Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

sao em khẳng định bài làm của bạn là đúng?

- GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra 1 phép tính cộng đã đúng hay chưa ta tiến hành thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính đúng.

- Yêu cầu HS: Thử lại phép cộng trên.

- GV: Yêu cầu HS là phần b.

 

doc 38 trang Bảo Anh 12/07/2023 20280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức
Ngày soạn : 12/10/2020
Ngày dạy : 19/10/2020
Thứ hai
Tiết 13 TẬP ĐỌC 
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
	2- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước ( trả lời được các CH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
	- Tranh,ảnh về một số thành tựu kinh tế XHCN của nước ta gần đây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ.
Cô chị nói dối ba để đi đâu
-Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
GV nhận xét .
-Cô chị nói dối ba đi học nhóm để đi xem phim
-HS trả lời.
Giới thiệu bài
Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên năm 1945, đứng gác dưới đêm trăng, anh bộ đội suy nghĩ và ước mơ về tương lai của đất nước tương lai của trẻ em. Anh mơ điều gì về tương lai của đất nước, anh ước mơ tương lai của trẻ em như thế nào? Bài tập đọc Trung thu độc lập hôm nay ta học sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. 
Luyện đọc
a/Cho HS đọc
GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đ1: Từ đầu đến của các em
Đ2: Tiếp đến to lớn,vui tươi.
Đ3: Còn lại.
Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: trung thu,man mác,soi sáng,thân thiết,bát ngát
Cho HS đọc toàn bài.
b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
c/GV đọc diễn cảm toàn bài:
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng,thể hiện niềm tự hào ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước,của thiếu nhi .Đoạn 1 + Đoạn 2 đọc giọng ngân dài,chậm rãi.
Đoạn 3: giọng nhanh,vui hơn.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo thầy giáo đã chia.
-HS đọc nối tiếp.Mỗi HS đọc 1 đoạn,đọc 2 -3 lượt cả bài.
-1-2 HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc chú giải + lớp lắng nghe.
-1-2 HS giải nghĩa từ.
Tìm hiểu bài
Đoạn 1
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 1.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
-:Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và của mình nhỏ vào thời điểm nào?
-Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
Đoạn 2
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Đoạn 3
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 3.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
 - Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
 - GV chốt lại những ý kiến hay của các em.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
-Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do,độc lập: “Trăng ngàn và gió núi bào la”.“Trăng đêm này soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập tự do”,“trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố,làng mạc,núi rừng.”
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
-Trong tương lai: Dưới ánh trăng,dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện.
-Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện tại,giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
-Cuộc sống trong hiện tại đã vượt quá cả mơ ước của anh.Các giàn khoan đầu khí,những xa lộ nối liền các nước,những khu phố hiện đại,những nhà máymọc lên.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS phát biểu tự do.
Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm như GV đã đọc ở phần luyện đọc.
GV cho các em thi đọc diễn cảm Đ2.
GV nhận xét và khen những HS đọc diễn cảm tốt nhất.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Sau khi mỗi cá nhân luyện đọc,5 HS lên thi đọc diễn cảm Đ2.
-Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc trước vở kịch Ở vương quốc Tương lai.
-Anh yêu thương các em nhỏ,mơ ước các em có cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai
_____________________________________________________________
TOÁN
TIẾT 31: LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: 
 - Có kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ và cách thử lại phép cộng, phép trừ các STN.
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Kiểm tra kiến thức cũ: 
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT luyện tập thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét .
Dạy-học bài mới:
*Giới thiệu: Củng cố kĩ năng thực hành các phép tính cộng, trừ với các STN.
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - GV: Viết phép tính: 2416 + 5164, y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn là đúng hay sai
- Hỏi: Vì sao em khẳng định bài làm của bạn là đúng?
- GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra 1 phép tính cộng đã đúng hay chưa ta tiến hành thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính đúng.
- Yêu cầu HS: Thử lại phép cộng trên.
- GV: Yêu cầu HS là phần b. 
Bài 2: - GV: Viết 6839 – 482, y/c HS đặt tính và thực hành phép tính. Thực hành tương tự BT1)
- GV nêu cách thử lại : Muốn kiểm tra 1 phép tính trừ đã đúng hay chưa ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng.
- GV: Y/c HS thử lại phép trừ trên và làm tiếp BT.
Bài 3: - GV: Y/c HS đọc đề.
- GV: Y/c HS tự làm BT, sau đó sửa bài và y/c HS giải thích cách tìm x của mình.
- GV: Nhận xét .
Bài 4: - Y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi tìm hiểu đề.
- GV: Hướng dẫn HS sửa bài.
Bài 5: - GV: Y/c HS đọc đề bài.
- GV: Y/c HS tính nhẩm, khẳng đặt tính.
Củng cố-dặn dò:
GV: nhận xét tiết học, 
Dặn dò : Làm BT & CBB sau.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- 2HS nhận xét.
- HS: Trả lời.
- HS: Thực hiện tính 7580 – 2416 để thử lại. – 3HS lên bảng làm: tính và thử lại kết quả. Cả lớp làm VBT.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- HS: Nhận xét & trả lời.
- HS thực hành tính 6357 + 482 để thử lại. 
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- Tìm x.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS: Nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép tính cộng, số bị trừ chưa biết trong phép tính trừ để giải thích cách tìm x.
- HS: Đọc đề.
- HS: Trả lời câu hỏi tìm hiểu và làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
Ngày soạn : 13/10/2020
Ngày dạy : 20/10/2020
Thứ ba
Tiết 13 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
	- Biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ( BT1,BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.(BT3)
 HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3(mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một tờ giấy khổ to.
	- Một số tờ phiếu để HS làm BT.
	- Bản đồ có tên các quận, huyện, thị xã, các danh lam, thắng cảnh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ.
 Làm lại BT1 (tiết LTVC trước).
 Làm lại BT2.
GV nhận xét 
Giới thiệu bài
Qua các bài chính tả,bài tập làm văn của các em,cô thấy các em vẫn còn viết sai chính tả khi viết tên người,tên địa lý Việt Nam. Các em còn viết sai như vậy vì các em còn chưa nắm được quy tắc viết hoa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được quy tắc viết hoa tên người,tên địa lý Việt Nam,giúp các em biết vận dụng quy tắc viết hoa vào bài viết của mình.
Nhận xét
Phần nhận xét (2 ý a – b)
Cho HS đọc yêu cầu của phần nhận xét.
GV giao việc: BT cho một số tên người, tên địa lí Việt Nam. Nhiệm vụ của các em là phải nêu lên nhận xét của mình về cách viết đó. Các em nhớ phải chỉ rõ mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng tương ứng được viết như thế nào?
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Tên người: Nguyễn Huệ: viết hoa chữ cái N ở tiếng Nguyễn,viết hoa chữ cái H ở tiếng Huệ.
Tên địa lí: Trường Sơn: viết hoa chữ cái T ở tiếng Trường, viết hoa chữ cái S ở tiếng Sơn.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc và quan sát cách viết trong SGK.
-HS lần lượt phát biểu.
-Lớp nhận xét.
Ghi nhớ
Cho HS đọc phần ghi nhớ.
Cho HS nói lại phần ghi nhớ.
GV chốt lại một lần nữa ghi nhớ.
-Nhiều HS nhìn sách đọc ghi nhớ.
-Một số HS nói lại phần ghi nhớ không cần nhìn sách.
Phần luyện tập
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: BT yêu cầu các em phải viết tên mình và địa chỉ của gia đình mình sao cho đúng.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày bài làm của mình.
GV nhận xét + chữa lỗi cho các em (nếu HS viết sai).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS viết ra giấy nháp.
-Một số HS lên bảng viết tên mình và địa chỉ của gia đình mình.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT yêu cầu các em ghi đúng tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị trấn, thành phố) của em.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả
GV nhận xét và khẳng định những kết quả đúng. Những bài còn làm sai, GV chữa lại cho đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm việc vào giấy nháp hoặc VBT.
-3 HS trình bày trên bảng lớp kết quả bài làm của mình.
-Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ để khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam sao cho đúng.
TIẾT 32: TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
II/ Đổ dùng dạy-học:
- Kẽ sẵn bảng như SGK (chưa ghi các số và chữ ở mỗi cột)
- 2 bảng kẻ sẵn bài 4
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG HỌC CỦA HS
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa hai chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ
2/ Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ:
- Gọi hs đọc ví dụ SGK/41
- Giải thích: Chỗ " ..." chỉ số con cá do anh (hoặc em, hoặc cả hai anh em câu được)
- Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- Treo bảng kẻ sẵn và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá?
- HS trả lời, gv ghi vào bảng theo cột thích hợp.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp tiếp theo sau
- Nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu?
- Giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ. Gọi 1 vài hs nhắc lại.
- Em có nhận xét gì về biểu thức có chứa hai chữ này?
Nhấn mạnh: Biểu thức có chứa hai chữ luôn luôn có dấu tính và 2 chữ
3/ Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
- Viết lên bảng và hỏi: Nếu a = 3, b = 2 thì a+ b bằng mấy?
- Ta nói: 5 là một giá trị của biểu thức a + b. gọi hs nhắc lại.
- Các trường hợp sau làm tương tự.
- Khi biết được một giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào?
- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng số thì ta tính được gì?
- Nhấn mạnh: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
- Gọi vài học sinh nêu lại.
4/ Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Làm mẫu câu a.
+ Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10+25=35
- Y/c hs tự làm câu b
Bài 2: (a,b)Gọi hs đọc y/c , sau đó tự làm bài vào vở nháp.
Bài 3:( hai cột) Gọi hs đọc y/c, sau đó tự làm vào SGK
- Gọi hs nêu kết quả bài làm của mình.
5/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu một số biểu thức có chứa hai chữ?
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Biểu thức có chứa 3 chữ
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Lắng nghe
- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của anh câu được với số con cá của em câu được.
- Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được 3 + 2 con cá.
- Hai anh em câu được a + b con cá.
- 3 hs nhắc lại.
- Có dấu phép tính và 2 chữ
- Lắng nghe
- Nếu a = 3, b = 2 thì a + b = 5.
- HS nhắc lại: 5 là một giá trị của biểu thức a + b
- Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.
- Lắng nghe
- 4 hs nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
+ Nếu c = 15cm, d = 45cm 
thì c + d = 15cm + 45cm 
 = 60cm
- 1 hs lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
a) a = 32 và b = 20 
thì a - b = 32 - 20 = 12
b) Nếu a = 45 và b = 36
 thì a - b = 45- 36=9
- HS nhận xét bài là làm của bạn.
- HS tự làm bài.
- HS lần lượt nêu
- a + b , c - d, a : b, ...
- ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
TIẾT 7:	 KỂ CHUYỆN
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu truyện theo tranh minh hoạ (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Lời ước dưới trăng” ( do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK
- Bảng lớp ghi sẵn các gợi ý cho từng đoạn.
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG HỌC CỦA HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Kể chuyện đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng
- Gọi hs lên bảng kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
Nhận xét, ghi điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ được nghe-kể câu chuyện Lời ước dưới trăng. Nhận vật trong truyện là ai? Người đó đã ước điều gì? Các em cùng theo dõi câu chuyện.
2. GV kể chuyện:
- Y/c hs quan sát tranh minh họa đọc phần lời dưới trăng và đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì?
- Kể câu chuyện lần 1 giọng chậm rãi, nhẹ nhàng
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa
3. HD kể chuyện:
- Treo bảng sẵn câu hỏi gợi ý. Y/c hs dựa vào gợi ý trên bảng kể chuyện trong nhóm 4 (mỗi hs kể về nội dung 1 bức tranh, sau đó kể toàn truyện, các em nhận xét góp ý lẫn nhau.
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: Kể lại được câu chuyện hấp dẫn phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Tổ chức cho hs thi kể toàn truyện
- Bình chọn, tuyên dương nhóm, cá nhân kể hay.
4. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện:
- Gọi hs đọc y/c và nội dung
- Y/c hs thảo luận trong nhóm 4 để TLCH
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của ta sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Chuẩn bị những câu chuyện phù hợp với đề bài/80
 - 2 hs lên bảng kể
- Lắng nghe
- Câu chuyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị mù, cô cùng các bạn cầu ước một điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp.
- Lắng nghe
- HS theo dõi
- HS kể chuyện trong nhóm 4
- 4 nhóm hs nối tiếp nhau thi kể
- Nhận xét bạn kể
- 2 hs thi kể
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS làm việc trong nhóm 4
+ Cô gái mù trong truyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác, cô có tấm lòng nhân ái bao la.
+ Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy, cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngàn sáng lại. Điều ước thiêng liêng ấy đã trở thành hiện thực . Năm sau, chị được các bác sĩ phẫu thuật và đôi mắt đã sáng trở lại. Chị có một gia đình hạnh phúc với người chồng và 2 đứa con ngoan 
+ Có lẽ trời phật rủ lòng thương, cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao người. Năm sau , mắt chị sáng trở lại nhờ phẫu thuật. Cuộc sống của chị hiện nay thật hạnh phúc và êm ấm. mái nhà của chị lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ.
- HS phát biểu
- Lắng nghe
- Ghi nhớ, thực hiện
Ngày soạn : 14/10/2020
Ngày dạy : 21/10/2020
Thứ tư
TIẾT 14: 	TẬP ĐỌC
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; Bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa bài tập đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG HỌC CỦA HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Trung thu độc lập
Gọi 3 hs nối tiếp nhau độc 3 đoạn của bài
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Đây là những bức tranh vẽ một trong những cảnh trong vở kịch Con chim xanh của tác giả Mát-téc-lích một nhà văn nổi tiếng đã từng đoạt giải Nô-ben. Hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng này.
- Y/c 1 hs đọc 4 dòng mở đầu vở kịch và TLCH: Nội dung của vở kịch là gì? 
- Câu chuyện tiếp diễn như thế nào? Các em cùng đọc và tìm hiểu
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Kết hợp sửa lỗi phát âm: sáng chế, giấu kín, trường sinh.
- Gọi hs đọc 3 đoạn trướ c lớp lượt 2 kết hợp giảng nghĩa từ: thuốc trường sinh, sáng chế (là tự phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ)
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 hs đọc cả màn kịch
b. Tìm hiểu màn 1:
- Y/c hs quan sát hình minh họa và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1
- Câu chuyện diễn ra ở đâu?
- Tin - tin va Mi - tin đến đâu và gặp những ai?
- Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
- Y/c hs đọc câu hỏi 2/SGK/72. 
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH này.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
c. Đọc diễn cảm:
- HD cho hs đọc phân vai
- Gọi 2 tốp hs thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương
Màn 2: Trong khu vườn kì diệu:
a. luyện đọc:
- Gv đọc diễn cảm màn 2
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của màn kịch.
- Kết hợp hd hs đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả màn kịch
b. Tìm hiểu màn 2:
- Y/c hs quan sát tranh minh họa và chỉ rõ từng nhân vật và những quả to, lạ trong tranh.
- Câu chuyện diễn ra ở đâu?
- Những trái cây mà tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
- Y/c hs đọc lướt cả 2 màn kịch để trả lời: Em thích gì ở Vương quốc Tương Lai? Vì sao?
- Con người ngày nay đã chinh phục được vũ trụ, lên tới mặt trăng, tạo ra được những điều kì diệu, cải tạo giống để cho ra đời những thứ quả to hơn thời xưa.
c. Luyện đọc diễn cảm
- HD hs luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Vở kịch nói lên điều gì?
Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài
- Bài sau: Nếu chúng mình có phép lạ
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Bức tranh thứ nhất vẽ các bạn nhỏ đang ở trong nhà máy với những cỗ máy kì lạ
- Bức thứ hai vẽ các bạn nhỏ đang vận chuyển những quả rất to và lạ.
- Lắng nghe
- Kể về hai bạn nhỏ Tin-tin và Mi-tin đã được bà tiên giúp đỡ, vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều nơi để tìm con chim xanh về chữa bệnh cho 1 bạn hàng xóm.
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Năm dòng đầu (lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất)
+ Đoạn 2: tám dòng tiếp theo (lời thoại của Mi-tin và Tin-tin với em bé thứ nhất, em bé thứ hai.)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (Lời của các em bé thứ ba, thứ tư, thứ năm)
- HS luyện phát âm các từ trên
- 3 hs đọc 3 đoạn của bài lượt 2, 1 hs đọc giảng từ ở phần chú giải
- HS luyện đọc trong nhóm cặp
- 1 hs đọc cả màn kịch
- Tin-tin là bé trai, Mi-tin là bé gái, 5 em bé: em mang chiếc máy có đôi cánh xanh, em có 30 vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kì lạ, em có chiếc máy biết bay như chim, em có chiếc máy biết dò tìm vật báu trên mặt trăng.
- Ở trong công xưởng xanh
- Tin-tin và Mi-tin đến Vương quốc Tương Lai gặp và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời
- Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta.
+ Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kì lạ cho cuộc sống.
- 1 hs đọc to câu hỏi
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Các bạn sáng chế ra:
+ Vật làm cho con người hạnh phúc
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh
+ Một loại ánh sáng kì lạ
+ Một máy biết bay như chim
+ Một các máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
- Thể hiện ước mơ được sống hạnh phúc, sống kâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng.
- 8 hs đọc theo các vai: Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé, người dẫn chuyện (đọc tên các nhân vật)
- 8 em lần lượt thi đọc theo cách phân vai.
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu (lời thoại của Tin-tin với em bé cầm nho)
+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp (lời thoại của Mi-tin với em bé cầm táo)
+ Đoạn 3: Phần còn lại( lời thoại của Tin-tin với em bé có dưa)
- HS đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài
- Quan sát và 1 hs giới thiệu.
- Câu chuyện diễn ra trong khu vườn kì diệu
- Những trái cây to và rất lạ:
+ Chùm nho quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê
+ Quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đó là những quả dưa đỏ
+ Những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ.
+ Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu hơn
+ Em thích các bạn nhỏ ở đây vì bạn nào cũng thông minh và nhân ái. các bạn sáng chế ra những thứ kì lạ để phục vụ con người.
+Em thích mọi thứ ở đây vì cái gì cũng lạ mà cuộc sống hiện nay ta chưa có.
+ Em thích chiếc máy dò tìm kho báu vì có nó chúng ta sẽ làm giàu hơn cho đất nước.
- lắng nghe
- 1 người dẫn chuyện (đọc tên nhân vật cả lời dẫn), 5 hs đóng vao 5 em bé
- 12 hs thi đọc diễn cảm 2 lượt
- Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống
TIẾT 33:	 TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
* Bài 3 dành cho HS khá giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ÐỘNG HỌC CỦA HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
- Hãy nêu một số biểu thức có chứa hai chữ?
- Tính giá trị của biểu thức a + b nếu:
 a = 15 và b = 35
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
Nhận xét
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Y/c hs đọc tựa bài trang 42
- Thế nào gọi là tính chất giao hoán của phép cộng? Để hiểu được điều đó, các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bài mới 
1. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Treo bảng số đã chuẩn bị
- Y/c hs thực hiện tính giá trị của biểu thức a + b và b + a
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a+b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b =30
- Nhận xét tương tự với các biểu thức còn lại
- Em có nhận xét gì về giá trị của biểu thức a+b với giá trị của biểu thức a+b?
- Ta viết: a+b = b+a
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì giá trị của tổng sẽ như thế nào?
- Gọi hs đọc kết luận trong SGK
2. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGK
*Bài 3: Y/c hs tự làm bài vào SGK
- Gọi hs nêu cách kết quả so sánh của mình và giải thích.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs nhắc lại công thức và qui tắc tính chất giao hoán của phép cộng.
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Biểu thức có chứa 3 chữ
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
a + b, c - d, m x n, a: b
- Nếu a =15 và b =35 
thì a + b =15 + 35 =50
- Tính được 1 giá trị của biểu thức
 a + b
- 1 hs đọc: Tính chất giao hoán của phép cộng
- lần lượt 3 hs lên bảng thực hiện cả lớp làm vào vở nháp.
- Giá trị của biểu thức a+b và b+a đều bằng 50
- HS nhận xét
- Giá trị của biểu thức a+b luôn bằng giá trị của biểu thức b+a
- HS đọc : a+b = b+a
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
- 3 hs đọc.
- 1 hs đọc y/c, một số hs nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Cả lớp làm bài
- HS nhận xét bài làm trên bảng đối chiếu với bài làm của mình.
- HS tự làm bài
- Lần lượt hs nêu kết quả, giải thích
+ Hai tổng 2975 + 4017 và 
4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017, số hạng còn lại của vế trái là 2975, số hạng còn lại của VP là 3000, 2975 < 3000
 nên VT < VP, ta điền dấu <
- 1 hs nhắc lại: a + b = b + a (Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
TIẾT 13 :	 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào hiểu biết đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạnvăncủa câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đả cho sẵn cốt truyện).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu
- Bảng ghi sẵn các sự việc chính của bài 1
- Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần ... để hs viết, mỗi phiếu ghi một đoạn.
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG HỌC CỦA HS
A./ KTKTC: 
Gọi 3 hs lên bảng, mỗi hs kể 2 bức tranh truyện Ba lưỡi rìu
- Gọi 1 hs kể toàn truyện
Nhận xét
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Mọi công việc bắt đầu từ việc nhỏ nhất, mọi thiên tài đều bắt đầu từ trẻ em. Cô bé Va-li-a đã làm gì để đạt được niềm mơ ước của mình? Hôm nay, các em dựa vào cốt truyện để viết những đoạn văn kể chuyện.
2. HD hs làm bài tập:
Bài 1: Gọi hs đọc cốt truyện
- Các em hãy đọc thầm suy nghĩ tìm ra sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần xuống dòng.
- Treo bảng đã viết sẵn các sự việc chính, gọi hs đọc.
Bài 2: Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện
- Phát phiếu, y/c hs hoạt động nhóm 4 trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn ( 3 nhóm làm trên phiếu), các nhóm còn lại thảo luận thống nhất sau đó các em làm vào VBT.
- Nhắc hs: viết đoạn nào, em phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó (ở BT 1) để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn .
- Gọi nhóm làm trên phiếu dán bài lên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả.
- Mời thêm hs khác đọc kết quả bài làm của mình.
- Kết luận , khen ngợi những hs hoàn chỉnh đoạn văn hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
-Về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện vào nghề vào vở
- Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện
- HS lên bảng thực hiện theo y/c
- 1 hs kể toàn truyện.
- Vẽ cảnh một em bé dọn vệ sinh chuồng ngựa đang trò chuyện, âu yếm chú ngựa, phía sau có 1 người đang nhìn bé.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS lần lượt trả lời:
+ Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn
+ Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa
+ đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn
+ đoạn 4: Va-li-a đã trở thành một diễn viên giỏi như em hàng mong ước.
- 1 hs đọc thành tiếng.
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện
- HS hoạt động trong nhóm 4
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm dán phiếu, 4 hs nối tiếp trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS khác đọc bài làm của mình 
Ngày soạn : 15/10/2020
Ngày dạy : 22/10/202O
Thứ năm
TIẾT 7: 	 CHÍNH TẢ
NHỚ VIẾT: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ - viết bài Chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. 
- Làm đúng BT (2)a/b, hoặc (3) a/ b hoặc BT do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bài tập 2 a viết sẵn 2 lần trên bảng
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra kiến thức cũ: Người viết truyện thật thà
- Gọi 1 hs lên bảng đọc cho 3 hs viết: sung sướng, xôn xao, xanh xao, sốt sắng.
- Nhận xét 
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Ở chủ điểm Măng mọc thẳng, các em đã được học truyện thơ nào?
- Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ-viết đoạn cuối trong truyện thơ Gà Trống và Cáo, làm một số bài tập chính tả.
2. HD viết chính tả:
a. Nhắc lại nội dung đoạn thơ
- Gọi hs đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết.
- GV đọc lại đoạn thơ.
b. HD viết từ khó:
- Y/c hs tìm các từ khó trong bài.
- HD hs phân tích các từ trên
c. Gọi hs nhắc lại cách trình bày
d. Nhớ-viết, chấm chữa bài
- Y/c hs đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ các từ dễ viết sai, cách trình bày
- Y/c hs gấp sách và viết đoạn thơ theo trí nhớ, tự soát lại bài
- Chấm 10 bài - nhận xét chung
3. HS hs làm các bài tập chính tả:
-Yc hs làm bài tập 2a vào VBT
-Quan sát nhận xét
C./Củng cố dặn dò
-Về nhà sửa lỗi
-Chuẩn bị bài sau
- 4 hs lên bảng thực hiện
- Truyện thơ Gà Trống và Cáo
- Lắng nghe
- 1 hs đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Lắng nghe
- quắp đuôi, khoái chí, phường gian dối
- HS lần lượt phân tích các từ trên và lần lượt viết vào bảng con
- Ghi tựa bài cân xứng với tên phân môn
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô. Dòng 8 chữ viết sát lề
- Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa
- Viết hoa tên riêng của 2 nhân vật trong bài thơ là Gà Trống và Cáo
- Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép.
- HS đọc thầm
- Gấp sách và nhớ-viết
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra
-Hs thực hiện
TIẾT 34: TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ đã viết sẵn ví dụ SGK và một bảng theo mẫu của SGK chưa ghi các số và chữ ở mỗi cột.
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Tính chất giao hoán của phép cộng.
- Gọi hs lên bảng 
+ Nêu công thức và qui tắc tính chất giao hoán của phép cộng
+ Đỗi chỗ các số hạng của tổng để tính tổng theo cách thuận tiện nhất.
Nhận xét.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa 3 chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
2. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ:
- Gọi hs đọc ví dụ SGK/43
- Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- Treo bảng và hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá.
- Gv viết các kết 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_7_ban_2_cot_chuan_kien_thuc.doc