Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)

 1/ Ông trạng thả diều ( SGK TV4 Tập 1 trang 104)

2/ “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi ( SGK TV4 Tập 1 trang 115)

3/ Vẽ trứng ( SGK TV4 Tập 1 trang 120)

4/ Người tìm đường lên các vì sao ( SGK TV4 Tập 1 trang 125)

5/ Văn hay chữ tốt ( SGK TV4 Tập 1 trang 130)

6/ Chú Đất Nung ( SGK TV4 Tập 1 trang 134)

7/ Cánh diều tuổi thơ ( SGK TV4 Tập 1 trang 146)

8/ Tuổi Ngựa ( SGK TV4 Tập 1 trang 149)

9/ Kéo co ( SGK TV4 Tập 1 trang 155)

10/ Trong quán ăn “ Ba cá bống” ( SGK TV4 Tập 1 trang 158)

11/ Rất nhiều mặt trăng ( SGK TV4 Tập 1 trang 163)

1. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm).

1. D (1 điểm)

2. A (1 điểm)

3. C. (1 điểm)

4. A. (1 điểm)

5. – Chủ ngữ: Bầu trời (1 điểm)

 - Vị ngữ: đẹp như một thảm nhung khổng lồ (1 điểm)

2. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Đọc rõ ràng và lưu loát đoạn văn: 1đ. (Đọc sai 2 – 4 tiếng: 0,5 điểm; sai quá 4 tiếng:

 

doc 6 trang Bảo Anh 12/07/2023 25040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)
Điểm
Nhận xét
..............................................................................................................................................................................
 PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 Năm học 2020 - 2021
 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4
 Thời gian làm bài: 40 phút
Điểm BT
Họ và tên : ................................................................................................ Lớp : 4 ................ Trường : Tiểu học Tân Lập
 I. Đọc, luyện từ và câu
 Bài 1: Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh rút thăm phiếu đọc
 Bài 2. Đọc thầm đoạn văn sau : 
 Cánh diều tuổi thơ
 Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 Chiều chiều trên bãi thả đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, rồi sáo bè,như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
 Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà.. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi! Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
 Theo Tạ Duy Anh
Dựa vào nội dung bài đọc. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây:
1.Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?( 1 điểm)
Cánh diều mền mại như cánh bướm.
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Trên cánh diều có sáo đơn , rồi sáo kép, sáo bè.
Tất cả các ý trên.
2. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? (1 điểm)
Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. 
Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo các bạn nhỏ thấy long cháy lên, cháy mãi khát vọng.
Suốt một thời mới lớn, bạn nhỏ đã ngửa cổ chờ dợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hy vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi”. .
Bạn nhỏ có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. 
Từ ‘Mềm mại” trong câu “Cánh diều mền mại như chan bướm’ thuôc từ loại?? (1 điểm)
 A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Từ ghép
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lực? (1 điểm)
A. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lúi bước trước mọi khó khăn.
B. Chắc chắn, bền vững khó phá vỡ.
C. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.
D. Làm việc liên tục, bền bỉ.
5. Ghi ra chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Bầu trời đẹp như một thảm nhung khổng lồ”. (2 điểm)
- Chủ ngữ: 
- Vị ngữ: 
II. Chính tả, tập làm văn: (Nghe – viết) 
Bài 1: Chính tả: Nghe - viết: Bài Mùa đông trên dẻo cao (SGK TV4 tập 1 T165) (4 điểm)
 Câu 1: Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu l hay n?(Tr165 – TV4 Tập 1)(MĐ1)(0,5 điểm)
 Cồng chiêng là một  nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng  tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
 Câu 2: Tìm các tính từ: ( Tr126 – TV4 Tập 1)(MĐ 2)(0,5 điểm)
a, Có tiếng bắt đầu bằng l:..............................................................................................................
b, Có tiếng bắt đầu bằng n:.............................................................................................................
Điểm TLV
Bài 2: Tập làm văn (6 điểm)
 Đề bài: Em hãy miêu tả một đồ vật mà em yêu thích. (Mức 1+2+3)
Bài làm
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 -2020
MÔN TIẾNG VIỆT Lớp 4
A. Đọc, luyện từ và câu: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng– Thời gian: 40 phút (3 điểm)
 - Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời một câu hỏi trong các bài tập đọc sau:
	1/ Ông trạng thả diều ( SGK TV4 Tập 1 trang 104)
2/ “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi ( SGK TV4 Tập 1 trang 115)
3/ Vẽ trứng ( SGK TV4 Tập 1 trang 120)
4/ Người tìm đường lên các vì sao ( SGK TV4 Tập 1 trang 125)
5/ Văn hay chữ tốt ( SGK TV4 Tập 1 trang 130)
6/ Chú Đất Nung ( SGK TV4 Tập 1 trang 134)
7/ Cánh diều tuổi thơ ( SGK TV4 Tập 1 trang 146)
8/ Tuổi Ngựa ( SGK TV4 Tập 1 trang 149)
9/ Kéo co ( SGK TV4 Tập 1 trang 155)
10/ Trong quán ăn “ Ba cá bống” ( SGK TV4 Tập 1 trang 158)
11/ Rất nhiều mặt trăng ( SGK TV4 Tập 1 trang 163)
Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm). 
1. D	(1 điểm)
2. A (1 điểm)
3. C. (1 điểm)
4. A. (1 điểm)
5. – Chủ ngữ: Bầu trời (1 điểm)
 - Vị ngữ: đẹp như một thảm nhung khổng lồ (1 điểm)
2. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc rõ ràng và lưu loát đoạn văn: 1đ. (Đọc sai 2 – 4 tiếng: 0,5 điểm; sai quá 4 tiếng: 0đ)
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi trong sách giáo khoa: 1 điểm. (Trả lời chưa rõ ràng, chưa đủ ý: 0,5 điểm; Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).
- Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hợp lí, đọc diễn cảm 1 điểm.
II. Chính tả, tập làm văn (10 điểm)
1 .Chính tả: (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng và đẹp: 3 điểm.
- Sai 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai lỗi phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 1 điểm.
Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
Câu 1( 0,5 điểm): loại – lễ - nổi
Câu 2: ( 0,5 điểm):
Gợi ý: a, lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ,...
b, nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê,...
Lưu ý: Học sinh tìm được 5 từ trở lên được 0,5 điểm
II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
- Học sinh tả được một đồ vật mà em yêu thích (đồ vật, đồ dùng học tập,...) (1 điểm).
- Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).
- Phần mở bài: (1đ) Giới thiệu được đồ vật yêu thích.
- Phần thân bài: (2đ) Tả được bao quát đồ vật (1 điểm).
 Tả được một số bộ phận đồ vật (1 điểm).
 - Phần kết bài: (1đ) Bày tỏ được cảm xúc, ích lợi, cách bảo quản, 
 - Bài viết sáng tạo, có sử dụng ít nhất 1 biện pháp nghệ thuật, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
* Điểm 5-6: Bài làm đạt trọn vẹn cả 6 yêu cầu trên.
* Điểm 3-4,75 : Bài làm đạt trọn vẹn 6 yêu cầu trên nhưng giọng văn thiếu hấp dẫn hoặc đạt được các yêu cầu 1, 2, 3, 5 nhưng cách viết đơn điệu, không làm nổi bật các hình ảnh tiêu biểu được tả, sai từ 5 đến 8 lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
 *Lưu ý chung: 
- Bài KTĐK được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế. Điểm toàn bài bằng điểm của tất cả các câu cộng lại, không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân, cách làm tròn như sau:
+ Điểm toàn bài là 5,25 thì cho 5.
+ Điểm toàn bài là 5,75 thì cho 6. 
+ Điểm toàn bài là 5,5 thì cho 5 nếu bài làm chữ viết xấu, trình bày bẩn; cho 6 nếu bài làm chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ khoa học.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_co_dap_an.doc