Giáo án lấy trẻ làm trung tâm

- Rèn luyện và phát triển đa dạng các kĩ năng tạo hình -- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.

- Trẻ thích hát, được trãi nghiệm giọng hát, trẻ có thể hát 1 mình hoặc hát cùng 1 nhóm bạn, có thể hát biểu diễn và thuộc nhiều bài hát

- Xây dựng lòng tin, trẻ tự quyết định và thực hiện các ý tưởng của mình.

- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.

- Có nhóm bạn chơi thường xuyên

- Xây công trình tổng thể: công viên, nhà văn hóa, trường mầm non, bệnh viện .

- Biết thể hiện hành động của vai chơi ( 4 - 5 hành động vai.) theo các nội dung chơi

- Biết công việc của bản thân trong lớp học:(làm được việc gì?).

- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống trong giao tiếp

 Trẻ có hành vi giữ gìn bảo vệ sách

- Xem sách/ tranh

 - Thích chăm sóc cây cối,

- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết

Góc tạo hình: Vẽ, nặn, xé dán, tô màu đồ dùng đựng nước

Góc âm nhạc: - Hát đúng giai điệu.

Góc học tập: - -Đếm số lượng, nhận biết chữ số 7, ôn chữ cái đã học.

- Biết chữ được viết trình tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.(CS90)

- Lập bảng một số đồ dùng đựng nước

Góc xây dựng: - Xây dựng cửa hàng bán đồ dùng đựng nước

Góc phân vai: Quầy bán đồ dùng đựng nước

Góc sách: xem tranh ảnh góc thư viện, xem sách, báo về quần áo

Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh

 

doc 20 trang Bảo Anh 08/07/2023 21840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án lấy trẻ làm trung tâm

Giáo án lấy trẻ làm trung tâm
KẾ HOẠCH TUẦN 10
Thực hiện từ ngày 4/11– 8/11/2019
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Chủ đề
Đồ dùng đựng nước.
Đón trẻ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Biết sử dùng giày dép
Thể dục sáng
-Tập các bài tập: Hô hấp, tay, bụng lườn, chân hoặc tập theo nhạc.
Trò chuyện sáng
- Biết an ủi và chia vui với bạn bè. (CS 50)
- Chăm chú lắng nghe người khác nói và nhìn vào mặt người đang nói với mình
- Tăng vốn từ.
Giờ học
 LQVT 
Số 7( Tiết 1)
Khám phá: 
“Các loại đồ dùng đựng nước”
 Văn học
Dạy bài thơ “Bé và mèo hoang”
Tạo hình
 Vẽ ấm pha trà bằng bút chì 
LQCC
 Ê, K
Ngoài trời
- Nhảy lò cò 5 bước liên tục và đổi chân (CS9)
- Quan sát thời tiết.
- Trò chơi: Lộn cầu vồng, Thỏ đổi chuồng
- Biết mặc ấm khi trời lạnh.
- Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời
- Chơi bong bóng và quan sát màu của bong bóng
- Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS42)
Chơi góc
- Rèn luyện và phát triển đa dạng các kĩ năng tạo hình -- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Trẻ thích hát, được trãi nghiệm giọng hát, trẻ có thể hát 1 mình hoặc hát cùng 1 nhóm bạn, có thể hát biểu diễn và thuộc nhiều bài hát
- Xây dựng lòng tin, trẻ tự quyết định và thực hiện các ý tưởng của mình.
- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.
- Có nhóm bạn chơi thường xuyên
- Xây công trình tổng thể: công viên, nhà văn hóa, trường mầm non, bệnh viện .
- Biết thể hiện hành động của vai chơi ( 4 - 5 hành động vai.) theo các nội dung chơi
- Biết công việc của bản thân trong lớp học:(làm được việc gì?).
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống trong giao tiếp
 Trẻ có hành vi giữ gìn bảo vệ sách
- Xem sách/ tranh
 - Thích chăm sóc cây cối,
- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
Góc tạo hình: Vẽ, nặn, xé dán, tô màu đồ dùng đựng nước
Góc âm nhạc: - Hát đúng giai điệu.
Góc học tập: - -Đếm số lượng, nhận biết chữ số 7, ôn chữ cái đã học.
Biết chữ được viết trình tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.(CS90)
Lập bảng một số đồ dùng đựng nước
Góc xây dựng: - Xây dựng cửa hàng bán đồ dùng đựng nước
Góc phân vai: Quầy bán đồ dùng đựng nước
Góc sách: xem tranh ảnh góc thư viện, xem sách, báo về quần áo
Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh
Vệ sinh
 - Biết sử dụng đúng cách đồ dùng vệ sinh: xà phòng, gáo múc nước.
- Biết chờ đợi đến lượt khi tham gia vào các hoạt động 
Ăn
 ngủ
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
- Biết chuẩn bị, dọn dẹp trước và sau chơi, học, ngủ, ăn 
Sinh hoạt chiều
- Chuẩn bị khám phá 
chủ đề.
-Trẻ chơi tự do ở các góc
- Biết số điện thoại của bố mẹ (trò chơi học tập)
- Trẻ chơi phòng kismart(A1)
-Trẻ chơi tự do ở các góc
Ôn chữ cái d-e–u - a
- Trẻ chơi phòng kismart(A2)
-Trẻ chơi tự do ở các góc
Kể chuyện: 
“ Giọt nước tí xíu ”
- Trẻ chơi phòng kismart(A3).
-Trẻ chơi tự do ở các góc
Đóng chủ đề 
Trả trẻ
Không chơi những nơi nguy hiểm (giếng, hố rác, nhà bếp, ngoài đường, nơi xe cộ qua lại)
- Nghe nhạc thiếu nhi
----------------------------------------------------------------------------------------------
MẠNG HOẠT ĐỘNG
MẠNG NỘI DUNG 
MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Tên gọi 
Chum, ca, xô, chậu, chai, ly
Trò chuyện
 Lập bảng các loại đồ dùng đựng nước
- Chất liệu 
Nhựa, sảnh, xứ, nhôm, sắt..
Quan sát
 Trò chuyện, sờ, gỡ, nghe âm thanh
Hình dáng 
Quan sát
 Trò chuyện Vẽ, tô màu, nặn..
- Màu sắc
Quan sát	 Trò chuyện	 Thực hành
- Kích thước 
Quan sát: to, nhỏ, dài, ngắn, cao, thấp
 Trò chuyện
 Vẽ, tô màu
-------------------------------------------------------------------------------------------
GÓC CHƠI
NỘI DUNG GIÁO DỤC
CHUẨN BỊ
1. Góc phân vai
Trò chơi: “ Cửa hàng bán đồ dùng đựng nước”
+ Mẫu: Tranh cửa hàng trưng bày đồ dùng đựng nước.
+ PTBS: Chai, xô, ghè, bầu, thau, li, ca
- Vai và hành động vai: 
+ người bán: Bày hang lên giá, mời khách, giới thiệu hang
 cho khách, thu tiền.
+ người mua: Chào hỏi, lựa chọn đồ mình mua, hỏi
 giá tiền, 
trả tiền.
- Từ mới: Thau nhôm, ly nhựa, bao nhiêu, cảm ơn
- Vai trò của cô: Hướng dẫn người bán giới thiệu 
cho khách, người mua chọn đồ.
- Đồ dùng phương tiện bổ sung: Các loại đồ dùng đựng nước : Xô, thau, ly, chai, ca
2. Góc tạo hình
- Vẽ, nặn, xé dán, tô màu đồ dùng đựng nước
- Vật mẫu : Xô, thau, ca, ly nặn bằng đát nặn
- Từ mới : Thau to màu xanh, ca nhỏ màu vàng, ly trắng cao
+ PTBS: Đất nặn, giấy, kéo, hồ dán.
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Giấy A4, sáp màu, đất nặn, giấy màu, hồ dán.
3. Góc học tập
- Đếm số lượng, nhận biết chữ số 7, ôn chữ cái đã học.
- Biết chữ được viết trình tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.(CS90)
- Đồ dùng, đồ chơi bổ sung: Tạp chí, kéo, hồ dán, chữ số 1 – 5
4.Góc xây dựng: 
- Xây dựng cửa hàng bán đồ dùng đựng nước
+ Sử dụng các khối vuông, chữ nhật, tam giác xếp chồng. 
- Biết cách chơi cùng nhau khi chia sẻ và hợp tác xây dựng
- Biết mô tả công trình xây dựng
- Từ mới : của hàng bán đồ dùng nước, gọi tên các bộ phận
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các khối gỗ, gạch, các loại hoa, chậu hoa, thảm cỏ, tấm bìa.
5.Góc âm nhạc: 
- Hát đúng giai điệu 
- Hát các bài hát trẻ thích.
- Hát 1 mình, hát nhóm, dẫn chương trình
- Hướng dẫn trẻ sử dụng phối hợp các loại nhạc cụ trong 1 bài hát.
- Khích lệ trẻ tích cực tham gia hát múa tự do theo ý thích.
- Trang phục, mũ múa
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các loại nhạc cụ: Trống, phách tre, xắc xô.
6. Góc sách: 
- xem tranh ảnh góc thư viện, xem sách, báo về quần áo
- Mẫu các loại tranh ảnh, sách báo về quần áo
7. Góc thiên nhiên: 
- chăm sóc cây cảnh
- Bình tưới, dụng cụ xới đất.
--------------------------------------------------------------------------------------------
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cho trẻ hát bài : con cò bé bé
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bài hát
- Khi chúng mình khát nước, chúng mình sẽ làm gì?
- Các con thường uống nước bằng gì?
- Ở nhà các con bố mẹ thường dùng những đồ dùng gì để đựng nước?
- Nhà bạn nào có nhiều đồ dùng đựng nước nhất?
- Đồ dùng đựng nước nhà các con thường có màu gì?
- Đồ dùng đựng nước nhà con được làm từ những nguyên liệu gì?
- Có bao nhiêu loại đồ dùng đựng được nước?
- Có hình dáng, kích thước như nào?
- Có những điều các con chưa biết về đồ dùng đựng nước làm bằng chất liệu gì, công dụng của nó như thế nào. Ngày mai cô cùng các con sẽ khám phá về đồ dùng đựng nước nhé.
----------------------------------------------------------------------------------------------
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- Bây giờ lớp chúng mình chuẩn bị những gì để ngày mai khám phá nào?
- Ngày mai chúng ta khám phá đồ dùng đựng nước thì chủ đề này chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đựng nước đấy các con ạ.
+ Về nhà mỗi bạn hãy chuẩn bị cho cô một loại đồ dùng đựng nước để ngày mai chúng mình cùng khám phá nhé
-----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 2 ngày 4 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Nội dung:
- Hoạt động chủ đích : - Nhảy lò cò 5 bước liên tục và đổi chân (CS9)
- Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: với đồ chơi có sẵn ngoài trời
I.Mục đích yêu cầu
Trẻ biết đi nhảy lò cò 5 bước liên tục và đổi chân đúng kỹ thuật. Phát triển các cơ bàn chân cho trẻ 
Trẻ thích chơi trò chơi “Lộn cầu vồng ” 
Phát triển các cơ bàn chân cho trẻ 
Giáo dục cho trẻ tính đoàn kết, tính kỷ luật. 
II. Chuẩn bị:
Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.
Một sợi dây làm vạch chuẩn, Bóng
III. Tiến hành:
1.Ổn định và gây hứng thú cho trẻ:
Cô cho trẻ hát bài “ Bàn tay mẹ”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
2. Nội dung:
* Nhảy lò cò 5 bước liên tục và đổi chân
- Cô sẽ chia lớp ra làm hai đội thành hàng ngang quay mặt vào nhau.
- Cô giới thiệu.
+ Cô làm mẫu
- Cô Làm mẫu lần 1( không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2 (Kết hợp giải thích): Tư thế chuẩn bị:  Cô đứng trước vạch xuất phát. Cô đứng một chân, chân kia nâng cao lên, gập đầu gối; hai tay chống vào hông. Khi nghe hiệu lệnh “ nhảy”  cô nhảy tiến về phía trước tới chổ cô qui định thì dừng lại đổi chân nhảy lò cò về vị trí ban đầu.
- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Trẻ thực hiện:
Lần 1: Mỗi lần cô cho 4 trẻ lên thực hiện
Lần 2: Cô cho hai tổ nhảy l thi đua theo tổ.
Lần 3: cô cho trẻ nhảy tới, nhảy lui, theo từng nhóm
- Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát, bao quát để trẻ thực hiện đúng kĩ thuật
* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu trò chơi: Lộn cầu vồng
+ Cách chơi: : Hai bé đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao: Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng
Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ.
- Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay nửa vòng tròn để lộn cầu vòng.
Tác
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô chú ý bao quát giúp đỡ những trẻ còn chậm.
* Chơi tự do: với đồ chơi có sẵn ngoài trời
- Cô cho trẻ chơi với bóng
- Cô gợi ý cho trẻ về màu sắc của bóng
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ không xô đẩy, đoàn kết khi chơi.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ nhắc lại các hoạt động
- Tập trung trẻ thành 3 hàng dọc và kiểm tra sĩ số.
- Cô khen ngợi, động viên, nhắc nhở trẻ còn chưa tập trung.
- Cho trẻ đi theo tổ vào rửa chân tay.
-----------------------------------------------------------------------------------
GIỜ HỌC TOÁN
SỐ 7 (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biêt đếm số lượng trong phạm vi 7, nhận biết nhóm số lượng 7 và nhận biết được chữ số 7 .
- Trẻ biết đếm xuôi, đếm ngược nhóm số lượng trong phạm vi 7
- Luyện kĩ năng đếm cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn tự tin, hào hứng tham gia vào tiết học.
- Trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm và hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 7 quả táo, thẻ chữ số 7.
- Các tấm xốp làm đường hẹp.
- Nhạc không lời bài hát “ Quả”
- Bảng từ, que chỉ.
+ Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 7 quả táo, thẻ chữ số 5, 6, 7.
- Thẻ lô tô có nhóm số lượng từ 1 – 7 
III. Tiến hành.
1.Ổn định lớp, gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát cùng cô bài hát “ Em đi mẫu giáo?
- Bài hát nói về bạn nhỏ đi đâu?
- Hàng ngày ai đưa các con đến lớp? 
- Đến lớp các con được cô dạy những gì?
- Đúng rồi cô dạy rất nhiều môn học như dạy đọc thơ, kể chuyện, học chữ cái, toán và hôm nay cô sẽ dạy các con cùng học đếm nữa nhé.
2. Nội dung
* Ôn luyện đếm số lượng 6.
- Cô gõ âm thanh trẻ đếm và vói kết quả.
- Cô cho cả lớp lắng nghe cô gõ các dụng cụ khác nhau và hỏi.
- Các con vừa nghe cô gõ bao nhiêu tiếng? 
- Trẻ lắng nghe đếm và nói kết quả.
- 6 tiếng xắc xô tương ứng vói số mấy?
- Cho trẻ cầm thẻ chữ số 6 giơ lên và phát âm.
* Đếm đến 7, nhận biết nhóm số lượng 7, nhận biết chữ số 7.
- Các con ơi! Các con cùng quan sát lên bảng xem cô có quả gì đây?
- Các con cùng đếm xem có bao nhiêu quả táo trên bảng? 6 quả táo 
- Các con hãy xếp 6 quả táo thành hàng ngang nào?
- Cho cả lớp đếm. ( 1,2,3,4,5,6 tất cả có 6 quả táo)
- Có 6 quả táo vậy làm thế nào để được 7 quả táo? ( thêm 1 quả táo)
- Cô và trẻ cùng xếp thêm 1 quả táo và đếm.( 1,2,3,4,5,6,7 tất cả có 7 quả táo)
- Cho cả trẻ thực hiện đếm 2 – 3 lần.
- Cô mời lần lượt cá nhân trẻ đếm.
- 7 quả táo tương ứng với số mấy? ( số 7)
- Cô gắn thẻ chữ số 7 vào nhóm quả tương ứng cho trẻ phát âm.
- Cô cho trẻ chọn chữ số 7 đặt vào nhóm tương ứng
- Ai có nhận xét gì về cấu tạo của chữ số 7.
- Cô chốt lại: Chữ số 7 gồm một nét thẳng ngang, một nét xiên phải.
- Cho trẻ cùng phát âm số 7. Cho trẻ cất số 7 vào rổ.
- Cho trẻ đếm ngược ( 7,6,5,4,3,2,1)
+ Cũng 7 quả táo cô còn cách xếp khác để đếm nữa đó là xếp theo hàng dọc.
- Cô xếp 7 quả táo theo hàng dọc, cho trẻ đếm cùng cô, sau đó đặt chữ số tương ứng.
- Cho trẻ thực hiện xếp 7 quả táo theo hàng dọc và đếm.
- Cho trẻ thực hiện đếm 2 -3 lần.
- Cô mời cá nhân trẻ đếm.
- Cho trẻ lấy thẻ số 7 đặt vào nhóm tương ứng và phát âm.
- Cho trẻ cất số 7 vào rổ.
- Sau đó cho trẻ đếm ngược cất nhóm quả vào rổ.
+ Cô còn một cách xếp khác nữa đó là xếp theo đường dích dắc.
- Cho trẻ đọc đường dích dắc.
- Cô xếp dặt số tương ứng cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ đếm cùng cô.
- Cho trẻ thực hiện xếp đặt số tương ứng và đếm.
- Cô mời nhóm trẻ đếm.
- Cho trẻ cất thẻ số và đếm ngược cất vào rổ.
- Cô cho trẻ xếp theo ý thích bằng các cách khác nhau và cho trẻ đếm.
- Cô quan sát kiểm tra trẻ thực hiện.
- Cho trẻ đặt chữ số 7 tương ứng.
- Cô cho trẻ cất chữ số 7 vào rổ .
- Cuối cùng cô cho trẻ đếm ngược nhóm quả táo cất vào rổ.
- Cô hỏi tên đề tài.
* Luyện tập.
 + Trò chơi: “ Đội nào giỏi nhất”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cách chơi: cô chia trẻ thành 3 đội chơi, 3 đội đứng thành 3 hàng dọc, khi có bản nhạc bắt đầu 3 bạn đầu hàng đi trong đường hẹp lên chọn nhóm quả hoặc đồ vật có số lượng là 7 chạy về bỏ vào rổ của đội mình cho đến khi kết thúc bản nhạc.
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được chọn một đồ vật 
- Cho trẻ thực hiện.
- Cô quan sát nhắc trẻ chơi đúng luật.
- Hết thời gian cô cùng trẻ kiểm tra kết quả các đội chơi và nhận xét tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc.
- Cho trẻ hát bài: “ Em là bông hồng nhỏ”. Ra chơi.
-------------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
Cho trẻ chơi ở các góc: góc học tập, góc phân vai, góc tạo hình, góc thiên nhiên
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nói được ý tưởng chơi của mình qua các trò chơi mà trẻ thích 
- Rèn cho trẻ cách chơi, chơi hay, biết phối hợp cùng bạn, sáng tạo khi chơi
- Trẻ có ý thức khi chơi, tích cực tham gia trò chơi
II. Chuẩn bị:
 (Đã soạn HĐG)
III. Tiến hành:
- Cô cho trẻ nhắc lại chủ đề.
* Cô giới thiệu góc chơi mà cô đã chuẩn bị
+ Cho trẻ quan sát xem các góc chơi có gì mới?
+ Cô hỏi ý tưởng của trẻ trước khi chơi ? Trẻ thích chơi ở góc nào?
* Cô tiến hành cho trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát và bao quát lớp, hướng dẫn thêm để trẻ chơi.
- Với trẻ yếu hơn cô có thể gợi ý, động viên trẻ chơi tích cực.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Cô ra hiệu lệnh cho trẻ dừng tay và cho cả lớp đi thăm quan sản phẩm của các bạn. Cô nhận xét chung cả lớp.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và nơi quy định.
NHẬN XÉT CUỐI BUỔI
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 5 tháng 11 năm 2019
GIỜ THỂ DỤC SÁNG
Tập theo bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non.
( Thực hiện cả tuần)
I. Mục đích yêu cầu:
Cháu thuộc bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”, kết hợp với các động tác nhịp nhàng.
- Qua bài tập giúp trẻ thêm linh hoạt khi tập kết hợp nhạc, cơ thể khoẻ mạnh.
- Giáo dục trẻ chú ý trong khi tập, biết ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng
II. Chuẩn bị:
- Trống lắc, sân tập sạch sẽ. 
- Cháu thuộc lời ca kết hợp với động tác.
III.Tiến hành:
1. Khởi động:
 - Cô cho trẻ tập theo nhạc kết hợp cho trẻ đi các kiểu đi, sau đó chuyển đội hình thành hàng ngang để tập bài tập phát chung. 
2. Trọng động
* Bài tập phát triển chung: Tập theo nhạc bài hát : “ Ta cùng nhau múa chim bồ câu trắng”
 + Động tác hô hấp: 
 + Động tác tay: Tập 3 lần x 8 nhịp
 CB4 1.3 2
+ Động tác bụng: Tập 3 lần x 8 nhịp
 CB 1, 4 2 3
+ Động tác chân: Tập 3 lần x 8 nhịp
CB4 1.3	 2
 + Động tác bật: Bật tách chân, khép chân :Tập 2 lần x 8 nhịp 
3. Hồi tĩnh: Tập nhẹ nhàng các động tác theo nhạc.
-----------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung:
- Hoạt động chủ đích - Trò chơi vận động : Thỏ đổi chuồng
- Gọi tên các hiện tượng thời tiết: Gió, lạnh, nóng, mưa, rét
- Chơi tự do: 
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết gọi tên các hiện tượng thời tiết.
- Biết chơi trò chơi đung cách đúng luật
- Phát triển vận động, rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ
- Giáo dục cho trẻ tính đoàn kết, tính kỷ luật
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.
- Trẻ ăn mặt gọn gàn
III. Tiến hành:
1.Ổn định và gây hứng thú cho trẻ:
- Cô cho trẻ hát bài vui đến trường
- Sáng nay các con thấy bầu trời như thế nào? 
2. Nội dung:
* Quan sát thời tiết.
- Cô cho trẻ quan sát thời tiết và đàm thoại với trẻ.
- Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
- Bầu trời hôm nay như thế nào nhỉ?
- Trên bầu trời có gì? 
- Các đám mây màu gì? Khi mà bầu trời đẹp thì sẽ xuất hiện những đám mây màu trắng, còn thời tiết mà xấu thì sẽ xuất hiện đám mây màu đen
- Những đám mây có chuyển động không?
- Nhờ đâu mà đám mây chuyển động?
- Ngoài những đám mây ra thì trên bầu trời còn có gì nữa? 
- Các con thử nhìn vào ông mặt trời xem chúng mình cảm thấy thế nào? Có chói mắt không?
- Chúng mình thử nhìn xuống sân bên cạnh chỗ các con đứng xem có gì?
- Thế các con có biết nhờ đâu mà có những chiếc bóng không nhỉ?
- Chúng mình hãy quan sát cây cối xem như thế nào? Cành cây và lá cây như thế nào?
- Vậy chúng mình có biết nhờ đâu mà cành cây và lá cây lại đung đưa không?
- Vào buổi sáng, khi đến lớp thì các con sẽ mặc quần áo như thế nào để giữ ấm cơ thể nào? 
- Các con ạ! Thời tiết vào buổi sáng thì thường hơi lạnh .Vì vậy các con phải mặc áo ấm, đội mũ nón để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh nha.
* Trò chơi vận động: Thỏ đổi lồng
- Cô giới thiệu trò chơi: Thỏ đổi chuồng
 + Luật chơi: Mổi chuồng chỉ chứa được một con thỏ.
+ Cách chơi: Cho khoảng 1/3 số cháu làm thỏ , 2/3 số cháu làm chuồng ( 2 Trẻ cầm tay nhau làm chuồng thỏ) Số "thỏ" nhiều hơn số "chuồng"
Các con thỏ đi kiếm ăn , vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh " Trời mưa" thì các con thỏ tìm thật nhanh cho mình một chuồng , con thỏ nào chậm sẽ không có chuồng , sau 1-2 lần chơi cho trẻ đổi vai cho nhau.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô chú ý bao quát giúp đỡ những trẻ còn chậm.
* Chơi tự do: 
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ không xô đẩy, đoàn kết khi chơi.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ nhắc lại các hoạt động
- Tập trung trẻ thành 3 hàng dọc và kiểm tra sĩ số.
- Cô khen ngợi, động viên, nhắc nhở trẻ còn chưa tập trung.
- Cho trẻ đi theo tổ vào rửa chân tay.
------------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
 CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG ĐỰNG NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết, gọi được tên của một số đồ dùng đựng nước. 
- Trẻ biết được đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng đựng nước. 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản các loại đồ dùng đựng nước như xô, ca
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Bình nước, xô, chậu, ly
- Đồ dùng của trẻ: Ly
III. Nội dung
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Pha nước chanh”. Trò chuyện với trẻ:
- Các con vừa làm gì nào?
- Các con dùng gì để đựng nước chanh?
- Vậy cái ly là đồ dùng đề làm gì?
- Ngoài ra các con còn biết các loại đồ dùng đựng nước nào nữa?
- Vậy hôm nay cô cho các con cùng tìm hiểu về các loại đồ dùng đựng nước nhé.
2. Nội dung:
* Tên gọi và đặc điểm của các loại đồ dùng đựng nước:
- Cô cho trẻ quan sát
- Đặt câu hỏi gợi mở:
+ Đây là cái gì nào?
+ Cái bình của cô có đặc điểm gì?
+ Hình dáng của nó như thế nào?
+ Nó có màu gì?
+ Nó là đồ dùng đựng nước để làm gì? (Để uống)
+ Đồ dùng đựng nước để sinh hoạt là những đồ dùng nào?...
* Công dụng và chất liệu của các loại đồ dùng đựng nước: 
- Cô cho trẻ quan sát
- Đặt câu hỏi gợi mở:
+ Cái này dùng để làm gì?
+ Để đựng nước gì? (Nước sôi)
+ Nó được làm từ chất liệu gì?
*Cho trẻ được trải nghiệm (sờ một số đồ dùng đựng nước)
* Cách rót nước vào một số đồ dùng:
- Cô cho trẻ quan sát
- Đặt câu hỏi gợi mở:
+ Cô đang làm gì đây?
+ Khi rót nước để nước không chảy ra ngoài các con phải như thế nào?
+ Chúng mình có được rót nước sôi không?
+ Khi sử dụng các đồ dùng này chúng mình phải thế nào?
* Cho trẻ pha nước chanh
3. Kết thúc:
- Cho trẻ hát cùng cô bài hát “Mời bạn ăn” và thu dọn đồ dùng ra chơi.
--------------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
Cho trẻ chơi ở các góc: góc sách, góc xây dựng, góc tạo hình, góc thiên nhiên
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nói được ý tưởng chơi của mình qua các trò chơi mà trẻ thích 
- Rèn cho trẻ cách chơi, chơi hay, biết phối hợp cùng bạn, sáng tạo khi chơi
- Trẻ có ý thức khi chơi, tích cực tham gia trò chơi
II. Chuẩn bị:
 (Đã soạn HĐG)
III. Tiến hành:
- Cô cho trẻ nhắc lại chủ đề.
* Cô giới thiệu góc chơi mà cô đã chuẩn bị
+ Cho trẻ quan sát xem các góc chơi có gì mới?
+ Cô hỏi ý tưởng của trẻ trước khi chơi ? Trẻ thích chơi ở góc nào?
* Cô tiến hành cho trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát và bao quát lớp, hướng dẫn thêm để trẻ chơi.
- Với trẻ yếu hơn cô có thể gợi ý, động viên trẻ chơi tích cực.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Cô ra hiệu lệnh cho trẻ dừng tay và cho cả lớp đi thăm quan sản phẩm của các bạn. Cô nhận xét chung cả lớp.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và nơi quy định.
NHẬN XÉT CUỐI BUỔI
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 6 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Nội dung:
- Hoạt động chủ đích : - Nhảy lò cò 5 bước liên tục và đổi chân (CS9)
- Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: với đồ chơi có sẵn ngoài trời
I.Mục đích yêu cầu
Trẻ biết đi nhảy lò cò 5 bước liên tục và đổi chân đúng kỹ thuật. Phát triển các cơ bàn chân cho trẻ 
Trẻ thích chơi trò chơi “Lộn cầu vồng ” 
Phát triển các cơ bàn chân cho trẻ 
Giáo dục cho trẻ tính đoàn kết, tính kỷ luật. 
II. Chuẩn bị:
Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.
Một sợi dây làm vạch chuẩn, Bóng
III. Tiến hành:
Đã soạn ngày 4/11/2019
-------------------------------------------------------------------------------------------
GIỜ HỌC THƠ
DẠY THƠ : BÉ VÀ MÈO HOANG
I.Mục đích  yêu cầu
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác và thuộc bài thơ. 
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc trọn vẹn bài thơ, luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ biết yêu quí con vật.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa cho nội dung bài thơ, thước chỉ.
III.Tiến hành:
1. Ổn định gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài : Vì sao mèo rửa mặt ”. Hỏi trẻ:
+ Vì sao con mèo rửa mặt
- Các con ạ. Tác giả cũng viết một bài thơ nói về em bé rất thương chú mèo con đấy. Các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ đó nhé. 
2. Nội dung:
*Cô đọc thơ 
+ Lần 1: không tranh minh họa
- Cô hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác ?
+ Cô đọc lần 2: tranh minh họa.
- Bài thơ nói về 1 chú mèo hoang đàg cầu cứa thảm thiết và được cô bé thấy được đem về nhà nuôi chú mèo rất vui.
+ Từ khó: “Thảm thiết” là đang cầu cứu và đang kêu lên
- Cô cho trẻ phát âm.
* Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho trẻ đọc cùng cô cho đến hết bài và khi thuộc bài thơ.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc bài thơ
- Cô chú ý hướng dẫn sửa sai cho trẻ Chú ý luyện đọc cho những trẻ đọc nhỏ, chưa rõ lời
- Cô cho cả lớp đọc theo hình thức giọng đọc to - nhỏ, đọc luân phiên nhau.
+ Giáo dục: dặn dò trẻ biết yêu quý các con vật nuôi và chăm sóc các con vật đó nhé.
* Đàm thoại
+ Cô vừa cho các con đọc bài thơ gì?
+ Chú mèo hoang đi đâu? Thời tiết như thế nào?
+ Bé có thương chú mèo không?
+ Thương chú mèo thì bé làm gì?
+ Nếu con là cô bé cậu bé trong bài thơ thì các con sẽ làm gì?
3. Kết thúc.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”.
------------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
Cho trẻ chơi ở các góc: góc phân vai, góc âm nhạc, góc học tập, góc thiên nhiên
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nói được ý tưởng chơi của mình qua các trò chơi mà trẻ thích 
- Rèn cho trẻ cách chơi, chơi hay, biết phối hợp cùng bạn, sáng tạo khi chơi
- Trẻ có ý thức khi chơi, tích cực tham gia trò chơi
II. Chuẩn bị:
 (Đã soạn HĐG)
III. Tiến hành:
- Cô cho trẻ nhắc lại chủ đề.
* Cô giới thiệu góc chơi mà cô đã chuẩn bị
+ Cho trẻ quan sát xem các góc chơi có gì mới?
+ Cô hỏi ý tưởng của trẻ trước khi chơi ? Trẻ thích chơi ở góc nào?
* Cô tiến hành cho trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát và bao quát lớp, hướng dẫn thêm để trẻ chơi.
- Với trẻ yếu hơn cô có thể gợi ý, động viên trẻ chơi tích cực.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Cô ra hiệu lệnh cho trẻ dừng tay và cho cả lớp đi thăm quan sản phẩm của các bạn. Cô nhận xét chung cả lớp.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và nơi quy định.
NHẬN XÉT CUỐI BUỔI
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 7 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung:
- Hoạt động chủ đích - Trò chơi vận động : Thỏ đổi chuồng
- Gọi tên các hiện tượng thời tiết: Gió, lạnh, nóng, mưa, rét
- Chơi tự do: 
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết gọi tên các hiện tượng thời tiết.
- Biết chơi trò chơi đung cách đúng luật
- Phát triển vận động, rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ
- Giáo dục cho trẻ tính đoàn kết, tính kỷ luật
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.
- Trẻ ăn mặt gọn gàn
III. Tiến hành:
Đã soạn ngày 5/11/2019
--------------------------------------------------------------------------------------------
GIỜ TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ ẤM PHA TRÀ BẰNG BÚT CHÌ
I. Mục đích-yêu cầu:
- Biết sử dụng các đường nét cơ bản để vẽ được ấm pha trà có các bộ phận: thân ấm, miệng ấm, quay ấm, vòi ấm và nắp ấm.
- Trẻ biết sáng tạo về hình dáng, hoa văn của chiếc ấm trà theo ý thích và trí tưởng tượng
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu vẽ ấm pha trà 
- 1 chiếc ấm thật
- Câu đố về ấm trà.
- Giấy A4, bút chì, bút màu đủ cho trẻ.
- Giá treo tranh, bảng từ, que chỉ.
III. Tiến hành 
1. Ổn định, gây hứng thú
- Cô đọc câu đố cho trẻ đoán 
Mỗi khi khách đến chơi nhà
Mẹ cha thường lấy đem ra pha trà?
- Cô đố các con đó là đồ dùng gì?
- Cho trẻ quan sát chiếc ấm thật và trò chuyện cùng trẻ.
- Cho trẻ miêu tả hình dáng, kích thước, màu sắc, hoa văn và gọi tên các bộ phận của ấm pha trà...
- Chiếc ấm này được làm bằng sứ nên rất dễ vỡ, vì vậy chúng ta phải cẩn thận khi dùng...
- Để có bức tranh vẽ chiếc ấm đẹp giờ tạo hình hôm nay cô sẽ cho các con vẽ ấm pha trà để xem ai sẽ là họa sĩ vẽ đẹp nhất trong buổi vẽ hôm nay nhé.
2. Nội dung
* Quan sát ấm pha trà thật
- Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện
- Đây là cái gì đây?
- Cho trẻ đọc ấm pha trà
- Màu sắc chiếc ấm như thế nào?
- Các con quan sát chiếc ấm có những bộ phận nào?
- Cho trẻ đọc thân ấm, quai ấm, vòi ấm, nắm ấm
- Vị trí chiếc ấm cô vẽ như thế nào trong bức tranh.
* Quan sát tranh mẫu của cô
- Đây là bức tranh cô vẽ gì? Màu sắc như thế nào? Cô vẽ như thế nào?
+ Cô vẽ mẫu 
- Muốn vẽ được chiếc ấm đẹp trong bức tranh đầu tiên cô chọn bố cục bức tranh cân đối sau đó vẽ thân ấm là nét cong bên trái, nét cong bên phải, vẽ miệng ấm, đáy ấm, vẽ quai ấm là 1 nét cong bên phải sát thân ấm, vẽ vòi ấm là 2 nét xiên bên trái , cuối cùng vẽ nắp ấm nét cong phía trên, khi vè xong các bộ phận của ấm cô vẽ thêm bông hoa ở giữa ấm để chiếc ấm được đẹp hơn, vẽ xong cô tô màu.
* Trẻ thực hiện: 
- Cô dùng hiệu lệnh cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát, gợi ý cháu vẽ cân đối, tô màu gọn gàng. Động viên khích lệ những trẻ vẽ chậm để trẻ cố gắng hoàn thành bức tranh
* Nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ thể dục chống mệt mỏi.
- Khuyến khích trẻ ngắm lại sản phẩm của mình, của bạn và khoe sản phẩm với bạn.
+ Các con cùng xem bức tranh nào vẽ chiếc ấm to nhất ?
+ Các con cùng xem bức tranh nào vẽ được cái ấm có hoa văn đẹp nhất? 
+ Các con tìm xem bạn nào vẽ được nhiều ấm nhất ?
- Cho trẻ tìm những sản phẩm độc đáo.
- Nếu có cháu vẽ cái ấm trà có hình dáng hoặc màu không đẹp thì cô gợi hỏi ấm trà có rất nhiều hình dáng và màu sắc nhưng tại sao con lại thích vẽ như thế này? cho cháu nêu ý tưởng của mình.
- Cô khen ngợi nổ lực chung và những ý tưởng độc đáo của trẻ.
3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ nhắc lại hoạt động
- Cho trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày”
-------------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
Cho trẻ chơi ở các góc: góc phân vai, góc âm nhạc, góc học tập, góc thiên nhiên
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nói được ý tưởng chơi của mình qua các trò chơi mà trẻ thích 
- Rèn cho trẻ cách chơi, chơi hay, biết phối hợp cùng bạn, sáng tạo khi chơi
- Trẻ có ý thức khi chơi, tích cực tham gia trò chơi
II. Chuẩn bị:
 (Đã soạn HĐG)
III. Tiến hành:
- Cô cho trẻ nhắc lại chủ đề.
* Cô giới thiệu góc chơi mà cô đã chuẩn bị
+ Cho trẻ quan sát xem các góc chơi có gì mới?
+ Cô hỏi ý tưởng của trẻ trước khi chơi ? Trẻ thích chơi ở góc nào?
* Cô tiến hành cho trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát và bao quát lớp, hướng dẫn thêm để trẻ chơi.
- Với trẻ yếu hơn cô có thể gợi ý, động viên trẻ chơi tích cực.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Cô ra hiệu lệnh cho trẻ dừng tay và cho cả lớp đi thăm quan sản phẩm của các bạn. Cô nhận xét chung cả lớp.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và nơi quy định.
NHẬN XÉT CUỐI BUỔI
..............................................................................................................................................
................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lay_tre_lam_trung_tam.doc