Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14

- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.Vận dụng trong giải toán có lời văn.

- Làm BT 1 ; 2 . * Bài 3 dành cho HS khá giỏi.

- Giáo dục học sinh tính cẩm thận, yêu thích môn toán.

- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.

II. Chuẩn bị: + GV: Phấn màu.

 

doc 31 trang Bảo Anh 08/07/2023 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14
TUẦN 14 Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2019
Tiết 1
Chào cờ.
Học sinh tập trung dưới cò nghe lớp trực, tổng phụ trách đội, ban giám hiệu nhà trường nhận xét chung các hoạt động trong tuần qua.
Tiết 2
TCT:66 TOÁN 
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.Vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm BT 1 ; 2 . * Bài 3 dành cho HS khá giỏi.
- Giáo dục học sinh tính cẩm thận, yêu thích môn toán.
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II. Chuẩn bị: + GV: Phấn màu.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
* GTB: Chia số tự nhiên cho số tự nhiên. Thương tìm được là số thập phân.
v	Hoạt động 1: Bài mới
Ví dụ 1: Cái sân hình vuông có chu vi 27 m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét ?
? Muốn tìm cạnh của cái sân ta làm như thế nào ?
	Ghi: 	27 : 4 = ? (m)
- Cho HS tự đặt tính và tìm kết quả
- Hướng dẫn HS đánh dấu phẩy vào bên phải thương, thêm 0 vào số dư để tiếp tục chia.
- Nhận xét và chốt 
Ví dụ 2 : 43 : 52 = ?
? Em có nhận xét gì về phép chia trên ? 
- Hướng dẫn HS chuyển 43 thành 43,0 và ta có phép chia 43,0 : 52
- Yêu cầu HS thực hiện phép chia
- Nhận xét và kết luận
? Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào ?
Giáo viên chốt lại, treo ghi nhớ và nhấn mạnh các thao tác viết dấu phẩy vào thương và thêm 0 vào số dư.
v	Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Quan sát các em làm bài.
- Nhận xét chung
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
Quan sát HS làm bài, gợi ý cho những HS yếu
- Tóm tắt: 25 bộ	: 70 m
 6 bộ :  m ?
- Nhận xét.
Bài 3: (K,G)
Giáo viên gợi ý cho những em yếu lấy tử số chia mẫu số.
- Nhận xét và kết luận
4. Củng cố.
- Gọi 1 học sinh nhắc lại quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là số thập phân.
5. Nhận xét - dặn dò: 
Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- Nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
- 2 em sửa bài 1, 2 
Lớp nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài
- Cá nhân, lớp.
- Nghe và nhắc lại
+ Ta lấy 27 : 4
- HS tính : 27 : 4 = 6 (m) dư 3 m
- Trình bày lại cách làm, lớp nghe và nhận xét
+ Có số chia lớn hơn số bị chia
- 	Học sinh thực hiện, 1 em lên bảng 	
 - Trình bày cách làm trước lớp
- 1 số em trả lời
Dựa vào ví dụ, nêu ghi nhớ như SGK.
- 1 số em đọc ghi nhớ.
- Cá nhân, lớp.
1 em nêu yêu cầu
Học sinh tự đọc đề và làm bài vào bảng con.
2 em lên bảng sửa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài và trình bày kết quả.
- Học sinh nêu lại cách làm, lớp nhận xét
- Cá nhân, lớp.
- 1 em đọc đề 
Tự làm bài, 1 em lên bảng sửa bài:
Giải 
Số vải may một bộ quần áo là:
70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 X 6 = 16,8 (m)
Đáp số : 16,8 m
Cặp, lớp
- 1 em nêu yêu cầu
- Thảo luận cách làm bài: Lấy tử số chia cho mẫu số
- Tự làm bài. 
- 3 em lên thi đua làm bài 
- Nêu cách làm, nhận xét
-Học sinh nhắc lại quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là số thập phân.
Tiết 3
TCT: 27 : TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân lời người kể và các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện ; Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- Giáo dục HS nhân hậu, thật thà, biết quan tâm tới mọi người.
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài phóng to; ảnh giáo đường (nếu có)
III. Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét 
3. Bài mới :
 * GTB: Chuỗi ngọc lam
- Đọc một phần, gọi 1 em đọc tiếp (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ; đọc phân biệt lời các nhân vậ).
- Chia bài làm 2 đoạn lớn: 
+ Đoạn 1: từ đầu đến người anh yêu quý
+ Đoạn 2 : còn lại.
? Câu chuyện có mấy nhân vật ? 
- Treo tranh và giới thiệu : Gioan say mê ngắm chuỗi ngọc lam bày sau tủ kính; 
Pi – e nhìn cô bé từ sau quầy hàng.
a) Đoạn 1:
- Chia làm 3 đoạn nhỏ để cho HS luyện đọc 
+ đoạn 1 : từ đầu đến xin chú gói lại cho cháu.
+đoạn tiếp đến đùng đánh rơi nhé.
+ đoạn còn lại 
- Theo dõi, nhận xét và kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, giải nghĩa từ.
* Nêu câu hỏi tìm hiểu đoạn 1:
+ Câu hỏi 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
+ Câu hỏi 2: Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không ?
+ Câu hỏi thêm : Chi tiết nào cho biết điều đó ?
Đoạn 1 thể hiện điều gì ?
* Luyện đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một số câu hỏi, kể, cảm và lời nhân vật.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
b) Đoạn 2:
* Chia thành 3 đoạn nhỏ cho HS luyện đọc 
Đoạn tiếp đến phải
+ Đoạn tiếp theo đến bằng toàn bộ số tiền em có. 
+ Đoạn còn lại : 
- Kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ ngữ khó.
- Quan sát HS luyện đọc theo cặp
* Cho HS thảo luận nhóm bàn và trả lời:
+ Câu hỏi 3: Chị của cô bé tìm gặp Pi – e làm gì ?
+Câu hỏi 4:Vì sao Pi – e nói rằng em bé trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
+Câu hỏi bổ sung : Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này 
? Đoạn 2 nói lên gì ?
* Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 
- Gợi ý và hướng dẫn HS thể hiện giọng cho diễn cảm.
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc tốt nhất.
4. Củng cố 
- Tóm tắt nội dung bài : Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng : chị thay mẹ nuôi em từ bé, 
Câu chuyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì ?
5. Nhận xét, dặn dò :
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 em đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
- Nghe và ghi tên bài
- 1 em đọc cùng GV, cả lớp theo dõi
- Nghe và nắm các đoạn của bài
+ Có ba nhân vật : chú Pi – e; cô bé và chị cô bé.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nghe và nắm các đoạn nhỏ.
- 2 tốp, mỗi tốp 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn , cả lớp theo dõi và nhận xét
- Luyện đọc theo cặp
+  tặng chị nhân ngày lễ nô- en. Đó là người chị thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
+ Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi – e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi rỡ mảnh giấy ghi giá tiền
+ Cuộc đối thoại giữa Pi – e và cô bé.
- 3 em đọc theo vai, lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 số em đọc các câu cảm, hỏi và lời nhân vật.
- 2 tốp, mỗi tốp 3 em thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn nhỏ của đoạn 2, lớp theo dõi và nhận xét.
- Luyện đọc theo cặp
-Nhóm bàn, cả lớp.
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi – e để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi – e không? Pi – e bán cho cô bé với giá tiền là bao nhiêu ?
+ Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền cô dành dụm được. 
 + Các nhân vật trong câu chuyện đều là người tốt, họ biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui. Hạnh phúc cho nhau.
+ Cuộc đối thoại giữa Pi – e và chị cô bé
- 3 em phân vai đọc diễn cảm đoạn 2 lớp theo dõi, nhận xét
- Nghe GV đọc mẫu
- Nêu cách đọc.
- 1 em đọc lại
- Cả lớp luyện đọc theo cặp
- 2 tốp thi đọc diễn cảm đoạn 2
- Lắng nghe
- 3 em đọc lại toàn bài theo vai.
+ Ca ngợi những nhân vật trong truyện đều là người tốt có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
Tiết 4
TCT:14 CHÍNH TẢ
Nghe – viết : CHUỖI NGỌC LAM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe và viết đúng chính tả, một đoạn văn trong bài “ Chuỗi ngọc lam”.
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu ;Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn: tr/ch hoặc ao/au
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ, giấy lớn để HS làm bài
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét 
3. Bài mới: 
* GTB: Nghe – viết : Chuỗi ngọc lam
Phân biệt âm đầu tr/ch, vần ao/au
v	Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả.
Nội dung đoạn đối thoại là gì ?
-Yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết.
- Đọc cho HS viết
Đọc chính tả
Đọc lại cho HS soát lỗi
- Giáo viên chấm chữa bài, nhận xét
vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
Yêu cầu học sinh đọc bài 2.
Phát phiếu cho HS tìm từ có ghi sẵn trên phiếu.
- Em nào xong trước sẽ được quyền đọc lên cho cả lớp sửa:
- Nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 3:
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố.
- Thi đua tìm từ láy có tr / ch
Giáo viên nhận xét.
5. Nhận xét – dặn dò: 
Về nhà làm bài tập 3 vào vở.
Chuẩn bị: “Buôn Chư lênh đón cô giáo”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- 2 em lên bảng viết những từ có vần uôt/uôc, cả lớp viết vào bảng con
- Nghe và ghi tên bài
- Lớp, cá nhân.
- Lắng nghe.
1 học sinh đọc lại bài chính tả 
+ Chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền từ con lợn dành dụm để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
- Đọc thầm và nêu từ khó : lúi húi, rạng rỡ, 
- Luyện viết từ khó trên bảng lớp và bảng con
Học sinh viết bài
- Soát lỗi
Học sinh đổi tập sửa bài.
- Cá nhân, lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
Thi viết nhanh các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu.
+ tranh ảnh, bức tranh, tranh giành- quả chanh, chanh chua, lanh chanh; trưng bày, đặc trưng – bánh chưng, chưng cất; trúng đích, bắn trúng – chúng ta, chúng mình; leo trèo, trèo cây – hát chèo, chèo đò,
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
Nhận xét, sửa bài
1 em đọc lại đoạn văn vừa điền từ
Tìm từ láy có âm tr/ ch 
Tiết 5
TCT:27 : Khoa học
GỐM XÂY DỰNG : GẠCH , NGÓI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết 1 số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên 1 số loại gạch ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát nhận biết 1 số vật liệu xây dựng: gạch ngói.
* GDBVMT:Ý thức bảo vệ môi trường.
* SDNLTK&HQ: - Khi sản xuất gốm, gạch, ngói, con người đã đốt than ( nhiên liệu hóa thạch ) tạo ra khí nitơ ôxit ( N2O ), đây là khí gây hiệu ứng nhà kính ( làm trái đất nóng lên ).
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II.CHUẨN BỊ:Tranh trong SGK, vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nêu tính chất của đá vôi?
- Đá vôi thường được dùng để làm gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Đá vôi vôi cứng. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt.
- Lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,..
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Chúng ta sẽ làm quen với một loại vật liệu dùng để xây dựng hay trang trí.Làm thế nào để phân biệt gạch ngói với đồ sành sứ? Gạch ngói có tính chất ra sao?Ta cùng tìm hiểu qua bài:Gốm xây dựng: gạch, ngói.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch ngói.
- Kể tên một số đồ gốm mà em biết ?(TB-Y) 
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
- Gạch, ngói khác các đồ sành, sứ ở điểm nào?
*Kết luận:Các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ đều được gọi là đồ gốm.
Hoạt động 2: Kể tên 1 số loại gạch ngói và công dụng của chúng.
- YCHS quan sát tranh H1,2 và thảo luận nhóm 4 nêu tên một số loại gạch và công dụng của nó.
- YCHS nhận xét và chốt lại.
- YCHS quan sát hình 4c, nêu câu hỏi:Để lợp mái nhà ở hình 5, hình 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4?
* Kết luận: Có nhiều loại gạch và ngói.Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà. Ngói dùng để lợp mái nhà.
Hoạt động 3: Tính chất của gạch, ngói.
- YCHS từng nhóm quan sát viên gạch theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau: 
+ Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói em thấy như thế nào?
+ Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Giải thích tại sao có hiện tượng đó?
• 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc ngói?
+ Gạch, ngói có tính chất gì?
* Kết luận:Gạch, ngói có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí, dễ thấm nước và dễ vỡ.
- YCHS đọc Bạn cần biết.
* GDBVMT:Ý thức bảo vệ môi trường.
* SDNLTK&HQ: - Khi sản xuất gốm, gạch, ngói, con người đã đốt than ( nhiên liệu hóa thạch ) tạo ra khí nitơ ôxit ( N2O ), đây là khí gây hiệu ứng nhà kính ( làm trái đất nóng lên ).
- Nghe.
- Lọ hoa, bát, đĩa, ấm chén, khay đựng hoa quả, tượng, chậu cây cảnh
- Tất cả các loại đồ gốm được làm bằng đất sét. 
- Gạch ngói được làm bằng đất sét, sành sứ là những đồ gốm được tráng men.
- HS nêu, nhóm ghi lại vào phiếu.Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
Hình 
 Công dụng 
 1
Dùng để xây tường 
 2a
Dùng để lát sân hoặc vỉa hè 
 2b
Dùng để lát sàn nhà 
 2c
Dùng để ốp tường 
 5 
Dùng để lợp mái nhà 
- Mái nhà ở H5 được lợp bằng ngói ở H 4c 
- Mái nhà ở H6 được lợp bằng ngói ở hình 4a 
-HS thực hành theo nhóm 4.Đại diện nhóm trình bày .Nhận xét, bổ sung. 
+ Thấy có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. 
+ Một số bọt nhỏ từ viên gạch tốt ra, nổi lên mặt nước.
+ Nước tràn vào các lỗ nhỏ li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí tạo thành các bọt khí .
+ Gạch vỡ ..
+ Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ .
- HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : “ Xi măng.”
..
Thư ba ngày 03 tháng 12 năm 2019 
Tiết 1
THỂ DỤC.
(Giáo viên môn chuyên)
Tiết 2
TCT:67: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân. Vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm BT 1 ; 3 ; 4 . HS khá giỏi làm BT 2 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II.Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: bảng con, SGK.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Nhận xét.
3. Bài mới:
* GTB: Luyện tập.
Bài 1:	
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu 
+ Trong biểu thức có phép tính chia với cộng hoặc chia với trừ ta thực hiện thế nào ? 
a) 5,9 : 2 + 13,06 b) 35,04 : 4 – 6,87
- Quan sát HS làm bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 2: ( khá giỏi )
3,8 x 0,4 = 3,32
 3,8 x 10 : 25 = 3,32
- Hãy so sánh kết quả của hai biểu thức trên.
? Qua bài tập trên em rút ra điều gì ?
- Nhận xét và chốt
- Tương tự với các phần còn lại
 Bài 3:
Tóm tắt: Dài: 24m
 Rộng: dài
 Tính chu vi và diện tích
- Quan sát các em làm bài, hướng dẫn cho HS yếu
- Nhận xét chung
 Bài 4:
- Quan sát các em làm bài, hướng dẫn cho HS yếu
4. Củng cố
Nhắc lại nội dung luyện tập.
5. Nhận xét - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Chia một số tự nhiên cho một số thập phân”. 
Nhận xét tiết học.
Hát 
- 2 em nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân mà thương tìm được là một số thập phân
2 em sửa bài 1, 3.
Lớp nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài
- Cá nhân, lớp.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Ta thực hiện chia trước ; cộng trừ sau.
Học sinh làm bài.
4 học sinh lên thi đua sửa bài.
a) 5,9 : 2 + 13,06 b) 35,04 : 4 – 6,87
 = 2,95 + 13,06 = 8,76 – 6,87
 = 16,01 = 1,89
 c) 1,67 d) 4,38
Cả lớp nhận xét, 1 em nhắc lại cách làm.
Cặp
- 1 em nêu yêu cầu
- Tự tính và trao đổi kết quả, 2 em lên bảng
HS 1: 3,8 0,4 = 3,32
HS 2: 3,8 10 : 25 = 3,32
+  bằng nhau
+ Vậy 10 : 25 = 0,4 ( nhân một số với 0,4 ta có thể lấy số đó nhân với 10 rồi chia cho 25)
1 em đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
1 em nêu tóm tắt.
Tự làm bài.
Bài giải
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là
 Chu vi mảnh vừơn hình chữ nhật là
( 24 + 9,6 ) 2 = 67,2(m)
Diện tích mảnh vườn là
24 9,6 = 230,4 (m2)
Đáp số : 67,2 m và 230,4 m2
- Cả lớp nhận xét 
1 em đọc đề – Nêu cách làm
Làm bài và sửa bài
Bài giải
 Quãng đường xe máy đi trong một giờ là: 93 : 3 = 31 (km)
Quãng đường ô tô đi trong một giờ là: 
103 : 2 = 51,5 (km)
Trong một giờ ô tô hơn xe máy là :
51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số : 20,5 km
Lớp nhận xét. 
- 1 số em nhắc lại kiến thức vừa ôn luyện
Tiết 3
TCT:27 :LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng trong đoạn văn; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học; tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu; thực hiện được yêu cầu của bài tập 4.
- Làm BT 1 ; 2 ; 3 . HS khá giỏi làm BT 4 
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to phô tô nội dung bảng từ loại; giấy khổ lớn để HS làm bài.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập về quan hệ từ.
• 
-• Nhận xét.
3. Bài mới: 
* GTB: Ôn tập về từ loại
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- Gọi 1 học sinh trình bày định nghĩa về danh từ chung, danh từ riêng.
? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng ?
- Đưa ra bảng danh từ chung, riêng.
* Lưu ý: bài có nhiều danh từ chung: tìm được 3 danh từ là đạt yêu cầu.
 - Nhận xét – chốt lại.
Bài 2:
- Quan sát các nhóm làm bài
- Gv gọi học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học – học sinh nhắc lại
- Gv chốt lại và dán phiếu ghi nội dung cần ghi nhớ lên bảng- gọi 1 học sinh đọc lại.
Bài 3:
Thế nào là đại từ ?
- Nhận xét chung.
Bài 4:
- Gọi hs đọc yêu cầu BT 4
- Theo dõi HS làm bài, gợi ý cho những em yếu và trung bình
Nhóm 1:
- Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu.
Ai làm gì?
Nhóm 2:
Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu. Ai thế nào?
Nhóm 3:
Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu.Ai là gì?
Nhóm 4:
Danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu ai là gì?
- Nhận xét chung.
4. Củng cố.
- Cho hs nhắc lại quy tắc về DT chung và DT riêng 
- Đại từ xừng hô 
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
5. Nhận xét - dặn dò: 
Về nhà ôn lại bài
Chuẩn bị: “Tổng kết từ loại (tt)”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Học sinh đặt câu có quan hệ từ: vì  nên, nếu  thì, tuy  nhưng, chẳng những  mà còn.
- Nhận xét
- Nghe và ghi tên bài
- Cả lớp, cá nhân
- 1 em nêu yêu cầu bài 1, cả lớp đọc thầm
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật
+ Danh từ riêng là tên riêng của một loại sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa.
- 1 em đọc lại
- Cả lớp làm bài tập, 2 em làm vào phiếu lớn.
- 1 số em trình bày : Danh từ riêng : Nguyên; Danh từ chung : giọng, chị gái, hàng, nước mắt, 
- Cả lớp nhận xét và sửa bài.
- Nhóm bàn
1 em đọc yêu cầu bài 2.
+ Khi viết tên người, địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó 
* Ví dụ: Nguyễn Huệ, Cửu Long...
+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài ta viết hoa chữ đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên đó gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng đó cần có gạch nối ví dụ Pa- ri. An- pơ...
+ Những tên riêng nước ngoài được phiên âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Bắc Kinh. Tây Ban Nha...
 - Cá nhân, lớp
- Đại từ xưng hô là được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: 
 Vd : Tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó. 
Bên cạnh các từ nói trên người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính: Ông,bà, anh, chị, em...
+ Các đại từ xưng hô có trong đoạn văn: chị, em, tôi, chúng tôi.
- Cặp, lớp
Học sinh đọc yêu cầu bài 4, cả lớp đọc thầm.
Làm bài theo từng cặp.
- HS trình bày trước lớp.
Nhóm 1
1, Nguyên (danh từ) quay sang tôi giọng nghẹn ngào.
2, Tôi (đại từ) nhìn em cười trong 2 hàng nước mắt kéo vệt trên má.
3, Nguyên (danh từ) cười rồi đưa tay lên quệt má.
4, Tôi (đại từ) chẳng buồn lau mặt mữa.
5, Chúng tôi (đại từ) đứng như vậy nhìn ra.. 
 Nhóm 2:
Một năm mới (cụm danh từ) bắt đầu 
Nhóm 3:
1, Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé!
2, Chị (đại từ gốc danh từ ) sẻ là chị của em mãi mãi. 
 Nhóm 4:
1, Chị là chị gái của em nhé!
2, Chị sẻ là chị của em mãi mãi .
Danh từ làm vị ngữ ( từ chị trong 2 câu trên) phải đứng sau từ là.
- Cả lớp nhận xét
- Nhắc lại những kiến thức vừa ôn
- Vài hs nhắc lại 
- GV gọi HSDTTS đọc lại các ví dụ trong bài
Tiết 4
TCT:14 : KỂ CHUYỆN
PA – XTƠ VÀ EM BÉ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh họa, học sinh kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện “Pa-xtơ và em bé” .
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến cho ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học.
+ K,G: Kể toàn bộ câu chuyện
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Lắng nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét được lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
Nhận xét 
3. Bài mới:
- GTB: “Pa-xtơ và em bé”.
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện 
-• Giáo viên kể chuyện lần 1. ( giọng hồi hộp, nhấn giọng từ ngữ nói về cái chết thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô-dép, nỗi xúc động của Lu- i Pa – xtơ khi nghĩ đến cái chết của cậu; tâm trạng lo lắng day dứt, hồi hộp của Pa – xtơ khi quyết định tiêm những giọt vắc – xin đầu tiên thử nghiệm trên cơ thể người để cứu sống cậu bé.)
•- Viết lên bảng tên riêng từ mượn tiếng nước ngoài: Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc-xin,
Kể lại từng đoạn của câu chuyện, chỉ vào tranh.
v	Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a)• Yêu cầu học sinh kể theo nhóm 3.
- Nghe HS các nhóm kể chuyện
b) Thi kể chuyện trước lớp.
- Lắng nghe và nhận xét
• Đặt câu hỏi gợi ý :
Vì sao Lu-i Pa- xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô- dép?
Câu chuyện muốn nói điều gì?
- Nhận xét và chốt ý nghĩa câu chuyện
4.Củng cố.
Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà tập kể lại chuyện
Chuẩn bị: “Kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh kể lại việc làm tốt bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến. 
- Nghe và ghi tên bài.
Hoạt động lớp.
Cả lớp lắng nghe.
- Chú ý nhớ tên riêng.
Học sinh nghe kể+quan sát từng tranh.
Nhóm, lớp.
- 1 em đọc các yêu cầu của từng bài tập
Kể chuyện trong nhóm, mỗi em kể một đoạn, một em kể lại toàn bộ câu chuyện
- 2 nhóm thi kể lại câu chuyện
2 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp nhận xét – chọn nhóm kể hay nhất biết diễn tả phù hợp với tranh.
Học sinh trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
+ Vì vắc – xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể người. Pa – xtơ muốn em bé khỏi nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm. Ông sợ có tai biến.
+Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến cho ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học.
Lớp chọn.
Tiết 5
ÂM NHẠC 
(Giáo viên môn chuyên)
..
Thứ tư, ngày 04 tháng 12 năm 2019
Tiết 1
TCT:68 :TOÁN
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
	- Vận dụng giải bài toán có lời văn.
Bài tập cần làm: bài 1, bài 3. Bài 2* dành cho HS khá, giỏi.
Giáo dục học sinh yêu thích môn toán.
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân trong SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Nhận xét.
3. Bài mới: 
* GTB: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân 
a) Yêu cầu HS tính rồi so sánh kết quả tính.
25 : 4 và (25 ´ 5) : (4 ´ 5) 
4,2 : 7 và (4,2 ´ 10 ) : (7 ´ 10)
37,8 : 9 và (37,8 ´ 100) : (9 ´ 100)
? Qua các ví dụ trên em rút ra nhận xét gì ?
-Giáo viên chốt, ghi quy tắc 1 (SGK) lên bảng.
b) Nêu ví dụ 1: (SGK)
+ Muốn biết chiều rộng mảnh vườn dài bao nhiêu mét ta làm thế nào? 
	* Ghi : 57 : 9,5 = ? (m) 
+ Làm thế nào để biến đổi phép chia nay về phép chia 2 số tự nhiên như ví dụ trên?
- Yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học để thực hiện phép tính trên.
- Ví dụ 2: 99 : 8,25 = ?
- Quan sát các em làm, hướng dẫn cho một số em chưa rõ.
- Hãy nhận xét về số chữ số ở phần thập phân của số chia và số chữ số 0 thêm vào số bị chia.
? Qua hai ví dụ trên, khi chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?
- Gọi 2-3 học sinh nhắc lại.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Học sinh tự làm bài vào bảng con.
- Gọi học sinh lên bảng làm và rình bày cách làm.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
Bài 2: ( Khá ,Giỏi )
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gọi học sinh trình bày miệng cách tính nhẩm và trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.
? Hãy so sánh số bị chia với thương.
? Vậy muốn chia một số tự nhiên cho 0,1; 0,01; 0,001;  ta làm như thế nào ?
Bài 3:
- Quan sát HS làm bài, gợi ý cho những HS yếu
- Nhận xét bài làm.
4. Củng cố
Cho học sinh nêu lại cách chia số tự nhiên cho số thập phân.
5. Nhận xét - dặn dò: 
Dăn học sinh chuẩn bị bài và học bài.
Nhận xét tiết học 
Hát 
2 em sửa bài 2, 3.
Lớp nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài
Cá nhân, lớp.
Tự tính vào giấy nháp, rồi nêu trước lớp
	25 : 4 = 6,25
	(25 ´ 5) : (4 ´ 5) = 125 : 20 = 6,25
4,2:7 và (4,2 ´10) :(7´10).
4,2:7 =0,6; (4,2 ´10) :(7´10) = 0,6
Vậy 4,2:7= (4,2 ´10) :(7´10).
37,8:9 =4,2; 37,8´100) :( 9´100) = 4,2
- So sánh: kết quả bằng nhau
 + Số bị chia và số chia nhân với cùng một số tự nhiên ® thương không thay đổi.
- Đọc SGK
- Nêu lại ví dụ và nêu cách làm:
+ Lấy 57 : 9,5
- Tự làm bài, 1 em lên bảng:
57 : 9,5 = (57 ´ 10) : (9,5 ´ 10)
570 95 Bỏ dấu phẩy ở số chia
 0 6 (m) phần thập phân của số 
 có 1 chữ số nên ta viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số bị chia và thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên 
 570 : 95 = 6 (m)
- Trình bày và nhận xét
 - Học sinh cùng thực hiện vào vở, 1 em lên bảng
- Nhắc lại cách làm, chú ý thêm 0 vào số bị chia .	
-Học sinh thực hiện vào vở, 1 em lên bảng	
phần thập phân của số chia có hai chữ số ta bỏ dấu phẩy ở số chia và thêm hai chữ số 0 vào bên phải số bị chia sau đó thực hiện phép chia hai số tự nhiên.
- Nêu lại cách làm.
+ Muốn chia số thập phân cho số tự nhiên ta làm như sau :
- Đếm xem số chia có bao nhiêu chữ số phần thập phân thì thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.
Bỏ dấu phẩy ở số chia và thực hiện phép như chia các số tự nhiên.
Cá nhân, lớp.
- 1 em nêu yêu cầu, cả lớp làm bài
70 35 7020 72
 0 2 540 97,5
 360
 0
90 45 20 125
 0 2 200 0,16
 750
 0
-Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh sửa bài = cách tiếp sức nêu miệng.
32 : 0,1 = 320 168 : 0,1 = 1680
32 : 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8
934 : 0,01 = 93400 934 : 100 = 9,34
- Cả lớp nhận xét
+ Thương được thêm vào 1, 2,  chữ số 0.
+ Khi chia số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01...ta chỉ việc viết bên phải số đó 1; 2; 3...chữ số 0 như nhân số đó với 10; 100; 1000...
-1 em đọc đề. Cả lớp đọc thầm.
Nêu tóm tắt.
	0,8m : 16kg
 0,18 :  kg ?
Học sinh làm bài, 1 em lên bảng
Một mét thanh sắt đó cân nặng là:
16 : 0,8 = 20 (kg)
Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng là:
20 ´ 0,18 = 3,6 (kg)
Đáp số : 3,6 kg
Cả lớp nhận xét.
Học sinh nêu
Tiết 2
TCT:28: TẬP ĐỌC
HẠT GẠO LÀNG TA
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.	
- Hiểu ý nghĩa bài thơ : Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người ,là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
- Giáo dục học sinh phải biết quí trong hạt gạo, đó là do công sức con người vất vả làm ra.
- Học thuộc lòng 2,3 khổ thơ.
- TCTV cho HSDTTS và học sinh hạn chế các môn học.
II. Chuẩn bị: + GV: Tranh vẽ phóng to. 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Chuỗi ngọc lam
Nhận xét.
3. Bài mới: 
* GTB: Hạt gạo làng ta.
v	Hoạt động 1: luyện đọc.
- Theo dõi và sửa lỗi phát âm sai, giải nghĩa từ.
-•Đọc mẫu ( giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết).
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Câu hỏi 1: Em hiểu hạt gao được làm nên từ những gì?
Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Nói: Hai dòng thơ cuối vẽ lên hình ảnh trái ngược nhau: cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát, còn mẹ lại bước chân xuống ruộng để cấy.
Câu hỏi 3: Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
Câu hỏi 4 :Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ. 
Nghe và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Đọc mẫu.
- Nhận xét và tuyên dương em đọc diễn cảm nhất.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm cho những em đọc tốt và HTL.
4. Củng cố.
? Bài thơ ca ngợi về điều gì ?
-Học sinh hát bài Hạt gạo làng ta.
5. Nhận xét – dặn dò: 
Về học thuộc lòng bài thơ hoặc khổ thơ em yêu thích.
Chuẩn bị: “Buôn Chư-lênh đón cô giáo”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc đoạn và trả lời câu hỏi 
- Nghe và nhận xét
- Nghe và ghi tên bài
Lớp, cá nhân, cặp
1 học sinh khá giỏi đọc toàn bài.
Nối tiếp đọc từng khổ thơ.
1 em đọc phần chú giải, cả lớp đọc thầm
Luyện đọc theo cặp
1 em đọc lại toàn bài.
Lắng nghe.
Nhóm, cá nhân, cả lớp
Học sinh đọc lướt, trả lời:  từ tinh tuý của đất (vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) ; có công lao của con người, của cha mẹ- coa lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.
+ Giọt mồ hôi sa.
	Mẹ em xuống cấy.
+ Các bạn thiếu niên thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động làm ra tiếp tế cho tiền tuyến. Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gầu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của thiếu nhi, dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng sức để làm ra hạt gạo 
+  vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc
Lớp, cá nhân, cặp.
- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ, nêu cách đọc diễn cảm
2 em đọc diễn cảm bài thơ.
- Lắng nghe GV đọc mẫu
- 1 em đọc lại, luyện đọc cặp 
- 3 em thi đọc diễn cảm khổ thơ mình thích nhất
- Tự nhẩm thuộc lòng từng khổ thơ và toàn bài thơ
- Thi đọc diễn cảm bài thơ
+ Ca ngợi hạt gạo được làm ra t

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_14.doc