Báo cáo Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải bài tập về mạch điện - Nguyễn Thị Huệ

I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP

- Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm. Kiến thức được hình thành trên cơ sở quan sát hiện tượng, thực hành, thí nghiệm, Việc trả lời các câu hỏi, giải các bài tập cũng là củng cố, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực, phẩm chất cho người học.

- Bài tập Vật lí là phương tiện dạy học cho học sinh. Việc hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho các bài tập là nhu cầu thiết thực trong dạy học bộ môn, đặc biệt là trong nội dung Điện học Vật lí 9.

 

pptx 20 trang phuongnguyen 22960
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải bài tập về mạch điện - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải bài tập về mạch điện - Nguyễn Thị Huệ

Báo cáo Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải bài tập về mạch điện - Nguyễn Thị Huệ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TỨ KỲ 
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS 
NĂM HỌC 2020-2021 
Giáo viên: NGUYỄN THỊ HUỆ 
Bộ môn : Vật Lí 
- 
- 
+ 
- 
1 
PHẦN THI: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
- Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm. K iến thức được hình thành trên cơ sở quan sát hiện tượng, thực hành, thí nghiệm ,  Việc trả lời các câu hỏi, giải các bài tập cũng là củng cố, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. 
- Bài tập Vật lí là phương tiện dạy học cho học sinh. Việc hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho các bài tập là nhu cầu thiết thực trong dạy học bộ môn, đặc biệt là trong nội dung Điện học Vật lí 9. 
- Thực tiễn dạy học Vật lí 9 cho thấy, học sinh khi giải bài tập còn lúng túng khi nhận biết, phân loại mạch điện mắc nối tiếp hay song song . Đặc biệt là những mạch điện vẽ không tường minh; hoặc vẽ khác đi so với dạng cơ bản hoặc mạch điện có sự đóng ngắt của khóa K 
Học sinh dễ nhầm lẫn về cách mắc mạch điện, dẫn tới giải sai hoặc không giải được bài tập, chán nản, không hứng thú học tập bộ môn. 
NỘI DUNG GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
1 . Ôn tập, củng cố kiến thức về các bộ phận mạch điện, sơ đồ mạch điện, mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song cơ bản . 
2. Hướng dẫn học sinh nhận biết cách mắc các bộ phận trong mạch điện, đặc biệt là các mạch điện có sơ đồ vẽ không tường minh, mạch điện có sự điều khiển của khóa K. 
3. Xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh phân tích nhận biết mạch điện. 
4 . Vẽ lại sơ đồ mạch điện như thông thường với các mạch điện có sơ đồ không tường minh . 
5 . Hướng dẫn học sinh vận dụng Định luật Ôm vào giải bài tập mạch điện. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
2.1 . Ôn tập, củng cố kiến thức về các bộ phận mạch điện, sơ đồ mạch điện, mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song cơ bản. 
* Với giáo viên: 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập kiến thức, gồm cả những câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập vật lí lớp 7 (cụ thể là ở các bài từ mục 24 đến mục 28 trong sách ); 
- Giao cho HS trả lời các câu hỏi ôn tập trên, làm thành đề cương. 
- Trên lớp: + Kiểm tra việc làm đề cương ôn tập của học sinh, cho HS tự kiểm tra chéo, cho HS lần lượt trình bày các câu trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần ); 
	 + Chỉnh sửa các nội dung chưa chính xác. 
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm động viên những HS tích cực, kích thích hứng thú học tập của học sinh. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
2.1 . Ôn tập, củng cố kiến thức về các bộ phận mạch điện, sơ đồ mạch điện, mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song cơ bản. 
* Với học sinh: 
- Ôn tập kiến thức về Điện đã học ở lớp 7: về kí hiệu các bộ phận mạch điện, về cách vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản, về các dụng cụ đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và cách mắc các dụng cụ đo này, cách mắc và sơ đồ cách mắc nối tiếp, song song hai bóng đèn, mối liên hệ về cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn trong mạch nối tiếp, trong mạch song song . 
- Trả lời các câu hỏi ôn tập được giao về nhà . 
- Kiểm tra chéo nội dung trả lời với các bạn trong lớp, trong nhóm 
- Sửa, bổ sung những nội dung chưa chính xác hoặc còn thiếu theo hướng dẫn của giáo viên. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
2.1 . Ôn tập, củng cố kiến thức về các bộ phận mạch điện, sơ đồ mạch điện, mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song cơ bản. 
* Kết quả đạt được của giải pháp: 
- H ọc sinh ghi nhớ được kiến thức cơ bản về mạch điện mắc bóng đèn, mạch điện mắc các dụng cụ đo ; 
- Vẽ được sơ đồ mạch điện cơ bản, mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, mắc song song với các dụng cụ đo nếu có. 
- Từ mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song hai bóng đèn: 
+ Vẽ được mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song hai điện trở; 
+ Nhận biết được mối quan hệ về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc các điện trở. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
2.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết cách mắc các bộ phận trong mạch điện, đặc biệt là các mạch điện có sơ đồ vẽ không tường minh, mạch điện có sự điều khiển của khóa K . 
* Với giáo viên: 
- Hướng dẫn học sinh dấu hiệu nhận biết về mạch nối tiếp, mạch song song. 
	 + Hai dụng cụ điện được gọi là mắc nối tiếp với nhau khi giữa chúng chỉ có duy nhất một đầu nối chung hay nói cách khác, tại đầu nối chung giữa hai dụng cụ này không nối với bất kì dụng cụ hay mạch điện nào khác (Tưởng tượng như các em nắm tay nhau xếp thành một vòng tròn) 
	 + Hai dụng cụ điện được gọi là mắc song song khi chúng có hai đầu nối chung, tức là mắc chung nhau điểm đầu và chung nhau điểm cuối . 
- Cung cấp kiến thức về sự ảnh hưởng của khóa K trong mạch điện khi nó đóng hoặc ngắt: 
	+ Khi K ngắt (mở): mọi bộ phận mắc trực tiếp với K đều không tham gia vào mạch điện nữa, có thể tháo chúng ra khi vẽ lại sơ đồ. 
	+ Khi K đóng: khóa K trở thành một dây nối có điện trở không đáng kể, dòng điện sẽ ưu tiên đi qua khóa K, các bộ phận mắc song song với khóa K bị nối tắt (không có dòng điện chạy qua), bỏ bộ phận đó ra khi vẽ lại sơ đồ 
- Lấy ví dụ minh họa về sơ đồ của các mạch điện vẽ khác cơ bản và sơ đồ không tường minh, sơ đồ có công tắc đóng ngắt để HS tìm dấu hiệu nhận biết, chỉ ra giữa các bộ phận có những điểm nối chung nào, đó là mắc nối tiếp hay là mắc song song 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
2.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết cách mắc các bộ phận trong mạch điện là mắc nối tiếp hay mắc song song, đặc biệt là các mạch điện có sơ đồ vẽ không tường minh, mạch điện có sự điều khiển của khóa K . 
* Với học sinh: 
- Nắm vững đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của mạch nối tiếp, mạch song song 
- Tiếp nhận kiến thức về sự ảnh hưởng của công tắc K trong mạch điện 
- Vận dụng dấu hiệu nhận biết về mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song, vai trò của công tắc K trong mạch điện để chỉ ra được cách mắc các bộ phận trong mạch điện đã cho . 
* Kết quả đạt được của giải pháp 
- Học sinh chỉ ra được cách mắc các bộ phận trong mạch điện đã cho. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh phân tích nhận biết mạch điện 
* Với Giáo viên 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở tùy theo từng mạch điện 
Ví dụ : 
	 ? Mạch điện đã cho gồm những bộ phận nào? 
	? Các điện trở đó nối với nhau bởi mấy điểm chung? Chúng được mắc như thế nào với nhau? 
	? Trong mạch có dụng cụ đo nào? 
	? Ampe kế được mắc với điện trở hay đoạn mạch nào? Ampe kế mắc như thế nào với điện trở đó? Số chỉ của nó là giá trị của đại lượng nào? 
	? Vôn kế được mắc với điện trở hay đoạn mạch nào? Vôn kế mắc như thế nào với điện trở hay đoạn mạch đó? Số chỉ của nó là giá trị của đại lượng nào? 
	? Công tắc K đóng hay mở? Bộ phận nào được mắc nối tiếp với K? Bộ phận nào mắc song song với K? Bộ phận nào bị nối tắt? Bộ phận nào có thể tháo ra? 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
* Với Học sinh 
- Nắm vững đặc điểm nhận biết của mạch mắc nối tiếp, mắc song song các điện trở; vai trò và cách mắc các dụng cụ đo,vai trò của công tắc K trong mạch 
- Trả lời các câu hỏi gợi ý (cá nhân hoặc thảo luận nhóm), chỉ ra được cách mắc các bộ phận trong mạch điện đã cho . 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh phân tích nhận biết mạch điện 
* Với Giáo viên 
* Kết quả đạt được của giải pháp 
- Học sinh chỉ ra được cách mắc các bộ phận trong mạch điện đã cho. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
2.4. Vẽ lại sơ đồ mạch điện như thông thường với các mạch điện có sơ đồ không tường minh. 
* Với giáo viên: 	 
- Hướng dẫn HS phân tích, vẽ lại sơ đồ như cách vẽ thông thường với các sơ đồ không tường minh, các sơ đồ có sự đóng ngắt của khóa K theo các bước: 
	 + Xác định đầu nối vào, ra của mạch điện (đầu nối với cực dương (+) và cực âm(-) của nguồn), xác định các điểm nối các bộ phận của mạch điện . 
	 + Xác định K đóng hay mở, bộ phận nào không tham gia vào mạch điện, bộ phận nào bị nối tắt, có thể tháo bỏ các bộ phận nào . 
	+ Xác định ampe kế mắc nối tiếp với bộ phận nào ở điểm nối chung nào, vôn kế mắc song song với bộ phận nào bởi hai điểm nối chung nào? (không xét đến trường hợp mắc dụng cụ đo đặc biệt ) 
	+ Vẽ sơ đồ bắt đầu từ điểm nối với cực dương, vẽ tiếp các bộ phận, các nhánh nếu mạch chia nhánh và kết thúc ở điểm nối với cực âm của nguồn . 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
2.4. Vẽ lại sơ đồ mạch điện như thông thường với các mạch điện có sơ đồ không tường minh. 
* Với giáo viên: 	 
- Hướng dẫn HS phân tích, vẽ lại sơ đồ như cách vẽ thông thường với các sơ đồ không tường minh, các sơ đồ có sự đóng ngắt của khóa K theo các bước ; 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
- Đưa ra các ví dụ các mạch điện không tường minh, mạch điện có K đóng-mở, yêu cầu HS phân tích theo các bước trên và vẽ lại sơ đồ 
R 1 
R 2 
R 3 
R 1 
R 2 
R 3 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
2.4. Vẽ lại sơ đồ mạch điện như thông thường với các mạch điện có sơ đồ không tường minh. 
* Với giáo viên: 	 
- Hướng dẫn HS phân tích, vẽ lại sơ đồ như cách vẽ thông thường với các sơ đồ không tường minh, các sơ đồ có sự đóng ngắt của khóa K theo các bước ; 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
- Đưa ra các ví dụ các mạch điện không tường minh, mạch điện có K đóng-mở, yêu cầu HS phân tích theo các bước trên và vẽ lại sơ đồ. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
* Với học sinh 
- Phân tích mạch điện theo các bước đã được hướng dẫn; 
- Vẽ lại sơ đồ mạch điện với các mạch điện không tường minh, mạch điện có K đóng - mở . 
2.4. Vẽ lại sơ đồ mạch điện như thông thường với các mạch điện có sơ đồ không tường minh. 
* Với giáo viên: 	 
- Hướng dẫn HS phân tích, vẽ lại sơ đồ như cách vẽ thông thường với các sơ đồ không tường minh, các sơ đồ có sự đóng ngắt của khóa K theo các bước ; 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
- Đưa ra các ví dụ các mạch điện không tường minh, mạch điện có K đóng-mở, yêu cầu HS phân tích theo các bước trên và vẽ lại sơ đồ. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
* Kết quả đạt được của giải pháp: 
- HS vẽ được sơ đồ mạch điện; 
- HS chỉ ra được mạch điện gồm các bộ phận nào, các bộ phận đó mắc như thế nào với nhau, bộ phận nào không còn tham gia vào mạch điện, bộ phận nào bị nối tắt, các dụng cụ đo đo các đại lượng nào của mạch điện. 
2.4. Vẽ lại sơ đồ mạch điện như thông thường với các mạch điện có sơ đồ không tường minh . 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
2.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng Định luật Ôm vào giải bài tập mạch điện 
* Với giáo viên: 	 
- Nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để học sinh biết vận dụng hệ thức của định luật Ôm, các công thức của đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song vào giải bài toán (Tùy từng mạch điện và tùy từng yêu cầu của bài tập thì có các câu hỏi gợi ý tương ứng) 
 	 Ví dụ: Với mạch nối tiếp cần tính điện trở của mạch, điện trở thành phần, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thì có thể nêu câu hỏi gợi ý: 
	? Điện trở tương đương của mạch mắc nối tiếp các điện trở được tính bằng công thức nào? 
	? Đã biết hết các điện trở thành phần chưa? 
	? Nếu chưa biết hết các điện trở thành phần thì có thể tính điện trở của đoạn mạch này bằng cách nào khác ? 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
	? Từ công thức tính điện trở tương đương, suy ra tính điện trở thành phần như thế nào? Hay Có thể dùng định luật Ôm để tính điện trở thành phần này không? 
	? Muốn tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thì ta vận dụng công thức tính nào? Có cách tính nào khác không? 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
2.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng Định luật Ôm vào giải bài tập mạch điện 
* Với giáo viên: 	 
- Nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để học sinh biết vận dụng hệ thức của định luật Ôm, các công thức của đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song vào giải bài toán 
- Khi mạch điện không cho dữ kiện cụ thể về I,U mà cho các dụng cụ đo thì nêu câu hỏi gợi ý về dụng cụ đo, để tìm được I, U 
	 Ví dụ: 
	 ? Trong mạch điện có các dụng cụ đo nào? 
	? Ampe kế được mắc với bộ phận nào? Đo giá trị của đại lượng nào trong mạch? 
	? Vôn kế được mắc với hai điểm nào? mắc song song với bộ phận nào? Đo giá trị của đại lượng nào trong mạch? 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
- Từ các câu hỏi gợi ý, khi học sinh trả lời đúng thì dẫn dắt HS viết công thức tính đại lượng cần tìm 
- Lập thành sơ đồ luận giải để HS nắm được các bước tính của yêu cầu trong bài tập 
- Rút kinh nghiệm chung, nêu các bước cơ bản cho mỗi dạng bài. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
2.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng Định luật Ôm vào giải bài tập mạch điện 
* Với học sinh: 
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 
- Phân tích, nắm được đặc điểm mạch điện (nối tiếp hay song song hay đoạn nào nối tiếp, đoạn nào song song) 
- Ghi nhớ hệ thức của định luật Ôm, các công thức áp dụng từ định luật Ôm 
- Ghi nhớ các biểu thức về cường độ dòng điện (I), hiệu điện thế ( U) và điện trở đoạn mạch (R tđ ) áp dụng cho đoạn mạch nối tiếp, song song. 
- Vận dụng linh hoạt các biểu thức của định luật ôm , của mạch nối tiếp, song song. 
* Kết quả đạt được của giải pháp 
- Học sinh nắm được trình tự các bước giải bài toán, viết được các công thức tính cần áp dụng và giải quyết được yêu cầu đặt ra của bài tập. 
- Học sinh có thể vận dụng linh hoạt các công thức tính, tìm được lời giải khác cho yêu cầu của bài. 
GIẢI PHÁP: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN 
GV: NGUYỄN THỊ HUỆ 
 TRƯỜNG: THCS NGUYÊN GIÁP 
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
Lớp/sĩ số 
Giỏi 
Khá 
Tb 
Yếu 
9A/43 
17 
39,53 
17 
39,53 
9 
20,09 
0 
0 
9B/37 
14 
37,84 
10 
27,03 
9 
24,3 
4 
10,8 
9C/32 
11 
34,48 
9 
28,13 
7 
21,88 
5 
15,63 
Tổng/112 
42 
37,5 
36 
32,1 
25 
22,3 
9 
8,0 
- Học sinh đã có thể biết cách phân tích mạch điện, nhận biết cách mắc các bộ phận trong mạch điện một cách dễ dàng hơn và giải được các bài tập về mạch điện từ đơn giản đến phức tạp. 
- Học sinh hứng thú với việc giải các bài tập về mạch điện, không còn ngại khó, sợ sai như trước; yêu thích học bộ môn hơn. 
- Chất lượng dạy học bộ môn Vật lý được nâng lên (tỉ lệ HS khá, giỏi được nâng lên, giảm tỉ lệ hs yếu, không có HS bị điểm kém) 

File đính kèm:

  • pptxhuong_dan_hoc_sinh_phan_tich_tim_loi_giai_bai_tap_ve_mach_di.pptx