Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Lê Thị Thùy

Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

II/ Đồ dùng dạy và học: Tranh minh họa bài đọc SGK

III/ Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

docx 19 trang Bảo Anh 12/07/2023 18400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Lê Thị Thùy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Lê Thị Thùy

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Lê Thị Thùy
TUẦN 8
BÁO GIẢNG
Từ ngày 26/10/2020 đến 30/10/2020
c a b d o0oc a b d 
Thứ
Buổi 
Môn
	Bài dạy
Thứ 2
26/10/2020
Sáng 
Chào cờ 
Tập đọc
Toán 
Đạo đức
Nếu chúng mình có phép lạ
Luyện tập
Tiết kiệm tiền của (tt)
Thứ 3
27/10/2020
Sáng
Chính tả
Toán 
Kể chuyện
Nghe – viết: Trung thu độc lập
Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Chiều
Khoa học
LTVC
ATGT
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài
Ngồi an toàn trong xe ôtô và trên các PTGT đường thủy
Thứ 4
28/10/2020
Sáng
Tập đọc
Toán
Địa lí
Đôi giày ba - ta màu xanh
Luyện tập
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Thứ 5
29/10/2020
Sáng
TLV
Toán
Luyện tập phát triển câu chuyện 
Luyện tập chung
Chiều
Khoa học
Kĩ thuật
Lịch sử
Ăn uống khi bị bệnh
Khâu đột thưa
Ôn tập
Thứ 6
30/10/2020
Sáng 
LTVC
Toán
TLV
SHL
Dấu ngoặc kép
Góc nhọn, góc tù, gọc bẹt
Luyện tập phát triển câu chuyện
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
II/ Đồ dùng dạy và học: Tranh minh họa bài đọc SGK
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: Ở vương quốc tương lai
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề. 
a/ HĐ1: Luyện đọc
- GV chú ý sửa lỗi phát âm và hướng dẫn cách ngắt nhịp.
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
b/ HĐ2: Tìm hiểu bài
- Câu thơ nào được lặp lại trong bài? Việc lặp lại có tác dụng gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều mong ước của bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- Em có nhận xét gì về các ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ?
- Câu 4/67 SGK (HSK,G)
c/ HĐ3: Đọc diễn cảm và HTL
GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
2 khổ thơ đầu.
3.Củng cố-dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Đôi giày ba ta màu xanh
- GV nhận xét tọc
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi. 
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ (2 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 2 HS đọc cả bài.
- Câu: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- Khổ1: ước muốn cây mau lớn để cho quả
- Khổ 2: trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
- Khổ 3:Ước trái đất không còn mùa đông.
- Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc/s no đủ, ước mơ được làm việc, mơ không còn thiên tai thế giới chung sống trong hoà bình.
- HS tự do phát biểu.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm. (HSK,G)
- HS nhẩm HTL.
- HS thi HTL từng khổ thơ, toàn bài.(HSK,G)
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
-Tính được tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II/Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: 
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
2/ Bài mới: Giới thiệu- Ghi đề
a/ HĐ1: Bài 1/46 (cột b) 
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm
b/ HĐ2: Bài 2/46(dòng 1,2)
- Nêu y/c bài tập
- GV hướng dẫn HS áp dụng tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng để tính 
c/ HĐ3: Bài 4a/46
3/ Củng cố dặn dò:
- BTVN bài 3, 5/ 46
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.?
-Tiết sau: Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
-1 HS lên bảng trả lời
- HS đọc đề nêu y/c bài tập.
- Đặt tính rồi tính
- Lớp làm vào bảng con
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Lớp làm vào vở: 
a/ 96 + 78 + 4 = (96+4) + 78 = 178
b/ 789 + 285 + 15 = 789 + 300 = 1089
- HS đọc đề và nêu y/c bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
Sau hai năm xã đó tăng số dân :
 79 + 71 = 150 ( người)
Số dân xã đó sau hai năm :
 5256 + 150 = 5406 ( người)
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vỡ, đồ dùng điện nước,... trong cuộc sống hằng ngày .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
GDKNS -Kỹ năng bình luận, phê phán -Kỹ năng lập kế hoach 
II/ Chuẩn bị: phiếu bài tập , thẻ màu học sinh ... .
III/ Hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao cần phải tiết kiệm?
- Kể những việc nên làm,không nên làm để tiết kiệm tiền của?
2/ Bài mới 
Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS thực hành qua các bài tập
Bài tập 4/tr13:
Gv kết luận
GV nhận xét,tuyên dương.
HĐ2: Thảo luận nhóm đóng vai
Bài tập 5/tr13:
Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Cách giải quyết tình huống đã phù hợp chưa? Còn cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
GV theo dõi nhận xét,kết luận 
Hoạt động 3: Hs kể chuyện về tấm gương thực hành tiết kiệm.
Gv theo dõi nhận xét
Hoạt động tiếp nối
Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
Nhận xét tiết học .
Kiểm tra 2 HS
Kiểm tra vở BT 4 HS
1Hs đọc đề nêu yêu cầu .
HS hoạt động nhóm đôi thảo luận chọn việc làm tiết kiệm tiền của và giải thích vì sao em chọn.
Đại diện các nhóm trình bày.
Việc làm :a,b,g,h,k là tiết kiệm
việc; c.d,đ,e,i là lãng phí tiền của
HS tự liên hệ bản thân mình qua các trường hợp đã nêu
HS hoạt động nhóm chọn 1 trong 3 tình huống để đóng vai
Đại diện các nhóm trình bày
Lớp nhận xét
HS trả lời theo suy nghĩ của mình
HS kể các chuyện,tấm gương về tiết kiệm tiền của đã sưu tầm được.
HS rút bài học về việc tiết kiệm tiền của của bản thân qua chuyện kể .
Thứ ba ngày 27 tháng10 năm 2020
CHÍNH TẢ ( Nghe – viết)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng CT, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập sạch sẽ.
- Làm đúng BT(2b); 3b.
GDBVMT : Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
II.Đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to viết sẵn nội dùng bài tập 2b
- Bảng lớp viết nội dung BT3b một số mẫu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: 
- HS viết bảng con: thịnh vượng, khai trương
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả
- GV đọc đoạn viết
- Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, viết đúng CT.
- GV đọc bài cho h/s viết.
- GV đọc bài cho h/s soát bài.
- GV chấm bài nhận xét
b/ HĐ2: Luyện tập
* Bài 2b: 
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Nêu nội dung đoạn văn ?
*Bài 3b: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tìm từ nhanh.
- GV nhận xét
3/ Củng cố dặn dò:
-Về nhà chuẩn bị tiết sau: “Thợ rèn”
- Cả lớp viết bảng con
- Lớp theo dõi trong SGK
- Lớp viết bảng con: dòng thác, bát ngát, máy phát điện, đổ xuống
- HS viết bài vào vở
- HS soát bài
- 1 HS đọc y/c của bài
- Lớp làm vào vở bài tập
* Đáp án: yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn
- 1 HS đọc lại đoạn Chú dế sau lò sưởi
- Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ. Về sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên.
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp tham gia chơi trên bảng con.
- Các từ có tiếng chứa vần iên hoặc iêng: điện thoại - nghiền - khiêng
TOÁN
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I/ Mục tiêu : 
 - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ : Bài 3/46
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1 : Hướng dẫn HS cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- GV giới thiệu bài toán
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- GV tóm tắt đề ( như SGK)
- Nhìn sơ đồ em nào có thể chỉ ra 2 lần số bé? 
- Vậy số bé bằng bao nhiêu ?
- Làm cách nào ta tìm được số lớn ?
* Vậy muốn tìm số bé ta làm gì ?
* GV ghi: 
 Số bé = (tổng – hiệu) : 2
- Tương tự hd giải bài toán bằng cách 2
- Nhìn sơ/đ em nào có thể chỉ ra 2 lần số lớn?
- Vậy số lớn bằng bao nhiêu ?
- Làm cách nào ta tìm được số bé ?
- Nêu cách tìm số lớn ?
*GV ghi: 
 Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2
b/ HĐ2 : Bài tập
* Bài 1/47 : 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Xác định tổng của 2 số, hiệu của 2 số
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV chấm bài nhận xét
* Bài 2/47 : Đọc đề, p.tích đề tương tự bài 1
3/ Củng cố - Dặn dò :
- BTVN bài 3,4/47
- Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- 2 HS lên bảng làm
-1 HS đọc bài toán
+ Hai lần số bé: 70 – 10 = 60
+ Số bé: 60 : 2 = 30
+ Số lớn: 
30 +10 = 40 hoặc 70 -3 0 = 40
* Lấy tổng trừ đi hiệu rồi chia cho 2
.
+ Hai lần số lớn:70 + 10 = 80
+ Số lớn: 80 : 2 = 40
+ Số bé: 
40 – 10 = 30 hoặc 70 – 40 = 30
* Lấy tổng cộng hiệu rồi chia cho 2
- 1 HS đọc đề 
- Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- Tổng 58, hiệu 38
- Lớp làm vào vở bài tập
Tuổi của bố: (58 + 38) : 2 = 48 (tuổi)
Tuổi của con: 58 – 48 = 10 (tuổi)
- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tìm số bé trước, nhóm 2 tìm số lớn trước. 
- Hai số đó là: 8 và 0
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu :
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết đề bài. 
- Tranh minh hoạ truyện: Lời ước dưới trăng để KT bài cũ 
III/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ : Lời ước dưới trăng 
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề 
- GV y/c HS giới thiệu những truyện các em mang đến lớp 
a.HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề bài.
- GV viết lên bảng đề bài , gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 
- GV y/c HS đọc thầm gợi ý 1
- Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ gì ? Nói tên truyện em lựa chọn .
- GV y/c HS đọc thầm gợi ý 2, 3 và lưu ý HS: Kể chuyện có đầu có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Kể xong câu chuyện, em cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b.HĐ2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV dặn HS : Cần kể tự nhiên, với giọng kể 
3/ Dặn dò : 
- Nhắc HS về nhà tập kể lại chuyện vừa kể cho ba mẹ nghe .
- Chuẩn bị bài sau : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
- 2 HS lên bảng kể 2 đoạn và nêu ý nghĩa của truyện.
- Vài HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp
- 1 HS đọc đề bài .
+ Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về về ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý (1,2,3), lớp theo dõi SGK.
- HS tự do phát biểu
VD: Tôi muốn kể câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc –xen. Truyện nói về ước mơ một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- HS thi kể chuyện trước lớp 
- Lớp nhận xét 
BUỔI CHIỀU
KHOA HỌC
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I . Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh : Hắt hơi, sổ mũi, chán ưan, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu , không bình thường.
- Phân biệt được lúc khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học: Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
A.Kiểm tra :
- Nêu nguyên nhân bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Nêu cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
- B. Bài mới : 
HĐ1:Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
GV yêu cầu từng HS thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và thựuc hành /32SGK
Lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32SGK thành 3 câu chuyện như SGK yêu cầu và kể lại các bạn trong nhóm.
- Kể tên một số bệnh em đã mắc.
- Khi bị bệnh, em cảm thấy thế nào?
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? tại sao?
* Kết luận: SGK
HĐ2: Trò chơi: đóng vai: Mẹ ơi, con sốt!
GV đưa ra tình huống, HS đóng vai
TH1: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
TH2: Đi học về, Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng, ăn cơm không thấy ngon, Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
Kết luận: SGK
C. Củng cố - Dặn dò :Ăn uống khi bị bệnh
Hoạt động của HS
- 2 h/s trả lời
- Đại diện các chóm lên kể chuyện trước lớp
- H/S quan sát hình /30,31 SGKvà trả lời câu hỏi 
- Đại diện các nhóm trình bày
- H/S thảo luận đưa ra tình huống
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất.
- Các bạn khác góp ý.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I.Mục tiêu : 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT1,2 (mục III).
II. Đồ dùng dạy học :
-3 tờ phiếu học tập in sẵn bảng như SGV/173.
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ : Bài tập 2/68
2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/ HĐ1 : Phần nhận xét
*Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV đọc mẫu những tên riêng nước ngoài.
*Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc y/c bài tập
- Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận ?
- Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ?
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết NTN ?
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận NTN ?
* Bài tập 3 : Gọi 1 HS đọc ND y/c bài tập
- Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ?
* GV  : Những tên người, tên địa lí trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
b/ HĐ2: Phần ghi nhớ
c/ HĐ3: Luyện tập
*Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc y/c bài
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Đoạn văn viết về ai ?
* Bài tập 2: Thực hiện như bài 1
* Bài tập 3: (HSG)Gọi 1 HS đọc y/c bài
- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức
3/ Củng cố dặn dò: 
- Bài sau: Dấu ngoặc kép
- 2 HS lên bảng làm bài tập
- 1 HS đọc to.
- Vài HS đọc lại
- HS trả lời VD: Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi
- Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép
- Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn/xtôi
- Viết hoa .
- Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có dấu gạch nối .
- Viết giống như tên riêng VN tất cả các tiếng đều viết hoa.
- Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Lớp làm vào vở bài tập (phát hiện những tên riêng viết sai CT và sửa lại cho đúng)
- Viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ.
- HS tham gia trò chơi gồm 2 đội mỗi đội 3 em
AN TOÀN GIAO THÔNG
NGỒI AN TOÀN TRONG XE ÔTÔ VÀ TRÊN CÁC PTGT ĐƯỜNG THỦY
(Có giáo án riêng)
---------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I/ Mục tiêu : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài ( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng).
- Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.
II/ Đồ dùng dạy và học : Tranh minh họa bài đọc SGK
III/Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ : Nếu chúng mình có phép lạ
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề. 
a/ HĐ1 : Luyện đọc
- GV sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó
- GV hướng dẫn HS đọc đúng câu cảm: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
b/ HĐ2 : Tìm hiểu bài
- Ngày bé, chị phụ trách mơ ước điều gì?
- Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.
- Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không ?
- Chị phụ trách đội được giao việc gì ?
- Chị phát hiện Lái thèm muốn cái gì ?
- Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp?Vì sao chị đã chọn cách ấy?
- Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
c/ HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
đoạn 1.
3.Củng cố-dặn dò :
-Chuẩn bị bài sau : 
-Thưa chuyện với mẹ
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi 
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 HS đọc cả bài
.
- Có một đôi giày ba ta màu xanh như giày của anh họ chị.
- Cổ giày ôm sát chân.Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu.Phần thân gần sát có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
- Không đạt được, chị tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn..
- Vận động Lái , một cậu bé nghèo, sống lang thang đi học.
- Đôi giày ba ta màu xanh
- Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanhtrong buổi đầu đến lớp. Vì chị muốn mang lại niềm vui cho Lái.
-Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân...ra khỏi lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Đồ dùng dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: 
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ? 
2/ Bài mới: Giới thiệu- Ghi đề
a/ HĐ1: Bài 1a,b/48
 - Gọi 2 HS lên bảng làm
- GV cho HS nhắc lại cách tìm số bé, số lớn
b/ HĐ2: Bài 2/48
- Bài toán có dạng gì ?
- Tổng là bao nhiêu ?
- Hiệu là bao nhiêu ?
- Gọi 1 HS lên tóm tắt và giải 
c/ HĐ4:Bài 4/48
- Xác định bài toán thuộc dạng nào?
- Tổng là bao nhiêu? Hiệu là bao nhiêu?
 - Tìm số sản phẩm của mỗi phân xưởng.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt và giải
- Gv y/c HS giải cách khác
3/ Củng cố dặn dò:
- BTVN 3,5/48
- Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- Tiết sau: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- 1 HS lên bảng trả lời
- 1 HS lên bảng giải bài tập 3/47
- 1 HS nêu y/c bài tập
- HS làm theo tổ (mỗi tổ 1 bài)
 Số bé là: 
 (24 - 6) : 2 = 9
 Số lớn là :
 24 – 9 = 15 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- Tổng là 36
- Hiệu là 8
- Cả lớp giải vào vở
Tuổi của chị : 
 ( 36 + 8) : 2 = 22 ( tuổi)
Tuổi của em :
 36 – 22 = 14 ( tuổi) 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS giải vào vở
- HS nhận xét bài bạn
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu : 
- Nêu được một số h.động SX chủ yếu của người dân ở TN
+ Trồng cây CN lâu năm( cao su, cà phê, hồ tiêu,chè) trên đất ba dan )
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu loại cây CN và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở TN.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột
II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam- Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
A Kiểm tra : 
1. Kể tên một số dân tộc đã sống lâu năm ở Tây Nguyên.
2. Hãy mô tả nhà rông.
3. Nhà rông dùng để làm gì ?
B. Bài mới :
HĐ1. Trồng cây CN trên đất ba dan ( Nhóm)
- Kể tên những cây trồng chính ở TN (Quan sát lược đồ hình 1) Chúng thuộc loại cây gì.
_ Cây CN nào được trồng nhiều nhất ở đây? 
(Quan sát số liệu)
- Tại sao ở TN lại thích hợp cho việc trồng cây CN - HĐ2: Làm việc cả lớp- 
- H/S lên bảng chỉ vị trí của BMT trên bản đồ
GV: Không những ở vùng BMT mà hiện nay ở TN có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây CN lâu năm khác như cao su, chè, hồ tiêu 
- Các em biết gì về cà phê ở BMT
GV g. thiệu một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê.
Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở TN là gì?
- Người dânTN đã làm gì để k. phục tình trạng này?
HĐ2. Chăn nuôi trên đồng cỏ (Cá nhân)
- Hãy kể những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Ở TN voi được nuôi để làm gì ?
C. Củng cố -Dặn dò:
 Bài sau : HĐSX của người dân ở TN (TT)
Hoạt động của HS
- 3 h/s trả lời
- Dựa vào kênh chữ và kênh hình . H/S trong nhóm thảo luận các câu hỏi :
- Đại diện các nhóm trình bày 
-H/S quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 SGK nhận xét vùng trồng cà phê ở đây?
- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
-
- Voi đuợc dùng để chuyên chở người , hàng hoá
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2020
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục tiêu : 
- Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn1,3,4 ( ở tiết TLV tuần 7) Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việcđược sắp xếp theo trình tự thời gian.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
-Tư duy sáng tạo ; phân tích, phán đoán.
- Thể hiện sự tự tin. - Hợp tác.
III/Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang 73 SGK
- 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn
IV/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài viết ở tiết trước
2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
c/ HĐ3:
Bài 3/82: Gọi 1 HS đọc y/c bài
- Em chọn câu chuyện nào đã học để kể ? 
- GV y/c kể chuyện trong nhóm
- GV nhận xét
3/ Củng cố dặn dò:
- Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
- Về nhà viết lại một câu chuyện theo trình tự thời gian
- Tiết sau: Luyện tập phát triển câu chuyện
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c.
- Một HS đọc
- HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể : Em kể câu chuyện: Lời ước dưới trăng, Ba lưỡi rìu, ...
- HS suy nghĩ , viết nhanh ra giấy nháp trình tự các sự việc.
- 4 HS kể chuyện với nhau.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về :
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Kiểm tra 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm của tiết 38.
- 3 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét và cho điểm HS
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 : (câu a)
- Yêu cầu HS nêu cách thử lại của phép cộng và phép trừ.
- HS phát biểu
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
* Bài 2: (dòng 1)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
* Bài 3
- GV viết : 98 + 3 + 97 + 2. Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
- 1 HS lên bảng làm
98 + 3 + 97 + 2
= (98 + 2) + (97 + 3)
 = 100 + 100
 = 200
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
* Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
* Bài 5 : (HSG)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tìm x.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.Kết quả : x = 5 và x = 30.
Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
BUỔI CHIỀU
KHOA HỌC
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I . Mục tiêu :
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy. Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân người thân bị tiêu chảy.
 II. Đồ dùng dạy học : Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
A.Kiểm tra :
- Kể tên một số bệnh em đã mắc.
- Khi bị bệnh, em cảm thấy thế nào?
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? tại sao?
- B. Bài mới : 
HĐ1:Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường
- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường.
- Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
- Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn ntn?
* Kết luận : SGK
HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
GV yêu cầu HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5/35 SGK
- Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống ntn?
Gv yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối (đọc hdẫn ghi trên gói và làm theo)
HĐ3: Đóng vai:
GV yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
C. Củng cố -Dặn dò :Phòng tránh tai nạn đuối nước
Hoạt động của HS
- 2 h/s trả lời
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Yêu cầu 1hs đọc lời thoại của bà mẹ đưa con đi khám bệnh và 1hs đọc câu trả lời của bác sĩ.
- H/S thực hành
- Cả lớp nhận xét
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống
- Các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra.
- Diễn xuất
KỸ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA (T1)
I. MỤC TIÊU :
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau . Đường khâu có thể bị dúm .
- Với học sinh khéo tay :
- Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.
- Mẫu vải khâu đột thưa.
- Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1.
- GV nhận xét và kết luận.
+ Mặt phải : các mũi khâu cách đều nhau giống mũi khâu thường.
+ Mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu, phải rút chỉ).
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Nhận xét thao tác HS.
* Lưu ý:
+ Khâu theo chiều từ phải sang trái.
+ Thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Cuối đường khâu xuống kim để kết thúc đường khâu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS.
- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.
- HS trả lời câu hỏi.
- Đặc điểm của mũi khâu đột thưa?
- So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- HS quan sát hình 2, 3, 4 nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- HS tự vạch dấu đường khâu (giống vạch dấu đường khâu thường)
- HS đọc mục 2 (SGK) xem hình 3a, b, c, d và nêu cách khâu đột thưa.
- 1, 2 HS quan sát thao tác của GV để thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu.
- HS nêu cách kết thúc đường khâu.
LỊCH SỬ
ÔN TẬP
I . Mục tiêu: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1- bài 5.
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể lại một sự kiện tiêu biểu về :
+ Đời sống người Lạc Việt đưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bặch Đằng
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng và hình vẽ trục thời gian.
- Một số tranh, ảnh, bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục I.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
A.Kiểm tra: 
+ Quân NQ đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra ntn?
+ Kết quả trận đánh ntn?
B. Bài mới:
HĐ1. Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc: ( Làm việc cá nhân )
GV treo băng thời gian ( Theo SGK ) lên bảng
K.700 nămTCN Năm179 CN Năm938
- Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung 
HĐ2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu ( Làm việc cả lớp) 
K700 năm Năm 179 CN Năm938
HĐ3:Thảo luận nhóm :
Nhóm 1: Kể về đời sống Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
Nhóm2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nhóm3: Kể về chiến thắng Bặch Đằng
C. Củng cố- Dặn dò: Bài sau Đinh Bộ Lĩnh loạn 12 sứ quân
Hoạt động của HS
-3 hs trả lời
- Khoảng 700năm -179: Buổi đầu dựng nước và giữ nước
- CN – 938:Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập
-Khoảng 700 năm: Nước Văn Lang ra đời
- Năm 179: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà
- Năm 938 Chiến thắng Bạch Đằng
- Đại diện các nhóm kể
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU NGOẶC KÉP
I/ Mục tiêu : 
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II/ Đồ dùng dạy học : 
- Bảng lớp viết sẵn nội dung các bài tập 1 phần nhận xét
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ : Bài 2/79
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề 
a/ HĐ1 : Phần nhận xét
*Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT 
- Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? 
- Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ?
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
*Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Khi nào dấu “ ” được dùng độc lập ?
- Khi nào dấu “ ” được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
*Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Từ “lầu” chỉ cái gì ?
- Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ?
-Từ lầu trong khổ thơ được dùng với ý nghĩa gì ? 
- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
b/ HĐ2 : Phần ghi nhớ
c/ HĐ3: Thực hành
*BT1 : 1HS đọc nội dung bài tập 
*BT2 : Gọi 1 HS nêu y/c bài 
*BT3 : Gọi 1 HS đọc ND bài tập 
- Gọi 1 HS lên bảng làm
/ Dặn dò : Chuẩn bị bài sau: MRVT: Ước mơ
- 3 HS lên bảng viết .
- HS xác định yêu cầu bài 
- Từ ngữ: “Người lính ... ra mặt trận”
- Câu: “Tôi chỉ có...được học hành”
- Bác Hồ
-...để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
- Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. 
- Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn
- Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng
- Không
- Đề cao giá trị cái tổ tắc kè.
- Đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Vài HS đọc ghi nhớ
- HS hội ý theo cặp tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn.
- HS trả lời miệng: đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn học sinh không phải là lời đối thoại trực tiếp. Do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- HS làm vào vở
a. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “ vôi vữa”.
b. gọi là đào “ trường thọ”, gọi là “ trường thọ”,đổi tên quả ấy là “ đoản thọ”.
TOÁN
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I/ Mục tiêu :
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ( bằng êke)
II/ Chuẩn bị : 
- GV và HS ê-ke, thước thẳng
- GV chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập 1 và 2
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ : Bài 5/48
2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/ HĐ1 :Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
* Giới thiệu gó

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_4_tuan_8_le_thi_thuy.docx