Giáo án Lịch sử 8 (Cánh Diều) - Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

1. Về kiến thức

– Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).

– Nhận biết được một số nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

– Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

2.Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá và liên hệ vấn đề.

b) Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản, video để tìm hiểu tình hình của Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.

3.Về phẩm chất

-Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập mà GV đã giao

-Trung thực: Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống.

-Chăm chỉ: Luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

-Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập.

-Yêu nước: Có ý thức bảo vệ di tích lịch sử của nhân loại và dân tộc.

 

docx 16 trang Đặng Luyến 01/07/2024 19460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Cánh Diều) - Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Cánh Diều) - Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Giáo án Lịch sử 8 (Cánh Diều) - Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
BÀI 16. VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX 
(Thời lượng: tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức
– Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).
– Nhận biết được một số nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
– Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
2.V...năng so sánh, đánh giá, hợp tác. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
3.Về phẩm chất
-Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập mà GV đã giao
-Trung thực: Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống.
-Chăm chỉ: Luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
-Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập.
-Yêu nước: Có ý thức bảo vệ di tích lịch sử của nhân loại và dân tộc....ình hình Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX tìm ra một số nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Xem đoạn video sau và kiến thức đã học, em hãy tìm những nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=KtOYUJF2lBE
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS trả lời
HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV
B3: Báo cáo thảo luận
GV: - Yêu cầu đại diện của một vài cá nhân lên trình bày sản phẩm.
 - Hướ...uộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
NV1.
- Đầu năm 1860, Pháp phải điều quân sang chiến trường khác, chỉ để lại Gia Định gần 1000 quân canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km. => Nguyễn Tri Phương huy động lực lượng tập trung củng cố Đại đồn Chí Hoà, tổ chức phòng thủ.
- Trong những năm 1861 - 1862, Pháp tập trung quân về Gia Định, tấn công và chiếm đư...quyền thuộc địa Pháp. 
à Trong khi triều đình bất lực, phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, nhưng cuối cùng đều bị dập tắt.
NV2.
- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):
+ Tháng 10/1873, Ph. Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
+ Ngày 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu cản địch nhưng không được. Quân...háp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):
+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tháng 3/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.
+ Ngày 25/4/1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị rơi vào tay giặc.
+ Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp, gây cho kẻ địch nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ h...h Thuận,
+ Việc triều đình kí Hiệp ước Hác-măng làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), trong đó sửa lại một số điều của Hiệp ước Hác-măng nhằm xoa dịu dư luận.
è Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
NV1: Đọc thông tin bảng 16....V: Hướng dẫn HS trả lời
HS: Xem tranh ảnh (video) và đọc thông tin ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chuẩn xác kiến thức 
Chuyển dẫn sang hoạt động tiếp theo
I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884
1.Giai đoạn 1858-1873
-Lấy cớ bảo vệ đạo Thiên Chúa giáo; đêm 31/8 rạng sáng 1/9/1858, liên quân...p ước Giáp Tuất
- Tháng 10-1873, P.Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân kéo ra Bắc Kì. 
- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng và chiếm được thành Hà Nội. 
- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. 
- Ngày 21-12-1873, Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ. 
-Năm 1874, Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874): thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì,
b) Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)
...ình chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883)àPhong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. 
-Năm 1884, Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt à cơ bản đã hoàn thành xâm lược Việt Nam.

II. Những đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
Khai thác thông tin, tư liệu SGK/7

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_canh_dieu_bai_16_viet_nam_nua_sau_the_ki_x.docx
  • pptxBài 16_LS8_Cánh Diều.pptx