Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Chu Thị Thanh

Giáo dục An ninh Quốc phòng:

+ Trước mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, em có nhận xét gì?

c. Đọc diễn cảm: (7’)

- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp bài.

+ Nêu cách đọc?

- Yêu cầu đọc đoạn 2.

+ Những từ ngữ nào nhấn giọng cho hay?

- Yêu cầu 2 HS đọc diễn cảm đoạn.

- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

 

doc 48 trang Bảo Anh 12/07/2023 17900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Chu Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Chu Thị Thanh

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 7 - Chu Thị Thanh
TUẦN 7
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tập đọc
TIẾT 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của từ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài diễn cảm thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tốt.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Xác định giá trị.
- Đảm nhận trách nhiệm ( Xác định nhiệm vụ của bản thân )
III. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh SGK phóng to, bảng Phụ. 
- HS: SGK, vở ghi
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Sĩ số 29. Vắng:.
B. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đọc bài “ Chị em tôi ” và trả lời câu hỏi:
+ Cô chị nói dối ba nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ? 
- Cô chị đã nói dối ba nhiều lần. Vì ba vẫn tin cô.
+ Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? Cô chị thay đổi như thế nào ?
- Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của mình...
- Cô không bao giờ nói dối ba nữa.
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: (30’)
Giới thiệu bài - ghi đầu bài: (1’)
+ Chủ điểm tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì? 
- Tên chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ. Tên chủ điểm nói lên niềm mơ ước, khát vọng của mọi người.
- Treo tranh minh họa bài tập đọc hỏi: 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Bức tranh vẽ cảnh anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu. Anh suy nghĩ và mơ ước một đất nước tươi
 đẹp, một tương lai tốt đẹp cho trẻ em.
- GV nói: Anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu năm 1945, lúc đó nước ta vừa giành được độc lập
- Lắng nghe.
a. Luyện đọc: (10’)
- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài
- Cả lớp theo dõi
- Giáo viên chia đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến ...của các em.
+ Đoạn 2: Tiếp theo ...vui tươi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp lần 1 kết hợp phát âm từ khó và đọc câu dài.
- Từ khó: gió núi bao la, núi rừng, nông trường.
- Câu dài: “ Đêm nay/ anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la/ khiến lòng anh man mác nghĩ đến Trung thu/ và nghĩ tới các em.”
- Yêu cầu đọc thầm phần chú giải
- Đọc thầm.
- Yêu cầu đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
+ Đoạn 1: Trại, trăng ngàn.
+ Đoạn 2: Nông trường.
+ Đoạn 3: Tết trung thu độc lập.
- Yêu cầu đọc lần 3 
- Uốn nắn, sửa sai, nhận xét.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài: (10’)
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em vào thời điểm nào ?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
+ Đối với thiếu nhi, Tết trung thu có gì vui?
- Trung thu là tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn phá cỗ.
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì?
- Anh chiến sĩ nghĩ tới các em nhỏ và tương lai của các em.
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?
- Trăng ngàn, gió núi bao la
- Trăng sáng vằng vặc, chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
1. Cảnh đẹp đêm trăng và mơ ước của anh chiến sĩ.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao ?
- Dưới ánh trăng có:
+ Dòng thác nước đổ xuống
+ Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
+ Ống khói nhà máy chi chít.
+ Đồng lúa bát ngát.
+ Nông trường to lớn ...
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập ?
- Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giầu có hơn.
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
2. Mơ ước của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- GV treo tranh về nhà máy thuỷ điện 
( nếu có )
- HS quan sát tranh
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
+ Hình ảnh “ trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
- Nói lên tương lai vẻ đẹp của đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn
+ Ý chính của đoạn 3?
3. Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
* Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
Nội dung chính: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
Giáo dục An ninh Quốc phòng: 
+ Trước mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, em có nhận xét gì?
- Các chú bộ đội, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng
c. Đọc diễn cảm: (7’)
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp bài.
- 3 HS đọc nối tiếp.
+ Nêu cách đọc?
- Giọng đọc nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào mơ ước của anh chiến sĩ.
- Yêu cầu đọc đoạn 2.
- “ Ngày mai,các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước . to lớn và vui tươi ”
+ Những từ ngữ nào nhấn giọng cho hay?
- Từ ngữ: mơ tưởng, tươi đẹp, phấn khởi.
- Yêu cầu 2 HS đọc diễn cảm đoạn.
- Đọc to.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm 
- Vài em thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: (4’)
+ Nêu nội dung của bài?
- Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- GV củng cố nội dung bài - Nhận xét giờ học
- Về nhà đọc bài. Chuẩn bị bài: “ Ở Vương quốc Tương Lai ”
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
........................................................................................................................................................... 
...........................................................................................................................................................
___________________________
Toán
TIẾT 31: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Biết cách thử lại phép cộng phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn để tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính.
3. Thái độ: Yêu môn toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK, VBT.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Sĩ số: 29. Vắng:............
B.Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ?
- Phép cộng: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng, viết thẳng cột với nhau. Viết dấu " + " và vạch kẻ ngang, sau đó cộng theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phải sang trái.
+ Phép trừ: Viết số dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng, viết thẳng cột với nhau. Viết dấu " – "và vạch kẻ ngang, sau đó trừ theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phải sang trái.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 4: 
Bài giải
Năm ngoái HS của tỉnh đó trồng được số cây là:
 214800 – 80600 = 134200 (cây)
 Cả 2 năm HS tỉnh đó trồng số cây là:
 214800 + 134200 = 349 000 (cây)
 Đáp số: 349 000 cây
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài: (1’)
 Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.
- Lắng nghe.
b. Luyện tập: (29’)
Bài 1 : (5’)
- Ví dụ : Tính 2416 + 5164 = ?
 2416 
 + 
 5164 
 7580
+ Để biết đúng hay sai ta phải làm gì?
- Thử lại.
+ Thử lại ?
 7 580 
 - 
 2 416
 5 164 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng tính, dưới lớp làm nháp.
+ Muốn thử lại phép cộng ta làm 
như thế nào?
- Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung.
- Tính rồi thử lại phép cộng .
+ Yêu cầu của bài là gì ?
- Tính và thử lại phép cộng theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- Học sinh làm bài vào vở
- 3 em làm bảng nhóm
- Yêu cầu 2 em đọc kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt kết quả đúng
 35 462 62 981 	
+ - 
 27 519 27 519
 62 981 35 462
 69 108 71 182
+ -
 2 074 2 074 
 71 182 69 108 
 267 345 299 270
+ -
 31 925 267 345 
 299 270 31 925
+ Giải thích cách làm?
- Thử lại phép cộng bằng cách: Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- GV nói: Thử lại phép cộng ta lấy tổng trừ đi một số hạng, còn phép trừ thì thử lại ta làm thế nào cô cùng các con chuyển sang bài tập 2.
- Lắng nghe.
Bài 2: (5’)
- Ví dụ : Tính 6 839 - 482 = ?
 6 839 
 - 
 482 
 6 357 
+ Con thử lại thế nào?
 6 357 
+
 482
 6 839
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng tính, dưới lớp làm nháp.
- Nhận xét .
+ Muốn thử lại phép trừ ta làm như thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung.
- Tính và thử lại phép trừ theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm 
- Học sinh làm bài vào vở
- 3 em làm bảng nhóm
- Yêu cầu vài HS trình bày bài 
- Yêu cầu HS khác nhận xét
- GV chốt kết quả đúng
 4025 3713
- +
 312 312 
 3713 4025
 5 901 5 263
- +
 638 638
 5 263 5 901
 7521 7 423
 - +
 98 98
 7423 7 521
+ Giải thích cách làm?
- Thử lại phép trừ bằng cách: Lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
+ Qua hai bài tập con nắm được cách thử lại của phép tính nào? Nêu cách thử lại?
- Thử lại phép cộng: Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- Thử lại phép trừ: Lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
Bài 3: (5’)
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung.
+ Yêu cầu bài là gì ?
- Tìm :
+ Nêu thành phần của ?
- Là số hạng và số bị trừ.
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Các em làm bài vào vở
- 2 em làm bảng nhóm
- Yêu cầu 2 em đọc kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt kết quả đúng
a. + 262 = 4848 
 = 4848 - 262 
 = 4586 
 b. - 707 = 3535
 = 3535 + 707 
 = 4242
+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ?
- Lấy tổng trừ đi một số hạng đã biết.
+ Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ ?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
Bài 4: (5’) 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài.
- Núi Phan - xi - păng cao 3143m. Núi Tây Côn Lĩnh cao 2 428 m. Hỏi núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét ?
+ Bài toán cho biết gì ?
- Núi Phan - xi - păng cao 3143m. Núi Tây Côn Lĩnh cao 2428m. 
+ Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- 1 em làm bảng nhóm
- Yêu cầu 2 em đọc kết quả
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài giải :
 Núi Phan - xi - păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn số mét là:
3 143 - 2 428 = 715 ( m )
 Đáp số : 715 m
+ Tại sao con biết núi Phan - xi - păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh ?
- Con so sánh độ cao của hai núi.
Bài 5: (4’) 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài.
- Tính nhẩm hiệu số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có năm chữ số.
+ Tính hiệu nghĩa là con làm phép tính gì?
- Phép tính trừ.
- Yêu cầu HS tính nhẩm, không đặt tính.
- Số lớn nhất có năm chữ số là: 99999
- Số bé nhất có năm chữ số là: 10000
+ Vậy hiệu của 2 số là bao nhiêu? 
99 999 – 10 000 = 89 999 
- Hiệu của hai số này là: 89999
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: (4’)
+ Muốn thử lại phép cộng ta làm như thế nào ?
- Thử lại phép cộng bằng cách: Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
+ Muốn thử lại phép trừ ta làm như thế nào?
- Thử lại phép trừ bằng cách: Lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập. Chuẩn bị bài: “ Biểu thức có chứa 2 chữ ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
_____________________________
 Khoa học
 BÀI 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học, HS có thể:
- Nhận biết dấu hiệu, tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
2. Kĩ năng: Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục, thể thao. 
3. Thái độ: HS có ý thức ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phiếu học tập.
- HS: SGK, VBT
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Sĩ số: 29 . Vắng....... 
B. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
- Bệnh suy dinh dưỡng, mắt nhìn kém, còi xương, quáng gà, bươu cổ, phù.....
+ Em hãy nêu các biện pháp phòng suy dinh dưỡng?
-Chúng ta cần ăn uống hợp lí, ăn đủ lượng và chất, thường xuyên thay đổi món.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Hs nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
2.1.Giới thiệu bài:
=>Ăn thiếu chất dinh dưỡng các em cũng có thể mắc rất nhiều bệnh. Vậy ngược lại khi ăn thừa chất đinh dưỡng cơ thể chúng ta có mắc bệnh ko? Các em biết rằng ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh đấy. Hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu một loại bệnh do nhiều chất dinh dưỡng gây ra.
- GV ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Dấu hiệu của bệnh béo phì.
=>Gv: Các em hãy quan sát các bức tranh trên màn trình chiếu bằng hiểu biết của em, hãy nêu những dấu hiệu của bệnh béo phì.
=> BẤM MÁY CHIẾU
-Hs quan sát tranh trên màn trình chiếu
+ Các dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, ngực và cằm; Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên; Bị hụt hơi khi gắng sức. 
- GV kết luận:
* Một em bé có thể xem là béo phì khi:
+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên. Bị hụt hơi khi gắng sức.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì
=>Cô vừa cung cấp cho các em một số dấu hiệu để nhận biết một đứa trẻ mắc bệnh béo phì. Để biết nguyên nhân vì sao mà đứa trẻ lại mắc bệnh béo phì như vậy và bệnh béo phì có gây nên tác hại gì không . Cô cùng các em chuyển sang hoạt động 2 tìm hiểu Nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì.
- Các em hãy quan sát hình 1 trang 28 và câu hỏi 1; 2 SGK + Nguyên nhân gây béo phì là gì? Và nêu tác hại của béo phì. các em cùng thảo luận theo nhóm 4, ( 5’) bắt đầu
=> Cô mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Nguyên nhân gây béo phì là gì? 
Ăn không hợp lí, ăn nhiều thức ăn chứa chất béo, tinh bột, đạm
Lười vận động, mỡ tích tụ ngày càng nhiều
+ Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi gì?
+ Hay bị bạn bè chế giễu; Lúc nhỏ đã béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn; Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương.
+ Người béo phì thường giảm hiệu xuất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt biểu hiện như thế nào?
- Chậm chạp, ngại vận động;
- Chóng mệt mỏi khi lao động; Hay có mệt mỏi chung toàn thân, nhức đầu, buồn tê ở 2 chân;
+ Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?
- Bệnh tim mạch, huyết áp cao; Bệnh tiểu đường;
+Nêu tác hại của bệnh béo phì.
- Đi lại, hoạt động trở nên khó khăn.
- Khó chịu về mùa hè.
- Học tập giảm sút.
- Có nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường....
GV kết luận:
- Nguyên nhân: Ăn quá nhiều thức ăn chứa chất béo, tinh bột, đạm. Lười vận động, mỡ tích tụ ngày càng nhiều.
* Tác hại của bệnh béo phì: 
- Mất thoải mái trong cuộc sống (khó chịu khi trời nóng, mệt mỏi toàn thân, hay nhức đầu, buồn tê ở 2 chân).
- Có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
 Giảm năng suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt (chậm chạp, lười hoạt động, nhanh mệt mỏi khi làm việc).
=> Cô mời các em cùng hướng lên màn hình xem một số hình ảnh về nguyên nhân và tác hại gây bệnh béo phì.
Gv BẤM MÁY CHIẾU
* Hoạt động 3: Cách phòng tránh bệnh béo phì.
=>Gv: Các em biết bệnh béo phì gây nên rất nhiều tác hại. Vậy muốn phòng bệnh béo phì chúng ta cần phải làm gì. Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về cách phòng bệnh béo phì. Qua hoạt động 3.
- Các em hãy quan sát hình 2; 3 trang 29 và câu hỏi SGK + Làm thế nào để phòng tránh béo phì ? Và Muốn phòng bệnh béo phì em cần phải gì? các em cùng thảo luận theo nhóm bàn, ( 5’) bắt đầu
+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn nhiều rau xanh, ăn chậm nhai kĩ.
- Luyện tập thể dục thể thao
+ Cần phải làm gì khi đã bị bệnh béo phì?
+ Đi khám bác sĩ ngay tìm nguyên nhân để được điều trị đúng.
+ Cách chữa bệnh béo phì như thế nào?
+ Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí; ; năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao. 
+ Qua giờ học này em có hiểu biết gì về bệnh béo phì?
- Vài em nêu phần bóng đèn toả sáng
 ( SGK )
=>Vừa rồi các em đã biết được cách phòng bệnh béo phì sau đây cô mời các em hãy quan sát một số hoạt động mà con người đã thực hiện để phòng tránh bệnh béo phì.
=>(BẤM TRÌNH CHIẾU)
* Hoạt động 4: Đóng vai ( 5)’ ( Nhóm lớn)
=>Gv: Các em biết bệnh béo phì gây nên rất nhiều tác hại. Và các em đã biết cách phòng bệnh béo phì rồi. Vậy các em cùng cô giải quyết một số tình huống sau bằng cách đóng vai.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống và tự đưa ra cách giải quyết.
- Đại diện các nhóm đưa ra tình huống, phân vai, hội thoại, lời diễn xuất, sắm vai
Tình huống 1: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình?
- Từng nhóm lên trình diễn, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung đi đến thống nhất cách lựa chọn đúng nhất.
Tình huống 2: Nga nặng hơn những bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt và uống đồ ngọt của mình. Nếu em là Nga, em sẽ làm gì nếu hằng ngày giờ tan học các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hay uống nước ngọt.
c. Củng cố dặn dò: ( 3’)
+ Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì?
+ Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng; Lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da; Do bị rối loạn nội tiết.
+ Em cần làm gì để phòng bệnh béo phì? 
- Khi bị bệnh béo phì cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lí: giảm ăn vặt, ăn hạn chế thức ăn chứa chất đạm, chất béo, ăn nhiều rau, củ, quả.
- Năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Đi khám bệnh để tìm đúng nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
Hôm nay các em đã biết được nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh bệnh béo phì bằng cách ăn uống điều độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sau bài học này cô muốn các em hãy tham gia một môn thể dục thể thao mà các em thích để tăng cường sức khỏe cho bản thân và phòng bệnh béo phì.
- Nhận xét tiết học: 
- Vận động mọi người trong nhà luôn có ý thức phòng bệnh béo phì. Tìm hiểu những bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Ngày soạn: 10/10/2020
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020
Luyện từ và câu
TIẾT 13: CÁCH VIẾT HOA TÊN NGƯỜI, 
TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa danh Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
- Viết đúng quy tắc chính tả.
3. Thái độ: Có ý thức học tốt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ - Bản đồ hành chính địa phương.
- HS: SGK, VBT.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Sĩ số: 29. Vắng:...........
B. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?
- Danh từ chung là tên của một sự vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh....
+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Hồng, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Nga...
2. Bài mới: (30’)
Giới thiệu bài - Ghi đầu bài: (1’)
- GV: Khi viết hoa ta phải viết hoa những trường hợp nào? 
- Cần viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng của người, tên địa danh
- GV: Để giúp các em hiểu được quy tắc viết hoa và viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam, cô cùng các em tìm hiểu qua bài - Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Lắng nghe.
a. Phần nhận xét: (13’)
+ Nêu yêu cầu phần nhận xét?
- 1 HS đọc yêu cầu
+ Phần nhận xét yêu cầu gì ?
- Hãy nhận xét về cách viết những tên riêng sau đây
a. Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh khai.
b. Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
+ Em có nhận xét gì về cách viết tên người và tên địa lý?
- Tên người và tên địa lý đều được viết hoa.
+ Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng ?
- Mỗi tên riêng thường gồm 1, 2 hoặc 3 tiếng trở lên.
+ Mỗi tiếng cần được viết như thế nào?
- Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng đó.
+ Tại sao những tên ấy lại phải viết hoa?
- Vì đó là tên riêng của người và tên địa lí Việt Nam.
+ Qua ví dụ trên em hãy cho biết khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
b. Ghi nhớ: (2’) 
- HS đọc trong SGK
- Yêu cầu HS lấy ví dụ:
- Yêu cầu 1 HS lên bảng viết 3 tên người?
- VD: Ngô Huệ Anh, Trương Thị Thúy Quỳnh, Hoàng Thu Hương
- Yêu cầu 1 HS lên bảng viết 3 tên địa lý?
- VD: Hà Nội; Quảng Ninh; thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào?
- Tên người Việt Nam thường gồm: Họ, tên đệm ( tên lót), tên riêng.
+ Khi ta viết cần chú ý điều gì?
- Chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người.
- Yêu cầu 1 HS chỉ và nêu các thành phần của tên người Việt Nam.
- Họ: Hoàng
- Tên đệm ( tên lót): Thu 
- Tên riêng: Hương
c. Luyện tập: (14’)
Bài 1: (5’)
- HS đọc nội dung và yêu cầu bài 1.
- 2 em
+ Yêu cầu là gì ?
- Viết tên, địa chỉ gia đình em.
- Hướng dẫn học sinh
- Yêu cầu báo cáo kết quả
- Nhận xét
Ví dụ: Nguyễn Thúy Hường
Tổ 11, khu 1B, phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh.
+ Vì sao phải viết hoa những tiếng: Nguyễn Thúy Hường, Cẩm Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh ?
- Tên người, tên địa lý Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
+ Vì sao không phải viết hoa những tiếng: phường, thành phố, tỉnh ?
- Các từ: phường, thành phố, tỉnh không viết hoa vì là danh từ chung.
Bài 2: (3’)
- HS đọc nội dung và yêu cầu bài.
- 2 em
+ Yêu cầu là gì ?
- Kể tên các phường xã nơi em ở ?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 1 em làm bảng nhóm
- Yêu cầu trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt kết quả đúng
- Phường Mông Dương; phường Cẩm Phú, phường Cẩm Đông, phường Cửa Ông......
- Vì sao em viết hoa từ: “ Cẩm Phú”?
- Là danh từ riêng chỉ địa danh
Bài 3: (6’)
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung
- Viết tên và tìm trên bản đồ :
a. Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em.
b. Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em.
- Hướng dẫn thảo luận cặp: (2’)
a. Huyện Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả ......
- Yêu cầu đại diện trình bày 
- Nhận xét
b. Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long, đền Cửa Ông.
+ Tại sao lại viết hoa từ “ Bãi Cháy ”
- Là danh từ riêng chỉ địa danh.
3. Củng cố, dặn dò: (4’)
+ Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam ? 
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, hoàn chỉnh bài tập. Chuẩn bị bài sau: Tiết 14 .
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________
Tập đọc
TIẾT 14: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của từ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo góp sức mình phục vụ cuộc sống.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh đọc trơn toàn bài. Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai. Đọc đúng ngữ điệu của các câu kể, câu hỏi, câu cảm. Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên thể hiện được tân trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin- tin và Mi-tin, thái độ tự tin tự hào.
2. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tốt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh SGK. Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
- HS: SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Sĩ số : 29. Vắng:....
B. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đọc bài “ Trung thu độc lập” 
+ Đoạn 1 nói lên điều gì? 
- Cảnh đẹp đêm trăng và mơ ước của anh chiến sĩ.
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập? 
- Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn.
+ Nêu nội dung chính của bài? 
- Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: (30’)
Giới thiệu bài – ghi đầu bài: 1’
- Yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh trong SGK/70-71
- Quan sát tranh
+ Hãy nêu nội dung của từng bức tranh?
- Tranh 1 : Vẽ các bạn nhỏ đang ở trong nhà máy với cái máy kì lạ.
- Tranh 2: Vẽ các bạn nhỏ đang mang đến những thứ quả rất to và lạ.
- GV: bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích: “ Ở Vương quốc Tương Lai ”
- Lắng nghe.
a. Luyện đọc: (10’)
- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài
- 1HS đọc to
- Giáo viên chia đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu...sắp ra đời.
- Đoạn 2: Tiếp...Nó có ồn ào không?
- Đoạn 3: Tiếp...chiếc lọ xanh.
- Đoạn 4: Tiếp...trên mặt trăng.
- Đoạn 5: Tiếp...chăm bón chúng.
- Đoạn 6: Tiếp...loại táo to thế.
- Đoạn 7: Còn lại.
- Yêu cầu đọc nối tiếp lần 1 và phát âm từ khó.
- Từ khó: Tin - tin, Mi – tin
+ Câu dài: Khi đọc câu này con cần ngắt nghỉ như thế nào cho đúng?
- Mi-tin / - Vật đó ăn ngon chứ? / Nó có ồn ào không ?
- Yêu cầu HS đọc thầm chú giải.
- Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ.
+ Đoạn 1: Em bé thứ nhất nói “ Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế nó trên trái đất”, con hiểu “ sáng chế” là gì?
- Là tự mình phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ.
+ Đoạn 2: Em bé thứ 2 có 30 vị thuốc trường sinh, con hiểu thuốc " trường sinh" là như thế nào? 
- Là thuốc để trẻ mãi không già, và để sống mãi.
- Yêu cầu luyện theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài: (12’)
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có trong màn một.
- Tin- tin là bé trai, Mi-tin là bé gái, 5 em bé với cách nhận diện: em mang chiếc máy có đôi cánh xanh, em có ba mươi vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kì lạ, em có chiếc máy biết bay như chim, em có chiếc máy biết dò tìm vật báu trên mặt trăng.
- Yêu cầu đọc thầm 4 đoạn đầu - Trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
- Ở trong công xưởng xanh.
+ Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
- Tin-tin và Mi-tin đếnVương quốc Tương Lai và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
* Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
- Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta.
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? (Quan sát tranh trong SGK – Trang 70).
- Vật làm cho con người hạnh phúc
- Ba mươi vị thuốc trường sinh
- Một loại ánh sáng kì lạ
- Một cái máy biết bay
- Một cái máy biết dò tìm...
+ Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người? 
- Thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, và chinh phục được mặt trăng.
+ Qua phân tích tìm hiểu, cho biết màn 1 nói lên điều gì? (2 HS nhắc lại).
1. Những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người.
¨ GV: Tin - tin và Mi - tin đã đến công xưởng xanh, 2 bạn đã thấy được phát minh của các bạn nhỏ. Sau đó các bạn tiếp tục đi đâu? Đến đó các bạn gặp những ai thấy những gì kì lạ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp màn 2.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm đoạn còn lại. Quan sát tranh/72 cho biết:
+ Có những nhân vật nào?
- Tranh vẽ Tin - tin, Mi - tin và 3 em bé, một em cầm chùm nho, một em bê sọt táo, một em đẩy xe dưa, tất cả những quả này đều to và lạ thường. 
+ Câu chuyện này diễn ra ở đâu?
- Trong khu vườn kì diệu
+ Trong khu vườn kì diệu có những loại trái cây gì? 
- Chùm nho, quả táo, quả dưa .
+ Những trái cây mà Tin - tin và Mi - tin thấy như thế nào ?
- Chùm nho to như quả lê
- Những quả táo đỏ to như quả dưa đỏ.
- Quả dưa nhầm là quả bí đỏ.
- GV kết luận: Thực tế ở đời thường không thể có được như vậy mà đó chỉ là mơ ước của các bạn nhỏ ở vương quốc tương lai mà thôi.
- Lắng nghe.
* Qua phân tích tìm hiểu màn 2 cho em biết điều gì?
2 . Những trái cây kì lạ ở Vương quốc Tương Lai.
+ Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai? Vì sao?
- Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu.
- Em thích các bạn nhỏ ở đây vì bạn nào cũng thông minh và nhân ái.
- Em thích chiếc máy dò tìm kho báu vì có nó chúng ta sẽ làm giàu hơn cho đất nước.
* Chúng ta vừa tìm hiểu 2 màn kịch, em nào cho cô biết nội dung của 2 màn kịch này là gì?
Nội dung chính: Mong muốn tốt đẹp của những bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai.
c. Đọc diễn cảm: (7’)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài
- 7 em
+ Nêu cách đọc?
- Toàn bài đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện tâm trạng háo hức của Tin - tin và Mi - tin, lời của các em bé tự tin tự hào. Cần thay đổi giọng của từng nhân vật.
- GV đưa đoạn đọc diễn cảm: Đoạn 2
- “ Tin - tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?...có ồn ào không? ” 
* Khi đọc đoạn này cần nhấn giọng ở những từ nào?
- Từ: Sáng chế, hạnh phúc, ăn ngon, ồn ào.
- Yêu cầu 2 HS đọ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_7_chu_thi_thanh.doc