Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 5 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thanh Giang

khi thực dân Pháp đặt nền cai trị trên đất nước ta, trong số đó có tỉnh Sóc Trăng. Chúng thực hiện các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá như thế nào đối với nhân dân ta ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Những tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ở Sóc Trăng.

- Ghi bảng tựa bài.

 

doc 8 trang Bảo Anh 08/07/2023 24600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 5 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thanh Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 5 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thanh Giang

Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 5 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thanh Giang
TUẦN 7
Thứ Sáu : 11/10/2019
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
NHỮNG TỔ CHỨC ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN 
Ở SÓC TRĂNG
(Tiết 1)
I/ Mục tiêu
 Giúp HS nắm được:
- Bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Những chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Sóc Trăng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.
- Ảnh nơi thành lập các chi bộ đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.
- Phiếu học tập`.
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Từ khi thực dân Pháp đặt nền cai trị trên đất nước ta, trong số đó có tỉnh Sóc Trăng. Chúng thực hiện các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá như thế nào đối với nhân dân ta ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Những tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ở Sóc Trăng.
- Ghi bảng tựa bài.
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu đôi nét về bối cảnh xã hội Sóc trăng dưới thời Pháp thuộc
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: thực dân Pháp đã áp dụng chính sách chính trị, kinh tế nào đối với đồng bào ta ?
+ Nhóm 2: Việc hạn chế mở trường của thực dân Pháp là nhằm mục đích gì ?
+ Nhóm 3: Đời sống nhân dân ta khổ cực, thiếu thốn. Họ đã làm gì để chống lại chính quyền thực dân phông kiến ? Vì sao họ thất bại ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét nhóm bạn trình bày.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu những chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Sóc Trăng
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bạn thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Từ năm 1930 đến năm 1935, tỉnh Sóc Trăng đã thành lập được những chi bộ nào ?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
4/ Củng cố
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Giáo dục HS niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
5/ Dặn dò
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài Cuộc khởi nghĩa Nam Kì năm 1940 ở Hoà tú. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo tài liệu và thảo luận nhóm từng câu hỏi theo yêu cầu..
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ.
- Thảo luận theo yêu cầu.
- Đại diện một vài nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 1, 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
. — & – .
TUẦN 9
Thứ Sáu : 25/10/2019
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KÌ NĂM 1940 Ở HOÀ TÚ
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu
 HS nắm được:
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa 23 – 11 – 1940 ở làng Hoà Tú.
- Ý nghĩa lịch sử: Cuộc khởi nghĩa gây tiếng vang trong cả nước, ảnh hưởng sâu rộng trông nhân dân, làm thức tỉnh mọi người dân yêu nước. Qua đó giáo dục niềm tin sâu sắc của Hs vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.
- Tài liêu về cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Hoà Tú.
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Hỏi lại nội dung của bài Những tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ở Sóc Trăng.
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Các em tìm hiều về lịch sử địa phương ở quê hương Sóc Trăng chúng ta qua bài học đầu tiên Cuộc khởi nghĩa Nam Kì năm 1940 ở Hoà Tú.
- Ghi bảng tựa bài.
b. Hoạt động 1: Nghe giảng
- Giảng: Đảng CSVN từ khi ra đời đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh mạnh mẽ nổ ra trong cả nước. Đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931), rồi lan rộng cao trào dân chủ những năm 1936 – 1939. Trong bối cảnh đó, ở Sóc Trăng nhiều tổ chức cách mạng dưới hình thức bí mật hoặc công khai ra đời. Song song đó, từ năm 1931 trở đi ở các làng xung quanh Hoà Tú như: Đại Ân, Trường Khánh, Châu Khánh, ... đã có cuộc nổi dậy của nông dân chống bọn địa chủ do Đảng lãnh đạo. Nhưng cuộc khởi nghĩa Nam Kì ngày 23 – 11 –1940 ở làng Hoà Tú là tiêu biểu hơn cả. 
c. Hoạt động 2: Thảo luận 
- Nêu một số câu hỏi để HS thảo luận trả lời:
+ Lực lượng khởi nghĩa đã đánh chiếm mục tiêu nào ?
+ Khi tiến hành đồn Cổ Cò, tinh thần chiến đấu của quân ta như thế nào ?
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11 – 1940) ở Hoà Tú ?
- Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Chốt lại nội dung và rút ra ý nghĩa.
4/ Củng cố
- Hỏi lại nội dung bài.
- Giáo dục HS niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
5/ Dặn dò
- Xem lại bài đã học.
 - Chuẩn bị bài Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại Sóc Trăng. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nghe giảng.
- Tham khảo tài liệu và thảo luận nhóm từng câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ.
- Một vài HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
. — & – .
TUẦN 10
Thứ Sáu : 01/11/2019
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
TẠI SÓC TRĂNG
(Tiết 3)
I/ Mục tiêu
- Hiểu rõ ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là thắng lợi lớn nhất của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng qua 15 năm xây dựng và trưởng thành. Góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đập tan bộ máy chính quyền thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mở ra kỷ nguyên mới độc lập tự do của dân tộc ta.
- Qua đó giáo dục HS luôn có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.
- Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan.
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Hỏi lại nội dung của bài Cuộc khởi nghĩa Nam Kì năm 1940 ở Hoà Tú.
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Trong tiết học hôm nay, các em tìm hiểu về lịch sử địa phương qua bài Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại Sóc Trăng.
- Ghi bảng tựa bài.
b. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận các vấn đề sau:
+ Nhóm 1: Hưởng ứng quyết định tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, tỉnh uỷ Sóc Trăng đã có những hoạt động chuẩn bị tổng khởi nghĩa như thế nào ?
+ Nhóm 2: Cuộc khởi nghĩa tháng 8 – 1945 ở sóc Trăng diễn ra như thế nào ?
+ Nhóm 3: Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945 ?
c. Hoạt động 2: Trình bày kết quả
- Yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời đúng, đầy đủ.
- Chốt ý, rút ra ý nghĩa lịch sử.
4/ Củng cố
- Giáo dục HS niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
5/ Dặn dò
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài tiết sau Sóc Trăng những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Chia nhóm, tham khảo tài liệu và thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
. — & – .
TUẦN 12
Thứ Sáu : 15/11/2019
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
SÓC TRĂNG NHỮNG NGÀY ĐẦU
 SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
 (Tiết 4)
I/ Mục tiêu
 HS nhận biết được:
- Nhận biết sau Cách mạng thánh Tám, Đảng bộ Sóc Trăng đã có nhiều biện pháp củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết kịp thời những yêu cầu thiết thực trong đời sống nhân dân. Tạo niềm tin và sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân đối với cách mạng.
- Giáo dục HS lòng yêu thương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức học tập, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan.
- Ảnh đồng chí Dương Kỳ Hiệp.
- Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Hỏi lại nội dung của bàiTổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại Sóc Trăng.
- Nhận xét, tuyên dương.	
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Sau cách mạng tháng Tám, Đảng bộ Sóc Trăng đã có ngững biện pháp củng cố chính quyền như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Sóc Trăng những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám.
- Ghi bảng tựa bài.
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Chia 3 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Sau Cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền, đoàn thể của tỉnh đã có những bước phát triển như thế nào ?
c. Hoạt động 2: Trình bày kết quả
- Yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời đúng, đầy đủ.
- GV chốt ý chính: Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền nhân dân từ tỉnh đến làng được thành lập. Uỷ ban hành chính tỉnh sóc trăng do Đồng chí Dương Kỳ Hiệp làm chủ tịch. Các đoàn thể quần chúng như: Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thanh niên cứu quốc, ... được củng cố và phát triển.
d. Hoạt động 3: Tìm hiểu đời sống nhân dân trong thời kỳ này
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi sau: Đời sống nhân dân tỉnh Sóc Trăng trong thời kì này như thế nào ?
- Gọi HS lên trình bày kết quả.
- Yêu cầu nhận xét bạn trình bày.
- Nhận xét, chốt ý: Đời sống của nhân dân từ thành thị đến nông thôn lúc bấy giờ còn rất nhiều khó khăn. Chính quyền cách mạng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết những khó khăn trong đời sống của nhân dân, làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
4/ Củng cố
- Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Giáo dục HS niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
5/ Dặn dò
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài tiết sau Giải phóng thị xã Sóc Trăng.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Chia 3 nhóm, tham khảo tài liệu và thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe.
- Tham khảo tài liệu và thảo luận.
- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Vài HS đọc.
- HS lắng nghe.
. — & – .

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_dia_phuong_lop_5_chuong_trinh_ca_nam_nguyen.doc