viên (trong 2 đồng chí phó chủ tịch Hội đồng nhân dân có 1 đồng chí là uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ), đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trở lên; người ứng cử trưởng ban của Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách phải giữ chức vụ từ phó giám đốc sở hoặc tương đương trờ lên; người ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân chuyên trách phải giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành ở cấp tính trở lên.
+ Ở cấp huyện: (1) Có trình độ đại học trở lên; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức các hoạt động giám sát; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến. Có tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm trong hoạt động của Hội đồng nhân dân. (2) Người ứng cử Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách phải là uỷ viên ban thường vụ huyện uỷ trờ lên và đã được quy hoạch vào chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân; người ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là huyện uỷ viên, giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên và được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; người ứng cử trưởng ban của Hội đồng nhân dân chuyên trách phải giữ chức vụ từ phó trưỏng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên; người ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân chuyên trách phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 5 năm trở lên và được quy hoạch vào chức vụ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên.
+ Ở cấp xã: Người ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân, dân chuyên trách phải là cấp uỷ viên; nơi nào có điều kiện thì bố trí uỷ viên thường vụ đảng uỷ cấp xã. Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ cần hướng dẫn tiêu chuẩn ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp xã theo hướng là cán bộ trẻ, có hình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt.
-	Về độ tuổi: Thực hiện tính tuổi theo Chỉ thị sổ 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn sổ 26 "HD/BTCTW, ngày 18/10/2019 của Ban Tồ chức Trung 
- Số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân:	Tổng số đại biểu Quốc hội khoá XV dự kiến là 500 người như quy định của Luật và được phân bổ: số lượng đại biểu Quốc hội ở các cơ quan Trung ương là 207 (41,4%); số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%). Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách cả nước ở 3 cấp tối đa là 15841 đại biểu, gồm: Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp tình khoảng 600 đại biểu; tồng số đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp huyện khoảng 4.798 người; tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển trách ở cấp xã là 10.437 đại biểu.
II. Liên hệ thực tiễn với bản thân nhiệm vụ chính trị được giao và của ngành, lĩnh vực cơ quan, đơn vị nơi công tác để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Hội nghị Trung ương 12 khóa XII của Đảng
Tập trung lãnh đạo đơn vị bám sát chương trình công tác của Trung tâm KTTV quốc gia, của Đài, chủ động xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện chương trình công tác hàng năm của đơn vị. Duy trì, nâng cao chất lượng Dự báo KTTV. Lãnh đạo các đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ chung của Đài, đảm bảo hiệu quả trong công tác, chất lượng và tiến độ công việc được giao.
Thực hiện ra các bản tin dự báo phục vụ công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Quán triệt sâu sắc đến viên chức đơn vị về các nội dung cơ bản của Hội nghị Trung ương 12 (khóa 12), để xây dựng các chương trình của đơn vị hưởng ứng Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng như Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ở địa phương nhiệm kỳ 2021-2026.
	Thực hiện tốt Quy chế dân chủ tại cơ sở, Quy chế làm việc của Đài, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế Văn hóa công sở và các quy định khác do Trung tâm KTTV quốc gia và Đài ban hành.
Tiếp tục chỉ đạo các chi bộ làm tốt công tác quản lý đảng viên, thường xuyên liên hệ với tổ đảng ở địa phương để nắm bắt được tình hình đảng viên của chi bộ tham gia sinh hoạt tổ dân phố, động viên nhắc nhở đảng viên thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng về 19 điều đảng viên không được làm.
Về thực hiện Quy định 213 - QĐ/TW của Bộ Chính trị: Đảng ủy quán triệt và chỉ đạo đảng viên thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định của địa phương nơi cư trú, tham gia sinh hoạt, đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức, chính quyền nơi cư trú.
Bản thân vận động gia đình tích cực thực hiện các quy đinh của địa phương nới cưu trú, tham gia đây đủ các cuộc họp của tổ đảng, tổ dân phố. Vận động gia đình và người thân tích cực tham gia vào việc bầu cử HĐND các cấp ở địa phương nơi cư trú.
Có ý thức giữ gìn an ninh trật, đảm bảo an toàn tại nơi làm việc cũng như tại nơi cư trú trong thời gian trước và sau Đại hội Đảng lần thứ XIII và Bầu cửu Quốc hội và HĐND các cấp.
Bản thân và gia đình không nói hoặc làm trái với các quy định của Đảng, tinh thần nghị quyết của Hội nghị trung ương lần thứ 12 (khóa XII)
Sẵn sàng tham gia các công việc liên quan đến công tác tuyên truyền vận động chào mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII và Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Nếu địa phương nơi cư trú có yêu cầu về địa điểm, cơ quan đơn vị tổ chức điểm bầu cử, sẵn sàng phối hợp với địa phương.
Tôi tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của Đảng, sự cầu thị của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc kiểm điểm đánh giá nghiêm túc việc thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020, xây dựng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII của Đảng; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn đảng toàn dân. Đại hội lần thứ XIII và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ thành công tốt đẹp.
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH
Nguyễn Đình Thuật

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_hoc_tap_quan_triet_cac_noi_dung_hoi_nghi_lan_t.docx