Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân

Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõicủa người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

doc 59 trang Bảo Anh 08/07/2023 21060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân

Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hà Nội, 2018
MỤC LỤC

Trang
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC	3
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH	3
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH	5
YÊU CẦU CẦN ĐẠT	6
NỘI DUNG GIÁO DỤC	13
LỚP 1	18
LỚP 2	20
LỚP 3	22
LỚP 4	24
LỚP 5	26
LỚP 6	28
LỚP 7	31
LỚP 8	34
LỚP 9	37
LỚP 10	39
LỚP 11	44
LỚP 12	49
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC	52
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC	53
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH	54
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõicủa người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đềhọc tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Giáo dục công dân tuân thủ các định hướng nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
Chương trình môn Giáo dục công dân bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn, được xây dựng trên cơ sở: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thành tựu nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, đạo đức học, luật học, lí luận chính trị và kinh tế học; kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển chương trình môn Giáo dục công dân; các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và giá trị chung của nhân loại; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
Chương trình môn Giáo dục công dân bảo đảm tính hệ thống. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, nội dung môn Đạo đức (cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (cấp trung học cơ sở) được xây dựng theo hướng đồng tâm và phát triển,dựa trên các mạch nội dung giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật và xoay quanh các mối quan hệ của con người với bản thân và người khác, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, công việc và môi trường tự nhiên; mở rộng và nâng cao dần từ cấp tiểu học đến cấp trung học cơ sở. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, nội dung môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (cấp trung học phổ thông) được xây dựng theo hướng phát triển tuyến tính, xoay quanh các quan hệ kinh tế và pháp luật, từ kinh tế vĩ mô đến kinh tế vi mô, từ hệ thống chính trị và pháp luật đến quyền và nghĩa vụ công dân.
Chương trình môn Giáo dục công dân chú trọng tích hợp các nội dung giáo dục trong nội bộ môn học về kĩ năng sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế và tích hợp nhiều chủ đề giáo dục cần thiết như: môi trường, bình đẳng giới, di sản văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội, tài chính,... Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với các sự kiện có tính thời sự trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương, đất nước và thế giới.
Chương trình môn Giáo dục công dân được xây dựng theo hướng mở. Chương trình chỉ quy định những yêu cầu cần đạt; những nội dung dạy học cơ bản, cốt lõi cho mỗi cấp học, lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt; những định hướng chung về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt và định hướng chung của chương trình, các tác giả sách giáo khoa, cơ sở giáo dục và giáo viên môn Giáo dục công dân chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện và phát triển chương trình.
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Mục tiêu chung
Chương trình môn Giáo dục công dân góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội,nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhânvà yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Mục tiêu cấp tiểu học
Bước đầu hình thành, phát triểnở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luậtvà sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thânvà người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; cótrách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân.
Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.
Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống.
Giúp học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân; biết cách thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh, thích ứng với xã hội biến đổi và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống của cá nhân, cộng đồng phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật và lứa tuổi.
Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất đã được hình thành, phát triển ở cấp trung học cơ sở:Có hiểu biết và tình cảm, niềm tin về những giá trị đạo đứccủa dân tộc và thời đại,đường lối phát triển đất nước của Đảng và quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; tích cực, tự giác học tập và tham gia lao động, sản xuất phù hợp với khả năng của bản thân;có trách nhiệm công dân trong thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước để góp phần bảo vệ, xây dựng Tổ quốc; tôn trọng quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; nhận thức, hành động theo lẽ phải và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chống các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Giúp học sinh củng cố, nâng cao các năng lực đã được hình thành, phát triển ở cấp trung học cơ sở:Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; lập được mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân và thực hiện được các công việc học tập, rèn luyện để đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra; có kiến thức phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế; có kĩ năng sống, bản lĩnh để tiếp tục học tập, làm việc và thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Giáo dục công dân góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Giáo dục công dân(năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã nêu trong Chương trình tổng thể. Yêu cầu cần đạtvề các năng lực nàyđối với mỗi cấp học như sau:
Năng lực
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI
Nhận thức
– Nhận biết được một số chuẩn
– Nhận biết được những chuẩn
Hiểu được trách nhiệm của công dân trong bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị; chấp hànhHiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; các chuẩn mực đạo đức trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
chuẩn mực hành vi
mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa
tuổivà sự cần thiết của việc thực
mực	đạo	đức,	pháp	luật	phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa
tuổi và giá trị, ý nghĩa của các
hiện theo các chuẩn mực đó.
chuẩn mực hành vi đó.
–Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối
–Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi
quan hệ hoà hợp với bạn bè.
trong cuộc sống.
– Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách
– Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và
nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học
hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Năng lực
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
tập, sinh hoạt hằng ngày.
– Nhận biết được sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền; cách lập kế hoạch chi tiêu và tiêu dùng thông minh.
– Có hiểu biết cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế.
Đánh giá hành
– Nhận xét được tính chất đúng
– Đánh giá được tác dụng và tác
– Phân tích, đánh giá được thái độ,
vi của bản thân và người khác
– sai, tốt – xấu, thiện – ác của
một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn
hại của thái độ, hành vi đạo đức
và pháp luật của bản thân và người khác trong học tập và sinh
hành vi, việc làm của bản thân và
người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính
bè trong học tập và sinh hoạt.
hoạt.
sách, pháp luật của Nhà nước.
– Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác,
– Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành
– Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường
cái sai, cái xấu.
– Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên
vi tiêu cực về đạo đức và pháp luật.
– Đánh giá được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm và thái độ của đối tượng
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ,
hành vi, việc làm vi phạm chuẩn
trong nhóm để phân công công việc và hợp tác.
giao tiếp; khả năng của bản thân và nguyện vọng, khả năng của các thành viên trong nhóm hợp tác.
mực đạo đức, pháp luật trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Điều chỉnh hành vi
– Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; không
– Tự thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; phê phán những hành
Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với
dựa dẫm, ý lại người khác.
vi, thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại.
chuẩn mực đạo đức, pháp luật
Năng lực
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
– Bước đầu biết điều chỉnh và
nhắc nhở bạn bè điều chỉnh
– Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp
đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh
trong thực hiện quyền, nghĩa vụ
công dân và thực hiện đường lối,
cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với
chuẩn mực hành vi đạo đức,
được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức,
pháp luật và lứa tuổi; sống tự chủ,
chủ trương của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội.
– Kiểm soát được tài chính cá nhân.
pháp luật và lứa tuổi; không
nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc
không đua đòi, ăn diện lãng phí,
nghịch ngợm, càn quấy, không làm những việc xấu (bạo lực học đường, mắc tệ nạn xã hội,...); biết
học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị xã hội.
– Tự thực hiện và giúp đỡ bạn bè
–	Thực	hiện	được	một	số hoạt động cần thiết, phù hợp để
nhận thức, phát triển, tự bảo vệ
thực hiện được một số hoạt động cơ bản, cần thiết để nhận thức,
phát triển, tự bảo vệ bản thân và
bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè.
– Bước đầu biết thực hành tiết
thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
– Tiết kiệm tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện nước; bước đầu
kiệm và sử dụng tiền hợp lí.
biết quản lí tiền, tạo nguồn thu nhập cá nhân và chi tiêu hợp lí.
Năng lực
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
Tự nhận thức
Nhận biết được một số điểm
Tự nhận biết được sở thích, điểm
Tự đánh giá được điểm mạnh,
bản thân
mạnh, điểm yếu của bản thân
mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và
điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng,
theo chỉ dẫn của thầy giáo, cô
các quan hệ xã hội của bản thân.
điều kiện và các quan hệ xã hội của
giáo và người thân.
bản thân.
Lập kế hoạch phát triển bản thân
– Nêu được các loại kế hoạch cá nhân, sự cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân, cách lập kế
– Xác định được lí tưởng sống của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện,
– Tự đặt ra được mục tiêu, kế hoạch, biện pháp học tập, rèn luyện và kế hoạch tài chính phù hợp của
hoạch cá nhân.
– Lập được kế hoạch cá nhân của bản thân.
kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.
– Xác định được hướng phát triển
bản thân.
– Bước đầu biết tạo lập, xây dựng ý tưởng cho một hoạt động kinh
phù hợp của bản thân sau trung
học cơ sở với sự tư vấn của thầy giáo, cô giáo và người thân.
doanh nhỏ; lựa chọn được mô hình
hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân.
– Xác định được hướng phát triển
phù hợp của bản thân sau trung học phổ thông.
– Thực hiện được các công
– Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học
– Thực hiện được và vận động,
Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân
việc của bản thân trong học tập và sinh hoạt theo kế hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và người
tập và rèn luyện; tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
giúp đỡ người khác thực hiện các công việc, nhiệm vụ học tập, rèn luyện của bản thân để đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra và hướng tới các
Năng lực
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
thân.
– Có ý thức học hỏi thầy giáo, cô giáo, bạn bè, người khác và học tập, làm theo những gương tốt để hoàn thiện, phát triển bản thân.
– Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.
giá trị xã hội.
– Điều chỉnh được mục tiêu, kế hoạch, phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp với cuộc sống thay đổi; khắc phục được sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; lựa chọn được các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.
NĂNG LỰC TÌM HIỂU VÀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ – XÃ HỘI
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội
– Bước đầu nhận biết được một số khái niệm cơ bản về xã hội và quan sát xã hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất
Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật.
Nhận biết được một số hiện
– Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bảnvề đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế thị trường định
nước, tốt – xấu,...
– Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử
tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống và kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
hướng xã hội chủ nghĩa; Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ
trong đời sống hằng ngày với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người thân.
– Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề đạo
công dân; trách nhiệm của thanh
niên với tư cách công dân.
– Giải thích được một cách đơn giản
– Nhận biết được vai trò của
đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh
một số hiện tượng, vấn đề kinh tế,
Năng lực
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
tiền; sự cần thiết phải bảo quản, tiết kiệm, sử dụng hợp lí tiền.
tế phù hợp với lứa tuổi.
pháp luật và đạo đức đang diễn ra ở Việt Nam và thế giới.
Tham gia hoạt động kinh tế –
– Bước đầu nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết
–Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp hoặc một số vấn đề về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
Hình thành, duy trì được mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh và thích ứng được với xã hội biến đổi.
Nêu được tình huống có vấn đề; hình thành được ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi phù hợp với lứa tuổi.
Biết lắng nghe và phản hồi tích
–Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luậnvề một số vấn đề trong đời sống xã hội đương đại liên quan đến đạo đức, pháp luật và kinh tế.
Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế.
Bước đầu đưa ra được quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.
xã hội
được các vấn đề đơn giản, phù
hợp với lứa tuổivề đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống trong
học tập và sinh hoạt hằng ngày.
– Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.
– Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ
thành viên khác để cùng nhau
hoàn	thành	nhiệm	vụ	trong nhóm	theo	sự	phân	công,
hướng dẫn.
– Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
Năng lực
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.
– Tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội, các hoạt động phục vụ cộng đồng, các hoạt động tuyên truyền và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
NỘI DUNG GIÁO DỤC
Nội dung khái quát
Nội dung khái quát các cấp học
Nội dung
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
Giáo dục đạo đức
Yêu nước
×
×
+
Nhân ái
×
×
+
Chăm chỉ
×
×
+
Trung thực
×
×
+
Trách nhiệm
×
×
+
Giáo dục
kĩ năng sống
Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân
×
×
+
Kĩ năng tự bảo vệ
×
×
+
Nội dung
Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
Giáo dục kinh tế
Hoạt động của nền kinh tế
×
Hoạt động kinh tế của Nhà nước
×
Hoạt động sản xuất kinh doanh
×
Hoạt động tiêu dùng
×
×
×
Giáo dục pháp luật
Chuẩn mực hành vi pháp luật
×
Quyền và nghĩa vụ của công dân
×
×
Hệ thống chính trị và pháp luật
×
Chú thích: kí hiệu (×)biểu thị nội dung giáo dục chủ yếu; kí hiệu (+) biểu thị nội dung giáo dục lồng ghép.
Nội dung khái quát cấp tiểu học
Nội dung
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Yêu nước
Yêu thương gia đình
Quê hương em
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Biết ơn người lao động
Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
Nhân ái
Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè
Quan tâm hàng xóm
láng giềng
Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Chăm chỉ
Tự giác làm việc của mình
Quý trọng thời gian
Ham học hỏi
Yêu lao động
Vượt qua khó khăn
Trung thực
Thật thà
Nhận lỗi và sửa
Giữ lời hứa
Tôn trọng tài sản
Bảo vệ cái đúng,
Nội dung
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
lỗi
của người khác
cái tốt
Trách nhiệm
Sinh hoạt nền nếp
Thực hiện nội quy trường, lớp
Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình
Tích cực hoàn thành nhiệm vụ
Bảo vệ của công
Bảo vệ môi trường sống
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân
Tự chăm sóc bản thân
Thể hiện cảm xúc bản thân
Khám phá bản thân
Thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè
Lập kế hoạch cá nhân
Kĩ năng tự bảo vệ
Phòng, tránh tai nạn, thương tích
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Xử lí bất hoà với bạn bè
Phòng, tránh xâm hại
GIÁO DỤC KINH TẾ
Hoạt động tiêu dùng
Quý trọng đồng tiền
Sử dụng tiền hợp lí
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Chuẩn mực hành vi pháp luật
Tuân thủ quy định nơi công cộng
Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông
Quyền và bổn phận trẻ em
Nội dung khái quát cấp trung học cơ sở
Nội dung
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Yêu nước
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Tự hào về truyền thống quê hương
Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Sống có lí tưởng
Nhân ái
Yêu thương con người
Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Khoan dung
Nội dung
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Chăm chỉ
Siêng năng, kiên trì
Học tập tự giác, tích cực
Lao động cần cù, sáng tạo
Tích cực tham gia các hoạtđộngcộngđồng
Trung thực
Tôn trọng sự thật
Giữ chữ tín
Bảo vệ lẽ phải
Khách quan và công bằng
Trách nhiệm
Tự lập
Bảo tồn di sản văn hoá
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bảo vệ hoà bình
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân
Tự nhận thức bản thân
Ứng phó với
tâm lí căng thẳng
Xác định mục tiêu cá nhân
Quản lí thời gian hiệu quả
Kĩ năng tự bảo vệ
Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Phòng, chống bạo lực học đường
Phòng, chống bạo lực gia đình
Thích ứng với thay đổi
GIÁO DỤC KINH TẾ
Hoạt động tiêu dùng
Tiết kiệm
Quản lí tiền
Lập kế hoạch chi tiêu
Tiêu dùng thông minh
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Quyền và nghĩa vụ của công dân
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phòng, chống tệ nạn xã hội
Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Quyền trẻ em
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Nội dung khái quát cấp trung học phổ thông
Nội dung
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
GIÁO DỤC
Hoạt động của nền kinh tế
Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường
Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Nội dung
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
KINH TẾ
Thị trường và cơ chế thị trường
Lạm phát, thất nghiệp
Hội nhập kinh tế quốc tế
Hoạt động kinh tế của Nhà nước
Ngân sách nhà nước và thuế
Thị trường lao động, việc làm
Bảo hiểm và an sinh xã hội
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất
kinh doanh
Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh
Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Đạo đức kinh doanh
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Hoạt động tiêu dùng
Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Văn hoá tiêu dùng
Quản lí thu, chi trong gia đình
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Quyền và nghĩa vụ của công dân
Quyền bình đẳng của công dân
Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân
Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hoá, xã hội
Một số quyền tự do cơ bản của công dân
Hệ thống chính trị và pháp luật
Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế
Nội dung
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
Chuyên đề 10.1: Tình yêu, hôn nhân, gia đình
Chuyên đề 11.1:Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên
Chuyên đề 12.1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội
Chuyên đề 10.2:Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
Chuyên đề 11.2:Một số vấn đề về pháp luật lao động
Chuyên đề 12.2:Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp
Chuyên đề 10.3:Một số vấn đề về pháp luật hình sự
Chuyên đề 11.3:Một số vấn đề về pháp luật dân sự
Chuyên đề 12.3:Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
LỚP 1
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Yêu thương gia đình
Nêu được những biểu hiện của tình yêu thươngtrong gia đình em.
Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.
Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.
Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Tự giác làm việc của mình
Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.
Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.
Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
Thật thà
Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà.
Biết vì sao phải thật thà.
Thực hiện được lời nói và việc làm thật thà như: không nói dối; nhặt được của rơi trả lại người đánh mất; không lấy đồ dùng của người khác; biết nhận lỗi khi nói hoặc làm sai;...
Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.
Sinh hoạt nền nếp
Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt nền nếp.
Biết vì sao phải sinh hoạt nền nếp.
Bước đầu hình thànhđược một số nền nếp như: gọn gàng, ngăn nắp; học tập, sinh hoạt đúng giờ;...
Thực hiện nội quy trường, lớp
Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.
Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Tự chăm sóc bản thân
–Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề;...
– Biết vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
– Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình.
Phòng, tránh tai nạn, thương tích
–Nêu được một số tai nạn, thương tích trẻ em thường gặp (đuối nước, bỏng, ngộ độc thực phẩm, ngã, điện giật, tai nạn giao thông,...).
Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích.
Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích.
LỚP 2
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Quê hương em
Nêu được địa chỉ của quê hương.
Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương;
Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè
Nêu được một s

File đính kèm:

  • docchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_giao_duc_cong_dan.doc