Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU:

Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:

Rừng đước

Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết

bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.

Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh

tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.

 

doc 5 trang phuongnguyen 21980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1
Họ và tên : .
Lớp : .
Ngày kiểm tra: ..
TRƯỜNG TIỂU HỌC
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Điểm toàn bài kiểm tra :
Nhận xét của giáo viên chấm bài:
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU:
Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới: 
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết
bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh 
tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
 Nguyễn Thi 
Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng:
	A. Rừng đước mênh mông.
	B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.
	C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.
D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng:
Lúc nước triều lên.	
Lúc nước triều xuống.
	Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống
	Nước triều không lên không xuống
Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp:
	Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất
	Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua
Vết chân của những con dã tràng bé tẹo
Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc 
bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ
Câu 4: Nối yêu cầu so sánh hoặc nhân hóa ở cột A với hình ảnh ở cột B sao cho thích hợp:
	 	Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Hình ảnh so sánh
	Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.
Hình ảnh nhân hóa	Chúng tôi chui qua những cánh tay đước,móc
bùn ném nhau.
	Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những 
	cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.
Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau:
“Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh 
tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.”
Câu 6: Khoanh vào cặp từ chỉ quan hệ , gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau:
Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. 
Câu 7: Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì? Viết ý của em vào chỗ chấm.
	“Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.”
	Từ lặp lại đó là từ: .........................................................................
	Việc lặp lại đó có tác dụng: .....................................................................................
Câu 8: Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm.
 	“Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.” 
Từ “nó” thay thế cho từ: .
	Có thể thay thừ “nó” bằng từ: ................................................................................
Câu 9: Ở núi rừng miền trung không có cây đước, chỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều. Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT: 
1. Chính tả (Nghe – viết):
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tập làm văn: Tả đồ vật
Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Bài làm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
GIỮA HỌC KÌ II
A. Kiểm tra đọc : 10 điểm
	1. Đọc thành tiếng: 3 điểm
Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập tuần 28.
Cách tiến hành: Cho học sinh bốc thăm để một chọn bài đọc (là văn xuôi) trong số các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, tốc độ đọc là 115 tiếng/phút.
Chấm điểm: 
Điểm 9-10: đọc to, rõ ràng, không sai từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ.
Điểm 7-8: đọc rõ tiếng, sai không quá 4 từ, giọng đọc có biểu cảm, đảm bảo tốc độ.
Điểm 5-6: sai 5 đến 7 từ, đảm bảo tốc độ.
Điểm dưới 5: Không đảm bảo tốc độ, đọc còn ngắt ngứ, sai trên 8 từ.
2. Đọc hiểu: 7 điểm
	Thời gian làm bài: 20 phút. Điểm mỗi câu và đáp án như sau: 
Câu1- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào D: Cây đước mọc dài tăm tắp
Câu 2- MĐ1 (0,5 điểm): Đánh X vào ô thứ nhất: Lúc nước triều lên.
Câu 3- MĐ1 (0,5 điểm): Theo thứ tự từ trên xuống dưới: S – Đ – S – Đ 
Câu 4- MĐ2 (0,5 điểm): 
Hình ảnh so sánh là: Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. 
 Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay ..
Hình ảnh nhân hóa là: Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo
 	 Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau
Câu 5- MĐ1 (0,5 điểm): Khoanh vào từ: Rồi 
Câu 6- MĐ2(1 điểm): Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.
Câu 7- MĐ2 (0,5 điểm): Từ lặp lại: đước, tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn.
Câu 8 (1 điểm): Từ “nó” thay thế cho từ “cây đước”, có thể thay từ “nó” bằng từ “chúng”
	Câu 9 (1 điểm): Con người dùng tre làm nhà cửa, làm đồ dùng trong gia đình, làm giàn giáo, làm bờ rào và rất nhiều công dụng khác nữa. Tre làm đẹp cảnh quang thiên nhiên, cho bóng mát, ngăn chặn xói lở đất và gió bão...
	Câu 10 (1 điểm): Để bảo vệ rừng đước và rừng ngập mặn, chúng ta không nên khai thác rừng bừa bãi, không phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản,trồng thêm nhiều cây chịu ngập nước, chăm sóc và bảo vệ tốt loại rừng này...
B. Kiểm tra viết: 10 điểm
1. Viết chính tả: 2 điểm
Cho học sinh viết chính tả (Nghe – viết) bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Sách TV lớp 5, tập 2, trang 83-84), viết đoạn Hội thi bắt đầu ... bắt đầu thổi cơm.
 Thời gian viết là 15 phút.
	Chấm điểm: Bài viết sai không quá 5 lỗi được 2 điểm, sai trên 5 lỗi thì trừ mỗi lỗi 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: 8 điểm
Thời gian làm bài: 35 phút. Yêu cầu chung của bài văn là: 
Viết đúng đề bài; bố cục rõ ràng; dùng từ đặt câu hợp lý; nội dung chặt chẽ;
	Vận dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh, từ gợi tả
	Chữ viết rõ ràng; trình bày sạch sẽ.
-------------------------------------------------------
BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5, NĂM HỌC 2020 - 2021
Nội dung
Câu, điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn bản
Số câu
3
1
4 câu
Số điểm
1,5
1
1,5 điểm
Câu số
1-2-3
4
Kiến thức TV vận dụng
Số câu
1
2
2
1
6 câu
Số điểm
0,5
1,5
1,5
1
5,5 điểm
Câu số
5
6-7
8-9
10
Tổng cộng
Số câu
3 câu
1 câu
1 câu
2 câu
2 câu
1 câu
10 câu
Số điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
1 điểm
7 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_de_1.doc