Giáo án Lớp 4 - Tuần 13

A. Hoạt động cơ bản

HĐ1:Luyện đọc

 - 1 bạn đọc toàn bài

- Gọi HS chia đoạn

- Luyện đọc trong nhóm đọc nối tiếp đoạn và tìm từ khó luyện đọc đúng.

- GV theo dõi các nhóm phát hiện từ khó HS thường sai – luyện cho HS

- Luyện đọc nối tiếp trong nhóm- Hiểu nghĩa từ chú giải.

- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ , đọc câu dài

 - Luyện đọc diễn cảm trong nhóm – thi đọc

 (GV kiểm soát nhóm, cá nhân đọc chậm hỗ trợ kiểm soát)

-1 HS đọc toàn bài

HĐ1:Luyện đọc

 - 1 bạn đọc toàn bài

- Gọi HS chia đoạn

- Luyện đọc trong nhóm đọc nối tiếp đoạn và tìm từ khó luyện đọc đúng.

- GV theo dõi các nhóm phát hiện từ khó HS thường sai – luyện cho HS

- Luyện đọc nối tiếp trong nhóm- Hiểu nghĩa từ chú giải

- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ , đọc câu dài

 - Luyện đọc diễn cảm trong nhóm – thi đọc

 (GV kiểm soát nhóm, cá nhân đọc chậm hỗ trợ kiểm soát)

-1 HS đọc toàn bài

 

docx 31 trang Bảo Anh 12/07/2023 19780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 13

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13
TUẦN 13
Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2020
Buổi sáng
TIẾT 1 : GDTT
TIẾT 2
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
TẬP ĐỌC
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON 
I.Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
*GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu .
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến sự việc
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ.
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường.
- GD KN Ứng phó với căng thẳng; Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
- HS nêu được một vài tấm gương HS có tinh thần tự giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học
* Khởi động:
- Lớp trưởng điều hành: HS nêu trò chơi thụt thò
- Giới thiệu bài- ghi mục bài
- Nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1:Luyện đọc
 - 1 bạn đọc toàn bài
- Gọi HS chia đoạn 
- Luyện đọc trong nhóm đọc nối tiếp đoạn và tìm từ khó luyện đọc đúng.
- GV theo dõi các nhóm phát hiện từ khó HS thường sai – luyện cho HS
- Luyện đọc nối tiếp trong nhóm- Hiểu nghĩa từ chú giải.
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ , đọc câu dài 
 - Luyện đọc diễn cảm trong nhóm – thi đọc
 (GV kiểm soát nhóm, cá nhân đọc chậm hỗ trợ kiểm soát) 
-1 HS đọc toàn bài
HĐ1:Luyện đọc
 - 1 bạn đọc toàn bài
- Gọi HS chia đoạn 
- Luyện đọc trong nhóm đọc nối tiếp đoạn và tìm từ khó luyện đọc đúng.
- GV theo dõi các nhóm phát hiện từ khó HS thường sai – luyện cho HS
- Luyện đọc nối tiếp trong nhóm- Hiểu nghĩa từ chú giải
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ , đọc câu dài 
 - Luyện đọc diễn cảm trong nhóm – thi đọc
 (GV kiểm soát nhóm, cá nhân đọc chậm hỗ trợ kiểm soát) 
-1 HS đọc toàn bài
HĐ 2: Tìm hiểu bài
-HS thảo luận nhóm TL câu hỏi :
Dự kiến câu hỏi:
H: Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi -ôn- cốp- xki đã làm gì ? (KN: đặt mục tiêu) 
H: Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? (GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân)
H: Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công?
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá tiết học.
 - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GVtheo dõi giúp đỡ, kiểm tra các nhóm.
H. Em hãy nêu một vài tấm gương HS có tinh thần tự giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm mà em biết.
- Gợi ý HS rút nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung bài.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
B.Hoạt động ứng dụng
- Y/C HS đọc lại bài Tập đọc. - Em học tập được điều gì ở bạn nhỏ?
TIẾT 3+4: TIẾNG ANH
Buổi chiều
TIẾT 1
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (T2)
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2)
I.Mục tiêu
Học xong bài này HS có khả năng:
- Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1.
* GDKNS: HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
Học xong bài này, HS biết:
- Vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già,yêu thương em nhỏ.
- Nêu được những hành vi việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, thương yêu trẻ em.
- GD KN ra quyết định; KN giao tiếp, ứng xử. 
- Tôn trọng, yêu quý người già, em nhỏ, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ
II.Đồ dùng dạy học
-Thẻ màu
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Lớp trưởng điều hành
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
HĐ1:Đóng vai (Bài tập 3)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa số nhóm thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. 
- Phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. 
- Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ,...
H- Vây các con hãy kể những việc đã làm thể hiện con cháu phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau chưa ? ( GDKNS)
HĐ2: (Bài tập 4 SGK)
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Theo dõi hoạt động của các nhóm.
- Nhận xét khen ngợi
HĐ 3: HS trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 5, 6 SGK)
- Yêu cầu HS trình bày.
- Kết luận:
+ Ông bà cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.
+ Con nháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm, thảo luận 2 câu hỏi trong SGK.
- Gọi đại diện HS lên kể truyện.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá tiết học.
HĐ1. Đóng vai (BT2, SGK)
- GV phân công mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
- Gọi các nhóm lên bảng đóng vai.
- Cho các nhóm nhận xét.
- GV bổ sung.
HĐ2. Làm bài tập 3 - 4 (SGK)
- YC HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV kết luận. 
 HĐ3. Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Kể tên các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
- GV kết luận. 
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học
B. Hoạt động ứng dụng
- Dặn dò HS.
+ Thực hành các kĩ năng đã học.
TIẾT 2
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
TOÁN
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Làm được các bài tập: BT1; BT3.
Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
- Nhân một tổng 2 số thập phân với một số thập phân.
II.Đồ dùng học tập
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Lớp trưởng điều hành
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
HĐ1. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10.
+ GV viết bảng phép tính 27 x 11 
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính.
H: Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
 * GV hướng dẫn tính nhẩm: Ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 ( 2+ 7) = 9 rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 2 và số 7.
+ Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 2 cộng 7 bằng 9; viết 9 vào giữa hai số của 27 được 297. Vậy 27 x 11 = 297
HĐ 2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.
- GV cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên. 
- Yêu cầu HS đặt tính và tính như(GSK)
- Gọi HS có NLNT nêu cách thực hiện.
H: Có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
* GV hướng dẫn HS tính nhẩm
4 cộng 8 bằng 12; viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428; thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
- GV lưu ý: Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm hệt như trên.
A.Hoạt động thực hành
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Kiểm tra giúp đỡ HSNL còn HC.
- GV kiểm soát kết quả của học sinh
a) 34 x 11 = 374 b) 11 x 95 = 1045
 c) 82 x11 = 902
Bài 2: (HS có NLNT làm thêm)
- GV kiểm soát kết quả của học sinh
a) X : 11 = 25 ; b) X : 11 = 78
 X = 25 x 11 X = 78 x 11
 X = 275 X = 858
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý giúp đỡ HSNL còn HC
- Gọi HS nêu miệng bài giải.
- Chấm bài, trao đổi kết quả trước lớp.
Bài giải
Cách 2:
Cả hai khối có số hàng là:
17 + 15 = 32 (hàng)
Số HS của cả hai khối lớp là:
11 x 32 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh.
Cách 1:
Số HS của khối lớp Bốn là:
11 x 17 = 187 (học sinh)
Số HS của khối lớp Năm là:
11 x 15 = 165 (học sinh)
Số HS của cả hai khối lớp là:
187 + 165 = 352 (học sinh)
Đáp số: 352 học sinh
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá tiết học.
A. Hoạt động thực hành
HĐ 1:Bài 1: GV lệnh HS làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV nhận xét.
HĐ 2: Bài 2: Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét.
HĐ 3: Bài 3: GV lệnh HS thảo luận, làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV đánh giá 1 số bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
 Giá 1 kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
 Số tiền mua 3,5kg đường là:
 7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
 Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường số tiền là: 
38500 - 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số: 11550 đồng
 Bài 4: (KK HS làm thêm mục b)
- Lệnh HS làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
* HĐ lớp:
H: Qua bảng trên em có nhận xét gì?
- Gọi HS báo cáo kết quả phần b.
- Gọi HS nhận xét - GV chữa bài.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học
B. Hoạt động ứng dụng:
- Dặn : HS về hoàn thành BT trong VTH
TIẾT 3
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
ATGT NỤ CƯỜI TRẺ THƠ
EM THÍCH ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
ATGT NỤ CƯỜI TRẺ THƠ
PHÒNG TRÁNH VA CHẠM KHI TẦM NHÌN BỊ HẠN CHẾ
TIẾT 4 : SINH HOẠT ĐỘI-SAO
Thứ 3 ngày 1 tháng 12 năm 2020
Buổi sáng
TIẾT 1
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
LỊCH SỬ
“THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Làm các bài tập: BT1; BT3.
Học xong bài này, HS biết:
- Ngày 12-9-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta dành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần 2.
- Tính thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II.Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Lớp trưởng điều hành
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
HĐ1:Tìm cách tính 164 x 123:
- GV cho cả lớp đặt tính và tính vào nháp: 164 x 100; 164 x 20; 164 x 3
- GV chốt: Ta nhận thấy 123 là tổng của 100; 20 và 3, do đó có thể nói rằng: 164 x 123 là tổng của 164 x 100; 164 x 20 và 164 x 3
HĐ 2: Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV vừa ghi lên bảng, vừa HD HS ghi vào nháp cách đặt tính 
- GV nhấn mạnh:
+ 492 là tích của 164 và 3, gọi là tích riêng thứ nhất.
+ 328 là tích của 164 và 2 chục. Vì đây là 328 chục tức là 3280 nên ta viết thụt vào bên trái một cột so với 429. 328 gọi là tích riêng thứ hai.
+ 164 là tích của 164 và 1 trăm. Vì đây là 164 trăm tức là 16400 nên ta viết thụt vào bên trái hai cột so với 429. 164 gọi là tích riêng thứ ba.
-Gọi HS nhắc lại các tích riêng
B. Hoạt động thực hành
 HĐ 3 :Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho Hs làm bài, Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét kết quả của học sinh
- Kq: a, 79608; b, 145375; c, 665412
HĐ 4: Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm.
- Chấm bài, trao đổi kết quả trước lớp.
Bài giải
Diện tích mảnh vườn là:
 125 x 125 = 15625 (m2)
 Đáp số: 15625 m2.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
HĐ1. Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
- Yêu cầu HS đọc SGK và TLCH:
H: Sau ngày CM tháng Tám thành công, thực dân pháp có hành động gì ?
H: Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
H: Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì ?
- GV nhận xét, kết luận.
 HĐ2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ đêm 18 rạng 19-12-1946nô lệ.
H: Trung ương Đảng và chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
H: Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xẩy ra?
H: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
 H: Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ nhất ?
- GV giảng thêm.
HĐ3.“Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
- Y/C các nhóm quan sát tranh minh họa, đọc SGK và thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
- GV tổ chức cho HS đàm thoại.
H: Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
H: Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?
H: Hình minh họa chụp cảnh gì? cảnh này thể hiện điều gì?
- GV giảng từ bom ba càng.
H: Ở các địa phương nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
- GV Kết luận. 
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
C. Hoạt động ứng dụng
- Dặn dò HS.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau
TIẾT 2
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
KHOA HỌC
Nước bị ô nhiễm
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm :
+ Nước sạch : trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
+ Nước bị ô nhiễm : có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
I.Mục tiêu
- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
- Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
- Củng cố giải bài toán có lời văn liên quan đại lượng tỉ lệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Dặn HS chuẩn bị theo nhóm:
- Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn lau bảng,..) ; một chai nước giếng hay nước máy.
- Hai chai không.
- Hai phễu lọc nước ; bông để lọc nước.
- Một kính lúp.
II.Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị giấy A3, bút vẽ.
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Lớp trưởng điều hành
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: (31’) Tìm hiểu một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
(Áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột)
 Bước 1: Câu hỏi, tình huống xuất phát:
- GV: Đố các em nước trong tự nhiên có đặc điểm gì? Các em hãy nêu dự đoán của mình về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên .
 Bước 2: Đưa ra dự đoán ban đầu:
- GV: Các em hãy thảo luận trong nhóm, tự cử nhóm trưởng, thư ký nêu dự đoán của nhóm mình vào phiếu học tập- GV cho các nhóm làm việc.
- Các nhóm làm xong và dán kết quả lên bảng, đại diện mỗi nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình:
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- GV : Trên đây là dự đoán của 3 nhóm, các em hãy nêu dự đoán giống nhau của các nhóm.
- GV: Dự đoán nào khác nhau?
- GV gạch chân dự đoán khác nhau.
- GV: Vừa rồi các em nêu dự đoán của nhóm mình, các em có điều gì thắc mắc không?
-GV ghi bảng:
Vì sao nước ao, hồ, sông thường đục và không sạch?
B. Hoạt động ứng dụng
Bước 4. Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi:
Chuyển tiếp: Để làm các thí nghiệm các em cần những vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Các nhóm hãy thảo luận trong vòng 2 phút.
Để giải đáp câu hỏi 1, TN cần có vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Mời Nhóm 1 nêu ý kiến 
- GV phát đồ thí nghiệm cho các nhóm và dặn dò: trong quá trình làm thí nghiệm các em cần ghi chép vào vở ghi chép khoa học kết luận các em tìm được.
-sau đó gọi đại diện nhóm lên làm:
Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm lên trình bày (bằng cách tiến hành lại thí nghiệm)
4.Củng cố dặn dò : 1ph
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
A.Hoạt động thực hành
Bài1,2: YC HS đọc bài, làm bài vào nháp.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bài 2:
a)*(6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42
 *(6,75 + 3,25) x 4,2 
 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 
 = 28,35 + 13,65 = 42
 (Phần b làm tương tự.)
Bài 3: (KK HS làm thêm phần a)
- YC HS làm bài vào nháp.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Lưu ý với HS:
+ Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
+ Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
a) 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4 
 = 12 x 4 = 48
 4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5 = 4,7 x (5,5 - 4,5)
 = 4,7 x 1 = 4,7
Bài 4: YC HS thảo luận, làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV đánh giá 1 số bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
 Giá tiền 1 m vải là:
 60000 : 4 = 15000(đồng)
 Mua 6,8m vải hết :
 15000 x 6,8 = 102000(đồng)
Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 m là: 
 102000 – 60000 = 42000 (đồng)
 Đáp số: 42000 đồng
- Gọi HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học
B.Hoạt động ứng dụng
 - GV dặn HS về nhà làm BT
TIẾT 3
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
CHÍNH TẢ
Nghe viết
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ bảo vệ môi trường
I.Mục tiêu
- Nghe - viết lại đúng chính tả trình bày đúng một đoạn văn trong bài: Người tìm đường lên các vì sao.
- Làm đúng các bài tập 2b, BT3b phân biệt các âm chính (âm giữa vần) i/iê. 
II.Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Cả lớp hát
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
HĐ 1 :HD nghe - viết chính tả.
- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
- Gọi HS đọc bài chính tả.
 H: Đoạn văn viết về ai?
H: Em biết gì về nhà bác học 
 Xi –ôn –cốp –xki?
H: Tìm chữ khó viết trong đoạn văn ?
-Cho HS luyện viết các từ: Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, rủi ro, non nớt, 
- Giáo viên đọc cho HS viết.
- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
B. Hoạt động thực hành
 HĐ 2:Bài 2a:
-Hoạt động cùng nhau để làm bài dưới sự giúp đỡ của GV.
- GV kiểm soát kết quả của học sinh
+ Thứ tự các từ cần điền là: nghiêm, minh, kiên, nghiệm, nghiệm, nghiên, nghiệm, điện, nghiệm.
HĐ 3:Bài 3:
- Hoạt động làm bài dưới sự giúp đỡ của GV.
GV kiểm soát kết quả của học sinh
+ Kết quả: kim khâu, tiết kiệm, tim
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá tiết học.
C.Hoạt động ứng dụng
- Về viết lại các lỗi viết sai.
- Về nhà luyện viết thêm
TIẾT 4
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH (T1)
TIẾNG VIỆT (TT)
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được một số mũi thêu móc xích.
- HS hứng thú học thêu.
- Củng cố kĩ năng nhận biết quan hệ từ 
- Hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
- Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp.
II.Đồ dùng dạy học
- Mẫu thêu móc xích, một số sản phẩm có thêu móc xích. Kim, chỉ
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Cả lớp hát
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. 
- Giới thiệu mẫu và yêu cầu HS nhận xét và nêu đặc điểm của đường thêu móc xích.
- Yêu cầu HS nêu khái niệm thêu móc xích.
- GV Nêu: Còn có tên là thêu dây chuyền là thêu để tạo thành những vòng chỉ nối tiếp nhau giống chuỗi mắt xích.
- Giới thiệu một số sản phẩm và yêu cầu HS nêu ứng dụng của mũi nóc xích.
HĐ2: GV HD thao tác kĩ thuật.
- Yêu cầu HS quan sát quy trình thêu móc xích và nêu nhận xét sự giống và khác nhau về các vạch đường dấu.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 và đọc nội dung 2.
- Hướng dẫn HS thao tác mũi thứ nhất và mũi thứ hai.
- Hướng dẫn HS tiếp tục thao tác các mũi tiếp theo.
- Hướng dẫn cách kết thúc đường thêu.
- Cho HS quan sát và đọc SGK
- Lưu ý : Thêu từ trái sang; Mỗi mũi thêu cần tạo thành vòng chỉ và xuống kim phía trong để tạo vòng chỉ, kéo lên được mũi móc xích; lên kim xuống kim ngay đường vạch dấu; kết thúc đường thêu bằng cách đưa mũi thêu ra ngoài chặn lại vòng chỉ.
-Cho HS đọc phần “ghi nhớ”.
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV đánh giá tiết học.
A.Hoạt động thực hành
HĐ 1: Bài 1: 
-Lệnh HS làm bài.
- GV kiểm soát kết quả của HS.
- GV nhận xét, chữa bài.
 + Quan hệ từ trong đoạn văn là: của, bằng, như, như,
HĐ 2: Bài 2: 
-Yêu cầu HS thảo luận, nêu tác dụng của mỗi quan hệ từ.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét - kết luận.
+ nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
+ mà biểu thị quan hệ tương phản.
+ nếu . . . thì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả. 
HĐ 3: Bài 3:
- Lệnh HS làm bài.
 - GV gọi HS lần lượt đặt câu
- GV kiểm tra kết quả của HS.
+ Em và bạn Trang là đôi bạn thân
+ Mặc dù nắng hạn nhưng ruộng lúa của nhà em vẫn tươi tốt.
+ Mùa đông đã về em nên mặc thêm áo
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá tiết học.
B.Hoạt động ứng dụng
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện tập thêm.
- Làm BT trong vở TH
Buổi chiều
TIẾT 1
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
CHÍNH TẢ
(Nhớ - viết)
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.Mục tiêu
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đức nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của nhười dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
* HS có NL nổi trổi: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài Hành trình của bầy ong.
- Làm được các bài tập 2b và BT3b.
II.Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-KT bài cũ
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
 HĐ1: Chủ nhân của đồng bằng.
 H: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
 H: Nơi đây có đặc điểm gì về mật độ dân số? Vì sao?
H: Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà, làng được xây dựng ở đâu?)
H: Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ? Cửa chính có hướng gì?)? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
H: Làng Việt cổ có đặc điểm như thế nào?
H: Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
H: HS có NL NT: Nêu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân ở Bắc Bộ? 
- GV kết luận: Trong một năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai mùa nóng, lạnh khác nhau. ... Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh và mưa rất lớn) hay làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão 
* HĐ2:Trang phục và lễ hội.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý: GV phát phiếu cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
H: Hãy nói về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
H: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
H: Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
H: Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét thống nhất kết quả.
- GV kết luận: Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, ... đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
- Hệ thống nội dung bài.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
HĐ1. HD nhớ viết
- Gọi HS đọc thuộc 2 khổ thơ cuối.
- Nhắc HS xem lại cách trình bày các câu thơ lục bát.
- Cho HS viết những chữ các em dễ viết sai. 
- Cho HS nhớ lại và viết vào vở.
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV đánh giá 7-10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
HĐ 2: . Hoạt đông thực hành: 
 Bài 2.b: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS nối tiếp nhau bốc thăm và nêu từ chứa vần yêu cầu.
- GV cùng cả lớp nhận xét từ ngữ ghi trên bảng, sau đó bổ sung thêm các từ ngữ đoạn HS khác tìm được (nói hoặc viết lên bảng lớp).
- GV cho HS đọc một số cặp từ ngữ phân biệt âm cuối c/t ghi trên bảng.
 Bài 3: Lệnh cho HS làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét, chữa bài.
b. Sột soạt gió trêu tà áo biếc.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
B. Hoạt động ứng dụng
- Nhận xét tiết học
+ Luyện viết thêm ở nhà.
TIẾT 2
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
KHOA HỌC
NHÔM
I.Mục tiêu
-Biết thêm một số từ gữ nói về ý chí nghị lực của con người.Biết tìm từ ở bài tập 1,đặt câu BT2,viết đoạn văn ngắn BT 3 có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học: Có chí thì nên.
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm. 
 Giúp HS:
- Kể tên được một số đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm trong đời sống.
- Nêu được nguồn gốc của nhóm, hợp kim của nhôm và tính chất của chúng.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong nhà.
II.Đồ dùng dạy học
 - HS chuẩn bị một số đồ dùng: thìa, cặp lồng bằng nhôm thật, muôi, nồi,
 - Phiếu học tập kẻ sẵn bảng thống kê nguồn gốc, tính chất của nhôm. 
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Cả lớp hát
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động thực hành
HĐ 1: Bài 1: Tìm các từ.
- Hoạt động cùng nhau để làm bài dưới sự giúp đỡ của GV.
 - Gọi HS nêu trước lớp. GV chốt kết quả đúng ghi lên bảng. 
+ Các từ nói về ý chí và nghị lực của con người: quyết tâm, quyết chí, bền gan, bền chí, kiên nhẫn, kiên trì, kiên tâm, vững tâm, ...
+ Những thử thách đối với ý chí, nghị lực: khó khăn, gian khổ, gian nan, gian truân, thách thức, gian lao, chông gai, ..
HĐ 2:Bài 2: Đặt câu
- Hoạt động dưới sự giúp đỡ của GV.
- Chấm bài, trao đổi kết quả trước lớp.
VD: Công việc ấy rất gian khổ.
HĐ 3:Bài 3: 
 - Kiểm tra hoạt động của HS, nhận xét câu HS vừa đặt
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
A. Hoạt động cơ bản:
HĐ1. Một số đồ dùng bằng nhôm:
- Y/C HS trao đổi, thảo luận, tìm các đồ dùng bằng nhôm mà em biết và ghi tên vào bảng.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
 HĐ2. So sánh nguồn gốc và tính chất giữa nhôm và các hợp kim của nhôm.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm: Phát cho mỗi nhóm một số đồ dùng bằng nhôm và Y/C các nhóm đọc thông tin (SGK) và hoàn thành phiếu thảo luận so sánh về nguồn gốc tính chất giữa nhôm và các hợp kim của nhôm.
- Y/C các nhóm trình bày.
- GV nhận xét kết quả thảo luận và hỏi:
H: Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu?
H: Nhôm có những tính chất gì?
H: Nhôm có thể thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?
- GV kết luận. 
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
B.Hoạt động ứng dụng
- Dặn dò HS.
+ Ứng dụng để bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong nhà.
TIẾT 3
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 4
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI
(1075 - 1077)
ĐỊA LÍ
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Biết những nét chính về trận chiến phòng tuyến sông Như Nguyệt: 
- Vài nét công lao của Lý Thường Kiệt 
*HSCNLNT: Nắm được nội dung cuộc chiến đấucủa quân Đại Việt trên đất Tống
*GDHS: Tự hào về tinh thần dũng cảm và trí thông minh của nhân dân ta trong cuộc chống quân xâm lược và biết nhớ ơn các anh hùng đã hi sinh vì đất nước. 
- Chỉ được trên bản đồ sự phân bố của một số ngành công nghiệp của nước ta.
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai.
- Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
II.Đồ dùng dạy học
-Phiếu học tập
-Lược đồ
 - Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động
-Kiểm tra bài cũ
-GV giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
HĐ 1:Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống 
+ GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn từ: Năm 1075 rút về.
* GV giới thiệu về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt: 
 - GV nêu câu hỏi:
H: Khi biết quân Tống xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lí Thường Kiệt có chủ trương gì? 
H: Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
H: Theo em ông chủ động cho quân sang đánh quân Tống có tác dụng gì?
- GV chốt: 
HĐ2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt
- GV treo lược đồ, yêu cầu HS quan sát và thuật lại diễn biến trận đánh theo lược đồ.
H: Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí của quân giặc và ta trong trận này?
H: Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
 - GV đọc cho HS nghe bài thơ “Thần”.
- GV giải thích bốn câu thơ trong SGK
HĐ 3: Nguyên nhân và kết quả của cuộc KC 
H: Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
(HSNL NT)
*GV giảng: Sau chiến thắng ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hoà mở đường thoát thân cho giặc, Quách Quỳ vội vàng nhận giảng hoà.
*GV chốt: Đây là đường lối ngoại giao nhân đạo, thể hiện tinh thần yêu hoà bình của nhân dân ta. Đường lối đó đã tránh cho 2 dân tộc thoát khỏi binh đao.
- Cho HS đọc “Bài học”.
- GV hệ thống bài
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
HĐ1: Phân bố các ngành công nghiệp:
- YC HS QS H.3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ a-pa - tít; công nghiệp nhiệt điện, thủy điện?
- YC HS trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ nơi phân bố của các ngành công nghiệp.
- GV nhận xét, KL.+ Khai thác khoáng sản: than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta.
+ Điện; nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa Vũng Tàu; thủy điện ở Hòa Bình, I-a-ly, Trị An . . .
HĐ2. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta: 
H: Nêu các Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta ? 
+ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà RịaVũng Tàu, Đồng Nai, Thủ Dầu 1
- YC HS TL, h/thành bài tập 4 trong SGK.
- Gọi HS trình bày và chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
- GV nhận xét, KL.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả học tập.
- GV đánh giá chung tiết học.
B.Hoạt động ứng dụng
- Dặn: Chuẩn bị bài tiếp theo
- Về nhà chia sẻ các ngành công nghiệp cho người thân cùng biết.
Thứ 4 ngày 2 tháng 12năm 2020
Buổi sáng
TIẾT 1
TRÌNH ĐỘ 4
TRÌNH ĐỘ 5
TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
TẬP ĐỌC
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I.Mục tiêu
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
* GDKNS: Xác định được giá trị tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, kiên định
- Đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.
- Hiểu các ý chính của bài: nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động dạy học
* Khởi động:
- Lớp trưởng điều hành: HS nêu trò chơi thụt thò
- Giới thiệu bài- ghi mục bài
- Nêu mục tiêu bài học.
- Nhóm trưởng: Mời các bạn giở SGK trangquan sát bức tranh.
H.Bức tranh vẽ gì?
A.Hoạt động cơ bản
*HĐ1:Luyện đọc
 - 1 bạn đọc toàn bài
- Gọi HS chia đoạn 
- Luyện đọc trong nhóm đọc nối tiếp đoạn và tìm từ khó luyện đọc đúng.
- GV theo dõi các nhóm phát hiện từ khó HS thường sai – luyện cho HS
- Luyện đọc nối tiếp trong nhóm- Hiểu nghĩa từ chú giải
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ , đọc câu dài 
 - Luyện đọc diễn cảm trong nhóm – thi đọc
 (GV kiểm soát nhóm, cá nhân đọc chậm hỗ 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_13.docx