Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây !”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

doc 4 trang Phương Mai 29/11/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017

Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017
NHÓM 2
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (đọc thầm) 
(Thời gian 30 phút)
SỐ 
THỨ TỰ
Chữ ký GT 1
Chữ ký GT 2
Điểm
Chữ ký GK1
Chữ ký GK2
Nhận xét : 	
o
 Câu 1
 /0,5đ
 Câu 2
 ./0,5đ
 Câu 3
 /0,5đ
 Câu 4
 /0,5đ
 Câu 5
 /0,5đ
 Câu 6
 /0,5đ
 Câu 7
 /0,5đ
 Câu 8
 /0,5đ
 Câu 9
 /0,5đ
 Câu 10 
../0,5đ
G
 Đọc thầm và làm bài tập
Em đọc thầm bài “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:
(Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 1 đến 6 dưới đây)
Bàn tay thân ái
 Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây !”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
 Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi : 
 - Ông cụ ấy là ai vậy chị ?
 Cô y tá sửng sốt :
 - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ ?
 - Không, ông ấy không phải là ba tôi. – Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. – Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
 - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ ?
 - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
 (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
1/ Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng ? (Mức 1)
Con trai ông.
Một anh lính trẻ.
Một chàng trai là bạn cô.
Bác sĩ đến để khám bệnh.
2/ Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì ? (Mức 1)
Ông rất mệt và rất đau buồn khi biết mình sắp từ giã cõi đời.
Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc toại nguyện.
Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc toại nguyện.
Bình thản, không có biểu hiện gì.
3/ Điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên ? (Mức 1)
a) Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông an ủi suốt đêm.
b) Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.
c) Anh lính trẻ không phải là con ông lão.
d) Anh lính trẻ không có mặt ở đó.
4/ Vì sao anh lính trẻ suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông ? (Mức 2)
a) Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. 
b) Anh nghĩ ông đang rất cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.
c) Anh nhầm tưởng đó là cha mình.
d) Anh muốn thực tập làm nghề y. 
5/ Dòng nào dưới đây có từ in đậm là từ đồng âm ? (Mức 2)
a) Yêu thương, rất thương
b) Thương người, thương hiệu 
c) Thương con, người thương
d) Thương và nhớ, đáng thương
6/ Dòng nào dưới đây có các từ đồng nghĩa với từ “Hòa bình” (Mức 2) 
a) Thanh bình, thái bình, bình yên 
b) Bình yên, lặng yên, thanh bình 
c) Bình thản, thái bình, yên tĩnh, hiền hòa.
d) Lặng yên, thanh thản, yên tĩnh
7/ Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau: (Mức 1)
Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết.
8/ Tìm 1 tiếng ghép với tiếng “chân” có nghĩa gốc và 1 tiếng ghép với tiếng “chân” có nghĩa chuyển. (Mức 3)
Nghĩa gốc: 	 Nghĩa chuyển:	
9/ Tìm từ trái nghĩa với từ “mở” và đặt câu với từ tìm được (Mức 3)
10/ Đặt một câu ghép với cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả và cho biết nguyên nhân vì sao. (Mức 4)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc