Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

1. Về kiến thức:

- Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

- Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây

2. Về năng lực:

* Năng lực chung

- Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.

- Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động theo cặp, nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập, xây dựng được các sản phẩm học tập đa dạng, có tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng báo cáo, trình bày và nhận xét.

 

docx 14 trang Đặng Luyến 01/07/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Giáo án Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Ngày soạn: 02/09/2023 Ngày dạy:..
CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX
Bài 3
TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX
 ( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á
- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
- Mô tả đ...t động theo cặp, nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập, xây dựng được các sản phẩm học tập đa dạng, có tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng báo cáo, trình bày và nhận xét.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc sử dụng tư liệu, khai thác lược đồ để trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hó...h nhiệm, có ý thức tự giác, tích cực khi tham gia hoạt động giải quyết vấn đề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trung thực, thông qua việc đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan (dựa trên cơ sở khai thác các thông tin, tư liệu và hình ảnh).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY...Nam Á và hỏi: Xác định và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: HS quan sát lược đồ Đông Nam Á, xác định và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu một vài HS lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- HS trả lời câu hỏi
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận...uá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- HS đọc thông tin trong SGK T.20, 21 kết hợp quan sát hình 3.1, 3.2, 3.3
- GV chia nhóm cặp đôi theo bàn
- Giao nhiệm vụ:
? Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX? Tại sao Ma-lắc-ca lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ nghĩa...thái độ và sản phẩm học tập của HS.
- GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh Bồ Đào Nha xâm lược và chiếm đóng Ma-lắc-ca
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau.
- Theo sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước tư bản phương Tây đã có mặt ở Đông Nam Á, một vùng đất giàu hương liệu, nguyên liệu và có vị trí quan trọng cho giao thương trên biển. 
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca, làm chủ cửa ngõ đi từ Ấn Độ Dương vào vùng biển Đông. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm...ch đô hộ lên ba nước Đông Dương; Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin (Philippines). Nhờ canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo, nước Xiêm (Thái Lan) vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
a) Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ ...GV chia nhóm lớp: 3 nhóm 
- Giao nhiệm vụ các nhóm:
+ Nhóm 1: Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
+ Nhóm 2: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
+ Nhóm 3: Nêu những nét chính về tình hình xã hội, văn hóa Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần)...chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau. Điều này đã tạo nên sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.
- Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân. Về bộ máy hành chính, quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản xứ cai quản ở địa phương.
b. Tình hình kinh tế
- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đấ...các chương trình khai thác thuộc địa.
c. Tình hình xã hội, văn hoá
- Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á đã phá vỡ trật tự xã hội truyền thống. Một nền thống trị mới, mang đậm màu sắc kì thị chủng tộc và “ngu dân” được áp đặt.
- Cùng với đó, xã hội có nhiều thay đổi. Các giai cấp cũ vẫn tồn tại nhưng bị phân hoá. Một số tầng lớp mới xuất hiện: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân, bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh giành độc lập.
- Tình hình văn ho

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_chan_troi_sang_tao_bai_3_tinh_hinh_dong_na.docx
  • pptxBai 3 LS8 CTST.pptx