Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Chiều)

diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài.

- Giáo dục học sinh kĩ năng đọc nhanh, đọc đúng.

II. Đồ dùng dạy học- Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học

1.Ổn định tổ chức.

-Ban văn nghệ cho lớp khởi động

2.Kiểm tra bài cũ.

 

doc 11 trang Bảo Anh 12/07/2023 20100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Chiều)
TUẦN 30 Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2019.
Tiết 1: Mĩ thuật 
( Đ/C Ký soạn giảng )
Tiết 2: Khoa học 
( Đ/C Ký soạn giảng )
__________________________________
Tiết 3: Tiếng Việt tăng cường	 
Tiết 88 : LUYỆN ĐỌC BÀI: HƠN MỘT NGHÌN VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu
-Củng cố cho HS: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lí cho HS. Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng / 1phút
 - Đọc diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài.
- Giáo dục học sinh kĩ năng đọc nhanh, đọc đúng.
II. Đồ dùng dạy học- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung: GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc.
* GV chia nhóm giao việc cho các nhóm.
Nhóm 1: Đọc đoạn 1,2,3 
Nhóm 2: Đọc đoạn 1,2,3,4.
Nhóm 3: Đọc cả bài kết hợp đọc diễn cảm.và trả lời câu hỏi
- HS nhận nhiệm vụ
- HS luyện đọc đoạn, luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ Đoạn 1“Từ đầu... đất mới ”
+ Đoạn 2 “ Tiếp... Thái Bình Dương ” 
+ Đoạn 3 “ Tiếp... tinh thần ” 
+ Đoạn 4 “ Tiếp... công việc mình làm ” 
+ Đoạn 5 “ Tiếp... Tây Ban Nha ” 
 + Đoạn 6: “Còn lại ”
* Biết đọc bài với giọng tự hào,ca ngợi. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ quy định.Phát âm đúng một số tiếng từ trong bài.
4. Luyện đọc 
- GV đi từng nhóm quan sát HDHS luyện đọc.
- GV nhận xét, khen h/s đọc tốt.
5.Củng cố - dặn dò: Gv nhận xét tiết học
____________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Tiếng việt tăng cường
Tiết 89 : Nhớ viết : Đường đi Sa Pa
I. Mục tiêu:. 
- Luyện viết bài chính tả, luyện viết đúng một số âm, vần, tiếng HS hay mắc lỗi. Độ dài văn bản khoảng 80 chữ/15 phút
- Nắm được quy tắc sử dụng và phân biệt r/d/gi, v/d/gi. đoạn văn và các câu tục ngữ.
-Làm bài tập 1 VTB tiếng việt 4, tập 2 - Trang 77.
-Rèn cho học sinh tính cẩn thận, nắn nót khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học- VBT TV2
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới	
a) Giới thiệu bài
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện viết và làm bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1viết đoạn 1, trang 114
+ Nhóm 2 viết đoạn 1,2 trang 114
+ Nhóm 3 viết đoạn 1,2,3 trang 114 làm yêu cầu BT1 vở BTTV 4-T2 trang 77.
4. Hướng dẫn học sinh viết bài,làm bài tập.
- GV đọc cho HS viết bài
- Gv đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
- GV hướng dẫn làm bài tập và NX bài.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS các nhóm nghe GV đọc viết bài vào vở.
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Nhóm 3 thực hiện thêm nội dung bài tập.
Bài tập 1(Trang 77).Viết tiếng có nghĩa vào bảng :
a) Những tiếng do các âm đầu r, d, gi ghép với vần ở hàng dọc tạo thành :
r
d
gi
a
M : ra (ra lệnh, ra vào, ra mắt), rà soát, cây rạ, rã rời, đói rã, rà mìn
M : da (da dẻ, da trời, giả da), da thuộc, da non, dã dượi, dã man, vâng dạ, dã sử, dạ dày
M : gia (gia đình, tham gia), gia sư, gia ơn, gia nhập, già, giả danh, giá sách, giá cả
ong
rong chơi, rong biển, đi rong, ròng rã, ròng rọc, rong rỏng
dong củ, dong dỏng, lả dong, dong riềng, dòng điện, dòng nước, dòng họ, dõng dạc
giong buồm, giọng hát, gióng giả, gióng trống, giọng lưỡi, giọng điệu
ông
con rồng, rồng rắn, rỗng tuếch, rộng, rộng lớn,
dông dài, dông tố, dồng dộc
kì giông, giống nòi, giống nhau, giống cây trồng, giống lai, giồng đất
ưa
cái cưa, cây rựa, rửa ảnh, rực rỡ, rửa tội, rửa ruột
dựa dẫm, cây dừa, dưa hấu, dưa cà, dưa món, cây dứa
đứng giữa, giữa chừng, giữa đường
b) Những tiếng do các âm đầu v, d, gi ghép với vần ở hàng dọc tạo thành :
v
d
gi
a
M : va (va chạm, va đầu, va vấp), va vấp, và cơm, vá áo, cây vả, ăn vạ, vã nên hồ
M : da (da thịt, da trời, giả da); da thuộc, da non, vâng dạ, dã tràng
M : gia (gia đình, tham gia), giã giò, giả giọng, giá đờ
ong
vong ân, lưu vong, vang vọng, suy vong, vong hồn, vòng
cây dong, lá dong, dòng điện, dòng nước, dõng dạc
giong buồm, giọng hát, gióng giả, gióng trống, giong lưới, giọng điệu
ông
cây vông, cao vổng, vồng cải, nói vống, cao vổng
cơn dông, dông dài, dồng dộc
giông tố, giống nòi, dòng giống, giống nhau, giống cây trồng, giống đất
ưa
vừa, vữa, đánh vữa, vựa lúa, vựa dưa
cây dừa, trái dũa, dựa dẫm, dưa cà, dưa hấu, dưa món
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GVNX chốt nội dung
5. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Tiết 2: Mĩ thuật 
( Đ/C Ký soạn giảng )
____________________________________________
Tiết 3: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
______________________________________
Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
____________________________________________
Tiết 2 Tiếng việt tăng cường
Tiết 87 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm. 
- Viết được đoạn văn nói về du lịch thám hiểm.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học-Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
4. Hướng dẫn luyện tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao việc cho các nhóm.
+Nhóm 1 làm bài tập 1 trang 79
- Nhóm 2 làm BT1,2 trang 79
- Nhóm làmBT1,2,3 trang 79
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GVNX chốt nội dung
5.Củng cố,dặn dò.
-Nhận xét tiết hoc
Bài 1( TR 79):  Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và điển vào bảng sau.
a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn, nước uống, máy nghe nhạc, đèn pin, dụng cụ thể thao (bóng, lưới)...
b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, bến xe, xe đạp, xe xích lô, sân bay, vé xe, vé tàu, đường sắt...
c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch
d) Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, thác nước, núi, sông, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm
Bài 2. (TR 79) Tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm và điền vào bảng sau
a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, bật lửa, vũ khí, thiết bị an toàn
b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mùa gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát, sự cô đơn
c) Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò. ham hiểu biết, hiếu kì, không ngại khổ, không ngại khó
Bài 3(TR 79). Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2
Ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến Thành phố Hổ Chí Minh của chủng ta. Họ đi thành từng đoàn hay từng nhóm nhỏ, cũng có khi chỉ đi lẻ một mình. Bảo tàng, nhà lưu niệm, đền, chùa là những nơi du khách ghé thăm nhiều nhất Trên đường phố, đôi khi còn bắt gặp từng đoàn khách du lịch ngồi thong thả trên những chiếc xe xích lô, chầm chậm tham quan thành phố. Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều công ti du lịch mở hàng loạt tua du lịch hấp dẫn du khách.
Tiết 3 :Toán tăng cường
Tiết 59: Thực hành các phép tính về phân số. Giải bài toán dạng: “Tìm phân số của một số”; 
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS :Thực hành các phép tính về phân số. Giải bài toán dạng: “Tìm phân số của một số”. .
- Vận dụng kiến thức thực hiện giải bài toán dạng: “Tìm phân số của một số”
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài tập
- Bài 1, 2, 3 trang 75 - vở bài tập Toán 4 - tập 2
II.Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập toán.
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.HDHS làm bài tập
4.Luyện tập
-GV chia nhóm giao việc
 cho các nhóm
- Nhóm 1:thực hiện Bài 1( trang 65)
- Nhóm 2:thực hiện Bài 1,2(trang 66)
-Nhóm 3 làm bài tập 1,2,3 (trang 66)
- Các nhóm trình bày kết 
quả làm việc trong nhóm, 
GV cùng HS nhận xét. GV
 chốt lại nội dung kiến thức bài tập.
Bài 1.(TR 75) Tính
Bài 2. (TR 75) Tính diện tích một hình bình hành có độ dài đáy là 20cm, chiều cao bằng  độ dài đáy
Tóm tắt:
Bài giải
Chiều cao là: 20 × 2 : 5 = 8(cm)
Diện tích là: 8 × 20 = 160 (cm2)
Đáp số: 160 (cm2)
Bài 3. (TR 66) Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi của con bằng  tuổi mẹ. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi?
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau:
7 – 2 = 5 (phần)
Tuổi mẹ là: 25 : 5 × 7 = 35 (tuổi)
Đáp số: 35 tuổi
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2019.
Tiết 1 :Toán tăng cường
Tiết 60: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS : Nhận biết được ý nghĩa và hiểu ý nghĩa và hiểu về tỉ lệ bản đồ, biết được ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- Vận dụng kiến thức các bài toán về tỉ lệ bản đồ có liên quan đến thực tế.
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài tập
- Bài 1, 2, 3 trang 77,78 - vở bài tập Toán 4 - tập 2
II.Đồ dùng dạy học- Vở bài tập toán.
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra: Nêu cách tính diện tích hình thoi
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.HDHS làm bài tập
4.Luyện tập
-GV chia nhóm giao việc
 cho các nhóm
- Nhóm 1:thực hiện Bài 1,
( trang 78)
- Nhóm 2:thực hiện Bài 1,2(trang 78)
-Nhóm 3 làm bài tập 1,2,3 (trang 78)
Các nhóm trình bày kết 
quả làm việc trong nhóm, 
GV cùng HS nhận xét. GV
 chốt lại nội dung kiến thức 
bài tập.
Bài 1.(TR 78) Viết vào chỗ chấm:
 Bản đồ Việt Nam được vẽ theo tỉ lệ là 1:10 000 000.
- Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là: 10 000 000cm
Bài 2. (TR 78)Nối tương ứng độ dài “thu nhỏ” trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 với “độ dài thật:
Bài 3. (TR 78) Viết vào ô trống:
Tỉ lệ bản đồ
1:1000
1:300
1:10 000
1:500
Độ dài thu nhỏ
1mm
1cm
1dm
1m
Độ dài thật
1000mm
300cm
10 000dm
500m
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
_______________________________________
Tiết: 2 GDHĐNGLL
Tiết 57: Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em.
I . Mục tiêu: 
 - HS hiểu được trẻ em là một con người, có những quyền : có cha mẹ, có họ tên, quốc tịch và tiếng nói riêng ; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
 - HS hiểu trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
 - HS có thể nói về mình một cách rõ ràng.
 - Hs biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh.
 - HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp.
II . Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Phiếu bài tập trắc nghiệm. Cây hoa dân chủ.
2. Học sinh: Bài hát tập thể “ Em là bông hồng nhỏ”
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
2.Kiểm tra bài: 
3.Bài mới:
*Hoạt động 1 : 
Xem tranh và nói nội dung.
- GV giới thiệu mục tiêu của bài và viết lên bảng bài học - Chủ đề : “Tôi là một đứa trẻ”.
- GV gọi HS kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe.
- Ai là nhân vật chính trong câu truyện này?
- Vì sao mọi người thay đổi thái độ đối với đứa trẻ không tên sau sự việc em nhảy xuống hồ cứu bé gái bị ngã?
- Em cảm thấy sẽ như thế nào nếu em không có tên gọi ?
 - Nếu em phải xa bố mẹ, xa gia đình như Kà Nu em sẽ như thế nào ?
 - Em có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này ?
KL : Trẻ em tuy còn nhỏ, nhưng là một con người, ai cũng có họ tên, co chamẹ, gia đình, quê hương, có quốc tịch, có nguyện vọng và sở thích riêng. 
* Hoạt động 2 : 
Tiểu phẩm : Gia đình bạn Hoa.
* Hoạt động 3: 
Kể chuyện : “ Bé trai không ngưng khóc”.
*Hoạt động 4 :
Thảo luận nội dung tranh.
4. Củng cố
GVKL: Trẻ em có quyền có cha mẹ, có quyềnđược hưởng sự chăm sóc của cha mẹ. ..
5. Dặn dò
- GV nêu câu hỏi 
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- HS trả lời.Cả lớp hát.
-HS quan sát tranh và giới thiệu theo tranh.
-Đây là gia đình có cả ông bà, cha mẹ và con cái.
-Đây là gia đình có cha mẹ và các con.
-Đây là gia đình chỉ có hai mẹ con.
HS lắng nghe.
-6 HS lên đóng vai (Bố, mẹ Hoa, Hoa, Bác sĩ, các bạn của Hoa )
-Cả lớp theo dõi tiểu phẩm, nhận xét và trả lời các câu hỏi.
-Bạn Hoa bị ốm
-HS lắng nghe.
-HS đóng vai diễn lại câu chuyện.
-Cả lớp theo dõi câu chuyện
-HS thảo luận và trả lời.
-HS nối tiêp trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS quan sát và thảo luận.
-Đại diện nhón trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình :
HS nhắc lại 3 ý cơ bản của bài học về quyền và bổn phận của trẻ em.
 - HS ghi nhớ quyền và bổn phận của trẻ em. 
________________________________
Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tiết :60 TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
I.MỤC TIÊU:
- Giúp các em viết đúng tên người và địa danh.
- Mở rộng cho các em kiến thức hiểu biết về nhân vật, địa danh gắn liền với lịch sử và tiến bộ xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác sách vỡ thông tin trong thư viện
- Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách.
II. CHUẨN BỊ:
- Atlas, bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới.
- Danh mục sách và truyện nói danh nhân, truyện lịch sử trong và ngoài nước.
- Từ điển Tiếng Việt.
- Nhật kí đọc của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1- TRƯỚC KHI ĐỌC
* Hoạt động 1: Ổn định- Hát bài “ Bác còn sống mãi”
+ Quê Bác ở đâu?
- Dẫn nhập giới thiệu bài
2- TRONG KHI ĐỌC
* Hoạt động 1: Đọc truyện về nhân vật, địa danh gắn liền với lịch s
- Giới thiệu danh mục truyện nói về 
+ Tấm gương người tốt xưa và nay, truyện danh nhân
+ Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa
- Nêu câu hỏi để ghi chép trong khi đọc:
+Nhân vật là ai? Nhân vật ấy là người thế nào( Có tài gì ? ) quê ở đâu?
* Hoạt động 2: Trò chơi mỗi cái tên, một tài năng hay một địa danh”
- Hình thức “ Rung chuông vàng”
- Hướng dẫn cách chơi. Chia lớp thành 2 Đội.
- Gv đọc câu hỏi về các nhân vật lịch sử, Danh nhân Quê ở đâu? Chiến công lập được ở đâu? Tài gì?...... 
-Nhận xét tuyên dương Đội thắng.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Nơi đó - ở đâu”.
 - Phát cho mỗi nhóm 1 bản đồ và 1 atlas,bach khoa thư 
- Nêu yêu cầu tra cứu ( Dịa danh đó ở đâu? Có danh lam thắng cảnh nào nổi bật?
- Hướng dẫn- gợi ý.
- Nhận xét, tuyên dương.
3- SAU KHI ĐỌC
* Tổng kết – Dặn dò
-Tổng kết qua các trò chơi.
-Tuyên dương nhóm chơi hay, nhớ bài tốt và nhanh nhẹn trong việc tìm kiếm thông tin trong thư viện.
- Mượn sách về chủ đề hôm nay về nhà đọc
* Cả lớp hát vỗ tay
-( 1-2 em ) trả lời.
* Hoạt động nhóm.
- Mỗi nhóm chọn một bộ.
- Cùng đọc và ghi chép theo yêu cầu giáo viên.
- 2 Đội ghi đáp án ra bản con trong thời gian 5 giây. Ai sai bị loại khỏi cuộc chơi và về chỗ ngồi. Cứ như thế đến khi hết câu hỏi Đội nào còn số người chơi nhiều hơn sẽ thắng.
* HĐ nhóm:
- Các nhóm thảo luận tìm trên bản đồ, atlas địa danh mà giáo viên yêu cầu. 
-Tìm thêm tài liệu để mô tả về đặc điểm cơ bản của vùng đất địa danh đó.
- Chi chép vào giấy, hay bảng nhóm
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
_________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_chieu.doc