Giáo án Khối 4 - Tuần 4

Ông là người nổi tiếng chính trực .

+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .

- 1 HS đọc thành tiếng .

+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .

+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được .

 1 HS đọc thành tiếng .

 

docx 41 trang Bảo Anh 12/07/2023 19160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 4 - Tuần 4

Giáo án Khối 4 - Tuần 4
TuÇn 4
Thø hai, ngµy 28 th¸ng 9 n¨m 2020
Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức: -Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 2. Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 -Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
 +Xác định giá trị
 +Tự nhận thức về bản thân
 +Tư duy phê phán
3. Thái độ :Làm bất cứ một việc gì chúng ta cũng cần sự chính trực và thanh liêm sẽ được mọi người quý mến.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV :Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .
 2. HS : SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu về nội dung .
+Em hiểu nội dung ý nghĩa của bài như thế nào ? 
+Theo em,cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin 
+Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài 
+ Chủ điểm của tuần này là gì ?
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
 b. Luyện đọc 
 -GV hd giọng đọc: 
 +Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) 
-GV kết hợp sửa sai từ HS phát âm sai, GV hệ thống ghi bảng một số từ trọng tâm sửa chữa luyện đọc cho học sinh – NX.
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lượt 2 : Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ có ở chú giải và các từ như mục tiêu đã xác định . 
-GV đọc mẫu
 -GV cho hs đọc theo nhóm
 -GV giao nhiệm vụ và nội dung đọc cho hs ở mỗi nhóm.
 -GV gọi1 hs đọc cả bài và cả lớp đọc thầm
 c.Tìm hiểu bài 
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế 
nào ?
+Câu 1 : Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Gọi HS đọc đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao ?
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3 .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
+ Câu 2 : Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Câu 3: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Nội dung chính của bài nói lên điều gì?
 d. Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài .
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm đoạn 3 và đọc mẫu.
- GV cho HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
-GV cho HS đọc phân vai .
Tổ chức cho HS đọc cho nhau nghe NX, thi đọc cá nhân theo nhóm 1 đoạn trong bài 
- Nhận xét , cho điểm HS .
4. Củng cố, dặn dò:
+Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
-Về nhà học bài – chuẩn bị bài: Tre Việt Nam.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
-HS nêu
-lòng biết ơn và sự đồng cảm
-Cậu bé chân thành thương xót ông lão, muốn giúp đỡ ông.
+ Măng mọc thẳng .
+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng .
- HS 3 đoạn:
+ Đoạn 1 : Tô Hiến Thành  Lý Cao Tông .
+ Đoạn 2 : Phò tá  Tô Hiến Thành được .
+ Đoạn 3 : Một hôm  Trần Trung Tá .
-3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự : 
-HS đọc các từ phát âm sai : giúp đỡ, giường bệnh, chính trực,
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- HS đọc nghĩa của từ ở SGK
-HS đọc theo nhóm 3
-1 hs đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm.
- Đọc thầm , tiếp nối nhau trả lời .
+Tô Hiến Thành làm quan triều Lý .
+ Ông là người nổi tiếng chính trực .
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được .
 1 HS đọc thành tiếng .
+ Đỗ thái hậu hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất 
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh , tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử . Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử .
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
+ Vì ông quan tâm đến triều đình , tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân .
+ Vì ông không màng danh lợi , vì tình riêng mà giúp đỡ , tiến cử Trần Trung Tá .
-Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của bvị quan Tô Hiến Thành .
-3 hs nối tiếp nhau đọc
-2 hs đọc
-Hs đọc phân vai
- Vì ông là người có tính trung thực.
Tiết 2:Toán
TOÁN
 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức :-Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. Bài 1 (cột 1), bài 2 (a, c), bài 3 (a)
 2. Kĩ năng : Làm bài sạch sẽ, làm đúng các bài tập.
 3. Thái độ : Giúp hs yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 1. GV : 
 2. HS : SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. So sánh số tự nhiên: 
 Luôn thực hiện được phép so sánh:
-GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325,  rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
 -GV nêu vấn đề: Hãy suy nghĩ và tìm hai số tự nhiên mà em không thể xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
 -Như vậy với hai số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì ?
 -Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
 * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:
 -GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99.
 -Số 99 có mấy chữ số ?
 -Số 100 có mấy chữ số ?
 -Số 99 và số 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn ?
 -Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì ?
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.
 -GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; 
 -GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
 +Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên?
 +Như vậy em đã tiến hành so sánh các số này với nhau như thế nào ?
+Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.
 +Nêu cách so sánh 7891 với 7578.
 -Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau ?
 -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
 * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
 -GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên.
 +Hãy so sánh 5 và 7.
 +Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5 ?
 +Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ?
 +Trong dãy số tự nhiên số đứng sau bé hơn hay lớn hơn số đứng trước nó ?
 -GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
 -GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10.
 +Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn ?
+Số gần gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
+Số xa gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 c. Xếp thứ tự các số tự nhiên :
 - GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
 + Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
 + Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Số nào là số lớn nhất trong các số trên ?
- Số nào là số bé nhất trong các số trên ?
 -Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao ?
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
 d.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
-GV cho hs đọc y/c của bài
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số 1234 và 999; 92501 và 92410.
 -GV nhận xét .
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét .
 Bài 3
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét .
4. Củng cố- Dặn dò:
+ Muốn so sánh các số tự nhiên ta làm thế nào?
- Về nhà làm bài tập ở VBT 
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học:
-2 HS lên bảng làm bài, 
4672 = 4000 + 600 + 70 + 2
98210 = 90000 + 8000 + 200 + 10
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+100 > 89, 89 < 100.
+456 > 231, 231 < 456.
+4578 4578 
-HS: Không thể tìm được hai số tự nhiên nào như thế.
-Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
-100 > 99 hay 99 < 100.
-Có 2 chữ số.
- Có 3 chữ số.
-Số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn.
-Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
-HS so sánh và nêu kết quả: 123 < 456; 
7891 > 7578.
-Các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.
+So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số tương ứng bé hơn.
+ So sánh hàng trăm 1 < 4 nên 123 < 456 hay
4 > 1 nên 456 > 123.
+ Hai số cùng có hàng nghìn là 7 nên ta so sánh đến hàng trăm. Ta có 8 > 5 nên 7891 > 7578 hay 5 < 8 nên 7578 < 7891.
+Thì hai số đó bằng nhau.
-HS nêu như phần bài học SGK.
-HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 
+5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5.
+5 đứng trước 7 và 7 đứng sau 5.
+Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
+Số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó.
-1 HS lên bảng vẽ.
-4 4.
+Số 4 gần gốc 0 hơn, số 10 xa gốc 0 hơn.
+Là số bé hơn.
+Là số lớn hơn.
+7689,7869, 7896, 7968.
+7986, 7896, 7869, 7689.
+Số 7986.
+Số 7689.
+Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau.
-HS nhắc lại kết luận như trong SGK.
-2 hs đọc y/ c bài
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
1234> 999 ; 35784 < 35790
8754 92410
39680 = 39000+680 ; 17600 = 17000+600
-HS nêu cách so sánh.
-Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
+Phải so sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 8136, 8316, 8361
c) 63841, 64813, 64831
-Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Phải so sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 1984, 1978, 1952, 1942.
b) 1969, 1954, 1945, 1890. 
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
Tiết 3: Đạo đức 
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
 1. Nhận thức được cần phải có quyết tâm vượt qua khó khăn trong học tập.
 2. Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 3. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt qua khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Các mẩu chuyện, tấm gương, 
III. Các hoạt động dạy – học:
	1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc ghi nhớ.
3. Bài mới:	+ Giới thiệu bài.
+ Hướng dẫn HS học bài mới
* HĐ 1: Thảo luận nhóm (bài 2 SGK).
1) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
2) Các nhóm thảo luận.
3) GV mời 1 số nhóm trình bày.
Cả lớp trao đổi, nhận xét.
4) GV kết luận, khen những HS biết vượt khó khăn trong học tập.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm đôi (bài 3 SGK)
1) GV giải thích yêu cầu bài tập.
2) HS thảo luận nhóm.
3) 1 vài HS trình bày trước lớp.
4) GV kết luận, khen những em biết vượt khó khăn trong học tập.
* HĐ3: Làm việc cá nhân (bài 4 SGK)
1) GV giải thích yêu cầu bài tập.
2) 1 số HS trình bày những khó khăn và biên pháp khắc phục.
3) GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
4) HS cả lớp trao đổi, nhận xét.
5) GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
=> GV kết luận:
- Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt cần vượt qua những khó khăn đó.
HS: Phát biểu.
4. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
_____________________________________________
Thø ba, ngµy 29 th¸ng 9 n¨m 2020
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. Bài 1, bài 3, bài 4 
2. Kĩ năng : Trình bày bài sạch sẽ, làm đúng bài tập.
 3. Thái độ : Giúp hs yêu thích học toán 
II. ĐỒ DÙNG: 
 1. GV : Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.
 2. HS : SGK, vở, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét 
3. Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Luyện tập:
 Bài 1
 -GV cho HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
-GV nhận xét . 
 -GV yêu cầu HS đọc các số vừa tìm được.
Bài 3 
 -GV viết lên bảng phần a của bài: 
859 ? 67 < 859167 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống.
 -GV: Tại sao lại điền số 0 ?
-GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.
 Bài 4 
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, gv hd hs làm sau đó làm bài.
 -GV chữa bài 
4. Củng cố- dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập 5 ở SGK 
 - Chuẩn bị bài sau: Yến, tạ, tấn.
-5724, 5740, 5742
-5742, 5740, 5724
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) 0, 10, 100.
-Nhỏ nhất: 1000, 10000, 100000, 1000000.
1 hs khá lên bảng làm
b) 9, 99, 999.
+Lớn nhất: 9999, 99999, 999999, 9999999.
-HS trả lời: 
 +Điền số 0.
+Vì chỉ có số 0 là nhỏ hơn số 1
b) điền số 9 c) điền số 9 d) điền số 2
-HS nêu y/c và đọc bài mẫu. Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
b) 2 < x < 5
Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là 3, 4. Vậy x là 3, 4.
Tiết 2: Luyện từ và câu
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức :
 - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
2. Kĩ năng : Trình bày to rõ, và tìm đúng các từ ghép từ láy.
 3. Thái độ : Giúp hs có vốn từ trong giao tiếp hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG: 
 1. GV : Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét .
 2. HS : SGK, vbt, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm ttra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ , tục ngữ ở tiết trước ; nêu ý nghĩa của 1 câu mà em thích .
- Hỏi : Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào ? Lấy ví dụ .
GV nhận xét.
3. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài 
- Đưa ra các từ : khéo léo , khéo tay .
- Hỏi : Em có nhận xét gì về cấu tạo của những từ trên ?
b. Nhận xét
- Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý .
- Yêu cầu HS suy nghĩ , thảo luận cặp đôi .
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
+ Từ truyện , cổ có nghĩa là gì ?
+ Từ phức nào do những tiếng có vần , âm lặp lại nhau tạo thành ?
- Kết luận : 
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép .
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy 
 c. Ghi nhớ 
- Yêu cầu 3 HS đọc phần Ghi nhớ .
+ Thế nào là từ ghép , từ láy ? Cho ví dụ .
 d. Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu .
- GV hd hs cách làm
- GV cho từng nhóm HS làm vào nháp
- Yêu cầu HS trao đổi , làm bài .
- Gọi nhóm nào xong lên bảng làm, các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Kết luận lời giải đúng 
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
+ Từ đơn là từ có 1 tiếng : xe , ăn , uống , áo.
+ Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên : xe đạp , uống bia , hợp tác xã , 
- Đọc các từ trên bảng .
- Hai từ trên đều là từ phức .
+ Từ khéo tay có tiếng , âm , vần khác nhau 
+ Từ khéo léo có vần eo giống nhau .
- 2 HS đọc thành tiếng .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận và trả lời câu hỏi .
+ Từ phức : truyện cổ , ông cha , đời sau , lặng im do các tiếng : truyện + cổ , ông + cha , đời + sau tạo thành . Các tiếng này đều có nghĩa .
+ Từ truyện : tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện. 
Cổ : có từ xa xưa , lâu đời .
Truyện cổ : sáng tác văn học có từ thời cổ .
+ Từ phức : thầm thì , chầm chậm , cheo leo , se sẽ .
Thầm thì : lặp lại âm đầu th .
Cheo leo : lặp lại vần eo .
Chầm chậm : lặp lại cả âm đầu ch , vần âm
Se sẽ : lặp lại âm đầu s và âm e .
- Lắng nghe .
- 3 HS đọc phần ghi nhớ .
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép . ví dụ :Từ ghép : bạn bè , thầy giáo , cô giáo , học sinh , yêu quý , mến yêu ,i
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy .VD:Từ láy: chăm chỉ, cần cù, thân thương, nhạt nhẽo, săn sóc, khéo léo , 
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài 
- Hoạt động trong nhóm .
-Một nhóm lên bảng ghi
- Chữa bài .
-Từ ghép : ghi nhớ, đền thờ,bờ bãi, tưởng nhớ dẻo dai, vững chắc ,thanh cao
- Hỏi lại HS : Tại sao em xếp từ bờ bãi vào trong từ ghép ?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS trao đổi , tìm từ và viết vào vbt .
-GV gọi hs đọc kết quả
3. Củng cố- dặn dò:
+ Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ .
+ Từ láy là gì ? Lấy ví dụ .
- Về nhà viết lại các từ đã tìm được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các từ đó .
- Nhận xét tiết học .
-Từ láy: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp,
- Vì tiếng bờ tiếng bãi đều có nghĩa .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
+Ngay: ngay thẳng, ngay lưng, ngay đơ, ngay ngắn.
+Thẳng: thẳng tắp, thẳng băng, thẳng hàng, thẳng thắn,thẳng thớm
+Thật: chân thật, thật lòng, thật tình, thật thà,
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép . ví dụ :Từ ghép : bạn bè , thầy giáo , cô giáo , học sinh , yêu quý , mến yêu,
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy .VD:Từ láy: chăm chỉ, cần cù, thân thương, nhạt nhẽo, săn sóc, khéo léo , 
Tiết 3: Chính tả
Nhớ - viết: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
I. MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức : 
- Nhớ-viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Lớp có nhiều HS khá, giỏi: nhớ-viết được 14 dòng thơ đầu (SGK).
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
 2/ Kĩ năng : Trình bày bài đẹp, viết đúng chính tả.
 3/ Thái độ : Giúp hs yêu thích viết chính tả ngày càng đẹp và đúng
II.CHUẨN BỊ: 
 1/GV: Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn vào bảng phụ .
 2/ HS : SGK, vở vbt , bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho hs viết vào bảng con 1 số từ
- GV nhận xét.
 3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Hướng dẫn hs nhớ viết:
 - GV đọc bài thơ . Gọi hs đọc cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Qua những câu chuyện cổ , cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
-GV cho HS tìm các từ khó , dễ lẫn . GV tổng hợp ghi bảng HD phân tích – cho HS viết bảng – Nhận xét chữa 
* Viết chính tả 
- Y/C HS nêu cách trình bầy bài thơ lục bát 
- Lưu ý HS trình bày bài thơ lục bát .
- Y/C HS viết bài , GV đọc soát chữa lỗi 
-GV thu và chấm bài và nhận xét.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 
-GV chọn, b 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
-GV hd hs cách làm
- Yêu cầu HS tự làm bài , 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng .
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại BT 2a hoặc 2b và chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học .
-HS viết vào bảng con: Trâu, chiền chiện, hộp sữa, muỗng đĩa.
- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ .
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc , nhân hậu .
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau , ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn , hạnh phúc .
- Các từ : truyện cổ , sâu xa , nghiêng soi , vàng cơn nắng 
HS viết bảng lớp – bảng con - NX
HS nêu
HS viết bài – soát chữa nỗi 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu .
- HS dùng bút chì viết vào vở .
- Nhận xét , bổ sung bài của bạn .
- Chữa bài :
- Lời giải : nghỉ chân – dân dâng – vầng trên sân – tiễn chân .
Tiết 4: Lịch sử
 NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU:
Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:
Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. 
HS khá giỏi:
- Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Việt.
- So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
- Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).
 2. Kĩ năng : Kể to rõ ràng các chiến thắng và những thất bại .
 3. Thái độ : Giúp cho hs hiểu được lịch sử của nước nhà.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 2. HS : SGK, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
 -GV y/c hs nêu.
 +Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào ? Ở khu vực nào ?
 +Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?
 -GV nhận xét 
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài :
 b. Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc 
 - GV cho HS đọc SGK trả lời : 
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
 - GV nhận xét rút KL. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK vàtrả lời :
 + Vì sau người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước?
 + Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt?
 + Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là ? đóng đô ở đâu?
- GV nhận xét , kết luận :cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau .
c. Hoạt động 2: Những thành tựu đạc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc .
 -GV cho hs quan sát lược 
 -Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc .
 -GV hỏi : “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”.
+Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? )
 -GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc . Sau đó rút ra kết luận 
 -GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “Từ năm 207 TCN  phương Bắc”. Sau đó , HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc .
 -GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận :
 +Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại ?
 +Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ?
 Y/c đại diện nhóm trả lời
 -GV nhận xét và kết luận .
4.Củng cố -dặn dò
 - GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung .
 +Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 +Thành tưụ lớn nhất của người Âu Lạc là gì ?
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài :Nước ta dưới ách đô hộ của PKPB 
 - Nhận xét tiết học .
-HS hát 
-2 HS trả lời 
-700 TCN, ở khu vực sông Hồng, song Mê Công
-Làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, làm các đồ bằng đồng,
-HS đọc SGKvà trả lời
+Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỉ thứ III TCN
-Hs đọc và trả lời.
 +Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm.
+Là Thục Phán An Dương Vương
+Tên nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa.
-HS quan sát 
-HS xác định .
+Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châu là vùng rừng núi, nước Au Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.
+Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.
-HS đọc.
-Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả .
+Vì người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố.
+Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh và cho con trai là Trọng Thuỷ sang..
-Nhóm khác nhận xét ,bổ sung
-3 HS đọc lại.
-3 HS trả lời .
+ Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỉ thứ III TCN
+ Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần
Buổi chiều
Tiết 3: Khoa học
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : 
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối.
 2. Kĩ năng : Trình bày to rõ ràng ý kiến của mình về tháp dinh dưỡng.
-Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
 +Tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn.
 +Kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm.
 3. Thái độ : Các em hiểu mình cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt.
II. ĐỒ DÙNG:
 1. GV : Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK -Phiếu học tập theo nhóm.
 2. HS : bút vẽ, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên trả lời:
 1) Em hãy cho biết vai trò của vi-ta-min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min 
2) Em hãy cho biết vai trò của chất khoáng và một số loại thức ăn có chứa nhiều chất 
khoáng ?
 -GV nhận xét 
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV hỏi: Hằng ngày em thường ăn những loại thức ăn nào ?
 -Nếu ngày nào cũng phải ăn một món em cảm thấy thế nào ?
 b. Hoạt động 1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi 
món ?
 Cách tiến hành:
 Bước 1: GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm 4 HS.
 -GV cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 + Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ?
 + Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào ?
 + Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 - Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý kiến không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.
 - Gọi 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 
17 / SGK.
 c.Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối. 
-Cách tiến hành:
 Bước 1: GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm, mỗi nhóm có 4 HS, cho hs lấy giấy nháp ra vẽ 
 -Yêu cầu HS quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.
-Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.
 Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Gọi 2 đến 3 nhóm lên trước lớp trình bày.
 -Nhận xét từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý.
 -GV cho HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những nhóm thức ăn nào cần: Ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế ?
 * GV kết luận: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: Bột đường, đạm, béo, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ với tỷ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối.
 d.Hoạt động 3: Trò chơi: “Đi chợ”
 Cách tiến hành:
 -Giới thiệu trò chơi: Các em hãy thi xem ai là người đầu bếp giỏi biết chế biến những món ăn tốt cho sức khoẻ. Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý và giải thích tại sao em lại chọn những thức ăn này.
 -Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.
-Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GV gọi nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm. 
 4.Củng cố- dặn dò:
 -Hằng ngày chúng ta cần ăn uống như thế nào là phù hợp?
-Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
 -Về nhà sưu tầm các món ăn được chế biến từ cá.
- Nhận xét tiết học :
-HS trả lời.
-Hoạt động theo nhóm 4.
+Không đảm bảo đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất, và chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
+Chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+Vì không có một thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- 2 đến 3 HS đại diện cho các nhóm lên trình bày.
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.
-Chia nhóm 
-Quan sát, thảo luận, vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm mình chọn cho một bữa ăn.
-1 HS đại diện thuyết minh cho các bạn trong nhóm nghe và bổ sung, sửa chữa.
-2 đến 3 HS đại diện trình bày.
-Ví dụ: HS vừa chỉ vào hình vẽ vừa trình bày. Một bữa ăn hợp lý cần có thịt, đậu phụ để có đủ chất đạm, có dầu ăn để có đủ chất béo, có các loại rau như: rau cải, cà rốt, cà chua, hoa quả để đảm bảo đủ vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. Cần phải ăn đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh.
-Quan sát kỹ tháp dinh dưỡng, 5 HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ nêu một tên một nhóm thức ăn.
Câu trả lời đúng là:
+Nhóm thức ăn cần ăn đủ : Lương thực, rau quả chín.
+Nhóm thức ăn cần ăn vừa phải: Thịt, cá và thuỷ sản khác, đậu phụ.
+Nhóm thức ăn cần ăn có mức độ: Dầu, mỡ, vừng, lạc.
+Nhóm thức ăn cần ăn ít: Đường.
+Nhóm thức ăn cần ăn hạn chế: Muối.
-HS lắng nghe.
-Nhận mẫu thực đơn và hoàn thành thực đơn.
-Đại diện các nhóm lên trình bày về những thức ăn, đồ uống mà nhóm mình lựa chọn cho từng bữa.
-HS nêu
Thø t­, ngµy 30 th¸ng 9 n¨m 2020
Buổi sáng
Tiết 1: Tập làm văn
CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
2. Kĩ năng : Làm bài sạch sẽ, sắp xếp đúng nội dung câu chuyện.
 3. Thái độ : Giúp hs yêu thích học tập làm văn.
II. ĐỒ DÙNG: 
 1. GV: bảng phụ
 2. HS : SGK, vbt, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi : Một bức thư thường gồm những phần nào ? Hãy nêu nội dung của mỗi phần .
- Gọi HS

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_4_tuan_4.docx