Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12

- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,

- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,

- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng đưới dạng số thập phân.

- GDHS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài.

- Bài tập cần làm Bài 1,2 HSKG làm B3.

 

doc 27 trang Bảo Anh 08/07/2023 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12
TUẦN 12 Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tiết 1	Chào cờ.
Học sinh tập trung dưới cò nghe lớp trực, tổng phụ trách đội, ban giám hiệu nhà trường nhận xét chung các hoạt động trong tuần qua.
Tiết 2	Toán: ( tiết 56
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10,100,1000
I– Yêu cầu cần đạt :Giúp HS 
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng đưới dạng số thập phân. 
GDHS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài.
 Bài tập cần làm Bài 1,2 HSKG làm B3.
Tăng rèn kĩ năng tính toán cho HSDTTS và một số học sinh tính toán chậm.
 II- Chuẩn bị
SGK, giáo án, 
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : 
KT dụng cụ học tập của HS
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng tính 
56,03 x 16 1,234, x 18
- Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học
 b– Hướng dẫn: 
 * Hình thành Qtắc nhân nhẩm1 số thập phân với 10,100,1000
- GV nêu Vdụ 1 : 27,867 x 10 .
+ Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép nhân 
- Cho HS so sánh thừa số thứ nhất (27,867 với tích 278,670) nêu sự giống nhau khác nhau ?
+ GV gợi ý để HS rút ra Qtắc nhân 1 số thập phân với 10.
+ GV nêu lại Qtắc và gọi nhiều HS nhắc lại .
GV viết Vdụ 2 lên bảng :
 53,286 x 100 =?
+ GV hướng dẫn HS các bước tương tự như Vdụ 1 
Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 10,100,1000 
* Thực hành : 
Bài 1 - Cho HS làm bài vào vở ,sau đó đổi vở K tra chéo cho nhau .Gọi 3HS lên bảng
- Gọi các HS khác nhận xét .
Bài 2 : Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm .
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét ,sửa chữa . 
4– Củng cố :
- Nêu Qtắc nhân 1 số thập phân với 10,100,1000,? TB)
- Nhận xét tiết học 
VBT ,SGK
2 HS lên bảng tính
- Nêu quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
- cả lớp nhận xét.
- HS nghe 
 HS theo dõi .
 27,867 .
 x 10
+ Giống : Đều gồm các chữ số 2; 7; 8 ;6; 7.
+ Khác : Dấu phẩy ở tích dịch chuyển sang bên phải 1 chữ số .
- Muốn nhân 1 số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên phải 1 chữ số.
- Muốn nhân 1 số thập phân với 10 ,100, 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải 1,2,3 chữ số .
+ HS nhắc lại .
HS làm bài vào vở ,3 HS lên bảng
a) 1,4 x 10 = 14 ; b) 9,63 x 10 = 96,3 
 2,1 x 100 = 210 ; 25,08 x 100 = 2508 
 7,2 x 1000 = 7200 ; 5,32 x 1000 = 5320
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
10,4dm =104 cm; 0,856 m = 8,56 cm.
12,6m = 1260 cm ; 5,75dm = 57,5 cm .
Tiết 3
TẬP ĐỌC (tiết 23)
MÙA THẢO QUẢ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
* HS (K-G) nêu được tác dụng của cách dùng 2 từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Con chim sẻ nhỏ chết trong hồn cảnh đáng thương như thế nào ?
-Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
- Nhận xét 
- Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Sẻ chết để lại trong tổ những quả trứng. Không bị mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
- Trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa,
nằm trong chăn ấm,tác giả không muốn dậy mở cửa cho sẻ tránh. Tác giả ân hận vì đã ích kỉ, vô tình gây nên hậu quả đau lòng.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Thảo quả là một trong những loại cây quả quý của VN.Rừng thảo quả đẹp như thế nào,hương thơm của thảo quả đặc biệt ra sao, đọc bài Mùa thảo quả của nhà văn Ma Văn Kháng, các em sẽ cảm nhận được điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc. 
- YCHS (K-G) đọc bài.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. 
.L1:Luyện phát âm:Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót.
.L2: giải thích từ ở cuối bài. 
- YCHS luyện đọc theo nhóm 3. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài:
.Nghỉ hơi:Gió thơm/Cây cỏ thơm/Đất trời thơm.
.Nhấn giọng: ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái,đột ngột,
Hoạt động 2:Hướng dẫn học HS tìm hiểu bài.
+ YCHS đọc đoạn 1.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?(TB-K) 
- Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?(K-G)
* Rút từ:Rừng ngập hương thơm.
+ YCHS đọc đoạn 2.
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?(TB-K)
+ YCHS đọc đoạn 3.
- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?(TB-Y) 
- Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp?(TB-K)
 * Rút từ:Đỏ chon chót (Rất đỏ)
- YC 1HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm tìm nội dung của bài?
- Nghe.
- HS đọc cả bài.
+ Đ1:Thảo quả..nếp khăn”.
+ Đ2:Thảo quả không gian”.
+ Đ3:Sự sống....vui mắt.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- HS đọc.
- HS đọc thầm phần chú giải.
- HS đọc theo nhóm 3. 
+ HS đọc đoạn 1.
- Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, mùi thơm rãi theo triền núi, bay vào những thôn xóm, làn gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, hương thơm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
- Từ” hương,thơm” được lăp lại như một điệp từ, có tác dụng nhấn mạnh: hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, có sức lan tỏa rất rộng, rất mạnh và xa.(Lưu ý HS đọc đoạn văn với giọng chậm rãi, êm ái).
+ HS đọc đoạn 2.
- Qua một năm, lớn cao tới bụng,thân lẻ đâm thêm nhiều nhánh, sầm uất, lan tỏa xòe lá, lấn chiếm không gian.
+ HS đọc đoạn 3. 
- Nảy dưới gốc cây. 
- Dưới đáy rừng .nhấp nháy. 
- Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, cả lớp đọc thầm và tìm cách ngắt và nhấn giọng của cả bài.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.Đoạn này nhấn mạnh ở những từ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm,ấp ủ.
- YCHS luyện đọc theo cặp, tổ chức thi đọc. 
- Nhận xét ghi điểm.
- HS thực hiện.
.Đ1:Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả.
.Đ2:Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả như lướt thướt,ngọt lựng,thơm nồng, đất trời, thơm đậm,ủ ấp.
.Đ3:Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín.
- Lắng nghe. 
- HS đọc,1, 2 học sinh đọc diễn cảm.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : “Hành trình của bầy ong”
Tiết 4
Chính tả Tiết 12
 MÙA THẢO QUẢ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 
- Viết đúng CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT(2) b, hoặc BT (3) b.
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II.CHUẨN BỊ:Phiếu học tập để làm BT 2b, BT 3b.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS viết bảng con:cải thiện, khắc phục, suy thối 
- YCHS nhận xét.
- HS viết bảng con.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài Tiết chính tả hôm nay chúng ta viết bài Mùa thảo quả và làm BT phân biệt âm cuối và vần.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- YCHS đọc đoạn viết(TB-Y)
- Nêu nội dung đoạn viết?(TB-K)
- Hướng dẫn HS viết từ khó trong đoạn văn.
- YCHS đọc từ khó(TB-Y).
- GV đọc bài cho hs viết 
- GV đọc lại cho học sinh dò bài.
- GV chữa lỗi và chấm 1 số vở.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2b: 
- YCHS đọc đề (TB-Y).
- Tổ chức trò chơi:Thi viết nhanh.
- GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3b: 
- YC đọc đề (TB-Y).
- YCHS thảo luận nhóm 2.
- GV chốt lại.
- Nghe.
- HS đọc bài.
- Tả hương thơm của thảo quả, sự phát triển nhanh chóng của thảo quả.
- Từ khó: kín đáo; ẩm ướt; mưa rây bụi; khép miệng; bỗng rực lên; chon chót; hắt lên.
- 1HS đọc lại .
- HS viết bài .
- HS dò lại bài.Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi.
- 1HS đọc.
- HS chơi trò chơi: thi viết nhanh.
+ Bát: bát ngát, bát ăn,
+ Bác: chú bác, bác trứng, bác học
+ Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt lưới
+ Mắc : mắc mùng, mắc áo, mắc nợ
+ Tất: tất cả, tất bật, tất nhiên
+ Tấc ; tấc đất, dài một tấc
+ Mứt: hộp mứt, mứt dừa
+ Mức: mức độ, vượt mức, mức ăn. 
- 1HS đọc yêu cầu bài tập đã chọn.
- HS làm việc theo nhóm 2.
- KQ:
+ an/ at: man mát ; ngan ngát ; chan chát ;sàn sạt ; ràn rạt.
+ ang/ac: khang khác ; nhang nhác ; bàng bạc ; càng cạc.
+ ôn/ ôt :sồn sột ; mồn một ; dôn dốt ;
+ un/ ut ;vùn vụt ; vun vút ; ngùn ngụt ;
+ ông/ ôc :xồng xộc ; công cốc ; tông tốc ;..
+ ung/ uc : sùng sục ; trùng trục ; cung cúc ; khùng khục ;.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Tiết 5
Khoa học Tiết 23
SẮT, GANG, THÉP
 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 
- Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép.
* GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên..
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II.CHUẨN BỊ:
	- Hình vẽ trong SGK trang 48 , 49 / SGK.
	- Đinh, dây thép (cũ và mới).	
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
.Kể tên một số đồ dùng bằng tre, mây song mà em biết ? 
.Nêu cách bảo quản tre, mây, song có trong nhà em ?
- Nhận xét.
- Đòn gánh, bộ bàn ghế tiếp khách, rổ, rá, tủ, giá để đồ, ghế
- Không để nơi ẩm mốc, sơn dầu.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Ở mỗi gia đình,ta thường sử dụng một số dụng cụ,máy móc,đồ dùng được làm từ sắt,gang,thép.Vậy nó có từ đâu? Tính chất gì? Cách bảo quản ra sao? Các em cùng tìm hiểu....
2.Các hoạt động :
Hoạt động 1 :Nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.
- YCHS đọc/48 để trả lời các câu hỏi sau : 
+ Trong tự nhiên sắt có ở đâu ?(TB-Y) 
+ Sắt có tính chất gì ?(TB-K)
+Gang và thép đều có thành phần nào chung ?(K-G) 
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào ?(K-G) 
* Kết luận :Trong tự nhiên, sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.Chúng đều là hợp kim của sắt và các-bon.Gang :Cứng , giòn , không thể uốn hay kéo thành sợi.Thép : Cứng,bền , dẻo 
Hoạt động 2 : Công dụng, cách bảo quản sắt, gang, thép.
- GV:Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt thực chất được làm bằng thép .
- YCHS quan sát H/48,49SGK và nêu câu hỏi :
+ Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì ? (TB-Y)
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép ?(TB-Y)
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn ?(TB-K)
* Kết luận: Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như nồi chảo (làm bằng gang); dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy móc, cầu(làm bằng thép)
* GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- YCHS đọc ghi nhớ (TB-Y).
- Nghe.
- HS đọc.
+ Trong tự nhiên, sắt có trong các thiên thạch .
+ Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn dập. Có màu trắng sáng có ánh kim.
+ Thành phần chung là hợp kim của sắt và các-bon.
+ Gang : Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
+ Thép: Cứng, bền , dẻo 
- Nghe.
- HS thực hiện,trình bày, nhận xét.
+ Thép :Đường ray tàu hỏa; lan can nhà ở; cầu ;dao,kéo,dây thép;Các dụng cụ được 
dùng để mở ốc, vít.. 
+ Gang:Nồi 
- Được làm bằng gang : nồi chảo 
- Được làm bằng thép:dao, kéo, cày, cuốc, máy móc, cầu.
- Rửa sạch, cất ở nơi khô ráo.
+ Gang : sử dụng cẩn thận vì chúng dễ vở 
+ Thép :dễ bị gỉ do vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
- HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Đồng và hợp kim của đồng.
..
Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
THỂ DỤC
 ( Giáo viên môn chuyên dạy)
Tiết 2
TOÁN Tiết 57
LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. :Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm
- Giải bài toán có ba bước tính.
Tăng cường tiếng việt, rèn kĩ năng tính toán cho học sinh dân tộc và rèn luyện kĩ năng đọc cho một số học sinh khác.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- Hãy nêu quy tắc nhân nhẩm môt STP với 10, 100,1000,?
- YCHS tính : a) 4,34 x 1000 = 
 b) 3,6 x 10 = - Nhận xét.
- Muốn nhân một STP với 10, 100,1000,ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, chữ số.
- KQ: a) 4340
 b) 36 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học này, chúng ta cùng làm các bài luyện tập về nhân một STP với mọât STN,nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100,1000,
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc bài (TB-Y).
- Nhắc lại cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000?
Bài 2:
- YC đọc đề (TB-Y).
- YCHS nhắc lại phương pháp nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GV chốt lại: Lưu ý học sinh ở thừa số thứ hai có chữ số 0 tận cùng.
Bài 3:
-YC HS đọc bài (TB-Y).
-YC HS phân tích đề – nêu cách giải. 
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn người đó đi được tất cả bao nhiêu km ta làm sao?
+ Quãng đường người đó đi trong 3 giờ đầu biết chưa? Muốn tính ta làm thế nào?
+ Quãng đường người đó đi trong 4 giờ tiếp theo biết chưa? Muốn tính ta làm sao?
- GV chốt lại.
Tóm tắt:
 1 giờ đầu : 10,8 km
 3 giờ đầu :  km?
 1 giờ sau : 9,52 km
 4 giờ sau : ..km?
 Quảng đường:.km?
Bài 4:(Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc bài.
- YCHS phân tích đề - nêu cách giải.
- Nghe.
- HS đọc.
- 1HS nhắc lại,trả lời miệng
- KQ: a)14,8 ;155 ; 512 ;90 ; 2571 ;1000.
 b) 80,5 ; 805 ; 8050 ; 80500.
 - HS đọc đề.
 - HS làm bài bảng con.
- Hạ số 0 ở tận cùng thừa số thứ hai xuống sau khi nhân.
- KQ: a) 384,50 ; b) 10080,0 
 c) 512,80 ; d) 49284,00
- HS đọc đề.
- HS phân tích.
+ Người đó đi được tất cả bao nhiêu km?
+ Lấy quãng đường người đó đi trong 3 giờ đầu cộng quãng đường người đó đi trong giờ 4 giờ tiếp theo. 
+ Chưa.Quãng đường người đó đi được ở mỗi giờ đầu nhân 3.
+ Chưa.Quãng đường người đó đi được ở mỗi giờ tiếp theo nhân 4.
- HS làm bài.
 Bài giải 
Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là
10,8 x 3 = 32,4 (km)
Quãng đường người đó đi được trong 4 giờ tiếp theo là :
9,52 x 4 = 38,08 (km)
Quãng đường người đó đi được là:
32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
Đáp số : 70,48 km
- HS đọc đề.
- HS làm bài.
 Bài giải
Nếu x = 0 thì 2,5 x 0 < 7
Nếu x = 1 thì 2,5 x 1 < 7
Nếu x = 2 thì 2,5 x 2 < 7
Nếu x = 3 thì 2,5 x 3 > 7 
Vậy x = 0,1,2 thì 2,5 x x < 7
Gv gọi HSDTTS đọc lại các yêu cầu và rèn kĩ năng tính toán.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Nhân một số thập với một số thập phân “
Tiết 3
Luyện từ và câu Tiết 23
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
* HS (K-G) nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.
* GDBVMT: GD lòng yêu quí ,ý thức bảo vệ môi trường.Từ đó có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II.CHUẨN BỊ:Bảng phụ - Từ điển Tiếng Việt.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?
- Đặt 1 câu có dùng cặp từ chỉ quan hệ và cho biết cặp từ đó biểu thị ý gì?
- Nhận xét.
-  là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- Nếu trời mưa thì em sẽ đến lớp muộn. ( nếu thì.) biểu thị giả thiếtkết quả.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong số những từ ngữ gắn với chủ điểm”Giữ lấy màu xanh, bảo vệ môi trường”,có một số từ ngữ gốc Hán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được nghĩa của từ ngữ đó.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS đọc bài (TB-Y).
- YCHS thảo luận nhóm 2.
Bài 2:(không làm)
- YCHS đọc bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2.
- GV chốt lại.
- HS (K-G) giải nghĩa từ
.Bảo tồn: giữ cho nguyên vẹn
.Bảo tồn: giữ lại không để mất đi
.Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ
.Bảo vệ: chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
.Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hao
Bài 3:
- YCHS đọc bài.
- YCHS làm bài cá nhân.
* GDBVMT: GD lòng yêu quí, ý thức bảo vệ môi trường và có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh
- Lắng nghe. 
- HS đọc.
- HS trao đổi nhóm 2.Đại diện nhóm nêu.
+ Giống: Cùng là các yếu tố về môi trường.
+ Khác: 
- Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
- Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên:khu vực trong đó các loài cây, con vật, và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài.
- KQ: A1 – B2 ; A2 – B1 ; A3 – B3.
- HS đọc.
-HS trao đổi nhóm 2.Đại diện nhóm nêu.
.VD: bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản, bảo tàng, bảo tồn, bảo trợ, bảo vệ .
.Đảm bảo:làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được
.Bảo hiểm: trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
.Bảo tàng: nơi giữ những tài lệu, hiện vật lịch sử.
- HS đọc.
- HS làm bài cá nhân.
- KQ : giữ gìn, gìn giữ.
.VD:. Chúng em giữ gìn môi trường .
 .Chú bảo vệ trường em rất chăm chỉ. 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Luyện tập quan hệ từ”
Tiết 4
KỂ CHUYỆN. ( TIẾT 12)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường .
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe và đã được đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
* GDBVMT: Qua từng câu chuyện giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II.ĐDDH:HS chuẩn bị câu chuyện với nội dung bảo vệ môi trường.
III.Hoạt động dạy học:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện ‘ Người đi săn và con nai”
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét - ghi điểm. 
- HS lần lượt kể lại chuyện.
- Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:“Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
- YC S đọc yc đề (TB-Y).
- GV hướng dẫn HS gạch dưới ý trọng tâm của đề bài.
- YCHS đọc gợi ý SGK.
- YCHS chọn câu chuyện em sẽ kể. Đó là truyện gì? Em đọc truyện ấy ở đâu hoặc nghe truyện ấy ở đâu?
Hoạt động 2:Thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- YCHS thực hành kể trong nhóm 4.
- Tổ chức kể trước lớp (1-2 HS)
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Cả lớp chọn câu chuyện có nội dung hay nhất.
* GDBVMT:. Qua từng câu chuyện giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề bài, gạch chân trọng tâm.
- HS đọc gợi ý 1,2 ,3.
- HS suy nghĩ chọn nhanh nội dung câu chuyện, nêu tên câu chuyện vừa chọn.
- HS lập dàn ý, tập kể theo từng nhóm.
- Mỗi nhóm cử lần lượt các bạn thi đua kể (kết hợp động tác, điệu bộ).Các nhóm khác nhận xét cách kể và nội dung câu chuyện.
- Nhận xét nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. HS cần nêu lên ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : nhớ và kể lại được một hành động dũng cảm BVMT em đã thấy một việc làm tốt em hoặc người xung quanh đã làm để GDBVMT.
Tiết 5
ÂM NHẠC.
(Giáo viên môn chuyên dạy)
..............................................................................................
 Thứ tư ngày 20 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
Toán Tiết 58
 NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :Biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Phép nhân 2 STP có tính chất giao hoán.
-Tăng rèn kĩ năng tính toán cho HSDTTS và một số học sinh tính toán chậm.
II.CHUẨN BỊ:Bảng hình thành ghi nhớ, phấn màu.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS đặt tính rồi tính:
 a) 12,6 x 80 =
 b) 25,71 x 40 =
- Nhận xét 
- HS tính : 
a) 1008 
b) 10284
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
2.Hướng dẫn HS nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
a)VD 1:
- YCHS nêu ví dụ như SGK.
- Muốn tình DT mảnh vườn ta làm như thế nào?(TB-Y)
- GV ghi bảng : 6,4 x 4,8 = ?
- YCHS thực hiện phép nhân.
- GV:Có thể tính số đo chiều dài và chiều rộng bằng dm.
- GV thực hiện phép nhân.
 6,4
 x 4,8
 5 1 2
 2 5 6
 3 0,7 2
-YCHS nêu nhận xét cách nhân qua vd1
b)VD 2 : 
- YCHS thực hiện phép nhân 4,75 ´ 1,3
- Muốn nhân một STP với 1 STP ta làm như thế nào? 
- GV chốt lại:
+ Nhân như nhân số tự nhiên.
+ Đếm phần thập phân cả 2 thừa số.
+ Dùng dấu phẩy tách ở phần tích chung
(kể từ phải sang trái).
3.Thực hành:
Bài 1: 
- YCHS đọc yc bài(TB-Y)
- YCHS thực hiện bảng con
- YCHS nêu lại phương pháp nhân.
Bài 2:
-YC HS đọc yc bài (TB-Y)
- YCHS thực hiện SGK.
- Qua BT này em có nhận xét gì ?(TB-K) 
- GV chốt lại: tính chất giao hoán.
- YCHS nêu kết quả BT 2b.
Bài 3:(Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc bài(TB-Y)
- YCHS tóm tắt, giải.
Tóm tắt:
 Chiều dài :15,62 m
Chiều rộng : 8,4 m
Chu vi :  m?
Diện tích :. m2?
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Lấy chiều dài x chiều rộng.
- HS thực hiện tính.
	6,4 m = 64 dm
	4,8 m = 48 dm
	64 ´ 48 = 3072 dm2 
	 = 30,72 m2
Vậy: 6,4 ´ 4,28 = 30,72 m2
-HS nêu : nhân - đếm - tách.
- HS thực hiện,1HS sửa bài trên bảng.Cả l lớp nhận xét.
- HS nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
- HS lần lượt lặp lại ghi nhớ.
- HS đọc.
- HS làm bài . 
- HS nêu.
- KQ: a)38,70 ;b)1,128 ;c)1,128 ;d)35,2170 
- HS đọc.
- HS làm bài vào SGK , 1HS làm việc trên phiếu trình bày kết quả .
 a
 b
 a x b
 b x a
 2,36
 4,2
 14,112
 14,112
 3,05 
 2,7 
 8,235
 8,235
- Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi:a x b = b x a
- HS trả lời miệng kq.
- HS đọc.
- HS làm bài.	
 Bài giải
Chu vi vườn cây là :
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04(m)
Diện tích vườn cây là :
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
Đáp số : 48,04 m
131,208 m2
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Tiết 2
Tập đọc Tiết 24
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. 
- Hiểu được những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
* HS (K-G) thuộc và đọc diễn cảm toàn bài.
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II. CHUẨN BỊ:Bức tranh minh hoạ SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? 
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
- Nhận xét 
- Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, mùi thơm rãi theo triền núi, bay vào những thôn xóm, làn gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, hương thơm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
- Qua một năm, - lớn cao tới bụng - thân lẻ đâm thêm nhiều nhánh - sầm uất - lan tỏa - xòe lá - lấn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :Tiết tập đọc hôm nay chúng ta học bài Hành trình của bầy ong.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc.
- YC 1HS đọc bài đọc (K-G). 
- Bài đọc chia làm mấy đoạn? 
- YCHS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài . 
.L1:Luyện phát âm: cánh đẫm, thăm thẳm, rong ruổi.
.L2: giải nghĩa các từ ở cuối bài. 
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Khổ 1:
- Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?(TB-K)
*Rút từ : hành trình.
+Khổ 2 , 3:
-Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
(TB-K) 
* Rút từ:thăm thẳm, bập bùng.
- Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
(TB-K)
• 
- Em hiểu nghĩa câu thơ: “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?(K-G)
+ Khổ 4:
- Qua hai câu thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì về công việc của loài ong?
(K-G)
- YCHS đọc toàn bài tìm nội dung của bài (K-G)?
- Lắng nghe. 
- HS đọc. 
- 4 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu  sắc màu.
+ Đ 2: Tìm nơi  không tên.
+ Đ 3: Bầy ong mật thơm 
+ Đ 4: Phần còn lại.
- 4HS đọc (2 lượt).
- 1HS đọc. 
- 1HS đọc phần chú giải. 
- HS đọc theo cặp .
+ HS đọc khổ 1.
- Đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là nẻo đường xa - bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
+ HSđọc khổ 2 , 3
- Ong rong ruổi trăm miền : nơi rừng sâu, nơi biển xa, nơi quần đảo .
.Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
.Nơi biển xa: có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa .
.Nơi quần đảo : có loài hoa nở như là không tên.
- Đến nơi nào bầy ong chăm chỉ giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
+ HS đọc khổ 4.
- Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ và lớn lao: ong giữ lại cho con người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại không phai tàn.
- Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, cả lớp theo dõi tìm đúng giọng đọc của bài thơ.
- GV đọc mẫu.
- YCHS nhẩm đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. 
(K-G) thuộc và đọc diễn cảm tồn bài
- Học thuộc bài thơ.
- 4HS nối tiếp nhau đọc. 
Giọng đọc nhẹ nhàng trìu mến, ngưỡng mộ, nhịp thơ chậm rãi, dàn trải, tha thiết.
- HS luyện đọc theo cặp 
- Thi đọc diễn cảm ,HTL 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Vườn chim”.
Tiết 3
Tập làm văn Tiết 23
CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 
- Nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của bài văn tả người (ND ghi nhớ).
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. 
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II.CHUẨN BỊ: Tranh phóng to của SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Hãy nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học?
- Nhận xét 
- MB:Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- TB:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- KB:Nêu cảm nghĩ của người viết.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay chúng ta chuyển sang một thể loại mới đó là văn miêu tả. Qua bài cấu tạo của bài văn tả người.
2.Hướng dẫn học nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
Bài 1:
- YCHS quan sát tranh minh họa.	
- YCHS đọc bài (K-G)
- YCHS thảo luận nhóm 4.
+ Xác định phần MB và giới thiệu bằng cách nào?
+ Ngoại hình của A Cháng có nét gì nổi bật?A Cháng là người như thế nào?
+ Tìm kết bài và nêu ý chính của nó?
+ Em có nhận xét gì về cấu tạo bài văn tả người?
3.Thực hành:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- Gợi ý:Lập dàn ý có ba phần - Mỗi phần đều có tìm ý và từ ngữ gợi tả.
- YCHS làm bài.
- YCHS trình bày,nhận xét.
* Kết luận:Tả người đủ 3 phần.Phần TB nêu 
những nét nổi bật về hình dáng,tính tình,hoạt động.Chi tiết miêu tả cần lựa chọn kĩ. 
-HS nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc bài Hạng A Cháng.
- HS trao đổi theo nhóm 4 những câu hỏi SGK. Đại diện nhóm phát biểu.
+ Mở bài:Giới thiệu Hạng A Cháng – chàng trai khỏe đẹp trong bản.
+ Thân bài: Những điểm nổi bật.
.Thân hình:Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim – bắp tay và bắp chân rắn chắc như gụ, vóc cao – vai rộng người đứng như cái cột vá trời, hung dũng như hiệp sĩ.
.Tính tình:Lao động giỏi-cần cù-say mê lao động.
+ Kết bài:Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng.
+ HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc.
- HS lập dàn ý tả người thân trong gia đình em.
- HS nhận xét.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết).
Tiết 4
Khoa học Tiết 24
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 
- Nhận biết 1 số tính chất của đồng.
- Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát nhận biết 1 số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản của chúng.
	* GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Tăng cường rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc và một số học sinh khác.
II.CHUẨN BỊ: 
- Hình vẽ trong SGK trang 50, 51/ SGK .
- Một số dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- Nêu tính chất của sắt, gang và thép ? 
-Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì?
- Nhận xét.
- Sắt có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, màu trắng sáng có ánh kim.
- Gang rất cứng giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
- Thép có tính chất bền cứng dẻo 
+ Gang làm nồi.
+ Thép làm đường ray, lan can nhà ,cầu, dao ,kéo
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Đồng là một kim loại được sử dụng rộng rãi.Đồng dùng để làm gì ? Cách bảo quản như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu đồng và hợp kim của đồng.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Quan sát và nêu tínhchất 
của đồng:
- YC cả lớp để sợi dây đồng, mô tả màu sắc, độ sáng,tính chất..thảo luận nhóm 4. 
- YC đại diện nhóm trình bày,nhận xét.
* Kết luận:Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
Hoạt động 2:Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng:
- GV phát phiếu học tập,YCHS làm việc theo chỉ dẫn trong SGK/50 và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
* Kết luận: Đồng là kim loại.Đồng-thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng.
Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm từ đồng và cách bảo quản. 
- YCHS chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình/50 , 51 SGK.
- Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?
* Kết luận:Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biểnCác hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như : nồi, mâm, các nhạc cụ, kèn, cồng, chiêng hoặc để chế tạo vũ khí, tạc tượngCách bảo quản: thỉnh thoảng người ta dùng thuốc để lau chùi.
* GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- YC HS đọc ghi nhớ (TB-Y).
- Nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quansát các dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
 Phiếu học tập
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Có màu đỏ nâu có ánh kim. Dễ dát mỏng và kéo thành sợi. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng.
- HS quan sát, trả lời.
- Súng, đúc tượng, nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng
- Nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_12.doc