Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Đoàn Thị Thiên Nga

(chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện.

- Đọc đúng các từ: ra lệnh, gieo trồng, trừng phạt, chăm sóc, thu hoạch, sững sờ, truyền ngôi.

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- KNS: + Tự nhận thức về bản thân.

B. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài đọc.

 

docx 31 trang Bảo Anh 12/07/2023 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Đoàn Thị Thiên Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Đoàn Thị Thiên Nga

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Đoàn Thị Thiên Nga
TUẦN 6
SÁNG Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Chào cờ
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- GD HS thêm yêu thích môn học.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2.
B. Đồ dùng:
- Các biểu đồ trong bài học.
C. Các hoạt động dạy và học:
I. KT bài cũ: - KT BT về nhà của HS.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao?
+ Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét?
+ Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm?
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- GV y/cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK.
+ Biểu đồ biểu diễn gì? 
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, 
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS dùng bút chì làm vào SGK.
+ Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
+ Đúng vì: 100m x 4 = 400m
+ Đúng, vì: So sánh ta có: 400m > 300m > 200m.
+ Tuần 2 bán được nhiều hên tuần 1 là: 
 300m – 200m = 100m vải hoa.
+ Điền đúng.
+ Sai.
- HS nhận xét.
Bài 2:
- HS quan sát biểu đồ ở SGK.
+ Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
+ Tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào VBT.
- HS lắng nghe, theo dõi bài bạn.
- HS nhận xét.
D. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài mới cho tiết sau.
Tiết 3: Tập đọc
	NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA	
A. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. 
- Đọc đúng các từ: ra lệnh, gieo trồng, trừng phạt, chăm sóc, thu hoạch, sững sờ, truyền ngôi...
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. 
- KNS: + Tự nhận thức về bản thân. 	 
B. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc. 
- Bảng lớp viết đoạn văn cần luyện đọc. 
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. KT bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc TL bài thơ Gà trống và Cáo và trả lời câu hỏi SGK. 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
HĐ1: Luyện đọc:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Bài văn được chia làm mấy đoạn?
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc đoạn bài lần 1, GV sửa lỗi phát âm: 
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc đoạn bài lần 2, GV kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn đọc câu dài.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài (hoạt động cả lớp).
- GV y/cầu 1 HS đọc đoạn 1 (lớp đọc thầm) và lần lượt đặt các câu hỏi, y/cầu HS trả lời:
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nà?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi maua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- GV y/cầu 1 HS đọc đoạn 2 (lớp đọc thầm) và lần lượt đặt các câu hỏi, y/cầu HS trả lời:
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
*Nội dung: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài, yêu cầu HS lớp tìm giọng đọc của bài.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Y/cầu HS luyện đọc theo cặp và đọc thi.
- GV nhận xét đánh giá.
 2 HS đọc nối tiếp (3 lượt HS đọc).
+ Chia làm 2 đoạn.
- Đ1: An-đrây-ca  mang về nhà.
- Đ2: Bước vào phòng  ít năm nữa.
 2 HS nối tiếp nhau đọc lần 1.
 2 HS đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ khó.
 1 HS đọc phần chú giải.
- HS nghe. 
- Cá nhân đọc và trả lời câu hỏi.
+ An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+ An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
+ An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
Đ1: + An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
 1 HS đọc thành tiếng.
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+ Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình.
+ An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+ An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+ An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
Đ2: + Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS ghi nội dung.
- HS hoạt động nhóm đôi và tìm giọng đọc của bài..
 4 HS xung phong đọc phân vai.
- HS đọc cặp đôi, 4 HS đọc thi.
- HS lắng nghe.
D. Củng cố, dặn dò: 
+ Nội dung bài nói gì?
+ Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài mới.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: Chính tả (Nghe – viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
A. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài CT. Biết trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả. Làm đúng BT 2, BT 3b.
- GD HS rèn chữ viết và cách cầm bút, đặt vở cho đúng.
B. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
C. Hoạt động dạy - học:	
I. KT bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết các từ vào nháp: 
+ lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
HĐ 1: - Hướng dẫn HS nghe viết.
a. Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc đoạn viết chính tả.
- HS đọc thầm đoạn chính tả.
+ Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó trong bài và nêu.
- GV ghi bảng, phân tích, so sánh, giải nghĩa từ.
- Đọc cho HS viết bảng con: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: Viết chính tả:
- GV đọc mẫu đoạn viết
- GV nhắc nhỡ cách trình bày bài.
- GV đọc cho HS viết. 
- GV đọc lại một lần cho HS soát lỗi.
- GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá. 
HĐ 3: - Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS làm bài vào VBT.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2a: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ như thế nào?
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
- HS theo dõi trong SGK. 
- HS đọc thầm 
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- HS tìm và nêu...
- HS theo dõi.
- HS viết vào bảng con các từ: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn
- HS lắng nghe.
- HS lớp đọc thầm theo.
- HS nghe.
- Cả lớp nghe viết.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- HS lắng nghe.
Bài 1:
 1 HS nêu y/c và đọc mẫu.
- HS làm bài vào VBT.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2a:
 1 HS đọc thành tiếng.
+ Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x
- Đại diện nhóm đọc.
- Chữa bài (nếu sai).
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương bạn.
D. Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS xem lại các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài mới.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
A. Mục tiêu: 
- Biết được: trẻ em phải cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. (HS giỏi Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em).
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
- KNS: * Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học - Lắng nghe người khác trình bày
- Kiềm chế cảm xúc - biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
B. Đồ dùng:
- SGK Đạo đức lớp 4.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. KT bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ và TLCH.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
HĐ1: Hoạt đông nhóm.
* Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
 Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
*GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: “Trò chơi phóng viên”.
Cách chơi: 
- GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
+ Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau:
+ Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
GV kết luận: - Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ3: Liên hệ bản thân.
- GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ. (Bài tập 4- SGK/10) 
* GV kết luận chung:
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện...
+ Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS theo dõi tiểu phẩm do một số bạn trong lớp thực hiện.
- HS thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- HS thảo luận và đại diện trả lời.
- HS lắng nghe.
- Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của “phóng viên”
- HS lắng nghe 
- HS nhận xét, lắng nghe.
- HS trình bày.
* HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
D. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài mới cho tiết sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Khoa học
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
A. Mục tiêu:
 - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp...
 - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
 - GD HS biết tiết kiệm đúng cách. 
B. Đồ dùng:
 - Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. KT bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp:
+ Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
HĐ 1: - Thảo luận nhóm: 
* Các cách bảo quản thức ăn.
- GV tiến hành chia thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
- GV nhận xét đánh giá.
* Kết luận:
HĐ 2: - Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. 
- Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự:
 + Nhóm: Phơi khô. + Nhóm: Ướp muối.
 + Nhóm: Ướp lạnh. + Nhóm: Đóng hộp.
 + Nhóm: Cô đặc với đường.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy:
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm?
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm?
* GV kết luận:
HĐ 3: - Trò chơi: “Ai đảm đang nhất?”
- Liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình mình áp dụng.
* Cách tiến hành:
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.
- Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng tài.
- Trong 7 phút các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
- GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phẩm của từng tổ.
- GV nhận xét và công bố các nhóm chiến thắng.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh.
+ Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh,
+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và các nhóm có cùng tên bổ sung.
- HS trả lời: Ví dụ:
* Nhóm: Phơi khô.
- Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng, miến, bánh đa, mộc nhĩ, 
- Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.
* Nhóm: Ướp muối.
* Nhóm: Ướp lạnh. (xem SGV)
* Nhóm: Đóng hộp.
* Nhóm: Cô đặc với đường.
- HS lắng nghe.
- Tiến hành trò chơi.
- Cử thành viên theo yêu cầu của GV.
- Tham gia thi.
- HS lắng nghe.
D. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên và chuẩn bị bài cho tiết sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Lịch sử
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
A. Mục tiêu: 
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa). 
- Biết Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- GDHS yêu quê hương đất nước và bảo vệ đất nước.
* Hỗ trợ các em cách đọc số la mã.
B. Đồ dùng:
- Hình trong SGK. - Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng.
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. KT bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời bài cũ.
+ Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
HĐ1: Làm việc theo nhóm.
- Y/c HS đọc đoạn “Đầu thế kỉ thứ Itrả thù nhà” và trả lời câu hỏi: 
+ Nguyên nhân Hai Bà Trưng khởi nghĩa là gì?
GV kết luận: Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng bà là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
- GV nhận xét, đánh giá. 
HĐ2: Làm việc nhóm đôi.
- GV treo lược đồ lên bảng và giải thích: Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nổ ra trên 1 khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa.
- Các em hãy hoạt động nhóm đôi nhìn vào lược đồ và tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (Bạn này kể, bạn kia nhận xét và ngược lại).
- GV nhận xét và kết luận.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi: 
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
* Ghi nhớ: (SGK).
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định. Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. Vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán, vì lòng yêu nước căm thù giặc, vì thù nhà đã tạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởi nghĩa.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm đôi: Dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc SGK và trả lời.
+ ...có ý nghĩa: Sau 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
D. Củng cố, dặn dò:
+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
SÁNG Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
- GD HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng: - VBT, bảng phụ, SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. KT bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- GV yêu cầu HS làm lại bài tập 2.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu y/cầu BT và tự làm vào VBT.
- Gọi 2 HS nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số tự nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá. 
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Y/cầu HS giải thích cách điền trong từng ý.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sat biểu đồ và trả lời.
+ Biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
+ Khối lớp Ba có bao nhiêu lớp? Đó là các lớp nào?
+ Nêu số HS giỏi toán của từng lớp?
+ Trong khối lớp Ba, lớp nào có nhiều HS giỏi toán nhất? Lớp nào có ít HS giỏi toán nhất?
+ Trung bình mỗi lớp Ba có bao nhiêu HS giỏi toán?
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
Bài 1:
 1 HS nêu y/c BT, lớp tự làm vào VBT
 2 HS lên bảng nêu cách tìm số liền trước, số liền sau, cả lớp theo dõi.
- HS trả lời về cách điền số của mình.
- HS lắng nghe.
Bài 2: 
1 HS nêu y/c BT, lớp tự làm vào VBT
Đáp án:
a. 475 9 36 > 475836	
b. 5 tấn 175 kg > 5 0 75 kg
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: .
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát và trả lời.
+ Biểu đồ biểu diễn Số học sinh giỏi toán khối lớp Ba Trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 – 2005.
- HS tự làm bài vào vở.
+ Có 3 lớp đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
+ Lớp 3A có 18 HS, lớp 3B có 27 HS, lớp 3C có 21 HS.
+ Lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất, lớp 3A có ít HS giỏi toán nhất.
+Trung bình mỗi lớp có số HS giỏi toán là: (18 + 27 + 21) : 3 = 22 (HS)
- HS lắng nghe, chữa bài.
Bài 4: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a) Thế kỉ XX.
b) Thế kỉ XXI. 
D. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Luyện từ và câu
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
A. Mục tiêu: 
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ). Nhận biết được DT chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát.
- Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
- Giáo dục HS biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
B. Đồ dùng: 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long).
C. Các hoạt động dạy - học:
I. KT bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS trả lời trước lớp. 
+ Danh từ là gì? Cho ví dụ.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
- Hướng dẫn HS luyện tập:
HĐ 1: Làm việc nhóm đôi.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, trình bày từ đúng.
- GV ghi nhanh kết quả ra bảng.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/cầu HS thảo luận cặp đôi.
- Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
- Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
* Ghi nhớ: (SGK).
HĐ 2: Luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS thảo luận nhóm và làm vào phiếu.
- Y/c nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. - Y/c các nhóm khác nhận xét. Bổ sung.
+ Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung?
+ Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng?
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 3 HS làm bảng, lớp tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm.
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu bài 1.
- Đại diện nhóm nêu kết quả:
a/. sông b/. Cửu Long
c/. vua d/. Lê Lợi
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động nhóm đôi và TLCH.
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Hồng, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Nga,
+ Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
 2 HS đọc ghi nhớ.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận và làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm nêu và dán lên bảng:
Danh từ chung
Danh từ riêng
Núi/ dòng/ sông/ dãy / mặt/ sông/ ánh/ nắng/ đường/ dây /nhà /trái/ phải/ giữa/ trước.
Chung/ Lam/ Thiên Nhẫn/ Trác/ Đại Huệ/ Bác Hồ.
+ Vì dãy là từ chung chỉ những núi nối tiếp, liền nhau.
+ Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi và được viết hoa.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 3 HS làm bảng, lớp tự làm vào VBT.
+ Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa.
- HS lắng nghe.
D. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại ND bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Tiếng anh (GVC)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
- Yêu thích môn học.
B. Đồ dùng: 
- Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm được): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC).
C. Các hoạt động dạy - học:
I. KT bài cũ:
- Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực và nói ý nghĩa câu chuyện.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
HĐ 1: - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 HS nêu y/cầu bài tập. 
- GV gạch chân một số từ quan trọng: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
- Gọi 1 HS đọc tiếp phần gợi ý.
+ Thế nào là lòng tự trọng?
+ Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
+ Em đọc câu chuyện đó ở đâu? 
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. 
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: - Hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV quan sát giúp đỡ từng nhóm.
- HS kể theo đúng trình tự mục 3 và hỏi:
 + Trong câu chuyện mình kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì?
- GV nhận xét đánh giá. 
HĐ 3: - Hoạt động cá nhân.
- Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện:
- GV tổ chức cho HS thi kể.
- Khi HS kể GV ghi hoặc cử HS ghi tên chuyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể trả lời/ đặt câu hỏi của từng HS vào cột trên bảng.
- GV nhận xét bình chọn HS kể truyện hay nhất.
 1 HS đọc đề bài.
 1 HS đọc gợi ý. 
+ Tự trọng là tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
+ HS kể tên một số câu chuỵên mà các em đã nghe hoặc đã đọc như : Buổi học thể dục, sự tích dưa hấu, sự tích con cuốc 
+ Em đọc trong truyện cổ tích Việt Nam, trong truyện đọc lớp 4,
- HS lắng nghe.
 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS nghe kể hỏi lại bạn:
+ Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
+ Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì?
- HS nhận xét tuyên dương bạn kể hay.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong lớp.
- HS nhận xét tuyên dương bạn kể hay.
 D. Củng cố, dặn dò: 
- Khuyến khích HS nên đọc chuyện.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
 - Y/c về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài tiết sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
CHIỀU
Tiết 1: Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
A. Mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ.
- Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.	 
- KNS: + Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
B. Đồ dùng: 
- Tranh SGK, bảng phụ, phấn màu.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. KT bài cũ:
+ Nêu cách bảo quản thức ăn?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
HĐ1: Hoạt động nhóm.
* Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Chia lớp thành các nhóm yêu cầu HS quan sát H1, 2 SGK mô tả các dấu hiệu bệnh còi xương suy dinh dưỡng, bướu cổ và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- GV kết luận: - Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng, nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương, kém thông minh.
HĐ2: Hoạt động cá nhân.
* Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
+ Ngoài các bệnh còi xương suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng.
- GV kết luận: Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng, đủ chát. Đối với trẻ em cần được theo dõi thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn hợp lí và nên đưa trẻ em đến bệnh viện khám và chữa trị.
HĐ3: Hoạt độngnhóm đôi.
*Trò chơi thi kể tên một số bệnh.
- Hướng dẫn cách chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai bệnh nhân, người đóng vai bệnh nhân nêu triệu chứng bệnh, người đóng vai bác sĩ nêu tên bệnh và cách phòng, chữa.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm quan sát tranh và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS lắng nghe. 
+ Thiếu vi-ta-min A quáng gà, khô mắt.
+ Thiếu vi-ta-min B: bệnh phù.
+ Thiếu vi-ta-min C: chảy máu chân răng.
- Từng cặp HS lên đóng vai chơi trò chơi.
- HS khác nhận xét. 
D. Củng cố, dặn dò:
+ Nhắc lại ND bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài mới.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Địa lí
TÂY NGUYÊN
A. Mục tiêu:
- HS nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ.
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu, của Tây Nguyên.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh. 
- GD HS biết bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
B. Đồ dùng dạy - học: 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. KT bài cũ:
+ Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
1/. Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 
HĐ 1: Hoạt động cả lớp.
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
- GV nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: Hoạt động nhóm.
+ Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao .
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên ( mà nhóm được phân công tìm hiểu ).
- GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh.
- GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày.
- GV nhận xét và đánh giá.
2/.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :mùa mưa và mùa khô:
HĐ 3: Làm việc cá nhân.
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS lắng nghe và theo dõi vị trí các cao nguyên .
 2 HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên.
- HS khác nhận xét ,bổ sung.
+ HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
+ Mùa mưa vào tháng 5,6,7,8,9,10. 
+ Mùa khô vào các tháng 1,2,3,4,11,12.
+ Có 2 mùa rõ rệt 
- HS lắng nghe.
D. Củng cố, dặn dò:
+ Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ.
- GV nhận xét và đánh giá tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Đọc thư viện – GD Đạo đức lối sống
Bài 2: Luôn giữ thói quen đúng giờ
A. Mục tiêu:
- Hiểu được một nét tính cách, lối sống văn minh của Bác Hồ là luôn giữ thói quen đúng giờ mọi lúc, mọi nơi
- Thấy được lợi ích của việc đúng giờ, tác hại của việc chậm trễ, sai hẹn.
- Thực hành bài học đúng giờ trong cuộc sống của bản thân
B. Chuẩn bị:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 
C. Các hoạt động dạy – học:
I. KT bài cũ:
+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?
+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng đẹp hơn không?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài	
 Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc đoạn văn “Luôn giữ thói quen đúng giờ” GV hỏi: + Trong câu chuyện này vì sao anh em phục vụ lại gọi Bác là “cái đồng hồ chính xác”?
+ Có lần đi họp gặp bão, cây đổ ngổn ngang trên đường, Bác có tìm cách đến cuộc họp đúng giờ không?
+ Trong thời kì kháng chiến khi không tiện đi ô-tô, Bác đã dùng các phương tiện gì để tìm cách đi lại được chủ động hơ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_4_tuan_6_doan_thi_thien_nga.docx