Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.

-Mặt trăng chỉ to hơn móng tay một chút (vì công chúa đặt móng tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần chính mặt trăng.

-Mặt trăng treo ngang ngọn cây (vì đôi khi nó đi ngang qua trước cửa sổ).

-Mặt trăng được làm bằng vàng.

-HS đọc thành tiếng + đọc thầm.

-Chú hề tức tốc chạy đến gặp bác kim hoàn, đặt bác làm cho một mặt trăng

doc 38 trang Bảo Anh 12/07/2023 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức
Ngày soạn : 21/12/2020
Ngày dạy : 28/12/2020
Thứ hai
Tiết 33 TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời lời nhân vật( chú hề,nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện .
	- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của em về thế giới,về mặt trăng rất ngộ nghĩnh đáng yêu ( trả lời được các CH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ.
:Em thấy trong truyện có những hình ảnh nào ngộ nghĩnh,lí thú?
Giới thiệu bài
Mặt trăng luôn là hình ảnh đẹp đối với mỗi trẻ thơ. Được rước đèn,bày cỗ dưới ánh trăng rằm luôn là điều mơ ước của bao bạn nhỏỞ vương quốc nọ có một nàng công chúa nhỏ bé xinh đẹp đang ốm nặng,vua cha hứa sẽ cho cô bất cứ thứ gì cô bé cần. Cô bé nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu cô được gặp mặt trăng. Nhà vua sẽ làm thế nào để đáp ứng được điều nàng công chúa muốn. Đọc bài Rất nhiều mặt trăng các em sẽ biết được điều đó.
Luyện đọc
a/Cho HS đọc.
GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến của nhà vua.
Đoạn 2: Tiếp theo đến bằng vàng rồi.
Đoạn 3: Còn lại.
Cho HS đọc nối tiếp.
Cho HS luyện đọc từ ngữ khó khuất,mặt trăng + luyện đọc câu khó.
b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
c/GV đọc diễn cảm cả bài một lượt.
Đoạn đầu: đọc giọng chậm rãi,nhẹ nhàng.
Đoạn kết: đọc với giọng vui,nhịp nhanh hơn.
-4 HS đọc phân vai truyện.
-Trong quán ăn“Ba cá bống”
-Đại diện nhóm trả lời.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS đọc nối tiếp cả bài 2 lần.
-HS luyện đọc từ.
-1 HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
-HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc cả bài.
Tìm hiểu bài
* Đoạn 1:
Cho HS đọc.
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
- Các vị đại thần, các nhà khoa học đã nói với nhà vua như thế nào?
- Tại sao họ cho rằng ý muốn đó không thể thực hiện được?
* Đoạn 2:
Cho HS đọc.
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với cách nghĩ của các vị đại thần, các nhà khoa học?
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa về mặt trăng.
GV chốt lại: Chú hề hiểu trẻ em nên cũng hiểu cách nghĩ của công chúa về mặt trăng.
* Đoạn 3:
Cho HS đọc.
- Chú hề đã làm gì khi biết nàng công chúa muốn có một mặt trăng như đã miêu tả?
- Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
-HS đọc thầm.
-Công chúa muốn có mặt trăng. Cô nói có mặt trăng cô sẽ khỏi ngay.
-Nhà vua cho mời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
-Họ nói ý muốn của công chúa không thể thực hiện được.
-Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
-HS đọc thành tiếng -> đọc thầm.
-Theo chú hề phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào. Chú cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
-Mặt trăng chỉ to hơn móng tay một chút (vì công chúa đặt móng tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần chính mặt trăng.
-Mặt trăng treo ngang ngọn cây (vì đôi khi nó đi ngang qua trước cửa sổ).
-Mặt trăng được làm bằng vàng.
-HS đọc thành tiếng + đọc thầm.
-Chú hề tức tốc chạy đến gặp bác kim hoàn, đặt bác làm cho một mặt trăng lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
-Công chúa vui sướng nhảy ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
Đọc diễn cảm
Cho HS đọc theo cách phân vai.
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc 1 đoạn.
(GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện lên để hướng dẫn).
Cho HS thi đọc.
GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
-3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa).
-HS luyện đọc đoạn từ Thế là chú hề đến tất nhiên là bằng vàng rồi.
-3 nhóm thi đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện.
HS có thể trả lời:
-Công chúa rất đáng yêu.
-Chú hề rất thông minh.
-Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn.
TIẾT 81: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
 - Biết chia cho số có ba chữ số.
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động dạy-học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra kiến thức cũ:
-GV gọi HS lên bảng làm bài tập
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài 
b) Luyện tập , thực hành 
Bài 1-Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .(a)
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn .
-GV nhận xét để cho điểm HS .
Bài 3 ( a)
-Yêu cầu HS đọc đề bài thảo luận nhóm. 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau 
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-Đặt tính rồi tính
 54322 : 364 25275 : 108
 86679 : 214
-HS còn lại làm vào vở
Bài giải: 
Chiều rộng của sân bóng đá:
7140 : 105 = 68( m)
Đáp số : 68 m
Ngày soạn : 22/12/2020
Ngày dạy : 29/12/2020
Thứ ba
Tiết 33 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
CÂU KỂ: AI LÀM GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?( ND ghi nhớ)
	- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu(BT1,BT2, mục III) ; viết được đoạn văn kê việc đã làm tronh đó có dùng câu kể Ai làm gì? ( BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
	- Bảng phụ + 3,4 tờ giấy viết nội dung BT1+3 bảng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
Trong tiết LTVC hôm nay,cô sẽ giúp các em nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?,nhận ra được CN, CN của câu kể Ai làm gì?,từ đó biết vận dụng kiểu câu này vào bài viết của mình
Phần nhận xét
Làm BT1+2
Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn của BT1.
GV giao việc.
Cho HS làm bài mẫu câu 2.
Người lớn đánh trâu ra cày.
-Cho HS làm bài.
-GV phát giấy đã kẻ sẵn bảng cho HS làm bài.
Cho HS làm bài.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày.
-Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn.
-HS làm bài theo cặp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoặt động
3/Các cụ già nhặt cỏ,đốt lá.
4/Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5/Các bà mẹ tra ngô.
6/Các em bé ngủ khò trên lưng mẹ.
7/Lũ chó sủa om cả rừng.
nhặt cỏ,đốt lá
bắc bếp,thổi cơm
tra ngô
ngủ khò trên lưng mẹ
sủa om cả rừng.
các cụ già
mấy chú bé
các bà mẹ
các em bé
lũ chó
Làm BT3
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc mẫu.
GV giao việc.
Cho HS làm bài mẫu câu 2.
Người lớn đánh trâu ra cày.
Cho HS làm các câu còn lại (làm như cách làm BT2).GV chốt lại.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-Đặt câu hỏi cho từ chỉ hoạt động (đánh trâu)
Người lớn làm gì?
-Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động (người lớn).
-Ai đánh trâu ra cày?
Câu 
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
2/Người lớn đánh trâu ra cày.
3/Các cụ già nhặt cỏ đố lá.
4/Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5/Các bà mẹ tra ngô.
6/ Các em bé ngủ khò trên lưng mẹ.
7/Lũ chó sủa om cả rừng.
Người lớn làm gì?
Các cụ già làm gì?
Mấy chú bé làm gì?
Các bà mẹ làm gì?
Các em bé làm gì?
Lũ chó làm gì?
Ai đánh trâu ra cày?
Ai nhặt cỏ,đốt lá?
Ai bắc bếp thổi cơm?
Ai tra ngô?
Ai ngủ khò trên lưng mẹ?
Còn gì sủa om cả rừng?
Phần luyện tập
Làm BT1
Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
GV nhận xét + chốt lại: Đoạn văn có 3 câu kể.
Câu 1: Cha tôi làmquét sân.
Câu 2: Mẹ đựng hạt giốngmùa sau.
Câu 3: Chị tôi đan nónxuất khẩu.
-1 HS đọc,lớp theo dõi SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Lớp nhận xét.
-HS đánh dấu câu đúng vào VBT.
Làm BT2
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Câu 1: CN: Cha
 VN: làm cho tôiquét sân.
Câu 2: CN: Mẹ
 VN: đựng hạt giốngmùa sau.
Câu 3: CN: Chị tôi
 VN: đan nón lá cọxuất khẩu.
Làm BT3
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay + chỉ đúng các câu kể Ai làm gì?có trong đoạn văn.
Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
-HS đọc yêu cầu.
-HS lên bảng gạch dưới CN,VN.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS viết đoạn văn.
-HS đọc đoạn văn + nêu những câu là câu kể Ai làm gì?
TIẾT 82: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được phép nhân, phép chia.
Biết đọc thông tin trên biểu đồ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Kẻ sẵn bảng phụ BT1 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Luyện tập
 Gọi hs lên bảng tính 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học
2) Luyện tập
Bài 1: Gọi hs nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, số bị chia, số chia.(ba cột cuối của hai bảng giảm tải)
- Y/c hs tự làm bài vào SGK
- Treo bảng phụ viết sẵn bài tập, gọi hs lên bảng thực hiện và điền kết quả vào ô trống.
- Gọi hs nhận xét , kết luận lời giải đúng 
Bài 4: Y/c hs quan sát biểu đồ SGK/91( a,b)
- Biểu đồ cho biết điều gì?
- Hãy đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần. 
- Tuần 1 bán ít hơn tuần 4 bao nhiêu cuốn? 
- Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 bao nhiêu cuốn? 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs lên thi đua (1 nam, 1 nữ) 
- Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 2
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng tính
26988 : 346 13284 : 108
26574 : 258 
- 3 hs nhắc lại
- Tự làm bài
- Lần lượt từng hs lên bảng thực hiện 
a.
Thừa số
27
27
27
Thừa số
23
23
23
Tích
621
621
621
b.
Số bị chia
66178
66178
66178
Số chia
203
203
203
Thương
326
326
326
- Nhận xét 
- Quan sát
- Số sách bán được trong 4 tuần 
- HS nêu:
. Tuần 1: 4500 cuốn ; Tuần 2: 6250 cuốn
. Tuần 3: 5750 cuốn ; Tuần 4: 5500 cuốn 
- 1000 cuốn (5500 - 4500) 
- 500 cuốn (6250 - 5750) 
TIẾT 17: KỂ CHUYỆN
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
 - Hiểu nội dung câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Tranh trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Gọi 2 hs kể chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Thế giới quanh ta có rất nhiều điều thú vị. Hãy thử một lần khám phá các em sẽ thấy ham thích ngay. Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ mà các em nghe kể hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám phá những quy luật trong giới tự nhiên của nhà bác học người Đức khi còn nhỏ . Bà tên là Ma-ri-a Gô-e-pớt May-ơ (sinh năm 1906, mất năm 1972) 
2) HD kể chuyện: 
a) Gv kể:
- Kể lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biết được lời nhân vật.
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh họa (Gv dán phần nội dung chính dưới mỗi bức tranh) 
+ Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
+ Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra phòng khách để làm thí nghiệm
+ Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
+ Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra
+ Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai con
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào? 
b) Kể trong nhóm:
- Các em hãy kể cho nhau nghe trong nhóm 5 (mỗi em kể một tranh) và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện . 
b) Kể trước lớp: 
- Gọi hs nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Tổ chức cho hs thi kể 
- Y/c hs lớp dưới nêu câu hỏi cho bạn.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay và trả lời được câu hỏi của bạn. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài học 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói với các em
- Bài sau: Ôn tập
- 2 hs lên bảng kể chuyện
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- Lắng nghe, theo dõi, quan sát 
- Ma-ri-a, người cha, người anh
- Chia nhóm kể và trao đổi 
- 5 hs trong nhóm nối tiếp nhau kể
- 2 lượt hs (mỗi lượt 2 em) thi kể 
- 2 hs thi kể toàn truyện và nói ý nghĩa câu chuyện 
+ Theo bạn, Ma-ri-a là người thế nào?
+ Bạn học tập ở Ma-ri-a đức tính gì?
+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma-ri-a không? 
Ngày soạn : 23/12/2020
Ngày dạy : 30/12/2020
Thứ tư
TIẾT 34: TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (TT)
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ củatrẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy -học:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Rất nhiều mặt trăng
 Gọi hs lên bảng đọc bài và TLCH:
1) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
2) Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
3) Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs xem tranh minh họa
- Tranh vẽ gì?
- Nét vui nhộn, ngộ nghĩnh trong suy nghĩ của cô công chúa nhỏ đã giúp chú hề thông minh làm cô khỏi bệnh . Cô công chúa suy nghĩ như thế nào về mọi vật xung quanh? Các em cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này qua bài học hôm nay? 
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Hướng dẫn hs cách đọc các từ khó và ngắt nghỉ hơi câu dài 
+ Từ khó: vằng vặc, dây chuyền, hươu, rón rén
+ Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng / ngài lập tức lo lắng vì đêm đo ù/ mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời.
 Mặt trăng cũng vậy,mọi thứ đều như vậy...// - giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. 
- Y/c hs nối tiếp nhau đọc lượt 2 
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài : đoạn đầu đọc với giọng căng thẳng, đoạn sau đọc với giọng nhẹ nhàng, lời người dẫn chuyện đọc hồi hộp, lời chú hề nhẹ nhàng, khôn khéo, lời công chúa hồn nhiên, tự tin, thông minh. 
b) Tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 :
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua? 
- Vì vẫn nghĩ theo cách của người lớn nên các vị đại thần và cách nhà khoa học một lần nữa lại không giúp được nhà vua. 
- Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại 
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất trong 3 ý ở SGK/169 
- Chốt ý: Câu trả lời của các em đều đúng: nhưng sâu sắc hơn cả là câu chuyện muốn nói rằng: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai
- Y/c hs lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật 
- Kết luận giọng đọc đúng (mục 2a)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn
+ Đọc mẫu
+ Gọi hs đọc
+ Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các nhóm
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao? 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: ôn tập
- 3 hs lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn và trả lời
1) Cô mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
2) Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào. Vì chú tin rằng cách nghĩ cũa trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.
3) Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. 
- Quan sát
- Vẽ cảnh chú hề đang trò chuyện với công chúa trong phòng ngủ, bên ngoài mặt trăng vẫn chiếu sáng vằng vặc. 
- Lắng nghe 
- 3 hs nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Nhà vua rất mừng ...đều bó tay
+ Đoạn 2: Mặt trăng...dây chuyền ở cổ
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc cá nhân 
- Chú ý nghỉ hơi ở câu dài 
- 3 hs đọc lượt 2
- Luyện đọc trong nhóm 3
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe 
- Đọc thầm đoạn 1
+ Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được 
. Vì các vị đại thần và các nhà khoa học đều nghĩ về cách che giấu mặt trăng theo kiểu nghĩ của người lớn. 
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn còn lại
+ Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
+ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên... Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy.
+ Suy nghĩ, trả lời. 
- Lắng nghe
- 3 hs đọc trước lớp
- lắng nghe, nhận xét, tìm giọng đọc 
- lắng nghe, ghi nhớ
- lắng nghe
- 2 hs đọc 
- Đọc trong nhóm 3
- Vài nhóm hs thi đọc 
- Nhận xét 
- HS trả lời 
- Trả lời theo suy nghĩ 
TIẾT 3: TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I/ Mục tiêu: 
Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
Biết số chẵn, số lẻ.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt độg của HS
A/Giới thiệu: Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó, các em sẽ cùng nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó. Trước hết là dấu hiệu chia hết cho 2
B/ Bài mới:
a) Cho hs tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2
- Các em hãy nêu một vài số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2? 
- Vì sao em biết các số 2, 4, 12, 18...là những số chia hết cho 2 ?
- Vì sao các số 3,5, 7,... không chia hết cho 2? 
- Gọi hs lên bảng viết kết quả vào cột thích hợp 
 Các số chia hết cho 2 và phép chia tương ứng
 2(2 : 2 = 1) ; 10(10 : 2 = 5) 
12(12 : 2 = 6) ; 14( 14 : 2 = 7) 
16( 16 : 2 = 8) ; 18(18 : 2 = 9) 
22(22 : 2 = 11) ; 34(34:2=17) 
48(48:2= 14)
- Dựa vào bảng trên (cột bên trái) các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm xem dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2? (các em chú ý tới số tận cùng của các số) 
- Gọi hs nêu kết quả
- Gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn, GV kết luận và gọi hs nêu ví dụ. (thực hiện lần lượt như trên với 0, 4, 6, 8) 
- Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2 ?
- Kết luận và gọi hs nhắc lại 
- Nhìn vào cột bên phải các em hãy nêu nhận xét các số như thế nào thì không chia hết cho 2? 
Kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. 
b) Giới thiệu số chẵn và số lẻ
- Nêu: Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn.
- Hãy nêu ví dụ về số chẵn? 
- Các số như thế nào gọi là số chẵn?
- Nêu tiếp: Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ.
- Hãy nêu ví dụ về số lẻ?
- Các số như thế nào gọi là số lẻ? 
Kết luận: Các số chia hết cho 2 là số chẵn, các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ.
- Gọi vài hs nhắc lại 
3) Thực hành: 
Bài 1: Ghi các số lên bảng
- Gọi hs nêu các số chia hết cho 2 các số không chia hết cho 2
Bài 2: Y/c hs thực hiện vào bảng con 
- Chọn một vài bảng, gọi hs nhận xét
C/ Củng cố, dặn dò:
- Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2? 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà tự làm bài vào VBT
- Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 5 
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau nêu: 2, 4, 16, 8, 18,...3, 5, 7, 9,..
- Vì em lấy các số trên chia cho 2 thì em thấy chia hết. 
- Vì em lấy 3, 5, 7,... chia cho 2 thì em thấy dư 1.
Các số không chia hết cho 2 và phép chia tương ứng
3 (3: 2 = 1 dư 1) 
15 (15 : 2 = 7 dư 1)
19 (19 : 2 = 9 dư 1) 
37 (37 : 2 = 18 dư 1) 
- Thảo luận nhóm đôi 
- HS lần lượt nêu: 
+ Các số có chữ số tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2
- Lần lượt nêu: 12, 22, 32, 42, 52, 62,..
+ Các số có chữ số tận cùng là 0, 4, 6, 8 đều chia hết cho 2 
- Lần lượt nêu: 10, 20, 30, 14, 24, 34, 16, 66, 86, 28, 48, 68,..
- Các số có chữ số tận cùng là: 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2 
- Vài hs nhắc lại 
- Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
a) các số chia hết cho 2: 98, 1000, 7536, 5782,744
b) các số không chia hết cho 2: 35, 89, 867, 84683, 8401 
a)12, 24, 36, 68, 80, 62,...
b) 385, 237; 553; 561.
TIẾT 33: TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu: 
 - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ ghi viết nội dung BT2 (phần nhận xét)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thứ cũ: Trả bài viết: tả một đồ chơi mà em thích
- Nhận xét chung về cách viết văn của hs
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Bài văn miêu tả gồm có những phần nào? 
- Tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn
2) Tìm hiểu bài: 
- Gọi hs đọc y/c ở phần nhận xét 
- Các em hãy làm việc trong nhóm 4, đọc thầm lại bài cái cối tân SGK/143,144 để xác định các đoạn văn trong bài , nêu ý chính của mỗi đoạn (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Gọi hs dán phiếu và trình bày kết quả 
- Cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào? 
- Nhờ đâu em biết các đoạn trong bài văn? 
- Kết luận: Ghi nhớ SGK/170 
- Gọi hs đọc ghi nhớ 
2) Luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c cả lớp đọc thầm bài cây bút máy
a) Bài văn gồm mấy đoạn? 
- Các em hãy đọc lại bài Cây bút máy và thực hiện y/c của câu b, c, d (phát bảng nhóm cho 3 nhóm)
- Mời hs làm trên bảng nhóm dán lên bảng và trình bày
- Cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Nhắc nhở hs: Đề bài chỉ y.c các em viết 1 đoạn tả bao quát chiếc bút của em, cho nên các em không tả chi tiết từng bộ phận, không tả cả bài. 
. Muốn tả được bao quát, các em phải quan sát kĩ : hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, những đặc điểm riêng mà cái bút của em không giống cái bút của bạn . Khi miêu tả cần bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với cái bút. 
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs trình bày 
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho hs 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em, đọc trước nội dung TLV ngày mai, chuẩn bị cho bài văn tả cặp sách 
- Gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài 
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 y/c
- Làm việc trong nhóm 4
- Trình bày kết quả
* Bài văn có 4 đoạn
1) Mở bài : đoạn 1 : Giới thiệu về các cối được tả trong bài
2) Thân bài: . Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của các cối
. Đoạn 3: Tả hoạt động của cái cối
. Nêu cảm nghĩ về cái cối 
- Thường giới thiệu về độ vật được tả, tả hình dáng hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó? 
- Nhờ dấu chấm xuống dòng 
- Lắng nghe
- Vài hs đọc 
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm 
a) Bài văn gồm 4 đoạn 
- HS tự làm bài 
- Trình bày 
- Nhận xét 
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút
d) Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.
- Câu kết đoạn: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị toè trước khi cất vào cặp.
- Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn hs giữ gìn ngòi bút 
- 1 hs đọc đề bài
- Lắng nghe, thực hiện 
- Tự làm bài 
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình 
- 1 hs đọc to trước lớp 
Ngày soạn : 24/12/2020
Ngày dạy : 31/12/2020
Thứ năm
TIẾT 17: CHÍNH TẢ
 MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT3. 
III/ Các hoạt động dạy-học:
- Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2b
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Y/c hs viết vào bảng con các tiếng có nghĩa ở BT2a/156 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu: Nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
2) Hướng dẫn hs nghe-viết
- Gv đọc bài Mùa đông trên rẻo cao
- Y/c hs đọc thầm và nêu những từ khó viết trong bài 
- Giảng nghĩa các từ: 
+ trườn xuống: nằm sấp áp xuống mặt đất, dùng sức đẩy thân minh xuống.
+ khua lao xao: đưa qua đưa lại có tiếng động 
+ nhẵn nhụi: trơn tru không lổm chổm rậm rạp 
+ quanh co: không thẳng 
- Hướng dẫn hs phân tích và viết vào bảng con các từ trên
- Gọi hs đọc lại các từ trên 
- Y/c hs đọc thầm lại bài, chú ý các từ khó, cách trình bày
- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì? 
- Đọc từng cụm từ, câu 
- Đọc lần 2
- Chấm chữa bài, y/c hs đổi vở nhau kiểm tra 
- Nhận xét, tuyên dương
3) Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả
Bài 2b: Y/c hs đọc thầm đoạn văn và làm vào VBT 
- Dán 3 tờ phiếu, gọi 3 hs lên bảng thi làm bài 
- Cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Gọi hs đọc lại đoạn văn đã điền đầy đủ 
Bài 3: Y/c hs tự làm bài vào VBT 
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng, gọi hs 3 dãy lên thi tiếp sức
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà đọc lại bài chính tả, viết lại lỗi
- Bài sau: Đôi que đan
- HS viết vào B: nhảy dây, múa rối, giao bóng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK 
- HS nêu: trườn xuống, chít bạc, khua lao xao, vàng hoe, sỏi cuội nhẵn nhụi 
- HS phân tích và lần lượt viết vào B 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Đọc thầm bài
- Nghe, viết, kiểm tra 
- Viết bài
- Soát lại bài 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- Tự làm bài 
- 3 hs lên bảng thực hiện 
 giấc ngủ, đất trời, vất vả 
- 1 hs đọc đoạn văn 
- Tự làm bài
- 3 dãy cử thành viên lên thực hiện (mỗi dãy 3 hs)
- Nhận xét 
 giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.
TIẾT 1: TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I/ Mục tiêu: 
Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Dấu hiệu chia hết cho 2
 - Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2? 
- Nêu ví dụ về các số chia hết cho 2?
- Thế nào là số chẵn, thế nào là số lẻ? 
- Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết dấu hiệu chia hết cho 2, vậy dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 5? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Giao cho hs tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5
- Các em hãy tìm các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5.
- Gọi hs nêu trước lớp và giải thích vì sao số đó chia hết cho 5 hoặc không chia hết cho 5.
- Y/c hs lên bảng viết các số vừa tìm được vào 2 cột trên bảng
 Các số chia hết cho 5 và phép chia tương ứng 
 20 (20 : 5 = 4) 30 (30 : 5 = 6)
 15 (15 : 5 = 3) 35 (35 : 5 = 7)
 70 (70 : 5 = 14) 85 ( 85 : 5 = 17)
- Dựa vào cột bên trái, bạn nào hãy cho biết dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 5? 
- Y/c hs nêu ví dụ 
- Dựa vào cột bên phải, em hãy cho biết dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số không chia hết cho 5
- Gọi hs nêu ví dụ 
Kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. Nếu chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5 ; chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5 
- Gọi hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5
3) Thực hành:
Bài 1: Ghi các số lên bảng, gọi hs trả lời miệng và giải thích vì sao em biết số đó chia hết cho 5 hoặc không chia hết cho 5 
Bài 4: Gọi hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5
- Y/c hs nêu miệng và giải thích. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tự làm bài tập vào VBT
- Bài sau: Luyện tập
- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2 
- HS nêu ví dụ
. Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn
. Các số có chữ số tận cùng là: 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ. 
- Lắng nghe
- HS tự tìm và ghi vào vở nháp 
- Một vài hs nêu trước lớp: 5, 10, 15, 75, 90,...16, 27, 49, ... Em lấy số đó chia cho 5, em thấy chia hết , lấy số đó chia cho 5, em thấy còn dư, nên em kết luận số đó không chia hết cho 5 
- Lần lượt hs lên bảng viết vào 2 cột 
Các số không chia hết cho 5 và phép chia tương ứng
 41 (41 : 5 = 8 (dư 1) 
32 ( 32 : 5 = 6 (dư 2) )
53 (53 : 5 = 10 (dư 3) ) 
 44 (44 : 5 = 8 (dư 4) ) 
- Các có có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
- HS lần lượt nêu 
- Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5 
- HS lần lượt nêu 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Nhiều hs nhắc lại 
- HS lần lượt nêu miệng: 
a) Các số chia hết cho 5: 35; 660; 3000; 945
b) Các số không chia hết cho 5: 8; 57; 4674; 5553
- 2 hs nhắc lại
- HS lần lượt nêu và giải thích: a) Các số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000 (vì có chữ số tận cùng là 0 )
b) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945
TIẾT 34: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I/ Mục đích, yêu cầu:
Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? ( ND ghi nhớ ).
Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì ? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).
 II/ Đồ dùng dạy-học:
- 3 Bảng nhóm - mỗi bảng viết 1 câu kể Ai làm gì ? tìm được ở BTI.1 để hs làm BTI.2 (xác định VN của câu)
- Một số bảng viết các câu kể Ai làm gì? ở BT.III.1
- Một bảng phụ kẻ bảng nội dung BT.III.2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
 Câu kể Ai làm gì? 
Gọi hs lên làm các BT 3 (phần luyện tập) 
- Câu k

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_17_ban_2_cot_chuan_kien_thuc.doc