Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề 2: Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, văn hóa thế kỉ XVIII-XIX
A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Trình bày được thành tựu về kĩ thuật, những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và sự phát triển của văn học, nghệ thuật thế giới thế kỉ XVIII - XIX. Nêu được sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu TK XX.
- Lí giải được tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước
- Thuyết trình được một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của thế giới trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Phân tích được tính chất tiến bộ của các tác phẩm văn học
- Đánh giá được vai trò của sắt, máy móc và động cơ hơi nước đối với các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
- Đánh giá được vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII - XIX.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề 2: Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, văn hóa thế kỉ XVIII-XIX
CHỦ ĐỀ: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KỸ THUẬT, VĂN HÓA THẾ KỈ XVIII - XIX Số tiết: 3 tiết (Tiết theo PPCT: 14, 15, 16- Bài 8 + 22) A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức - Trình bày được thành tựu về kĩ thuật, những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và sự phát triển của văn học, nghệ thuật thế giới thế kỉ XVIII - XIX. Nêu được sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu TK XX. - Lí giải được tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước - Thuyết trình được một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của thế giới trong các thế kỉ XVIII - XIX. - Phân tích được tính chất tiến bộ của các tác phẩm văn học - Đánh giá được vai trò của sắt, máy móc và động cơ hơi nước đối với các ngành kinh tế và đời sống xã hội. - Đánh giá được vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII - XIX. - Liên hệ Việt Nam: cần phải làm gì để phát huy tinh thần sáng tạo về khoa học - Kĩ thuật trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. - Liên hệ với bản thân cần phải làm gì để phát huy những mặt tích cực của những thành tựu khoa học- kĩ thuật (thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX). - Đánh giá được vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh lịch sử. 3. Thái độ: Khâm phục những phát minh về khoa học - kĩ thuật; trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của nhân loại. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất - Phẩm chất: Sống yêu thương - Năng lực: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. * THMT: Khoa học tự nhiên phát triển giúp con ngưởi hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên. Tác động của con người vào tự nhiên đưa tới những kết quả tích cực tiêu cực... HSKT: Nắm được các thành tựu trên các lĩnh vực. B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Ngày soạn: Ngày giảng: 8E Tiết Ngày................. Sĩ số............ Vắng.............................. 8G Tiết Ngày................. Sĩ số............ Vắng.............................. TIẾT 14 I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VỀ KĨ THUẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật: máy hơi nước, điện tín..... TK XIX- TK XX. - Trình bày được những thành tựu chủ yếu về KH- KT của thế giới đầu thế kỉ XX. - Đánh giá được sự tiến bộ của kĩ thuật và khoa học tự nhiên thời kì này và những đóng góp của nó trong đời sống xã hội. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng phân tích vai trò của KT, KH, khai thác tài liệu, tranh ảnh, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình... 3. Thái độ: Khâm phục trân trọng những phát minh về kĩ thuật, khoa học của nhân loại. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất - Phẩm chất: Sống yêu thương - Năng lực: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp. * Tích hợp môi trường: Tác động của con người vào tự nhiên đưa tới những kết quả tích cực, tiêu cực... HS khuyết tật: Nắm được các thành tựu về KHKT qua các giai đoạn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, tài liệu về những thành tựu KT ở TK XIX. Máy tính, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi. Phiếu học tập (Giấy A0), bài powerpoin. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (3p): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS đã giao làm ở nhà từ tiết trước. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật TK XVIII- XIX (16p) Năng lực: tự học, hợp tác. PPKTDH: dạy học theo dự án, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận Gọi hs đọc mục 1 Yêu cầu nhóm HS được phân công chuẩn bị nội dung mục I, II.1 trên giấy A0 (bài powerpoin) thảo luận để thống nhất nội dung trong 3’ sau đó lên thuyết trình sản phẩm của nhóm. Gv: nhận xét, chốt ý. Đưa ra bảng thống kê thành tựu về kĩ thuật. Tìm hiểu phần I (sgk). - Nhóm lên báo cáo: thống nhất nội dung trong nhóm trước khi lên báo cáo. - Nhóm khác: đọc và trao đổi nội dung mục I, II.1 để chuẩn bị nhận xét, bổ sưng cho nhóm trình bày. 1. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật thế kỉ XVIII- XIX - CM công nghiệp bắt đầu ở Anh sau đó là Pháp Đức... đã tạo nên cuộc cách mạng lớn trong sản xuất. STT Lĩnh vực Thành tựu 1 Công nghiệp - Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, máy chế tạo công cụ ra đời. - Sắt thép, than đá, dầu mỏ được sử dụng nhiều. - Động cơ hơi nước được ứng dụng rộng rãi. 2 Giao thông vận tải - Tàu thủy, xe lửa chạy bằng hơi nước. 3 Thông tin liên lạc - Máy điện tín (giữa thế kỉ XIX). 4 Nông nghiệp - Sử dụng phân hóa học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập. 5 Quân sự - Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường, chiến hạm, ngư lôi, khí cầu Gv cho hs quan sát 1 số thành tựu kĩ thuật thế kỉ XIX kết hợp thuyết trình giới thiệu về những nhà phát minh và thành tựu của họ. ? CN phát triển ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? *Gv chốt ý, THMT: công nghiệp phát triển có mặt tích cực: đưa máy móc vào sản xuất giúp cho năng suất tăng. Nhưng có hạn chế đó là chất thải không được sử lí gây ô nhiễm môi trường... ? Chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng đó? ? Giao thông phát triển kéo theo hậu quả gì? ? Hãy cho biết nghành nông nghiệp của nước ta hiện nay phát triển ntn? ? Tiến bộ về nông nghiệp tác động đến môi trường ntn? ? Hậu quả của việc chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại? ? Tại sao nói TK XIX là TK của sắt, máy móc và động cơ hơi nước? Gv chốt: Vì sắt là nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc. Máy móc được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Phát minh ra máy hơi nước -> tiến bộ trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, quân sự. - Quan sát- lắng nghe Suy nghĩ trả lời Nghe Nêu giải pháp. HS liên hệ với thực tế trả lời HS liên hệ thực tế nông nghiệp nước ta hiện nay để trả lời. HS liên hệ với thực tế trả lời. HS trả lời. Lí giải. Lắng nghe.. HĐ 1: Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật TK XVIII- XIX (20p) Năng lực: tự học, hợp tác. PPKTDH: dạy học theo dự án, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận Yêu cầu học sinh các nhóm chuẩn bị nội dung của tiết học lên báo cáo sản phẩm của nhóm. GV chốt ý - Bước vào thế kỉ XX trên đà phát triển của CM CN, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về KH - KT. GV minh họa bằng một số hình ảnh trên MC. Đàm thoại với HS về thành tựu KH-KT. G : Nhà bác học A.Anh-xtanh công bố công trình về lý thuyết tương đối hẹp. 1907 tìm ra công thức sự liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của một vật làm cơ sở cho ngành vật lý hạt nhân. Ông là một trong những nhà bác học nổi tiếng đầu TK XX. MC: Giới thiệu cho HS xem H.81: Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới . ? Em có hiểu biết gì về chiếc máy bay đầu tiên? Gv: Chiều ngang dài 12m mặt trước có lắp cánh quạt, trong bụng đặt 1 bình xăng. Phía dưới là 2 cột trơn chống song song đặt trên 2 thanh day dài. 17/2/1903 2 anh em người Mĩ là O-vin và Uyn-bơ -rai chế tạo ra. ? Sự phát triển của KH KT đã có tác động ra sao đến đời sống con người? ? Em hiểu ntn về câu nói của nhà bác học Nô ben? G: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để phục vụ cho cuộc sống, con người đừng sử dụng nó vào mục đích xấu. HS lên thuyết trình sản phẩm của nhóm về KH- KT đầu thế kỉ XX. Quan sát chân dung nhà bác học và những thành tựu KHKT. Nêu hiểu biết của bản thân. Nghe. Chia sẻ cặp đôi (2’), trả lời, bổ sung. Tự bộc lộ suy nghĩ cá nhân. 2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX a. Thành tựu Bước vào thế kỉ XX, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kỹ thuật. - Các ngành khoa học cơ bản như hoá học, sinh học, các khoa học về trái đất... đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là vật lý với sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lý thuyết tương đối có ảnh hưởng của nhà bác học An- be Anh xtanh. - Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được sử dụng như: điện thoại, điện tín, ra đa, hàng không, điện ảnh... b. Tác động *Tích cực: Nhờ cách mạng KHKT cuộc sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao rõ rệt. * Tiêu cực: Những thành tựu khoa học kĩ thuật cũng trở thành phương tiện vũ khí gây giết người hàng loạt 4. Củng cố luyện tập (4’) - Em biết gì về những tiến bộ của KHKT thế giới nửa đầu thế kỉ XX? (Sự tiến bộ của KH-KT nửa đầu thế kỉ XX đạt được có ý nghĩa to lớn trong đời sống của xã hội loài người. Trong đó thành tựu về chinh phục và cải tạo thiên nhiên đã mang lại cho con người cuộc sống phong phú hơn về tinh thần và vật chất. - Song việc sản xuất ra nhiều loại vũ khí gây sát thương hàng loạt cho con người và để lại hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến môi trường sống thiên nhiên lại là hành động đáng lên án.) 5. Hướng dẫn học ở nhà (1p) - Học bài cũ. - Về nhà lập bảng thống kê về sự phát triển của KHKT nửa đầu thế kỉ XX. - Chuẩn bị: Đọc và tìm hiểu thành tựu về KHTN và KHXH (tiếp tục dự án) ......................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: 8E Tiết Ngày................. Sĩ số............ Vắng.............................. 8G Tiết Ngày................. Sĩ số............ Vắng.............................. TIẾT 15 II. NHỮNG TIẾN BỘ VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thế kỉ XVIII - XIX. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng phân tích vai trò của KT, KH, khai thác tài liệu, tranh ảnh, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình... 3.Thái độ - Khâm phục trân trọng những phát minh về KH- KT của nhân loại. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất - Phẩm chất: Sống yêu thương - Năng lực: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp. * HS khuyết tật nhận biết được các thành tựu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, tài liệu về những thành tựu KHTN- KHXH. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, phiếu học tập (Giấy A0); sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (4p): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS đã giao làm ở nhà. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thành tựu khoa học tự nhiên (15’) Năng lực: tự học, hợp tác. PPKTDH: dạy học theo dự án, đàm thoại, thuyết trình Yêu cầu HS nhóm tìm hiểu nội dung mục 1 lên trình bày kết quả trên giấy A0. GV nhận xét, đưa đáp án lên MC cho HS đối chiếu. HS cử đại diện nhóm lên thuyết trình sản phẩm về thành tựu KHTN. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1. Khoa học tự nhiên Thời gian Người phát minh Tên phát minh Đầu TK XVIII Niu-tơn (người Anh) Thuyết vạn vật hấp dẫn Giữa TK XVIII Lô-mô-nô-xốp (Người Nga) Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng. 1837 Puốc-kin-giơ (Người Séc) Thuyết tế bào 1859 Đác-uyn (Người Anh) Thuyết tiến hóa và di truyền Gv cho hs quan sát hình ảnh 1 số nhà khoa học và thành tựu của họ, kết hợp thuyết trình giới thiệu hoặc đàm thoại với HS. HS quan sát, lắng nghe HĐ1:Tìm hiểu những thành tựu về HKXH. (20’) Năng lực: tự học. PPKTDH: Dạy học theo dự án, đàm thoại, thuyết trình Yêu cầu học sinh các nhóm chuẩn bị nội dung của tiết học lên báo cáo sản phẩm của nhóm. (THMT: Sự ra đời của CNXHKH dựa trên cơ sở là hiểu biết khoa học về tự nhiên.) ? KHXH có vai trò gì đối với đời sống con người? GV minh họa tranh, ảnh trên MC HS lên thuyết trình sản phẩm của nhóm về KHXH Điển hình là thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu tơn. Trả lời, bổ sung. HS quan sát. 2. Khoa học xã hội - Về triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen. - Về kinh tế học: Đại biểu là Xmít và Ri- các- đô. - Về chủ nghĩa XH không tưởng, tiêu biểu là Xanh xi- Mông và Phu-ri-e. - Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết CNXHKH do Mác và Ăng- ghen sáng lập vào giữa thế kỉ XIX. 4. Củng cố luyện tập (4p) GV chuẩn bị câu hỏi trên MC 5. Hướng dẫn học ở nhà (1p) - Học bài cũ trả lời câu hỏi trong sgk - Các nhóm còn lại chuẩn bị sản phẩm báo cáo. Ngày soạn: Ngày giảng: 8E Tiết Ngày................. Sĩ số............ Vắng.............................. 8G Tiết Ngày................. Sĩ số............ Vắng.............................. TIẾT 16 III. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sự phát triển của văn học, nghệ thuật thế giới thế kỉ XVIII - XIX. - Thuyết trình, giới thiệu được một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của thế giới trong các thế kỉ XVIII - XIX. - Sự hình thành và phát triển nền văn hoá Xô viết. 2. Kỹ năng - Bồi dưỡng cho HS phương pháp phân tích, và đối chiếu sự kiện lịch sử để so sánh, hiểu được sự ưu việt của văn hoá Xô viết. 3. Thái độ - Giáo dục cho HS biết trân trọng và bảo vệ thành tựu văn hoá của nhân loại, nâng cao tình cảm chủ nghĩa quốc tế chân chính. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất - Phẩm chất: Sống yêu thương. - Năng lực: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp. * Tích hơp môi trường: Khoa học tự nhiên phát triển giúp con ngưởi hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên. Tác động của con người vào tự nhiên đưa tới những kết quả tích cực tiêu cực... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, tranh 1 lớp học mù chữ ở Liên Xô 1926.. Máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi. Phiếu học tập (Giấy A0). Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (3p): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS đã giao làm ở nhà từ tiết trước. 3. Bài mới HĐ2:Tìm hiểu sự phát triển của văn học, nghệ thuật. (10p) Năng lực: tự học. PPKTDH: Dạy học theo dự án, đàm thoại, thuyết trình Yêu cầu học sinh các nhóm chuẩn bị nội dung của tiết học lên báo cáo sản phẩm của nhóm. ? Văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống chế độ PK? GV minh họa bằng tranh, ảnh trên MC HS lên thuyết trình sản phẩm của nhóm về sự phát triển của VH nghệ thuật. Suy nghĩ trả lời HS quan sát 2. Sự phát triển của văn học nghệ thuật - Ở Pháp, có các nhà Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô - Ở Anh, nhà thơ Bai-rơn dùng văn học trào phúng - Trong văn học hiện thực phê phán có Ban-dắc (Pháp), Đích- ken (Anh), Gô-gôn và Lép Tôn-xtôi (Nga),... - Về âm nhạc, những nhạc sĩ thiên tài như Mô-da (người Áo), Bách và Bét-tô-ven (người Đức), Sô- panh (người Ba Lan), Trai- cốp-xki (người Nga)... - Về hội họa, xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với quần chúng nhân dân, tiêu biểu là Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc- bê (Pháp), Gôi-a... - ND: đấu tranh chống chế độ phong kiến và giải phóng nhân dân bị áp bức, ca ngợi cuộc sống tự do HĐ2: Tìm hiểu về những thành tựu của văn hóa Xô Viết (15’) Năng lực: tự học. PPKTDH: Dạy học theo dự án, đàm thoại, thuyết trình Yêu cầu học sinh các nhóm chuẩn bị nội dung của tiết học lên báo cáo sản phẩm của nhóm. GV: Văn hóa xô viết trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn hóa Nga. Gv cho hs quan sát hình 82 sgk. ? Qua bức ảnh trên nói lên nội dung gì? GV Kết luận: Như vậy trong gần 30 năm đầu thế kỷ XX, Liên Xô đã có đội ngũ trí thức đông đảo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gv liên hệ sau 1945 Bác Hồ kí sắc lệnh bình dân học vụ. ? Hãy kể những tác phẩm văn học Xô viết mà em biết? ? Cho biết mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga? HS lên thuyết trình sản phẩm của nhóm về sự hình thành phát triển của văn hóa Xô Viết./ 110. Quan sát. Trình bày. Nghe. Liên hệ. Kể tên. Bộc lộ hiểu biết của bản thân. 2. Nền văn hóa Xô viết Thành tựu : - Nền văn hóa xô Viết đạt được nhiều thành tựu rực rỡ: + Xoá bỏ nạn mù chữ và nạn thất học + Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết. + Phát triển hệ thống GD quốc dân với chế độ GD bắt buộc 7 năm. -> LX trở thành 1 nước đa số người dân có trình độ văn hoá cao cùng với đội ngũ trí thức năng lực sáng tạo. - Khoa học kĩ thuật Xô viết đạt nhiều thành tựu. - Xuất hiện một số nhà văn nổi tiếng: Chiến tranh và hòa bình của A.Tôn-xtôi; Sông đông êm đềm của Sô lô-khốp,.... 4. Củng cố luyện tập Kết hợp ở nội dung Đánh giá kết quả thực hiện chủ đề. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1p) - Học bài cũ. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các thành tựu khoa học - kĩ thuật, văn học, nghệ thuật thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XX. - Chuẩn bị Bài 09. C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ (15p) Câu 1: Nhà bác học Đác - Uyn (người Anh) đã có phát minh nào? A. Định luật tuần hoàn. B. Sự tiến hóa và di truyền. C. Phản xạ có điều kiện. D. Chế tạo thành công vác xin chống bệnh chó dại. Câu 2: Nhà bác học Niu-tơn (Anh) đã có phát minh nào sau đây? A. Thuyết vạn vật hấp dẫn. B. Thuyết tiến hóa và di truyền. C. Định luật Ôm. D. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Câu 3. Các nhà khoa học: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen là người đại diện của trào lưu tư tưởng nào sau đây? A. Kinh tế chính trị học. B. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. C. CNXH khoa học. D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. Câu 4: Nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh là nhà bác học thuộc lĩnh vực A. Văn học. B. Vật lí. C. Toán học. D. Sinh học. Câu 5: Nền văn hóa Xô viết được hình thành và phát triển dựa trên A. nền văn hóa tư bản chủ nghĩa và văn hóa Phục hưng B. nền văn hóa Phục hưng và văn hóa các dân tộc Xô viết C. tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại. D. văn hóa các dân tộc Xô viết và phong trào Cải cách tôn giáo. Câu 6: Nước Nga mất bao nhiêu thời gian để từ một quốc gia “đi giày cỏ” đã trở thành một đất nước có trình độ văn hóa cao, có một đội ngũ trí thức đông đảo? A. Trong vòng 10 năm. B. Trong vòng 20 năm. C. Trong vòng 30 năm. D. Trong vòng 40 năm. Câu 7: Ở Liên Xô, nạn mù chữ căn bản được thanh toán vào A. cuối những năm 20 của TK XX. B. cuối những năm 30 của TK XX. C. cuối những năm 40 của TK XX. D. cuối những nấm 50 của TK XX. Câu hỏi tự luận : * Nhận biết Câu 1. Hoàn thành bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật của thế giới trong các thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XX theo yêu cầu: Lĩnh vực Thành tựu Kĩ thuật Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Văn học, nghệ thuật Câu 2. Trình bày ý nghĩa của các phát minh khoa học. Câu 3. Hãy giới thiệu vài nét về một tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX. * Thông hiểu Câu 4. Lí giải vì sao xóa nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Liên Xô? * Vận dụng thấp: Câu 5. Thuyết trình một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu/một thành tựu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. * Vận dụng cao: Câu 6. Theo em, phải làm gì để phát góp phần phát triển khoa học - kĩ thuật của nước nhà ? ...................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_chu_de_2_su_phat_trien_cua_khoa_hoc_ky.docx