Chuyên đề Biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức và khai chiếm

- Sách địa lý Allgemeine Geographische Ephemeriden của F.J. Bertuch,

xuất bản tại Weimar năm 1815. Trang 116 liệt kê những địa danh thuộc về

vương quốc Cochinchina, gồm: Tschiampa (Champa), Donnaï, Saigong (Sài

Gòn), Paracels và Condor (Côn Đảo).

- Hồi ký Le mémoire sur la Cochinchine của Jean-Baptiste Chaigneau viết

vào khoảng năm 1820. Trong hồi ký này có đoạn viết: “Vương quốc

Cochinchine mà vị vua hiện nay (vua Gia Long) tuyên xưng hoàng đế gồm xứ

Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc Cao Miên,

một vài đảo có dân cư ở không xa bờ biển và quần đảo Paracel hợp thành từ

những đảo nhỏ, bãi ngầm và mỏm đá không có người ở. Chỉ đến năm 1816

đương kim hoàng đế mới chiếm hữu được quần đảo này”.

pdf 104 trang quyettran 17660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức và khai chiếm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức và khai chiếm

Chuyên đề Biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức và khai chiếm
 1 
CHUYÊN ĐỀ 
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM: 
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM 
------------------------- 
GS.TS. NGND. Nguyễn Quang Ngọc 
(Đại học Quốc gia Hà Nội) 
Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương 東 洋 半 島, có địa 
thế tựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra biển, với bờ biển dài 3260 km. Biển Việt 
Nam được gọi là Biển Đông với ý nghĩa hết sức giản đơn là biển bao lấy toàn bộ 
mặt Đông của đất nước. Biển Đông là nhịp cầu nối liền Đông Nam Á lục địa với 
Đông Nam Á hải đảo, là giao điểm của các nền văn hóa, văn minh lớn của Thế 
giới. Biển Đông Việt Nam nằm trên đường hàng hải quốc tế từ Tây sang Đông, 
từ Nam lên Bắc nên giữ một vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - văn hóa 
hết sức đặc biệt. Biển Đông là cánh cửa mở ra với thế giới của Việt Nam trong 
suốt tiến trình lịch sử1. 
Lịch sử Việt Nam được mở đầu bằng sự ra đời của 3 vương quốc cổ đại 
đầu tiên là là nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, nước Lâm Ấp - Chămpa ở 
miền Trung và nước Phù Nam ở miền Nam. Các vương quốc này cùng có chung 
một dải Biển Đông, đều tự nhận nguồn gốc biển của mình và trong thực tế biển 
đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, thậm 
chí quyết định sự hưng thịnh hay suy tàn của mỗi vương quốc. Lịch sử Việt 
Nam do được tích hợp ít nhất từ 3 dòng như thế, tuy mỗi khu vực vẫn bảo tồn 
những nét truyền thống riêng, nhưng cũng sớm định hình một xu thế thống nhất 
của một dòng chảy chủ đạo là từ Văn Lang - Âu Lạc trải qua 1000 năm Bắc 
thuộc và chống Bắc thuộc đến Đại Việt - Đại Nam và Việt Nam. Lịch sử Việt 
Nam, vì thế, lại có một quy luật vận động riêng, trong đó năng lực khai chiếm 
các vùng biển đảo trở thành thước đo sức mạnh và vị thế của một vương triều 
hay một thời đại. 
1 Biển Đông một trong những biển lớn nhất thế giới, nối liền hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ 
Dương, thuộc loại biển nửa kín nửa hở, một biển rìa lục địa nhưng lại mang những nét đặc trưng của đại dương. 
Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, 
Brunei, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Singapore và Đài Loan. Biển Đông là nhịp cầu nối liền và đầu mối của 
nhiều tuyến đường thông thương lớn nhất thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Biển Đông là khu 
vực đặc thù chứa đựng tất cả các nội dung liên quan của Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, nơi 
chứa đựng nhiều tranh chấp biển, trong đó tranh chấp khu vực giữa Biển Đông và nam Biển Đông đã trở nên lâu 
dài, phức tạp và có nhiều quốc gia tranh chấp cũng như thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia nhất trên thế giới 
hiện nay. 
 2 
Kết quả khai quật và nghiên cứu Khảo cổ học ở Việt Nam một thế kỷ qua 
đã xác định được khá rõ ràng những lớp cư dân cổ từ trong các vùng nội địa liên 
tục tiến ra khai phá, sinh cơ lập nghiệp và làm chủ các vùng đảo, quần đảo ngoài 
Biển Đông. 
Bắt đầu từ thời Hậu kỳ thời đại Đá cũ và nhất là từ Sơ kỳ thời đại Đá mới 
(khoảng từ 25.000 năm đến 18.000 năm cách ngày nay) đã có những bộ phận cư 
dân từ lục địa tiến ra chiếm lĩnh các đảo, quần đảo ở khu vực Đông Bắc. Họ 
định cư tại đây khai phá đất đai, dựng nhà, lập làng và để lại các di tích, di vật 
thuộc thời đại Đá cũ ở Cồn Cỏ (Quảng Bình), thuộc thời đại Đá mới (các văn 
hóa Hòa Bình, Soi Nhụ, Đa Bút, Hạ Long, Bàu Tró) trên các dải đảo, quần đảo 
chạy dọc từ Móng Cái cho đến Bắc Trung Bộ và văn hóa Sơ kỳ Kim khí (văn 
hóa Hoa Lộc) thuộc khu vực bờ biển Thanh Hóa, Nghệ An. Sự hiện diện của các 
nền văn hóa khảo cổ học ở đây với số lượng, quy mô và các di tích như vậy 
chứng tỏ số lượng người di cư ra các vùng biển đảo không nhỏ và ngay từ đó họ 
đã thuộc nhiều nhóm người, nhiều lớp người khác nhau. 
Chúng tôi không có điều kiện trình bày toàn bộ, mà trên cơ sở nghiên cứu 
quá trình nhận thức và thông qua đó bước đầu giới thiệu quá trình nhận thức và 
khai chiếm khu vực Biển Đông, chủ yếu theo dòng chủ đạo của lịch sử Việt 
Nam. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa vào nguồn tư liệu thư tịch cổ, 
bản đồ cổ Việt Nam là chính, có mở rộng tham khảo các nguồn tư liệu khác ở 
trong nước và so sánh với thư tịch cổ và bản đồ cổ của Trung Quốc và phương 
Tây có liên quan. 
1. Biển Đông trong quan niệm truyền thống 
Huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt (Lạc Việt) là truyền thuyết 
về họ Hồng Bàng nói về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là sự “kết duyên”, là 
sự “hòa hợp” của hai gống Tiên - Rồng: Tiên là Âu Cơ (鷗姬) thuộc Lục quốc ở 
trên cạn và Rồng là Lạc Long Quân (貉 龍 君), thuộc Thủy quốc ở miền duyên 
hải, hải đảo. Truyền thuyết còn kể chuyện Lạc Long Quân hóa phép diệt trừ Ngư 
tinh ngoài Biển Đông (Đông Hải東 海), khai thông đường biển2. 
Biển Đông (東 海) theo quan niệm của người Việt lúc đó chỉ là khu vực 
rộng hơn một chút so với vịnh Bắc Bộ hiện nay. Phía Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ, 
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng có các vịnh Hạ Long, Bái 
2 Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái (truyện cổ dân gian Việt Nam sưu tập từ thế kỷ XV), Nxb Văn hóa, 
Hà Nội, 1960, tr 21-29. Trong truyện Ngư tinh, sách nhiều lần nhắc đến Đông Hải (Biển Đông) và cả địa danh 
Bạch Long Vĩ trong Biển Đông. 
 3 
Tử Long được dân gian giải thích là Rồng Mẹ (Hạ Long) cùng với đàn Rồng 
Con (Bái Tử Long) kết lại làm bức tường thành ngăn chặn các cuộc tấn công 
vào vương quốc từ phía biển. Khu vực này suốt trong lịch sử dựng nước và giữ 
nước Việt Nam, lúc nào cũng là cửa ngõ quan trọng nhất, là đầu mối của các 
luồng giao lưu, tiếp xúc giữa đất liền và hải đảo, giữa phương Nam và phương 
Bắc. Trên vùng biển đảo Đông Bắc này đã sớm hình thành và phát triển một nền 
văn hóa nổi tiếng của cư dân khai thác biển - Văn hóa Hạ Long thuộc Hậu kỳ 
thời đại Đồ Đá mới (giai đoạn muộn) cách ngày nay khoảng 4000 đến 3000 
năm. Văn hóa Hạ Long là một dòng văn hóa bản địa góp phần tạo thành nền văn 
minh Việt cổ và tô đậm thêm yếu tố biển của nền văn minh đầu tiên này của 
người Việt3. 
Năm 179 trước Công nguyên, thất bại trước cuộc tấn công xâm lược của 
Triệu Đà, An Dương Vương cùng con gái Mỵ Châu bỏ thành Cổ Loa chạy về 
phía Nam đến bờ biển Diễn Châu (Nghệ An)4, không còn đường nào khác, ông 
đành phải nghe theo thần Kim Quy chém chết Mỵ Châu rồi cầm sừng tê văn dài 
7 tấc đi vào trong biển. Cơ đồ của nhà nước Âu Lạc đắm biển sâu. Tương truyền 
dòng máu oan khuất của Mỵ Châu đã hóa làm hạt ngọc minh châu ngoài Đông 
Hải 東 海 (Biển Đông)5. 
Khu vực nguyên gốc của nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng đồng thời là là 
địa bàn căn bản của nước Văn Lang thời Hùng Vương và Âu Lạc thời An 
Dương Vương, cũng chính là vùng biển đảo nằm ở vị trí tuyến đầu của Việt 
Nam trong các cuộc đấu tranh chống nô dịch, chống đồng hóa từ phương Bắc, 
làm nên những kỳ tích anh hùng ở cửa biển Bạch Đằng vào các năm 938, 981 và 
1288. Vùng đất Đông Bắc thời Trần cũng được gọi là lộ Đông Hải6, sau đổi 
thành Hải Đông với ý nghĩa đây là vùng lãnh thổ quan trọng nhất ở bên bờ Biển 
Đông. Tại đây có cả một hệ thống cảng cửa khẩu lớn nhất và quan trọng nhất, có 
cửa biển Bạch Đằng: “Quan hà bách nhị do thiên thiết; Hào kiệt công danh thử 
3 Các tác giả sách Khảo cổ học Việt Nam cho rằng: “Khai thác biển vẫn là nghề truyền thống của cư dân văn hóa 
Hạ Long. Nhưng ở giai đoạn muộn, với sự tích lũy kinh nghiệm, sự phát triển của kỹ nghệ chế tác công cụ đá và 
gỗ, chắc chắn người Hạ Long có những phương tiện tốt hơn để đánh bắt hải sản, tiến hành các công việc trao 
đổi, buôn bán Vào giai đoạn muộn, phạm vi hoạt động của người Hạ Long vươn xa và mở rộng hơn rất nhiều. 
Những dấu vết văn hóa Hạ Long không chỉ thấy trên toàn bộ khu vực miền Bắc Việt Nam hiện nay mà còn thấy 
cả ở miền Trung, miền Nam, và xa hơn thế nữa, ở cả nam Trung Quốc, Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải 
đảo. Ở đây biển đã đóng vai trò là tác nhân điều tiết không chỉ riêng sự phát triển của văn hóa Hạ Long, mà là 
toàn bộ nền văn minh Việt cổ, phần nào thông qua văn hóa Hạ Long”. (Hà Văn Tấn (Cb): Khảo cổ học Việt 
Nam, TI (Thời đại đá Việt Nam), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr 267-268). 
4 Sách Đại Nam nhất thống chí cũng xác nhận; ‘Đền An Dương Vương: Ở núi Mộ Dạ, xã Tập Phúc thuộc huyện 
Đông Thành, ba xã Hương Ái, Tập Phúc và Hương Quan cùng thờ” (Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất 
thống chí, TII (tỉnh Nghệ An), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr 165) 
5 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr 139 
6 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, sđd, tr 36 
 4 
địa tằng” (Quan ải hai người có thể chống được cả trăm người là do trời đặt 
hiểm/ Anh hùng sự nghiệp đất nên công) (Nguyễn Trãi). 
Biển Đông trong quan niệm của người Việt là vô cùng lớn lao nhưng cũng 
không phải là không thể chinh phục được. Tục ngữ Việt Nam ngợi ca tình đoàn 
kết, sức mạnh đồng thuận: “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn/ 
Thuận bè thuận bạn tát cạn Biển Đông”. 
Tiếc rằng sử sách đời xưa ghi chép quá cô đọng nên dù có cố gắng đến 
mấy cũng khó có thể nhận ra được một cách chính xác những hoạt động của các 
chính quyền độc lập đầu tiên của Việt Nam trên lĩnh vực này. Mãi đến thời Lý, 
đặc biệt vào thời vua Lý Anh Tông mới thấy sử chép về các hoạt động của nhà 
vua và triều đình ở các vùng biển đảo hay có liên quan đến các vùng biển đảo. 
Các sự kiện lịch sử dưới đây chính là minh chứng cho một chiến lược 
tương đối đầy đủ và hệ thống của triều đình Lý Anh Tông đối với các vùng biển 
đảo, từ việc xây dựng các cơ sở quản lý, tổ chức các đội tầu thuyền cho đến việc 
tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xác định ranh giới trên biển, bảo vệ dân chúng và 
mở rộng các quan hệ giao thương buôn bán với tầu thuyền ngoại quốc: 
- Tháng 10 năm 1147 Lý Anh Tông cho “dựng hành dinh ở trại Yên 
Hưng”7. Đây là cơ quan quản lý của triều đình trung ương đối với cửa ngõ yết 
hầu sông biển quan trọng nhất của đất nước, cũng như toàn bộ các vùng biển 
đảo của quốc gia Đại Việt nói chung. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì 
hành dinh trại Yên Hưng cũng chính là trại Yên Hưng thời Trần, nằm ngay bên 
bờ thuộc tả ngạn sông Bạch Đằng, nay thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng 
Ninh. 
- Tháng 12 năm 1149 nhân việc thuyền buôn 3 nước Trảo Oa (Java, 
Indonesia), Lộ Lạc và Xiêm La (đều thuộc Thái Lan ngày nay) vào Hải Đông 
xin cư trú buôn bán, vua Lý Anh Tông “bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là 
Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương” 8. Vân Đồn là 
hải cảng quan trọng vào bậc nhất không chỉ riêng thời Lý mà cả các thời Trần, 
Lê sau này. Hệ thống các cảng, bến này tuy có sự thay đổi vị trí và cả chức năng 
trong mỗi thời kỳ lịch sử, nhưng phạm vi được xác định hoàn toàn nằm trên khu 
vực huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 
- Tháng 11 năm 1161 vua Lý Anh Tông “sai Tô Hiến Thành làm Đô 
tướng, Đỗ An Di làm phó, đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển Tây Nam để 
giữ yên miền biên giới. Vua thân đi tiễn đến cửa biển Thần Đầu ở Đại An (nay 
7 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, sđd, tr 316 
8 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, sđd, tr 317 
 5 
là cửa biển Thần Phù) mới trở về” 9. Tư liệu này cho hay Lý Anh Tông đã huy 
động sức mạnh tổng lực (có đến 2 vạn quân) để bảo vệ và giữ yên miền biển Tây 
Nam tiếp giáp với biển Chămpa, khẳng định một tầm nhìn xa hơn, rộng hơn và 
hiệu quả hơn trong chiến lược biển đảo. 
- Tháng 12 năm 1771 “Vua đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi 
sông, muốn biết dân đinh đau khổ và đường đi xa gần thế nào” 10. 
- Tháng 2 năm 1172 “Vua đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang 
Nam Bắc, vẽ bản đồ ghi chép các phong vật rồi về” 11. Tư liệu này cho phép hình 
dung Lý Anh Tông là vị quân vương không chỉ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam 
mà cũng hết sức đặc biệt trong lịch sử Thế giới là đã trực tiếp điều tra nắm tình 
hình vẽ bản đồ ranh giới các vùng biển đảo, xác định một cách rành mạch và 
chính xác vùng biển đảo do mình trực tiếp quản lý (tức là các vùng biển đảo 
thuộc chủ quyền của quốc gia Đại Việt). 
- Để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, khai thác và bảo vệ các 
vùng biển đảo của Tổ quốc, Lý Anh Tông còn liên tục cho đóng các thuyền lớn 
như thuyền Vĩnh Long, Thanh Lan 1, Trường Quyết, Phụng Tiên, Vĩnh Diệu, 
Thanh Lan 2, Vĩnh Chương, Nhật Long, Ngoạn Thủy12. 
 Bước sang thời Trần, công việc tổ chức khai thác và quản lý và phòng thủ 
biển đảo càng ngày càng được tổ chức quy củ và hiệu quả hơn. Cuộc kháng 
chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỷ XIII của quân dân Đại Việt và 
Chămpa là một thiên anh hùng ca bất hủ không chỉ của riêng Việt Nam mà là 
của toàn nhân loại, vì nó đã đánh bại không chỉ một lần mà đến cả ba, bốn lần 
một đại đế chế hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới đương thời với với những cố 
gắng cao nhất và những mưu đồ phục thù đến tột cùng, không chỉ hòng tiêu diệt 
các nước Đông Nam Á, Đông Á mà toàn thế giới. Quân dân Đại Việt và cả quân 
dân Chămpa hơn ai hết thấy được rất rõ cái yếu căn bản của đạo quân xâm lược 
Mông - Nguyên là phải chiến đấu trên chiến trường sông nước và biển đảo, nên 
đã chủ động dựa vào những vị trí sở trường của mình mà tiêu diệt chúng. 
Trương Phổ, một học giả đời Minh (Trung Quốc) đã tổng kết: “Trấn Nam vương 
Thoát Hoan tiến binh, vua An Nam Trần Nhật Huyên (tức Thượng hoàng Trần 
Thánh Tông) đem quân chống lại, quân Thoát Hoan tuy có ngựa mạnh, rong 
ruổi nhanh như chớp, đánh thành phá ấp, nhưng giữa đường quay giáo lui, quân 
lính tan nát trong chốn của quân kia, Toa Đô, Lý Hằng đồng thời tử chiến 
Thoát Hoan xuất quân lần nữa, Nhật Huyên chạy đi để đón lúc về, đánh lúc mệt, 
9 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, sđd, tr 323 
10 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, sđd, tr 324 
11 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, sđd, tr 325 
12 Thống kê theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, sđd, từ tràng 316 đến trang 325. 
 6 
quân Nguyên lại thất bại. Đó là vì quân kia tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, 
đánh cái khi tàn lụn lúc buổi chiều, giấu mình nơi biển khơi, phục quân chốn ải 
hiểm, quân Nguyên tuy hùng hổ kéo đến, chưa từng thắng được một trận. Có thể 
nói Nhật Huyên có tài dùng binh vậy”13. Không phải đến khi tiến đánh Chămpa 
và Đại Việt vua Nguyên mới nhận ra cái sở đoản lớn nhất trong đội quân đang 
được coi là bách chiến bách thắng của mình là thủy quân (và hải quân). Tuy 
nhiên khắc phục hạn chế này không thể là câu chuyện một sớm, một chiều. 
Trong khi đó Chămpa và Đại Việt là những quốc gia có nhiều lợi thế và tiềm 
năng trên biển, đã triệt để khai thác sức mạnh của biển đảo để tổ chức đánh bại 
quân Nguyên trên nhiều vùng chiến trường sông nước khác nhau và cuối cùng 
quy tụ sức mạnh của cả nước vào một điểm tử huyệt ở cửa biển Bạch Đằng14, 
dìm xác toàn bộ 400 chiến thuyền và hàng vạn tên giặc chỉ trong một con nước 
triều ngày 9 tháng 4 năm 1288. 
Ngày 15 tháng 4 năm 1428, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống 
Minh, trong Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 (được coi là Tuyên ngôn Độc lập lần 
thứ hai trong lịch sử Việt Nam), Lê Thái Tổ - vị Hoàng đế sáng lập vương triều 
Lê khẳng định dù có tát cạn nước Đông Hải東 海 (Biển Đông) thì cũng không 
đủ rửa hết tanh nhơ do quân Minh gây ra15. Tên gọi Biển Đông (Đông Hải) như 
thế đã trở thành hết sức phổ biến trong cuộc sống đời thường của cộng đồng cư 
dân Việt. 
Năm 1438 Nguyễn Trãi viết Dư địa chí 輿 地 誌 (bộ Địa lý lịch sử chính 
thức đầu tiên của quốc gia Đại Việt) xác định rõ vùng biển tương đương với 
lãnh thổ cổ truyền của người Việt tính cho đến Quảng Bình là Đông Hải東 海16 
(Biển Đông) và biển ở khu vực được tích hợp vào lãnh thổ Đại Việt từ thời Lý 
cho đến đầu đời Lê Sơ được gọi là Nam Hải 南 海17 (Biển Nam). 
Có thể hình dung Biển Đông của Viêt Nam trong thời kỳ Cổ đại, nếu tính 
theo dòng chính của lịch sử thì chỉ tương đương với vùng biển phía Đông của 
dải bờ biển nước Văn Lang - Âu Lạc thời kỳ dựng nước đầu tiên, hay là dải bờ 
biển của các quận Giao Chỉ, Cửu Chân thuộc châu Giao Chỉ (hay Giao Châu) 
trong thời kỳ Bắc thuộc. Hẳn là vì thế mà sử sách Trung Quốc không gọi vùng 
13 Trần Bang Chiêm: Nguyên sử kỷ sự bản mạt, Thương vụ ấn thư quán, Q5, t 24, dẫn theo Hà Văn Tấn, Phạm 
Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr 
329 
14 Nói như Phạm Sư Mạnh đời Trần: “Vũ trụ kỳ quan dương cốc nhật; Giang sơn vượng khí Bạch Đằng thu”. 
15 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, sđd, tr 284 
16 Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr 218 
17 Nguyễn Trãi Toàn tập, sđd, tr 234 
 7 
này là Biển Đông theo tên Việt Nam mà gọi là biển Giao Chỉ (Giao Chỉ Dương 
交 阯 洋). Phạm vi biển Giao Chỉ được tính từ vùng địa đầu của Quảng Bình 
kéo ra cửa vịnh Bắc Bộ, tương đương với khu vực phía bắc Biển Đông hiên nay. 
Phía ngoài khơi của biển Giao Chỉ là Đông Đại Dương. Sách Lĩnh Ngoại đại 
đáp do Chu Khứ Phi - Tiến sĩ đời Tống, soạn năm 1178 chủ yếu viết về khu vực 
An Nam đã nói rất rõ: “Biển phía Tây Nam của 4 quận miền Nam, thì biển lớn 
nhất gọi là biển Giao Chỉ (Giao Chỉ Dương), trong có Tam Hợp Lưu 三 合 
流sóng vỗ dữ dội chia ra 3 ngả. Một ngả chảy về Nam thông vào biển các nước 
phiên; một ngả chảy về Bắc vào biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang, 
Chiết; một ngả chảy về Đông mênh mông không bờ gọi là biển Đông Đại 
Dương (Đông Đại Dương Hải 東 大 洋 海). Tàu thuyền qua lại từ phía Nam tất 
phải qua Tam Hợp Lưu, gặp gió thuận thì chốc lát vượt qua; nếu không có gió 
mà qua nơi nguy hiẻm ấy thì thuyền không ra được, bị tan vỡ vào trong ba luồng 
chẩy. Hỏi thì người ta truyền nhau rằng ở biển Đông Đại Dương có Trường Sa 
長 沙và Thạch Đường石 塘 kéo dài vạn dặm, đuôi nó vươn dài rồi chìm ngập 
vào chín tầng sâu. Xưa có thuyền bị gió tây thổi mạnh lùa đến cuối Đông Đại 
Hải, chỉ nghe tiếng sóng ầm vang rồi mất tích luôn. Nay may gặp gió đông lớn 
thì thoát khỏi...”18. Sách cũng cho biết các nước phiên (tức là các nước phiên 
thuộc của Trung Quốc và mặc nhiên những nước này nằm ngoài Trung Quốc và 
không phải Trung Quốc) có nhiều hóa vật quý báu thì nhất là nước Đại Thực, 
thứ đến nước Đồ Bà, thứ nữa đến nước Tam Phật Tề, rồi mới đến các nước 
khác. “Nước Tam Phật Tề (nay thuộc Indonesia) muốn đến Trung Quốc, thuyền 
phải đi hướng chính bắc qua đảo Thượng Trúc, Hạ Trúc, qua biển Giao Chỉ, rồi 
mới đến được Trung Quốc. Nước Đồ Bà muốn đến Trung Quốc thì thuyền phải 
theo hướng đông bắc, qua hòn Thập Nhị Tứ Thạch, rồi nhập theo đường đi của 
Tam Phật Tề. Nước Chiêm Thành và Chân Lạp đều nằm ở phía nam biển Giao 
Chỉ, đường biển đi sang Trung Quốc không bằng nửa đường đi của Tam Phật 
Tề, Đồ Bà. Các nước phiên đến Trung Quốc thường cả đi lẫn về trong một năm, 
duy nước Đại Thực cả đi lẫn về phải hai năm”19. 
Không chỉ có người Trung Quốc mà cả người phương Tây cũng đều gọi 
vùng biển tiếp theo Biển Đông của Đại Việt về phía Nam là biển Chiêm 
Thành占城 洋 (hay biển Chămpa). Vùng biển Chiêm Thành (hay biển Chămpa) 
18 Chu Khứ Phi: Lĩnh ngoại đại đáp, Quyển 3, Ngoại quốc hạ, tr 11 (bản chữ Hán) 
19 Chu Khứ Phi: Lĩnh ngoại đại đáp, Quyển 3, Ngoại quốc hạ, tr 11 (bản chữ Hán) 
 8 
truyền thống được tính tương đương với khu vực biển đảo từ bờ biển Trung Bộ 
và Nam Trung Bộ Việt Nam kéo thẳng ra giữa Biển Đông. 
Trên nền tảng của văn hóa Sa Huỳnh thuộc vào sơ kỳ thời đại đồ Sắt, nền 
văn hóa Chămpa được hình thành và phát triển. Trong quá trình hình thành và 
phát triển này, do chịu tác động rất mạnh và đồng thời của nhiều nền văn hóa từ 
bên ngoài vào như văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hán từ phía bắc, văn hóa Ấn Độ 
và nhiều nền văn hóa khác ở khu vực Đông Nam Á từ phía nam và tây nam nên 
bản thân văn hóa Chămpa đã diễn ra quá trình biến đổi vô cùng phức tạp. Ở mỗi 
nơi, mỗi lúc, trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, với mỗi loại hình cụ 
thể, đều có những đặc điểm riêng. 
Cư dân chủ nhân của vương quốc Chămpa là người Chăm cổ, vốn là con 
cháu của người Sa Huỳnh cổ, nói tiếng Malayo-polynesien. Người Sa Huỳnh - 
Chămpa là cư dân bản địa của dải đất ven biển miền Trung Việt Nam tính từ 
Hoành Sơn - Sông Gianh (Quảng Bình) ở phía bắc cho đến sông Dinh - Hàm 
Tân (Bình Thuận) ở phía nam và mở rộng đến lưu vực sông Krông Pô Cô và 
sông Đà Rằng ở Tây Nguyên20. Đây là dải đất “chân Trường Sơn đạp sóng Thái 
Bình”, núi ăn ra sát biển, sông ngắn, dốc, đồng bằng nhỏ hẹp, độ phì nhiêu 
không cao, lại bị phân cách bởi hệ thống đèo ngang liên tiếp nên rất khó ổn định 
và sinh tồn nếu như chỉ biết dựa vào đất đai khô cằn và sinh kế nông, lâm nghiệp 
cổ truyền. Để tồn tại và phát triển, người Sa Huỳnh và tiếp sau là người Chămpa 
không còn con đường nào khác là phải tiến ra biển, tìm ở biển một con đường 
sống mới của cộng đồng, trước hết là khai thác hệ thống đường duyên hải và đảo 
gần bờ làm cầu nối gắn kết các tiểu vùng với nhau thành một thực thể văn hóa 
Chămpa với những đặc trưng chính trị, hành chính và văn hóa chung, rồi sau đó 
vươn ra xa hơn, khai thác các nguồn lợi, lợi thế vốn có của các vùng giữa Biển 
Đông và nam Biển Đông làm nguồn sống chung và tạo nên sức mạnh của cả 
cộng đồng. 
Từ năm 1993 đến năm 1999, Viện Khảo cổ học thuộc Trung tâm Khoa 
học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) đã 
nhiều lần tiến hành điều tra và hai lần khai quật trên các đảo thuộc quần đảo 
Trường Sa. Kết quả khai quật ở 4 đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn 
Ca và điều tra, thám sát trên 6 đảo khác đã phát hiện được các di tích, di vật 
20 Tại khu vực trường phổ thông trung học Lý Thường Kiệt thuộc tổ 6 phường Hòa Bình thị xã Ayun Pa (tỉnh 
Gia Lai) xua có khu rừng rậm gọi là Mả Ông Vua là di tích tháp Chăm, nay chỉ còn phế tích gạch ngói Chăm. 
Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng trước đây có trưng bày tượng thần Hinđu được lấy về từ di tích này, khi đó mang tên 
di tích Yang Mum. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc thuộc thôn 5, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp cũng có di tích 
tháp Chăm Yang Prong (tháp thờ Thần Lớn - thần Shiva). Trong khu vực cũng có giếng Chăm, mộ cổ của người 
Chăm... Những tư liệu này góp phần xác định vương quốc Chămpa cũng từng phát triển lên Tây Nguyên ở phía 
Tây. Tuy nhiên số lượng các di tích không nhiều và không phải là các di tích có niên đại sớm. Phạm vi lãnh thổ 
của vương quốc Chămpa trên đất Tây Nguyên đến đâu là vấn đề cần phải được tiếp tục ngjhiên cứu. 
 9 
thuộc thời đại sắt sớm (tương đương với văn hóa Sa Huỳnh muộn - Champa 
sớm) ở ven biển miền Trung Việt Nam. Đoàn công tác còn tìm thấy trên các đảo 
này các mảnh gốm sứ từ thế kỷ XIII- XIV, đến thế kỷ XVII-XVIII, là những 
mảnh hoa văn chìm dưới men, nhũng mảnh trôn bát bôi màu sô-cô-la cho đến 
những mảnh vẽ hoa lam muộn. Theo GS Hà Văn Tấn, Chủ nhiệm chương trình 
thì: “Chúng ta có thể nói rằng đã tìm được những chứng tích khoa học hiển 
nhiên về các hoạt động trên biển của cả cư dân tiền sử Việt Nam cũng như của 
người Việt Nam trong lịch sử, mặt khác là có được những tư liệu, cũng hiển 
nhiên, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia”21. 
Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để có thể khẳng định trên các đảo thuộc các 
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có người từ thời tiền sử cho đến người Việt 
Nam trong nhiều thế kỷ liên tục cho đến ngày nay qua lại, làm ăn và cư trú. 
 Nhiều bản đồ hàng hải phương Tây đánh dấu ở khu vực quần đảo Hoàng 
Sa 潢 沙 (được gọi chung là Pracel hay Paracels) cái tên hết sức có ý nghĩa là 
Baxos de Chapar (bãi đá ngầm Chămpa) và Pulo Capaa (đảo của Chămpa), 
trong đó tiêu biểu nhất là các bản đồ của nhà Đia lý học Hà Lan G. Mercator 
(1569) vẽ quần đảo Hoàng Sa giống như hình một con dao dài được ghi chú 
bằng 2 nhóm từ “Baixos de Chapar” (Bãi ngầm Chămpa) ở phía trên và “Pulo 
Capaa” (đảo của Chămpa) ở phía dưới22... 
Thừa nhận mối quan hệ mật thiết giữa vùng biển đảo ở giữa Biển Đông 
với vùng duyên hải đối diện vốn thuộc vương quốc Chămpa nên nhiều bản đồ 
phương Tây cuối thế kỷ XVI đã vẽ một cách rõ ràng và và chính xác các quần 
đảo Pracel (Paracels) và khu vực duyên hải miền Trung tương đương với tỉnh 
Quảng Ngãi sau này là Costa da Pracel hay Costa de Pracel (Bờ biển Hoàng 
Sa). Chẳng hạn có thể thấy rất rõ ở 2 tấm bản đồ của Bartholome Lasso (1590 và 
1592-1594) vẽ quần đảo Pracel (Hoàng Sa) ở ngoài khơi và dải duyên hải đối 
diện (tương đương với khu vực Quảng Ngãi) được đánh dấu là Costa da Pracel 
21 Hà Văn Tấn: Nhận xét về kết quả của các chương trình khảo cổ học Trường Sa, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tạp 
chí Khảo cổ học số 4-1996, tr 7. 
22 Cũng cần phải nói thêm là gần đây một số nhà nghiên cứu Trung Quốc như Hàn Chấn Hoa, Đới Khả Lai, Lý 
Quốc Cường, Vu Hướng Đông do không có cách nào phủ định được chủ quyền thật sự và hiển nhiên của Việt 
Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa (qua nguồn bản đồ và thư tịch cổ Việt Nam) và Pracel, Paracels (qua nguồn bản 
đồ và thư tịch cổ phương Tây) đã cố tình gán cho các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa hay Pracel, Paracels chỉ là 
các đảo và dải cát ven bờ biển miền Trung Việt Nam. Nếu chỉ nghiên cứu các tấm bản đồ này, một người có trí 
tuệ thông thường cũng hoàn toàn có thể nhận ra sự phân biệt hết sức rạch ròi giữa các đảo ven bờ với các quần 
đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay Pracel, Paracels giữa Biển Đông. Điều này chúng tôi cũng đã có dịp phát biểu và 
thảo luận thẳng thắn, trực diện với các chuyên gia Trung Quốc, trong đó có GS.TS Vu Hướng Đông là một trong 
những tác giả nêu trên tại cuộc Đối thoại trí thức Trung - Nhật - Việt tổ chức tại Đại học Waseda (Tokyo, Nhật 
Bản) đầu tháng 6 năm 2012. (Tham khảo phát biểu tổng kết của GS Trần Văn Thọ qua phỏng vấn của nhà báo 
Thu Hà trong bài viết Chủ quyền Biển Đông: Ta phải tự quyết định số phận mình đăng trên Tuần Vienamnet 
ngày 24 tháng 8 năm 2012. 
dinh-so-phan-minh). 
 10 
(bờ biển Hoàng Sa). Đặc biệt tấm bản đồ của anh em Van Langren người Hà 
Lan vẽ năm 1595 đánh dấu rất rõ ràng I.de Pracel ở ngoài khơi và Costa de 
Pracel là vùng bờ biển nằm ở phía bên trong Pulo Catam (Cù Lao Ré) thuộc tỉnh 
Quảng Ngãi hiện nay. 
Như thế có thể hình dung tuy không có tuyên bố chủ quyền một cách rõ 
ràng minh bạch như các Hiệp định, Hiệp ước của thời kỳ hiện đại, nhưng trong 
thực tế, người Chăm và vương quốc Chămpa với những hoạt động mưu sinh và 
cuộc sống gắn bó máu thịt trên các vùng biển đảo từ các đảo ven bờ cho đến các 
quần đảo giữa Biển Đông và nam Biển Đông đã là các chủ nhân chân chính và 
duy nhất của tất cả các vùng biển đảo này. 
Năm 1069 nhà Lý lấy được của Chiêm Thành 3 châu Bố Chính, Địa Lý, 
Ma Linh (tương đương với tỉnh Quảng Bình và địa đầu tỉnh Quảng Trị). Năm 
1301 Trần Nhân Tông gả con gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm 
Thành là Chế Mân và Chế Mân đã lấy 2 châu Ô, Lý (tương đương với vùng 
Quảng Trị, Thừa Thiên) để làm đồ sính lễ cho nhà Trần. Năm 1402 Hồ Quý Ly 
đang ở cương vị Thái Thượng hoàng, cùng con là vua Hồ Hán Thương thân 
chinh đi đánh Chiêm Thành, chiếm được 2 châu Đại Chiêm (Quảng Nam), Cổ 
Lũy (Quảng Ngãi) và đặt thành 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Địa giới Đại 
Việt đến trước thời điểm bị quân Minh xâm lược đã được mở rộng đến tỉnh 
Quảng Ngãi. 
Năm 1428, sau thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Minh, 
vương triều Lê xác định quyền cai quản đất nước Đại Việt bao gồm toàn bộ 
phần lãnh thổ đã mất vào tay quân Minh trước đây. Do lãnh thổ Đại Việt càng 
ngày càng được mở rộng về phía Nam, nên lãnh hải cũng được mở rộng tương 
ứng. Tuy nhiên cho đến giữa thế kỷ XV, Đại Việt vẫn giữ quan niệm truyền 
thống về vùng Biển Đông và đặt tên chung cho toàn bộ vùng biển phía bắc của 
biển Chiêm Thành đã được tích hợp vào lãnh hải Đại Việt suốt thời Lý, Trần, 
Hồ, đầu Lê Sơ là Nam Hải 南 海 (Biển Nam) để phân biệt với Biển Đông truyền 
thống (Đông Hải 東 海) ở phía Bắc. 
2. Biển Đông trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc Nam tiến, hoàn 
thành sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam 
Dưới thời Lê, đặc biệt là thời Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497), Biển 
Đông đã trở thành chiến lược phát triển vô cùng quan trọng của quốc gia Đại 
Việt. 
 11 
Năm 1471 Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức một cuộc tấn công quy 
mô lớn đánh bại vương triều Vijaya của Chămpa và tiếp tục mở mang bờ cõi 
xuống phía nam. 
Để chuẩn bị cho cuộc viễn chinh đại quy mô này, Lê Thánh Tông đã huy 
động 25 vạn thủy quân đi trước. Riêng ông trực tiếp chỉ huy hơn 1000 chiến 
thuyền và hơn 70 vạn tinh binh “dựng cờ Thiên tử, đánh trống hò reo mà tiến”23. 
Trước đó ông còn “xuống chiếu cho quân Thuận Hóa ra biển tập thủy chiến”24 
để thực hiện kế hoạch đánh chiếm các vùng biển đảo trước khi mở cuộc tấn 
công quyết định và kinh thành Chămpa. Ông còn “sai thổ tù ở Thuận Hóa là 
Nguyễn Vũ vẽ hình thế hiểm dị của nước Chiêm để dâng lên”25. Thành Chà Bàn 
(Vijaya) bị hạ nhanh chóng, vua Chămpa là Trà Toàn bị bắt, chỉ có một tướng 
của Trà Toàn là Bô Trì Trì “chạy đến Phiên Lung (tức Phan Rang, Ninh Thuận 
ngày nay) chiếm cứ đất ấy, xưng là chúa Chiêm Thành, Trì Trì lấy được một 
phần năm đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được phong 
làm vương. Vua phong vương cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để dễ 
ràng buộc” 26. Như thế đến đây phạm vi lãnh thổ của quốc gia Đại Việt đã chính 
thức được mở rộng cho đến đèo Cù Mông (phía nam của tỉnh Bình Định hiện 
nay). Lực lượng còn lại của vương triều Vijaya lùi sâu vào cố thủ ở phía Nam 
đèo Cả. Lê Thánh Tông lấy đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả lập ra 2 tiểu quốc là 
Nam Bàn (dọc theo dải núi rừng ở phía trên) và Hoa Anh (dọc theo dải ven biển 
ở phía dưới) tạo thành khu đệm giữa Chămpa và Đại Việt27. Trong khi đó ông 
mặc nhiên làm chủ toàn bộ dải ven biển kéo dài đến Phan Rang28. Năm 1490 
ông cho hoàn thành bản đồ toàn quốc gồm 13 xứ thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện, 
23Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, sđd, tr 448 
24 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, sđd, tr 447 
25 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, sđd, tr 448 
26 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, sđd, tr 450 
27 Sách Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, sđd, tr 450 chú thích (2) cho rằng Nam Bàn: Theo Cương mục sau là đất 
của Thủy Xá, Hỏa Xá, nay là vùng đất thuộc tỉnh Gia Lai - Công Tum và 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_bien_dong_viet_nam_qua_trinh_nhan_thuc_va_khai_chi.pdf