Đề khảo sát lần 1 học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022

Câu I. (3.0 điểm):

1. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

2. Nêu hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng lạnh ở hai nửa cầu?

3. Trình bày hiện týợng ngày ðêm và mùa do Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra trong ngày 22/6.

Câu II. (5.0 điểm):

1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

2. Chứng minh nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.

3. Kể tên sông lớn nhất chảy hoàn toàn trên lãnh thổ nước ta và nhà máy thủy điện lớn trên dòng sông này.

 

doc 5 trang phuongnguyen 22060
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát lần 1 học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát lần 1 học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022

Đề khảo sát lần 1 học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THIỆU HÓA
(ĐỀ CHÍNH THỨC)
ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1 
HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: Địa lí
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/02/2022
Câu I. (3.0 điểm):
1. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. 
2. Nêu hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng lạnh ở hai nửa cầu?
3. Trình bày hiện týợng ngày ðêm và mùa do Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra trong ngày 22/6.
Câu II. (5.0 điểm):
1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
2. Chứng minh nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
3. Kể tên sông lớn nhất chảy hoàn toàn trên lãnh thổ nước ta và nhà máy thủy điện lớn trên dòng sông này.
Câu III. (5.0 điểm): Dựa vào Atlats địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta?
2. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Cho biết những thuận lợi và khó khăn của vùng núi Đông Bắc đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Câu IV. (2.0 điểm): Dựa vào Atlats địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Nêu vị trí giới hạn, diện tích của tỉnh Thanh Hóa.
2. Thanh Hóa có những dạng địa hình nào? Nêu ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Thanh Hóa.
Câu V. (5.0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng khai thác dầu thô, than sạch của nước ta qua các năm.
	( Đơn vị: triệu tấn )
Năm
2005
2009
2011
Dầu thô
18,5
16,4
15,2
Than sạch
34,1
44,1
45,8
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng khai thác dầu thô, than sạch của nước ta qua các năm.
2. Nhận xét sản lượng khai thác dầu thô, than sạch của nước ta qua các năm.
(Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THIỆU HÓA
(ĐỀ CHÍNH THỨC)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1
HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: Địa lí
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu
Nội dung cần ðạt
Ðiểm
I
3.0 ðiểm
1. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. 
- Do Trái Đất có dạng hình cầu
- Do Trái Đất tự quay quanh trục
1,0
0,5
0,5
2. Hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
- Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
* Nguyên nhân:
- Do Trái Đất có dạng hình cầu, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo, nên các nửa cầu bắc và nam lần lượt ngả gần hoặc chếch xa Mặt Trời. Từ đó thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời nhận được ở mỗi nửa cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kì của năm, sinh ra các mùa.
- Nửa cầu nào hướng về phía Mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời sẽ nhận được ít nhiệt và ánh sáng, là mùa lạnh ở nửa cầu đó. 
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
3. Trình bày hiện týợng ngày ðêm và mùa do trái ðất quay quanh mặt trời tạo ra trong ngày 22/6
- Ngày 22/6 nửa cầu bắc ngả vè phía mặt trời nửa cầu bắc là mùa hạ (mùa nóng), nửa cầu nam là mùa ðông (mùa lạnh)
- Nửa cầu Bắc có ngày dài hõn ðêm, nửa cầu Nam ngýợc lại. Tuy nhiên ngày ðêm có sự khác nhau theo vĩ ðộ:
+ Tại xích ðạo, trong ngày 22/6 ngày ðêm dài ngắn bằng nhau
+ Càng về vĩ ðộ cao ngày ðêm dài ngắn có sự khác nhau ở 2 bán cầu
+ Ở nửa cầu Bắc, càng về vĩ độ cao ngày càng dài, đêm càng ngắn; các ðịa ðiểm ở vòng cực Bắc đến cực Bắc có ngày kéo dài 24h. Ở nửa cầu Nam thì ngýợc lại.
1,0
0,25
0,25
0,5
II
5.0 ðiểm
1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình nước ta.
 + Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m chiến 85%). Đồng bẳng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ đất liền và bị núi ngăn cách thành niều khu vực
 + Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ dài 1.400km. Nhiều vùng núi ăn ra sát biển
 - Địa hình nước ta được Tân kiến Tạo nâng lên mạnh mẽ và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
 + Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn cổ kiến tạo. Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo thành những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải.
 + Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Himalaya đã làm cho địa hình nước ta nâng cao phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Núi đồi - đồng bằng - thềm lục địa Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển theo hướng TB - ĐN
 + Địa hình nước ta có hai hướng chính là TB - ĐN và hướng vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người:
+ Biểu hiện tính nhiệt đới gió mùa của địa hình (HS nêu)
+ Tác động của con người đến địa hình. (HS nêu)
3,0
1,0 đ
1,0 đ
1,0
2. Chứng minh nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước.
- Nước ta có 2360 con sông dài > 10 km trong đó có 93% là sông nhỏ và ngắn( diện tích lưu vực dưới 500 Km2)
- Dọc theo bờ biển cứ 20 km có một cửa sông.
- Có 9 hệ thống sông lớn : ( kể tên)
1,0
0,5
0,25
0,25
3. Sông lớn nhất chảy hoàn toàn trên lãnh thổ nước ta 
 - Sông Đồng Nai 
 - Nhà máy thủy điện Trị An
1,0
0,5
0,5
III
5.0 ðiểm
1. Ảnh hưởng vị trí đối với khí hậu nước ta
- Nằm trong vùng nội chí tuyến , lãnh thổ nhận được lượng nhiệt nhiệt lớn nên khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới.
- Giáp biển Đông, biển tăng cường độ ẩm và lượng mưa tạo cho khí hậu nước ta có tính chất ẩm.
- Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á, tạo cho khí hậu nước ta thay đổi theo mùa.
1,5
0,5
0,5
0,5
2. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Cho biết những thuận lợi và khó khăn của vùng núi Đông Bắc đối với phát triển kinh tế - xã hội.
* Vùng núi Đông Bắc: 
+ Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng ven biển Quảng Ninh.
+ Vùng này nổi bật với những cánh cung núi và vùng đồi phát triển rộng, địa hình cacxtơ khá phổ biến.
+ Có 2 hướng núi : hướng vòng cung và hướng Tây Bắc - Đông Nam
+ Địa hình đón gió mùa Đông Bắc, mùa đông lạnh nhất nước ta.
3,5
1,0
* Thuận lợi và khó khăn của vùng núi Đông Bắc
Thuận lợi:
+ Khoáng sản: Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: than, sắt, chì, đồng,...
+ Rừng và đất trồng:
Tạo cơ sở phát triển nền lâm- nông nghiệp nhiệt đới. 
Khu vực đồi núi thấp, các cao nguyên và các thung lũng với đất feralit, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Có thể trồng được các loài thực vật cận nhiệt và ôn đới.
+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở vùng núi Đông Bắc có tiềm năng thủy điện khá lớn.
+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.nhất là du lịch sinh thái. Địa hình vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp như động Thiên Cung, động Tam Thanh
Khó khăn:
+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Thường xảy ra các thiên tai: lũ ống, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, sương muối, rét đậm, rét hại. gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
IV
2.0 ðiểm
1. Nêu vị trí giới hạn, diện tích của tỉnh Thanh Hóa.
- HS nêu vị trí giới hạn 
( Trường hợp HS nêu được các phía tiếp giáp cho 0,5; nếu nêu được các điểm cực cho 1,0 nhưng tổng điểm của cả câu IV không quá 2,0 điểm)
- Diện tích ( theo atlat)
1,0
0,5
0,5
2. Thanh Hóa có những dạng địa hình nào? Nêu ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của Thanh Hóa.
- Thanh Hóa có các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa
- Nêu ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của Thanh Hóa.
+ Theo hướng sườn: 
Sườn đón gió, sườn khuất gió tác động đến lượng mưa thay đổi theo mùa gió. 
+ Theo độ cao:
Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm,cứ lên cao 100m giảm 0,60C, miền núi khí hậu khắc nghiệt hơn đồng bằng.
1,0
0,5
0,25
0,25
V
5.0 ðiểm
1) Vẽ biểu đồ: 
- Vẽ biểu đồ cột ghép
- Chính xác đẹp, có tên biểu đồ, có chú giải, đúng khoảng cách, ghi số liệu vào biểu đồ ...(Thiếu một ý trừ 0,5 đ)
2) Nhận xét:
- Giai đoạn 2005 – 2011, sản lượng khai thác dầu thô, thanh sạch của nước ta có sự thay đổi.
+ Sản lượng dầu thô có xu hướng ngày càng giảm từ 18,5 triệu tấn xuống còn 15,2 triệu tấn , giảm 3,3 triệu tấn.
+ Sản lượng than sạch tăng liên tục từ 34,1 triệu tấn lên 45,8 triệu tấn, tăng 11,7 triệu tấn (tăng gấp 1,34 lần).
- Sản lượng than sạch luôn cao hơn sản lượng dầu thô qua các năm.
2,0
0.75
0.75
0,75
0.75
Tổng
20

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_lan_1_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_202.doc