Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 12 - Huỳnh Thị Ngọc Ánh

của người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu "Người ta phải đi tàu ta". Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.

3. Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh/là người dành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.

4. Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản chí/ biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người

doc 34 trang Bảo Anh 12/07/2023 20440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 12 - Huỳnh Thị Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 12 - Huỳnh Thị Ngọc Ánh

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 12 - Huỳnh Thị Ngọc Ánh
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020
Tập đọc
Tiết 23 “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI 
I. MỤC TIÊU: 
	- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK. HSHT: trả lời CH 3 (SGK).
* KNS: - Xác định giá trị.
 - Tự nhận thức bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
GV: 	- SGK, tranh minh họa nội dung bài đọc.
- Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
HS: - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS lên trả bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Học bài: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi HS đọc.
- Bài tập đọc chia làm mấy đoạn?
- Chỉ định HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm các từ: “hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng,”
- Gọi 1 HS đọc từng đoạn kết hợp tìm từ khó và giải nghĩa từ vừa tìm được.
- Yêu cầu HS đọc nhóm 4.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: 
- HS thảo luận theo nhóm 5, đọc thầm và trả lời các câu hỏi. Sau đó chọn nhóm chuyên gia, cả lớp cùng nhóm chuyên gia trao đổi về câu chuyện của ông Bạch Thái Bưởi.
1. Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
1. Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
1. Chi tiết nào trong bài nói lên anh là một người rất có chí?
2. Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
2. Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạch tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
3. Em hiểu thế nào là "một bậc anh hùng kinh tế"?
4. Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? 
- Nhận xét, kết luận: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà là trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một người lừng lẫy trong kinh doanh
GD KNS: Tự nhận thức bản thân.
+ Nêu nội dung bài?
- GV chốt lại (ghi bảng).
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn đọc toàn truyện.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Bưởi mồ côi  nản chí”.
- GV đọc mẫu.
- Sửa chữa + uốn nắn.
4. Củng cố - dặn dò:
- GD KNS: Giáo dục HS có ý chí, nghị lực vượt khó.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Vẽ trứng.
- Thực hiện. 
* Hoạt động cả lớp.
- Đọc. 
- HS đọc đoạn
- Bài chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu...ăn học
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... không nản chí
+ Đoạn 3: Tiếp theo ... Trưng Nhị
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
- CHT đọc 2, 3 câu.
- Gọi HS đọc + cả lớp.
- Đọc + tìm từ khó + giải nghĩa từ: “ hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng,....” 
- Luyện đọc theo nhóm 4. 
- Đọc cả bài.
- HS chia nhóm thảo luận.
1. Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch và được ăn học.
1. Đầu tiên, anh làm thu kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... 
1. Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng ông không nản chí.
2. Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
2. Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu "Người ta phải đi tàu ta". Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.
3. Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh/là người dành thắng lợi to lớn trong kinh doanh. 
4. Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản chí/ biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt/Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh. 
- Lắng nghe 
- HS phát biểu. 
- Vài HS đọc lại. 
- 2 HS đọc tiếp nối nhau.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
 Toán
Tiết 56 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
* Bài tập cần làm bài 1, Bài 2a (1 ý), 2b (1 ý), Bài 3.
II. CHUẨN BỊ:	 
GV - SGK, bảng phụ kẻ bảng BT1.
HS - SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- GV yêu cầu HS thực hiện đổi đơn vị:
1 m2 = ... cm2
1 m2 = ... dm2
100 dm2 = ... m2
10000 cm2 = ... m2
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Bài mới:
- Học bài: “Nhân một số với một tổng”.
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức .
- Ghi bảng 2 biểu thức:
4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 
- Yêu cầu tính.
- Yêu cầu phát biểu bằng lời.
- Viết bảng :
a x (b + c) = a x b + a x c
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 : Cá nhân. Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô (theo mẫu).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào SGK.
- Nhận xét.
Bài 2: Cá nhân. Tính bằng 2 cách 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào SGK.
- Nhận xét.
Bài 3: Cá nhân. Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS làm nhóm đôi.
- Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu lại cách nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Nhận xét lớp. 
- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị: Nhân một số với một hiệu.
- Thực hiện
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
* Hoạt động lớp:
- Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận:
 4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 
 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 
 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 
- Phát biểu: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
- Vài em nhắc lại.
* Hoạt động lớp:
- Nêu yêu cầu. 
- HS tính giá trị của các biểu thức với mỗi giá trị của a, b, c để viết vào ô trong bảng. 
3 x (4 + 5) = 3 x 9 = 27 
6 x (2 + 3) = 6 x 5 = 30 
3 x 4 + 3 x 5 = 12 + 15 = 27 
6 x 2 + 6 x 3 = 12 + 18 = 30 
- Đọc. 
- Thực hiện:
a) Cách 1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
Cách 2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3
 = 252 + 108 = 360
b. Cách 1: 135 x 8 + 135 x 2 
 = 1080 + 270 = 1350
Cách 2: 135 x 8 + 135 x 2
 = 135 x (8 + 2) 
 = 135 x 10 = 1350
- Nêu yêu cầu. 
- Thực hiện: 
(3 +5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 
- Ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
Lịch sử
Tiết 12 	 CHÙA THỜI LÝ
 I. MỤC TIÊU: 
	Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
	+ Nhiều nhà vua Lý theo đạo Phật.
	+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
	+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
	- HSHT : Mô tả ngôi chùa mà HS biết.
*GD BVMT: GD HS có ý thức giữ gìn cảnh quang môi trường ở những nơi như chùa, di sản văn hóa.
 II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, hình ảnh chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A di đà
- Phiếu học tập
Họ và tên: ..
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy đánh dấu x vào o sau những ý đúng:
 + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. o
 + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. o 
 + Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã. o 
 + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ. o
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
+ Vì sao Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra đại La?
+ Sau khi dời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã làm được những việc gì đem lại lợi ích cho nhân dân?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Học bài: “Chùa thời Lý”.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp.
- Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
v Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
GV đưa ra một số ý kiến phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý, sau đó yêu cầu HS làm phiếu học tập
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
GV chốt: Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời nhà Lý đã xây dựng rất nhiều chùa, có những chùa có quy mô rất đồ sộ như: chùa Giám (Bắc Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như : chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.
v Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV cho HS xem một số tranh ảnh về các chùa nổi tiếng.
+ Hãy mô tả về các chùa này? 
- Nhận xét.
 4 .Củng cố - dặn dò: 
GDMT: Vẻ đẹp của chùa, vì thế chúng ta phải trân trọng di sản văn hoá của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quang môi trường.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077)
+ Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no.
+ Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung diện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp vui tươi. 
- Cả lớp đọc từ đầu đến “triều đình”. 
- Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. 
- HS làm phiếu học tập, trình bày kết quả.
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
HS xem tranh ảnh.
HS mô tả => khẳng định đây là một công trình kiến trúc đẹp. 
Đọc khung xanh
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
 Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2020
Toán
Tiết 57 	 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
 - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
 *Bài tập cần làm làm Bài 1, Bài 3, Bài 4.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - SGK, bảng phụ kẻ bảng BT1/ SGK.
HS : - SGK, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức sau bằng cách thuận tiện
- GV nhận xét, kết luận.
3. Bài mới:
- Học bài: “Nhân một số với một hiệu”.
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức 
- Ghi bảng 2 biểu thức:
3 x ( 7 – 5 ) và 3 x 7 – 3 x 5
- Yêu cầu HS tính và so sánh, nhận xét.
- Rút ra kết luận:
- Viết bảng
a x ( b – c ) = a x b – a x c
v Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1: Cá nhân. Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào SGK.
- Nhận xét.
Bài 3 : Nhóm 4. Giải toán
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Cửa hàng có bao nhiêu giá để trứng?
- Mỗi giá để trứng có bao nhiêu quả trứng?
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 4 : (Cá nhân) Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS thi đua.
- Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu lại cách nhân một hiệu với một số.
- Nhận xét lớp. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- 159 x 54 + 159 x 46 = 159 x (54 +46)
 = 159 x 100 = 1590
* 12 x 5 + 3 x12 +12x 2
= 12 x (5 + 3 + 2)
= 12 x 10 = 120
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
* Hoạt động lớp:
- Tính giá trị 2 biểu thức rồi so sánh kết quả:
 3 x ( 7 – 5 ) = 3 x 7 – 3 x 5 (CHT)
- Nhận xét: Khi nhân một số với một hiệu , ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau. 
- Vài em nhắc lại.
* Hoạt động lớp
- Nêu yêu cầu. 
- Thực hiện: (CHT)
 6 x (9 – 5) = 24 6 x 9 – 6 x 5 = 24
8 x (5 – 2) = 24 8 x 5 – 8 x 2 = 24
- Đọc.
- Hỏi mỗi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu quả trứng. 
- Có 40 giá để trứng.
- Có 175 quả.
- Thực hiện: 
Bài giải:
Số giá trứng còn lại là:
40 – 10 = 30 (giá)
Số quả trứng còn lại là:
175 x 30 = 5250 (quả)
Đáp số: 5250 quả trứng.
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu. 
- Thực hiện:
(7 - 5) x 3 = 2 x 3 = 6
7 x 3 - 5 x 3 = 21 - 15 = 6 
- HS tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh
- Tự làm vào vở .Thống nhất kết quả.
- Nêu cách nhân một hiệu với 1 số.
Chính tả
Tiết 12 NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng BT 2a.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: SGK, bảng phụ (ghi nội dung bài 2).
HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- GV yêu cầu HS viết từ khó: “hạt giống, ngọt lành, đáy biển, thuốc nổ”.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Học bài: “Người chiến sĩ giàu nghị lực”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc lại.
- GV rút ra từ khó cho HS ghi vào bảng: Trận chiến, quệt máu, triển lãm, trân trọng.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- Trong bài có các tên riêng nào?
- Ngoài ra trong bài có các số nào?
- GV đọc chính tả. 
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV cho HS chữa bài. 
- GVNX 10 vở.
- Nhận xét bài viết.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 2: Cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- Treo bảng phụ.
- Tổ chức cho HS thi đua.
- GV nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập. Viết lại các từ khó trong bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “ Người tìm đường lên các vì sao”.
- Thực hiện. 
- Nhắc lại tựa bài.
- Đọc thầm theo.
- Đọc. 
- Viết vào bảng con + phân tích. 
- Viết hoa chữ cái đầu dòng, sau dấu chấm và tên riêng. 
- Tên riêng: Sài Gòn, Lê Duy, Bác Hồ. (CHT)
- Các số: tháng 4 năm 1975, 30 triển lãm tranh, 5 giải thưởng mỹ thuật. 
- Viết chính tả.
- Thực hiện.
- Điền ch hay tr. (CHT)
- Thực hiện: a. Trung Quốc – chín mươi tuổi – hai trái núi – chắn ngang – chê cười – chết – cháu – Cháu – chắt – truyền nhau – chẳng thể - Trời.
b. vươn lên – chán chường – thương trường – thương trường – khai trương – đường thủy – thịnh vượng.
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu
Tiết 23 	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biềt sắp xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).	
II. CHUẨN BỊ:
GV: - SGK, một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 .
 HS: - SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Yêu cầu HS kể một số tính từ:
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Học bài: “MRVT: Ý chí – nghị lực”
v Hoạt động 1 : Hiểu nghĩa của từ
Bài 1 : Xếp từ theo nhóm cùng nghĩa
* Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS làm nhóm 4.
+ Phát phiếu cho nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2 : Nêu nghĩa của từ
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
* Gọi HS phát biểu và bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
v Hoạt động 2 : Sử dụng vốn từ
Bài 3: Điền từ
- Nêu yêu cầu BT, nhắc HS cần điền từ đã cho vào chỗ trống sao cho hợp nghĩa 
- Phát phiếu và bút dạ cho vài em.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 4 : Hiểu nghĩa câu tục ngữ. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Giúp HS hiểu nghĩa của từng câu tục ngữ 
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi: Nêu các từ về ý chí, nghị lực của con người .
- Nhận xét tiết học.
 - HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm.
- Chuẩn bị: Tính từ. (tt)
+ Chăm chỉ, giỏi, trắng phau, xám, nhỏ bé, 
* Hoạt động lớp, cá nhân:
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ, trao đổi theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng .
a. Chí có nghĩa là rất, hết sức: chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công,..
b. Chí có nghĩa là ý muốn theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí,.. 
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ làm bài cá nhân. (CHT)
- Phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại: Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực. 
- Đặt câu:
+ Nguyễn Ngọc Kí là một người giàu nghị lực. (CHT)
+ Kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. 
- Lắng nghe.
* Hoạt động lớp, nhóm đôi:
- Đọc. (CHT)
- Làm bài theo cặp. 
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả, đọc đoạn văn.
- Lời giải đúng : nghị lực – nản chí – quyết tâm – kiên nhẫn – quyết chí – nguyện vọng. 
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ. (CHT)
- Phát biểu lời khuyên nhủ, gửi gắm trong mỗi câu.
a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng. 
b. Nước lã mà vã nên hồ: Từ nước lã mà vã nên hồ (bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không (không có gì) mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường. 
c. Có vất vả mới thanh nhàn: Phải vất vả lao động mới gặt hái được nhiều thành công. 
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2020
Toán
Tiết 58 	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
 *Bài tập cần làm bài 1 (dòng 1), Bài 2: a, b (dòng 1), Bài 4 (chỉ tính chu vi)
II. CHUẨN BỊ:
GV - SGK, bảng phụ.
HS - SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- GV yêu cầu HS thực hiện:
 12 x 156 - 12 x 56 = ?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Học bài: “Luyện tập”.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
- Viết biểu thức chữ, yêu cầu phát biểu bằng lời :
 a x b = b x a 
 ( a x b ) x c = a x ( b x c )
 a x ( b + c ) = a x b + a x c 
 a x ( b – c ) = a x b – a x c
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cá nhân. Tính 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 2 HS lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Cá nhân.Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi, phân mỗi tổ làm 1 câu vào bảng phụ. (a)
- HS làm vở, lần lượt lên bảng sửa bài (b)
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: Cá nhân.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào bảng con.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 4: Cá nhân. Giải toán.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính được chi vi và diện tích hình chữ nhật ta cần có gì?
- Chiều dài là bao nhiêu? Chiều rộng là bao nhiêu?
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh biểu thức: 125 x (17 + 3)
- Nêu lại những nội dung đã luyện tập.
- Nhận xét lớp.
- Chuẩn bị Nhân với số có 2 chữ số.
- Thực hiện:
 12 x 156 - 12 x 56 (CHT)
= 12 x (156 - 56) 
= 12 x 100 = 1200
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
Hoạt động lớp.
- HS phát biểu : 
Tính chất giao hoán.
Kết hợp của phép nhân.
Nhân một tổng với một số.
Nhân một hiệu với một số.
Hoạt động lớp.
- Đọc. 
- Thực hiện:
135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3
 = 2700 + 405 
 = 3105. 
b. 642 x (30 - 6) = 642 x 30 – 642 x 6 = 19260 – 3852
 = 15408. 
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nêu đề bài. 
- Thực hiện:
a. 134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5) 
 = 134 x 20=2680
* 5 x 36 x 2 = 36 x (5 x2) 
 = 36 x 10 = 360
* 42 x 2 x 7 x 5 = (42 x 7) x (2 x 5) 
 = 294 x 10 = 2940
b. 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97) 
 = 137 x 10 = 1370
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc. 
- Thực hiện: 
a. 217 x 11 = 2387 
217 x 9 = 1953
b. 413 x 21 = 8673
413 x 19 = 7847 
c. 1234 x 31 = 38254
875 x 29 = 25375
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc và tóm tắt bài toán. 
- Cần có chiều dài và chiều rộng. 
- Chiều dài 180m, chiều rộng bằng nửa chiều dài. 
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Thực hiện: 
Bài giải:
Chiều rộng sân vận động là:
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là:
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
Đáp số: 540 mét.
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tập đọc
Tiết 24	VẼ TRỨNG 
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng tên nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
- Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. (trả lời được các CH trong SGK).
* GDĐĐ: Cố gắng học tập, khổ công rèn luyện để đạt được mình mong muốn.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - SGK, chân dung Lê-ô-nác-đô trong SGK, bảng phụ
HS: - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS lên trả bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Học bài: “Vẽ trứng”.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi HS đọc.
- Bài tập đọc chia làm mấy đoạn?
- Chỉ định HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm các từ: “Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô, danh họa, quan sát,”
- Gọi 1 HS đọc từng đoạn kết hợp tìm từ khó và giải nghĩa từ vừa tìm được.
- Yêu cầu HS đọc nhóm 2.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm từ đầu...chán ngán để trả lời: 
1. Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán? 
2. Thầy Vê--rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời: 
3. Lê-ô-nác-đô thành đạt như thế nào?
4. Theo em, nhữ
ng nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô trở thành họa sĩ nổi tiếng? Nguyên nhân nào quan trọng nhất?
- Người ta thường nói: thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% do khổ công rèn luyện. Chính vì ông chịu khó khổ luyện mà ông đã thành công
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc toàn truyện.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Con đừng tưởng  như ý”.
- GV đọc mẫu.
- Sửa chữa + uốn nắn.
4. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
- GDĐĐ: Ước mơ sau này em sẽ làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc diễn cảm bài văn.
- Chuẩn bị: Người tìm đường lên các vì sao.
- Thực hiện.
* Hoạt động cả lớp.
- Đọc.
- Bài chia làm 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: Ngay từ nhỏ ...vẽ được như ý
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Đọc
- Gọi HS đọc + cả lớp.
- Đọc + tìm từ khó + giải nghĩa từ: “Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục Hưng,....” 
- Luyện đọc theo nhóm 2. 
- Đọc cả bài. 
1. Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
2. Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác. 
- HS đọc thầm đoạn 2.
3. Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng. 
4. Do ông có tài bẩm sinh
Do ông gặp được thầy giỏi
Do ông khổ luyện nhiều năm 
- Cả 3 nguyên nhân trên tạo nên thành công của Lê-ô-nác-đô, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự khổ công luyện tập của ông
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc tiếp nối nhau. 
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét.
- Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. 
- Cố gắng học tập, khổ công rèn luyện để đạt được mình mong muốn.
- Lắng nghe.
Kể chuyện
Tiết 12 	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
	- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
	- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
	- HSHT: Kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo.
* GD HCM: Bác Hồ là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - SGK, một số truyện viết về người có nghị lực.
	 - Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
HS : - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- HS kể lại truyện Bàn chân kì diệu, trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Học bài: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
- Viết đề bài, gạch dưới những từ quan trọng: được nghe, được đọc, có nghị lực.
- Nhắc HS: Những nhân vật được nêu tên là những nhân vật các em đã biết trong SGK. Nếu kể chuyện ngoài SGK, các em sẽ được hay hơn.
- GD HCM: Kể câu chuyện về nghị lực của Bác Hồ trong thời gian đi tìm đường cứu nước.
- Gắn dàn ý và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện ở bảng, nhắc HS.
+ Trước khi kể, cần giới thiệu câu chuyện của mình.
+ Chú ý kể tự nhiên, đúng giọng kể.
+ Với những truyện dài, có thể chỉ kể 1 đoạn 
v Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- Kể theo nhóm: Mỗi em nêu tên truyện, kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí và nghị lực của nhân vật.
- Kể trước lớp. 
- Thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo dục HS có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở những em yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC.
- Chuẩn bị: Tìm và đọc kĩ một truyện được chứng kiến hoặc tham gia về một người có nghị lực.
- Thực hiện. 
* Hoạt động lớp:
- 1 em đọc đề bài. 
- 4 em tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4. Cả lớp theo dõi.
- Đọc thầm lại gợi ý 1. 
- Vài em tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3.
* Hoạt động lớp:
- Kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- Vài HS kể. Mỗi HS kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện ngoài SGK.
- Vài HS thi kể trước lớp. 
- Lớp nhận xét, bình chọn người ham đọc sách, chọn được truyện hay nhất; người kể chuyện hay nhất. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Địa lí
Tiết 12	ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ :
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn thứ hai của ta.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.
HSHT:
+ Dựa vào hình ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảng ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
+ Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
*GDMT: (Liện hệ) HS thấy được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ, từ đó giáo dục các em phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Hỏi: Hãy kể những biện pháp bảo vệ rừng?
- HS trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe.
3. Bài mới:
- Học bài: “Đồng Bằng Bắc Bộ”.
1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc:
v Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
+ GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết: đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì & cạnh đáy là đường bờ biển. (ghi bảng)
v Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên? 
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta? 
+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì? 
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co, những nơi có màu xám hơn là làng mạc của người dân
2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ:
v Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
+ Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng?
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng & sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng.
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường như thế nào?
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
+ Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
GV nói thêm: về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê: nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân
Ghi bảng: ĐBBB do hệ thống sông Hồng & sông Thái Bình
v Hoạt động 4: Thảo luận nhóm 4
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì?
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
- Nhận xét.
- Ghi bảng: Ven các sông có hệ thống đê ngăn lũ.
GD MT:
 Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quí giá, cho nên ta cần bảo vệ không nên gây ô nhiễm.
4. Củng cố - dặn dò:
GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ & mô tả về đồng bằng Bắc Bộ & hệ thống đê ven sông? 
Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”.
+ Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công nghiệp dài ngày cây ăn quả. Không khai thác rừng bừa bãi.
Gọi HS trình bày, nhận xét.
GV nhận xét, kết luận.
- HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK 
HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. 
+ Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. 
+ Đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. 
+ Có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê để ngăn lũ.
HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau đó lên bảng chỉ.
Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. 
Nước ở các sông thường dâng cao.
Trùng với mùa hạ trong năm.
Dâng cao thường gây lũ lụt ở đồng bằng. 
+ Tránh lũ lụt. 
+ Tổng chiều dài hệ thống đê của đồng bằng này lên tới hàng nghìn km. Đó là một công trình vĩ đại của người dân đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Dùng để tưới tiêu cho đồng ruộng. 
HS đọc khung xanh.
 HS lên bảng chỉ và mô tả.
Lắng nghe
Khoa học
Tiết 23	 SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN	 
MỤC TIÊU: 
- Hoàn thành sơ đồ vò

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_12_huynh_thi_ngoc_anh.doc