Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 27
Kĩ năng: Trình bày sự kiện lịch sử.
- Biết tìm ý chính trong sách giáo khoa, làm việc với tài liệu lịch sử.
3. Thái độ:
- Có cảm xúc lịch sử, tự hào dân tộc, vui mừng khi nước nhà độc lập.
- Hăng hái, tích cực làm việc theo sự hướng dẫn của gáo viên
* Định hướng phẩm chất
- Yêu nước: Yêu quê hương, đất nước, yêu Tổ quốc, tự hào về truyền thống
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 27
LỊCH SỬ- TIẾT 27 HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết tháng 4- 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7- 1976. 2. Kĩ năng: Trình bày sự kiện lịch sử. - Biết tìm ý chính trong sách giáo khoa, làm việc với tài liệu lịch sử. 3. Thái độ: - Có cảm xúc lịch sử, tự hào dân tộc, vui mừng khi nước nhà độc lập. - Hăng hái, tích cực làm việc theo sự hướng dẫn của gáo viên * Định hướng phẩm chất - Yêu nước: Yêu quê hương, đất nước, yêu Tổ quốc, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. - Trách nhiệm: Giữ gìn, bảo vệ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc * Định hướng năng lực - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác làm việc trong nhóm, cả lớp, tự học. - Năng lực môn học: + Nhận thức lịch sử: - Trình bày được những sự kiện nổi bật của nước nhà sau năm 1975 + Tìm tòi khám phá- tìm hiểu lịch sử: nghiên cứu SGK, tài liệu lịch sử để nêu được niềm vui, sự phấn khởi của nhân dân trong ngày 25/4/1976; Những quyết định quan trọng của kì họp quốc hội khóa VI. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: học sinh rút ra bài học cho bản thân về việc phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ: GV: Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI. Máy chiếu. HS: SGK, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gv gọi 2 học sinh lên bảng trả lời + Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn có thái độ như thế nào khi quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập? (Dương Văn Minh ra lệnh cho toàn bộ quân đội và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện) + Tại sao nói ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta? (Ngày 30/4/1975..thống nhất và độc lập) ® GV nhận xét. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học: a. Hoạt động khởi động: (1’) Yêu cầu học sinh nghe bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” và nêu tên địa danh được nhắc đến trong bài hát. (Thành phố Hồ Chí Minh) Sau đó GV giới thiệu: Đã từng là thủ phủ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sau đó được đổi tên thành thành phố mang tên Bác- Đó là một trong những quyết định quan trọng trong kì họp quốc hội của nhà nước thống nhất. Đất nước đã sạch bóng quân thù, niềm mong ước non sông thu về một mối của quân và dân sẽ thành hiện thực. Niềm mong ước ấy được thực hiện vào thời gian nào? Tinh thần của nhân dân trong ngày mong đợi ấy ra sao và những quyết định quan trọng gì đã được đưa ra khi non sông đã vẹn tròn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết lịch sử hôm nay với bài: Hoàn thành thống nhất đất nước. b. Hoạt động hình thành kiến thức: (29’) Hoạt động 1: Cuộc bầu cử quốc hội thống nhất -Mục tiêu: Qua nghiên cứu SGK và sự hướng dẫn của GV, HS biết được thời gian diễn ra cuộc bầu cử quốc hội; quang cảnh và tinh thần của nhân dân trong ngày bầu cử; kết quả của cuộc bầu cử. - Phương thức: Gv tổ chức hoạt động cá nhân, nhóm, gợi mở vấn đề và giúp học sinh trả lời câu hỏi. - Sản phẩm: HS tìm hiểu SGK và chia sẻ trước lớp, thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi: + Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất của nước ta được thực hiện vào thời gian nào? + Trình bày quang cảnh đất nước và tinh thần của nhân dân ta trong ngày bầu cử quốc hội. + Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/04/1976 đã thu được những kết quả gì? Kiến thức cần đạt Hoạt động của thầy trò HS biết được: - Ngày25/04/1976 diễn ra cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội thống nhất. - Quang cảnh và tinh thần của nhân dân trong ngày bầu cử. - Kết quả của cuộc bầu cử. GV yêu cầu học sinh đọc lướt sgk và trình bày: + Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất của nước ta được thực hiện vào thời gian nào? (Cuộc tổng tuyển cử của nhà nước thống nhất diễn ra vào ngày 25/04/1976) GV yêu cầu học sinh đọc lướt thông tin SGK và thảo luận đôi trả lời các câu hỏi + Trình bày quang cảnh đất nước và tinh thần của nhân dân ta trong ngày bầu cử quốc hội. (Hà Nội tràn ngập cờ và hoa; Sài Gòn khắp nơi đều có cờ hoa và biểu ngữ; khắp nơi đều tưng bừng, phấn khởi.) + Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/04/1976 đã thu được những kết quả gì? (Cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu.) Sau 5 phút học sinh lần lượt phát biểu; hs khác đánh giá, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt kiến thức các em cần biết. GV chốt: ghi bảng. Trình chiếu ảnh liên quan đến tinh thần của ngày 25/4/1976 + Vì sao nói ngày 25/04/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta? (Vì là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm chiến đấu hy sinh gian khổ.) Hoạt động 2: Kì họp quốc hội khóa VI -Mục tiêu: Qua nghiên cứu SGK và sự hướng dẫn của GV, HS biết được thời gian diễn kì họp quốc hội; Nội dung các quyết định quan trọng của kì họp quốc hội của nhà nước thống nhất - Phương thức: Gv tổ chức hoạt động cá nhân, nhóm, gợi mở vấn đề và giúp học sinh trả lời câu hỏi. - Sản phẩm: HS tìm hiểu SGK và chia sẻ trước lớp, thảo luận theo nhóm lớn trả lời các câu hỏi: + Kì họp Quốc hội thống nhất của nước ta được thực hiện vào thời gian nào? + Nêu các nội dung được quốc hội quyết định trong kì họp đầu tiên của nhà nước thống nhất. Kiến thức cần đạt Hoạt động của thầy trò HS biết được: - Ngày 06/07/1976 kì họp đầu tiên của quốc hội thống nhất. - Những quyết định quan trọng của quốc hội. GV yêu cầu học sinh đọc lướt sgk và trình bày: + Kì họp Quốc hội đầu tiên của nhà nước thống nhất được thực hiện vào thời gian nào? (Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976) GV yêu cầu học sinh đọc lướt thông tin SGK và thảo luận nhóm lớn trả lời các câu hỏi + Nêu các nội dung được quốc hội quyết định trong kì họp đầu tiên của nhà nước thống nhất. (Các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội...) Sau 5 phút học sinh lần lượt phát biểu; hs khác đánh giá, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt kiến thức các em cần biết. GV chốt: ghi bảng. Trình chiếu ảnh liên quan đến kì họp quốc hội khóa VI Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử. -Mục tiêu: Vốn hiểu biết và sự dẫn dắt của GV, HS nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tuyển cử đối với sự nghiệp phát triển đất nước. - Phương thức: Gv tổ chức hoạt động cá nhân, gợi mở vấn đề và giúp học sinh trả lời câu hỏi. - Sản phẩm: HS chia sẻ trước lớp theo sự dẫn dắt của GV: + Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung mang lại ý nghĩa lịch sử gì đối với sự nghiệp phát triển đất nước? Kiến thức cần đạt Hoạt động của thầy trò HS trình bày được: - Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. GV dẫn dắt: Cuộc tổng tuyển của của nhà nước thống nhát đã thành công tốt đẹp, dự và vốn kiến thức của mình em hãy cho biết: + Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung mang lại ý nghĩa lịch sử gì đối với sự nghiệp phát triển đất nước? (Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.) 4. Hoạt động củng cố, luyện tập. (4’) * Đặt câu hỏi rút nội dung bài- HS đọc nội dung bài học: ( Ngày 25/04/1976, nhân dân ta vui mừng phấn khởi......) - Vì sao nói ngày 25/04/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta? (Vì là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm chiến đấu hy sinh gian khổ.) - Nêu một số quyết định quan trọng trong kì họp quốc hội khóa VI mà em biết. LHGD: Qua tiết học em rút ra được điều gì cho bản thân? (Dự kiến: Em rất vui và tự hào về đất nước, con người VN, em phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.) 5. Hoạt động vận dụng mở rộng: (1’) GV ra bài về nhà: Về xem lại bài và tìm hiểu: Không khí của ngày hội non sông 25/4/1976 gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử gì của nước ta ở giữa thế kỉ XX? Chuẩn bị bài: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_5_tiet_27.doc