Giáo án Địa lí 8 (Công văn 5512) - Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nêu được các đơn vị địa hình cơ bản của nước ta.

- Trình bày đặc điểm địa hình một số khu vực lãnh thổ

- Đánh giá tác động của địa hình đến đời sống kinh tế và xã hội

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

 

docx 6 trang phuongnguyen 27/07/2022 21280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 8 (Công văn 5512) - Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 8 (Công văn 5512) - Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 (Công văn 5512) - Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được các đơn vị địa hình cơ bản của nước ta.
- Trình bày đặc điểm địa hình một số khu vực lãnh thổ
- Đánh giá tác động của địa hình đến đời sống kinh tế và xã hội
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân biệt địa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo trên bản đồ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Việt Nam, nhận biết các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ những thuận lợi và khó khăn của địa hình địa phương
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Ý thức nghiên cứu các đối tượng tự nhiên do ảnh hưởng của vị trí, địa hình Châu Á.
- Chăm chỉ: Phân tích lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc bản đồ tranh ảnh để nhận biết tọa độ địa lí, địa hình, kĩ năng đọc lát cắt địa hình.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan sát hình ảnh và trình bày hiểu biết của mình
c) Sản phẩm:
HS nhận biết và nêu được một số đặc điểm nổi bật của đèo Hải Vân
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp bức ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là địa điểm nào? Em biết gì về địa điểm đó?
Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án
Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Đọc lược đồ tự nhiên Việt Nam, xác định các dãy núi, các dòng sông dọc theo vĩ tuyến 220 B (15 phút)
a) Mục đích:
- Biết được vị trí địa lý, giới hạn của khu vực cần tìm hiểu trên bản đồ;
- Trình bày được các dạng địa hình trong khu vực đó.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Câu 1:
- Các dãy núi:
+ Dãy Pu Đen Đinh
+ Dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Dãy Con Voi.
+ Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn.
- Các dòng sông:
+ Sông Đà
+ Sông Hồng
+ Sông Chảy.
+ Sông Lô.
+ Sông Gâm
+ Sông Kì Cùng
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi
- HS xác định vĩ tuyến 220B trên lược đồ.
- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dãy núi: Dãy Pu Đen Đinh; Dãy Hoàng Liên Sơn; Dãy Con Voi; Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn.
- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dòng sông lớn: Sông Đà; Sông Hồng; Sông Chảy; Sông Lô; Sông Gâm; Sông Kì Cùng
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên Việt Nam và trả lời các câu hỏi:
- Xác định vĩ tuyến 220B
- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dãy núi nào?
- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dòng sông lớn nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Phân tích lát cắt địa hình ( 15 phút)
a) Mục đích:
- Nhận biết được đặc điểm về địa hình từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết.
- Phát triển kỹ năng đọc bản đồ, lát cắt địa hình 
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Câu 2: 
a) Đi qua các cao nguyên: Trải qua các cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên.
b) Nhận xét về địa hình và nham thạch: Dung nham núi lửa tạo thành các cao nguyên rộng lớn, xen kẻ với badan trẻ là các đá cổ thời tiền Camri, là khu nền cổ, bị nứt vở, kèm theo sự phun trào mắc ma, tạo nên các cao nguyên xếp tầng, sườn dốc, nhiều suối...
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.
- HS xác định kinh tuyến 1080Đ trên lược đồ
- HS xác định các cao nguyên dọc theo kinh tuyến 1080Đ trên lược đồ: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên.
- Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này: 
+ Địa hình: Độ cao khác nhau nên được gọi là cao nguyên xếp tầng, sườn dốc tạo nhiều thác lớn trên các dòng sông.
+ Nham thạch: Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn xen kẻ badan trẻ là đá cổ tiền Cambri.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ, lát cắt địa hình và trả lời các câu hỏi:
- Xác định kinh tuyến 1080Đ.
- Hãy xác định các cao nguyên dọc theo kinh tuyến 1080Đ?
- Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của địa hình đến giao thông vận tải ( 5 phút)
a) Mục đích:
Phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến giao thông vận tải, hoạt động kinh tế
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Câu 3:
- Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn ta phải trải qua các đèo là: Sài Hồ, Tam Điệp, Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Cả.
- Ảnh hưởng đến ngành giao thông:
+ Đi lại khó khăn nguy hiểm
+ Kéo thời thời gian 
+ Đầu tư nhiều để xây dựng đường sá và hầm đường bộ.
- Ví dụ: Hầm đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Ngang.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
- Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo: Sài Hồ,Tam Điệp, Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Cả
- Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông Bắc – Nam 
+ Tốn kém trong xây dựng đường giao thông, vượt qua đèo rất nguy hiểm.
+ Làm chậm tốc độ và dễ gây ra tai nạn giao thông đường bộ.
+ Gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ do hiện tượng đất trượt, đá lở.
d) Cách thực hiện:
Hoạt động cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:
- Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo nào?
- Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông Bắc – Nam như thế nào? Cho ví dụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS dựa vào Atlat chọn và đưa ra đáp án.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành bài tập sau:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, 7 hãy chọn cho mình lộ trình đi theo một tuyến quốc lộ từ Đông sang Tây và xác định các dãy núi, đèo và con sông mà lộ trình đi qua.
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 ngọn đèo mà em thích nhất.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_8_cong_van_5512_bai_30_thuc_hanh_doc_ban_do_d.docx