Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân (4 tiết)

- HS hát thuộc lời ca, giai điệu, bước đầu biết thể hiện cảm xúc, nhịp điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát Xúc xắc xúc xẻ

- Bước đầu biết vận dụng và sáng tạo hình thức minh họa, biết phối kết hợp với các bạn để cùng hát theo hình thức đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.

 

docx 23 trang Bảo Anh 07/07/2023 18980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân (4 tiết)

Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân (4 tiết)
GIÁO ÁN 2/7
Chủ đề 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN(4 tiết)
Tiết 1: Học hát bài: Xúc xắc xúc xẻ
 Nhạc của: Nguyễn Ngọc Thiện
 Lời: Phỏng theo đồng dao cố
 Mục tiêu:
- HS nhớ được tên bài, bước đầu hát rõ lời ca đúng theo giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ, cảm nhận được không khí vui tươi và bước đầu tìm hiểu về ý nghĩa tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền dân tộc thông qua nội dung của bài hát. 
- Cảm nhận và thể hiện được yếu tố Dài- Ngắn thông qua trò chơi nghe và nhắc lại âm thanh
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV nghiên cứu nội dung chủ đề, chuẩn bị học liệu tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát File âm thanh MP3, MP4, ... Phân tích tính chất và chuẩn bị trình bày bài hát Xúc xắc xúc xẻ, bài đọc nhạc Những người bạn của Đô- Rê- Mi.
-Trình chiếu Power Point/ Loa Blutooth
- Chuẩn bị giáo cụ trực quan:lợn đất, sứ, ống tre nứa, tiền xu giả cổ...
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ghi ta, thanh phách/ nhạc cụ tự chế...
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Âm nhạc 1
- Nhạc cụ: Thanh phách
III.Tiến trình dạy học:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Học hát: Vào rừng hoa ( 25 phút)
Khởi động: 
- Tìm hiểu về Tết Việt Nam
+ Tranh ảnh/Video về tết cổ truyền VN
+ 
b. Giới thiệu và nghe hát mẫu:
- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.
- Nghe hát mẫu.
c. Đọc lời ca:
- Hướng dẫn đọc lời ca.
d.Tập hát:
- GV Hướng dẫn HS hát từng câu, nối cả bài.
Hoàn thiện bài
Tìm hiểu nội dung bài hát
e. Hát với nhạc đệm:
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
Hoạt động 2: Vận dụng sáng tạo Dài - ngắn (10 phút)
-Nghe mẫu – cảm nhận thể hiện. 
- Đặt câu hỏi tương tác với HS: 
?Các con nhận xét nội dung bức tranh/video...
? Hãy kể về ngày tết ở gia đình em
? Tết vào mùa nào trong năm? GV đàm thoại và gợi mở ( nếu cần).
? Ngày tết trẻ em được người lớn quan tâm như thế nào?
gợi mở và tương tác với HS về các phương án trả lời. 
GV chốt: Hàng năm, mùa xuân và ngày Tết cổ truyền của năm đem niềm vui đến mọi nhà, mọi người. Tết là dịp cả gia đình đoàn viên bên nhau trong tình thân. Dù đi xa ai ai cũng mong Tết đến để trở về đoàn tụ cùng gia đình.
- Tục lệ mừng tuổi ngày tết: Trẻ em thời xưa, đêm 30 tết rủ nhau đến từng nhà gõ cửa, hát đồng dao chúc mừng năm mới với những điều tốt lành và được chủ nhà mừng tuổi bằng những đồng tiền xu. Để tránh k bị làm rơi làm mất các em cất cẩn thận vào trong ống nứa (ở đầu có cưa 1 đường xéo làm chỗ bỏ tiền vào). Trẻ em cầm trên tay đi đến đâu đồng xu cũng phát tiếng xúc xắc rất vui tai..
- GV Hát/ bật mp3/ 2-3 lượt
- GV đọc mẫu lời ca bài hát
? Em có thể đánh vần/ đọc được những từ nào?
? từ nào khó đọc
Tập đọc từ khó thuần thục
- Cho HS tập nói thuần thục 4 từ: Xúc xắc xúc xẻ (Hát nói, hát có cao độ)
- Hát mẫu từng câu lưu ý cao độ từ “ xẻ”, “ mẻ” có luyến.
- Sắc thái vui, hát gọn chữ.
- Tổ chức hát kết hợp vỗ tay theo phách /nhịp /tiết tấu.
- Xúc xắc xúc xẻ là âm thanh gì?
- Các bạn nhỏ đi chơi vào thời điểm nào?
- Vì sao các bạn nhỏ lại vui đến vậy.
- Tiền mừng tuổi được bỏ vào ống để làm gì?
- Chúng ta sẽ sử dụng tiền mừng tuổi vào việc gì có ích nhất?
- GV đệm đàn/ file nhạc,hướng dẫn HS hát khớp với nhạc đệm.
- Tổ chức trình bày bài hát ở các hình thức đã học.
- Hướng dẫn HS quan sát Power Point bảng phụ/ SGK
? Mỗi ô nhạc có mấy nốt nhạc
? tên gọi như thế nào
? Điểm khác nhau của các nốt nhạc là gì? (hình nốt)
- Đàn giai điệu mục 1
(Cho bọc sinh đọc tên nốt)
- HS cho biết hình nốt nào thì ngân dài hơn?
- GV khích lệ HS trả lời, tự nhận xét và nhận xét các bạn.
GV đàm thoại với HS về mùa xuân và Tết, về các công việc chuẩn bị đón Tết của các gia đình:
+ Người lớn chuẩn bị: dọn nhà, chúc tết, gói bánh chưng, thăm ông bà, về quê, lễ chùa, chơi chợ xuân...
+ Trẻ em: được đi chúc Tết/ đi chơi, may quần áo mới, lì xì, lễ chùa,...ăn bánh kẹo, ăn bánh chưng, 
*GV khen ngợi HS đã thực hiện tốt các nội dung, và khuyến khích HS tự tập luyện thêm các phần còn thực hiện chưa tốt; về nhà kể về nội dung của bài học cho người thân cùng nghe.
- Quan sát, trải nghiệm, liên hệ thực tế, trả lời tương tác với GV và hiểu được ý nghĩa nội dung đang khám phá trải nghiệm
- Theo dõi quan sát video/ tranh để hiểu về nguồn gốc bài hát
- HS nghe, cảm nhận giai điệu, lời ca
- Nghe GV đọc mẫu cảm nhận và theo dõi ca từ
-Cùng quan sát và đánh vần đọc lời ca theo yêu cầu của giáo viên.
- Phát hiện từ khó, cùng đọc theo giáo viên, ghép đọc cả bài
- HS lắng nghe và hát theo mẫu
- Tương tác, trải nghiệm theo nội dung bài hát, trả lời câu hỏi của GV, rút ra ý nghĩa bài học
-Hát với nhạc đệm theo yêu cầu của GV
-Lắng nghe và trả lời câu hỏi GV 
- Nghe âm thanh, cảm nhận, nhắc lại.
- Hình nốt tròn ngân dài hơn.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 2: Ôn bài hát: Xúc xắc xúc xẻ
Đọc nhạc: Những người bạn của Đô rê mi
Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, giai điệu, bước đầu biết thể hiện cảm xúc, nhịp điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát Xúc xắc xúc xẻ
- Bước đầu biết vận dụng và sáng tạo hình thức minh họa, biết phối kết hợp với các bạn để cùng hát theo hình thức đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.
- Nhớ tên và đọc được độ cao, giai điệu của 5 nốt Đồ, Rê, Mi, Pha, Son trong bài đọc nhạc.
- Biết thể hiện âm thanh dài- ngắn qua giọng hát và trò chơi âm nhạc .
II.Chuẩn bị: 
- Chuẩn bị ý tưởng về động tác vận động minh họa kết hợp với hát.
-Trình chiếu Power Point/ Loa Bluetooth...
- Nhạc cụ gõ đệm: trống con, nhạc cụ tự chế( lon Cocacola/ hai chiếc thìa nhôm ngắn/ hai hòn sỏi vừa tay HS cầm.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV nghiên cứu chuẩn bị học liệu tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát, bài đọc nhạc File âm thanh MP3, MP4, ... chuẩn bị trình bày bài đọc nhạc Những người bạn của Đô- Rê- Mi.
-Trình chiếu Power Point/ Loa Blutooth
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ghi ta, thanh phách/ nhạc cụ tự chế...
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Âm nhạc 1
- Hát thuộc lời ca, giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ
III.Tiến trình dạy học:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn hát Xúc xắc xúc xẻ (10 phút)
a. Khởi động
- Trò chơi: Ô chữ kì diệu
b. Hát kết hợp vận động theo nhịp
Hoạt động 2: Đọc nhạc bậc thang Đô – Rê – Mi (20 phút)
a. Giới thiệu và nghe đọc mẫu
- Giới thiệu
-Nghe đọc mẫu
b. Đọc tên nốt
c.Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
Đọc nhạc với nhạc đệm.
-Chia lớp thành 4 nhóm. GV đưa ra câu hỏi, tổ, nhóm nào ra tín hiệu sớm dành quyền trả lời trước. Mỗi câu trả lời đúng được tùy chọn mở 1 ô chữ theo phán đoán, có thể đọc luôn đáp án. Nếu vẫn không đọc được, trò chơi tiếp tục đến khi đáp án được mở ra
? Trong 4 mùa : Xuân, Hạ Thu, Đông mùa nào có tết cổ truyền.
? Hoa gì thường nở vào mùa xuân
?Những việc gì thường làm để đón tết : (có 3 đáp án trở lên)
? Vì sao mọi người đều mong đón tết về: (từ 3 đáp án trở lên):
 Mùa xuân; hoa mai; hoa đào
Sau khi chơi, nhóm nào tìm được đáp án đúng, GV yêu cầu nhóm trưởng nhận phần thưởng :
Có 3 phần thưởng 
+ 1 tràng pháo tay
+ Thưởng thức 1 bài hát về chủ đề mùa xuân (các nhóm khác phải hát tặng )
+ Một nụ cười (Cả lớp cùng cười)
- GV trao đổi với HS về động tác và đội hình thể hiện khi kết hợp với hát: Động tác chân, tay kết hợp.
- Sau khi thỏa thuận, GV yêu cầu HS hát kết hợp các động tác vận động
- GV đưa ra gợi ý động tác chia sẻ và HS lựa chọn động tác vận động.
Vận động minh họa : Chúc Tết: 
+ GV cùng HS chọn 5 bạn hát tốt ( 3 bạn hát , 2 bạn gõ đệm trống con/ vỏ lon co ca cola / thìa nhôm ) vừa đi vừa hát vừa nhún nhảy lắc lư theo nhịp và vừa chúc tết đến các dãy bàn.
+ Nhóm hát đến câu mở cửa cho chúng tôi thì cả chủ nhà và khách cùng mở tay để chào nhau.
- Giờ học nhạc hôm nay, cô mang đến cho lớp mình một điều đặc biệt: Cả lớp có đoán được không? Gv yêu cầu HS quan sát SGK và nhận biết các bạn mới xuất hiện ở trang sách 
? Bạn mới của Đô Rê Mi có tên là gì?
GV đọc/GV đàn/ Nghe File âm thanh mẫu. (GV chỉ vào các nốt nhạc khi giai điệu vang lên) 
- GV nêu cầu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
+ Pha và Son đọc cao hơn hay thấp hơn Đô Rê Mi?
GV hướng dẫn HS đọc 5 nốt Đô Rê Mi Pha Son
- Hướng dẫn HS đánh vần/ đọc tên nốt nhạc
- Cách đọc quãng Mi pha
+ GV đọc mẫu/ đàn mẫu HS nghe và đọc theo
- Đọc 2-3 lượt (lần 1 đọc theo GV lần 2,3 HS tự đọc)
- GV trình chiếu/ Bảng phụ/ hình ảnh đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay các nốt Đô Rê Mi
-Trình chiếu thế tay nốt pha, nốt son
 -Trình chiếu hình ảnh 5 nốt nhạc (HS đọc và đưa thế tay lần lượt).
- GV đọc tên nốt chậm đến nhanh (dựa theo bài đọc nhạc) HS cùng làm kí hiệu bàn tay đọc theo và điều chỉnh thế tay cho đúng.
- GV điều khiển HS đọc nhạc kết hợp thế tay:Đọc với tốc độ chậm và nhanh
-Quá trình HS đọc, GV khích lệ HS tự nhận xét và nhận xét cho nhau, GV sửa sai ( nếu cần).
* GV khen ngợi HS đã thực hiện tốt các nội dung và nhắc nhở HS luyện tập thêm các nội dung còn chưa tốt. Khuyến khích HS chia sẻ và thực hiện cùng người thân cách thể hiện kí hiệu bàn tay.
Hướng dẫn quan sát bản nhạc trên bảng/ SGK
- Nghe lại bản nhạc, đọc thầm
- Tổ chức ôn bài TĐN 1-2 lượt
- Bật nhạc đệm/ GV đàn đệm
HS đọc nhạc 2-3 lượt
- Tổ chức đọc với các tổ nhóm, cá nhân: GVnhắc nhở HS chú ý giữ nhịp ổn định khớp với nhạc đệm.
- Hướng dẫn vỗ tay theo phách/ nhịp và ghép với đọc nhạc
- HS lắng nghe luật chơi, thực hiện trả lời câu hỏi.
-HS tương tác với giáo viên và các nhóm bạn.
- HS hát và vận động minh họa
- Nhận xét trong nhóm nhóm khác thực hiện
- Nêu ý kiến khác của bản thân( nếu có)
-Trải nghiệm và thể hiện.
-Các nhóm /HS tự nhận xét và nhận xét cho nhau.
- Quan sát, phát hiện và trả lời câu hỏi của GV
-HS lắng nghe, nhận xét và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
-HS quan sát đọc tên nốt tự đọc/ tự đánh vần/ nghe đọc theo GV/ 
- HS quan sát và thể hiện kí hiệu bàn tay. 
-Đọc nhạc kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 3: - Đọc nhạc: Những người bạn của Đô Rê Mi
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Vôn- gang A -ma- dớt Mô- Da
Vận dụng sáng tạo: Dài - ngắn
I. Mục tiêu:
Sau tiết học, HS sẽ:
 - Đọc thuộc bài đọc nhạc kết hợp ghép với nhạc đệm, gõ đệm. Cảm nhận được cao độ đi lên của các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son.
- Nhớ được nội dung câu chuyện thần đồng âm nhạc Mô- da, bước đầu biết quan sát tranh và kể lại câu chuyện theo cách nhớ của HS.
- Cảm nhận được tính chất âm nhạc trong sáng nhẹ nhàng, bức tranh mùa xuân yên bình qua bài hát Khát vọng mùa xuân của Mô- da.
- Phân biệt và thể hiện được yếu tố dài - ngắn theo yêu cầu của trò chơi âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử/ Ghi ta – Loa Blutooth.
 - Chơi đàn và hát thuần thục bài đọc nhạc/ dữ liệu File âm thanh bài đọc nhạc, chuẩn bị mp4 bài hát Khát vọng mùa xuân 
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK Âm nhạc 1, thanh phách,
III. Tiến trình dạy học:
Nội dung
(Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Ôn đọc nhạc: Những người bạn của Đô – Rê – Mi (10p)
a. Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi 
Đọc nhạc kết hợp với vận động theo nhịp
Hoạt động 2: Vận dụng -Sáng tạo: Nghe và nhắc lại âm thanh
Hoạt động 3: Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Vôn-gang A-ma-đớt Mô-da (15p)
a.Thần đồng âm nhạc Mô-da
b. Nghe bài hát Khát vọng mùa xuân
- GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm mang tên 1 nốt nhạc
- Phổ biến luật chơi: Cô gọi tên nốt nào nhóm đó đứng dạy đọc tên nốt và đưa thế bàn tay đúng tên nốt.
- Từ chậm đến nhanh nhóm nào không phát hiện tên mình hoặc làm sai thế nay là thua yêu cầu hát tặng lớp 1 bài.
(GV đưa nét giai điệu của bài đọc nhạc để ngầm ý ôn đọc nhạc)
- GV gợi ý và hướng dẫn HS đọc nhạc đứng lên , ngồi xuống theo các câu, câu1 : đứng lên (Giai điệu đi lên), câu 2 ngồi xuống (Giai điệu đi xuống).
- Hướng dẫn đọc nhạc vươn tay lên. Hạ tay xuống.
? HS có cách vận động nào khác không?
- Khuyến khích HS sáng tạo và chỉnh sửa góp ý cho phù hợp
-GV hướng dẫn HS quan sát câu 1 (SGK).
- GV thực hiện mẫu và yêu cầu HS nhắc lại
-GV chốt lại các ý kiến và sửa sai cho HS ( nếu cần)
- Quan sát tranh trên bảng/ SGK, 
- GV đàm thoại và gợi mở HS nhận xét và trả lời từng bức tranh
+ Tranh 1: Gia đình Mô- da có truyền thống âm nhạc
 ?Bố, mẹ, chị của Mô- da đang làm gì? (Mẹ cũng là một ca sĩ hát rất hay)
GV chốt nội dung :Bố, chị đang chơi đàn, mẹ đang bế Mô- da.
+ Tranh 2: tài năng của Mô- da được bộc lộ từ bé.
?Mô- da có khả năng đặc biệt như thế nào? 
+ Mô- da biết sáng tác nhạc từ bé và rất chăm tập đàn
GV chốt nội dung: khi Mô- da chơi đàn mọi người chăm chú lắng nghe và thán phục.
+ Tranh 3: Mô- da đang biểu diễn trong Hoàng cung 
? Mọi người đang làm gì khi nghe Mô- da chơi đàn
- GV đọc câu cuối chậm để HS cảm nhận về câu chuyện.
? Em thấy cần học Mô- da đức tính gì ? ( Chăm chỉ)
? Vì sao Mô- da được gọi là thần đồng
GV giải thích: tài năng Mô- da bộc lộ từ rất bé: Biết chơi đàn piano, vi-ô-lông, sáng tác nhạc, đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới
-Giới thiệu: Đây là bài hát do Mô- da sáng tác 
- GV hướng dẫn HS nghe lần 1 mp3, lần 2 mp4
? Bài hát nói về cảnh đẹp mùa nào trong năm ( mùa xuân)
? Tính chất âm nhạc nhẹ nhàng du dương hay nhanh và dữ dội ( nhẹ nhàng du dương)
? Có những hình ảnh nào trong bài hát
Cây lá xanh tươi, chim hót, hoa nở, suối chảy trong lành
? Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát Khát vọng mùa xuân.
*GV khen ngợi động viên HS đã thực hiện tốt các nội dung. Khuyến khích HS kể về nội dung bài học cho người thân cùng nghe. 
- Lắng nghe, quan sát, trải nghiệm và thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Nghe GV hướng dẫn, nghe nhạc và đọc nhạc theo mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn thực hành đọc nhạc theo yêu cầu của GV
-HS đọc kết hợp vỗ tay theo phách/ nhịp.
-Nêu cách vận động phù hợp với bài đọc nhạc theo cách của mình.
-HS quan sát và lắng nghe
-HS thực hiện
-HS tự nhận và nhận xét cho nhóm bạn 
-Quan sát, phát hiện nội dung và tương tác trả lời câu hỏi của GV để khám phá nội dung câu chuyện.
-HS trả lời câu hỏi
-HS trả lời
-Nghe và cảm nhận tính chất âm nhạc, nội dung bài hát.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS lắng nghe
-HS nghe và cảm nhận giai điệu, lời ca của bài hát
-HS trả lời
-HS suy nghĩ và trả lời.
HS tập trung nghe nhạc và cảm nhận bài hát.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4: Hát Xúc xắc xúc xẻ
Vận dụng sáng tạo: Dài- ngắn
I. Mục tiêu: 
Kết thúc bài học, HS sẽ:
 - Nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát thuộc và đúng theo giai điệu lời ca bài hát Xúc xắc xúc xẻ (nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, lời: phỏng đồng dao). Tích cực trình bày bài hát ở các hình thức tốp ca, song ca, đơn ca cùng với nhạc đệm.
- Phân biệt và thực hành trò chơi thể hiện được tính chất dài - ngắn trong âm nhạc qua các trò chơi trong sách. Biết quan sát, liên hệ ngoài cuộc sống các âm thanh có yếu tố dài - ngắn; tích cực chia sẻ những nội dung đã học với bạn bè và người thân.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Trình chiếu Power Point / Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
 - Hát, chơi đàn và đệm thuần thục bài hát: Xúc xắc xúc xẻ
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK Âm nhạc 1
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử/ 
III. Tiến trình dạy học:
Nội dung
(Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn hát: Xúc xắc xúc xẻ (20 phút)
a. Hát kết hợp động tác minh hoạ
b.Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu/ nhạc cụ tự chế
Hoạt động 2: Vận dụng sáng tạo 
Dài- ngắn (15p)
Câu 2: Đọc và thể hiện các âm thanh theo hình
Câu 3 ( SGK) 
Trò chơi: 
 Ai hót dài hơn
- GV chia lớp thành 4 nhóm các nhóm thoả thuận xây dựng động tác minh hoạ cho từng câu hát sau 5 phút chuẩn bị từng nhóm thể hiện.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét và GV chốt các ý kiến.
- Chia lớp thành 2 nhóm các nhóm thoả thuận hình thức trình bày (Thời gian chuẩn bị 5 -7 phút).
+ Nhóm hát nhóm gõ đệm (thanh phách, trống, thước kẻ, vỗ bàn.).
+ Nhóm hát nhóm múa
+ Cả nhóm hát và đi mời các bạn rồng rắn hát lí lắc ngộ nghĩnh đồng dao
- GV khích lệ HS tự nhận xét và nhận xét cho nhóm bạn. GV khen ngợi những ý tưởng mới và sự cố gắng của các nhóm HS.
-GV hướng dẫn quan sát trên bảng/ SGK trang 37
-Giải thích nét kẻ ngang, nét chấm biểu thị cho sự dài - ngắn Đọc lần 1
 Dài ngắn ngắn ngắn
Đọc lần 2
 Hu Cộc cộc cộc
Đọc lần 3: Nhìn bảng/ SGK đọc thể hiện dài, ngắn
- Chia lớp làm 2 nhóm đọc nối tiếp
+ Nhóm 1: dài (đọc hu vỗ tay 4 tiếng)
+ Nhóm 2: ngắn (vỗ tay 3 tiếng vào 3 chữ cộc)
 Hu Cộc cộc cộc
-? Quan sát/ nghe tiếng tàu hoả và mô phỏng dài, ngắn
(Tu uuuuuuu xịch xịch xịch)
- âm thanh gì quanh ta có yếu tố dài ngắn?
-GV yêu cầu HS quan sát tranh, hai dòng nhạc và đánh vần lời ca ở dưới các nốt nhạc
-Đưa hình ảnh 2 chú chim: chim sâu, chim sơn ca
- Cho nghe âm thanh tiếng hót chim sâu đồng thời hình ảnh hiệu ứng chú chim sâu đang hót, tương tự cho nghe tiếng hót chim Sơn ca. Sau đó GV hướng dẫn HS đọc nốt nhạc và lời ca trong hai mẫu âm thanh mô phỏng tiếng chim hót.
? Em hãy mo phỏng lại tiếng hót chim sâu, chim sơn ca
? Nhận xét tiếng hót của 2 chú chim (yếu tố dài ngắn)
-Chia lớp 2 nhóm đại diện tiếng hót 2 chú chim 
+ Từng nhóm hót
+ 2 nhóm kết hợp 
+ 2 nhóm kết hợp theo mẫu
Líu looooooooooooooooooooo
 Chích chích chích chích
-GV đàm thoại và gợi mở, yêu cầu HS suy nghĩ và tìm các âm thanh trong cuộc sống có độ dài ngắn khác nhau
- GV chốt lại các ý kiến sau phương án trả lời của HS:
 Tiếng còi tàu hỏa:
Hu xịch xịch xịch;
Tiếng gà trống gáy: ò ó o o;
 Gà con kêu chiếp chiếp chiếp;
Tiếng còi ô tô: bíp bíp Bippppppppppp..
- Yếu tố dài - ngắn của âm thanh còn rất nhiều VD, các em hãy cùng quan sát, lắng nghe mọi âm thanh quanh ta để tìm hiểu và cảm nhận. Trong âm nhạc cũng vậy yếu tố dài ngắn có vai trò quan trọng để tạo nên những bản nhạc với tính chất âm nhạc khác nhau. 
* GV khen ngợi và khuyến khích HS về nhà chia sẻ nội dung bài hát/ bài đọc nhạc và cùng hát với người thân.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS tự nhận xét và nhận xét cho nhóm bạn
-Nghe GV hướng dẫn, tích cực hoạt động cùng nhóm.
-Phát biểu ý kiến/ ý tưởng thể hiện bài hát cho nhóm/ cặp đôi.
-Cùng luyện tập và thể hiện bài hát với nhóm/ cặp đôi/ cá nhân. 
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS nhận xét các nhóm bạn và rút kinh nghiệm
-Quan sát và thực hành theo sự gợi mở của giáo viên
-HS suy nghĩ và trả lời 
-HS thể hiện
-HS quan sát, đánh vần lời ca 
-HS lắng nghe
-HS thực hiện 
-HS nhận xét và điều chỉnh giọng hát theo đúng mẫu âm.
 -HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Chích, chích
Líu looooooo
-HS lắng nghe và thể hiện 
-HS trả lời
-HS tương tác với GV cùng thể hiện các âm thanh dài- ngắn
 -HS lắng nghe và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_7_chu_de_5_nhip_dieu_mua_xuan_4_tiet.docx