Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 37

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

- Giải thích tại sao lại có gió ?

- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

II. Đồ dùng : - Hình vẽ trang 75, 75 SGK.

 - Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :

 

docx 2 trang Bảo Anh 13/07/2023 18900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 37", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 37

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 37
KHOA HỌC : TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích tại sao lại có gió ?
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. Đồ dùng : - Hình vẽ trang 75, 75 SGK.
 - Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ (3’): 
- Gọi 2 HS làm bài tập 5, 6 / 47 (VBT) 
- Nhận xét. 
B. Bài mới: * Giới thiệu bài (1’)
HĐ1: Hướng dẫn HS chơi chong chóng (12’)
 + Mục tiêu: 
 - Làm thí nghiệm để chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. 
 + Cách tiến hành : 
 Bước1: Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của HS
- Giao nhiệm vụ cho HS.
- Các nhóm trưởng điều khiển. Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem :
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
Bước 2: Yêu cầu HS ra sân chơi theo nhóm. GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm.
Bước 3: Gọi đại diện các nhóm trình bày xem trong khi chơi chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích:
Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 137. 
HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió (11’)
+ Mục tiêu: 
- Giúp HS biết giải thích tại sao có gió.
+ Cách tiến hành : 
Bước1: Chia nhóm và Y/C các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng làm TN. 
- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm.
Bước 2: Y/C làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.
Bước 3 : Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên (8' )
+ Mục tiêu: Giải thích tại sao ban ngày gió từ 
biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
+ Cách tiến hành : 
Bước 1: Y/C quan sát, đọc thông tin ở mục bạn cần biết trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích: 
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
Bước 2 : Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.
C. Củng cố dặn dò (2’)
- Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS chữa bài
- Các nhóm trưởng báo cáo.
- Nhận nhiệm vụ.
- Chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi.
+ Khi có gió chong chóng quay.
+ Khi không có gió chong chóng không quay.
+ Khi gió mạnh chong chóng quay nhanh. Khi gió nhẹ chong chóng quay chậm.
- Chơi theo nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo. 
- 2 HS đọc 
- Nhóm trưởng báo cáo.
- 2 HS đọc.
- Làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm.
- Vận dụng làm bài tập 2. 
- Một vài HS trả lời.
- Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. 
- Làm việc theo cặp.
- Làm bài tập 3.
- Đại diện một số nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. 
- 1 số HS đọc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_37.docx