Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Chiều)

Mục tiêu

-Củng cố cho HS: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lí cho HS. Tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / 1phút

 - Đọc diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài.

- Giáo dục học sinh kĩ năng đọc nhanh, đọc đúng.

II. Đồ dùng dạy học- Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học

1.Ổn định tổ chức.

-Ban văn nghệ cho lớp khởi động

2.Kiểm tra bài cũ.

 

doc 13 trang Bảo Anh 12/07/2023 20900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Chiều)
TUẦN 34 Thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2019.
Tiết 1: Mĩ thuật 
( Đ/C Ký soạn giảng )
Tiết 2: Khoa học 
( Đ/C Ký soạn giảng )
__________________________________
Tiết 3: Tiếng Việt tăng cường	 
Tiết 97: LUYỆN ĐỌC BÀI: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. Mục tiêu
-Củng cố cho HS: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lí cho HS. Tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / 1phút
 - Đọc diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài.
- Giáo dục học sinh kĩ năng đọc nhanh, đọc đúng.
II. Đồ dùng dạy học- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung: GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc.
* GV chia nhóm giao việc cho các nhóm.
Nhóm 1: Đọc đoạn 1,2 
Nhóm 2: Đọc đoạn 1,2,3
Nhóm 3: Đọc cả bài kết hợp đọc diễn cảm.và trả lời câu hỏi
- HS nhận nhiệm vụ
- HS luyện đọc đoạn, luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ Đoạn 1“Từ đầu... 400 lần”
+ Đoạn 2 “ Tiếp... hẹp mạch máu” 
+ Đoạn 3 “ Còn lại”
* Biết đọc bài với giọng chậm rãi ,thể hiện tình cảm kính phục ,ngưỡng mộ. 
4. Luyện đọc 
- GV đi từng nhóm quan sát HDHS luyện đọc.
- GV nhận xét, khen h/s đọc tốt.
5.Củng cố - dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học
________________________________
Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2019
Tiết 1: Tiếng việt tăng cường
Tiết 98 : Nghe viết : NÓI NGƯỢC
I. Mục tiêu:. 
- Luyện viết bài chính tả, luyện viết đúng một số âm, vần, tiếng HS hay mắc lỗi. Độ dài văn bản khoảng 90 chữ/15 phút.
- Nắm được quy tắc sử dụng và phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.đoạn văn và các câu tục ngữ.
- Bài tập 1 VTB tiếng việt 4, tập 2 - Trang 104
-Rèn cho học sinh tính cẩn thận, nắn nót khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học- VBT TV2
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới	
a) Giới thiệu bài
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện viết và làm bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1viết toàn bài nói ngược trang 154
+ Nhóm 2 viết toàn bài nói ngược trang 154
+ Nhóm 3 viết viết toàn bài nói ngược trang 154 và làm BT1 vở BTTV 4-T2 trang 104.
4. Hướng dẫn học sinh viết bài,làm bài tập.
- GV đọc cho HS viết bài
- Gv đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
- GV hướng dẫn làm bài tập và NX bài.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS các nhóm nghe GV đọc viết bài vào vở.
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Nhóm 3 thực hiện thêm nội dung bài tập.
Bài 1(TR 104) . Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau :
Vì sao cười khi bị người khác cù ?
Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù, còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GVNX chốt nội dung
5. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Tiết 2: Mĩ thuật 
( Đ/C Ký soạn giảng )
____________________________________________
Tiết 3: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
______________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tiết 1: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
____________________________________________
Tiết 2 Tiếng việt tăng cường
Tiết 99: MRVT: LẠC QUAN- YÊU ĐỜI
I. Mục tiêu
- Tìm được các từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ nói về sự lạc quan, yêu đời.
- Biết đặt câu với các từ đã cho.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
4. Hướng dẫn luyện tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao việc cho các nhóm.
+Nhóm 1 làm bài tập 1 trang 104
- Nhóm 2 làm BT1,2 trang 104
- Nhóm làmBT1,2,3 trang 105
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GVNX chốt nội dung
5.Củng cố,dặn dò.
-Nhận xét tiết hoc
Bài 1( TR 104):  Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui : vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ. Em hãy ghi các từ thích hợp vào bảng xếp loại dưới đây :
Chú ý :
Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì ?.
Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào ?.
Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào ?.
Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi Cảm thấy thế nào ? Là người thế nào 7)
a) Từ chỉ hoạt động
b) Từ chỉ cảm giác
c) Từ chỉ tính tình
d) Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác
M : vui chơi, góp vui, mua vui
M : vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui
M : vui tính, vui nhộn, vui tươi
M : vui vẻ
Bài 2( TR 104):  Từ các nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó :
Ngày chủ nhật, em được vui chơi thỏa thích.
Mẹ đi công tác xa trở về, cả ba bố con em đều vui mừng.
Bạn Lan thật vui tính.
Giờ sinh hoạt ngoài trời, ai nói cười cũng vui vẻ.
Bài 3( TR 105):  Tìm ba từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó.
M : cười khanh khách —> em bé thích chí, cười khanh khách,
cười rúc rích —> Mấy bạn cười rúc rích, có vẻ thú vị lắm.
Từ miêu tả tiếng cười
Đặt câu
Ha hả
Hì hì
Khanh khách
Sằng sặc
Khúc khích
Sặc sụa
Nam cười ha hả đầy vẻ khoái chí.
Cu cậu gãi đầu hì hì, vẻ xoa dịu.
Chúng em vừa chơi kéo co vừa cười khanh khách.
Bế Mina lên, nhúi đầu vào cổ bé, bé cười lên sằng sặc.
Mấy bạn gái ngồi tâm sự với nhau dưới tán bàng, không biết có gì vui mà thỉnh thoảng lại nghe thấy những tiếng cười khúc khích.
Coi phim hoạt hình Tom và Jerry, bé Trinh ôm bụng cười sặc sụa.
Tiết 3 :Toán tăng cường
Tiết 67: Mối quan hệ, chuyển đổi, thực hiện phép tính với các đơn vị đo diện tích. 
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS : Nắm được mối quan hệ chuyển đổi, thực hiện phép tính với các đơn vị đo diện tích.
- Vận dụng kiến thức thực hiện chuyển đổi và thực hiện phép tính với các đơn vị đo diện tích...
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài tập
- Bài 1, 2, 3 trang 102 - vở bài tập Toán 4 - tập 2
II.Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập toán.
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.HDHS làm bài tập
4.Luyện tập
-GV chia nhóm giao việc
 cho các nhóm
- Nhóm 1:thực hiện Bài 1( trang 102)
- Nhóm 2:thực hiện Bài 1,2(trang 83)
-Nhóm 3 làm bài tập 1,2,3 (trang 84)
- Các nhóm trình bày kết 
quả làm việc trong nhóm, 
GV cùng HS nhận xét. GV
 chốt lại nội dung kiến thức bài tập.
Bài 1.(TR 102) 1. Viết tên, kí hiệu, quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học vào chỗ chấm trong bảng sau:
Tên
Kí hiêu
Quan hệ giữa các đơn vị
Mét vuông
m2m2
1m2=100dm2=10000cm2
1m2=100dm2=10000cm2
 Đề-xi-mét vuông
 dm2dm2
1dm2=100cm2
1dm2=100cm2
 Xăng-ti-mét vuông
cm2cm2
100cm2=1dm2
100cm2=1dm2 
 Ki-lô-mét vuông
 km2km2
 1km2=1000000m2
1km2=1000000m2
Bài 2.(TR 102) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4m2=40000cm2
16m2=1600dm2
308dm2=30800cm2
12m2=50dm2
12dm2 = 50cm2
1100m2 = 100cm2
b) 700cm2 = 7dm2
3400dm2 = 34m2
50000cm2 = 5m2
15m29dm2 = 1509dm2
7dm225cm2 = 725cm2
28m250cm2 = 280050cm2
c) 948dm2 = 9m248dm2
705cm2 = 7dm25cm2
8791dm2 = 87m291dm2
30045cm2 = 3m245cm2
Bài 3.(TR 102) .Điền dấu >, <, =
3m26dm2>36dm2
2dm28cm2=208cm2
5dm299cm2<6dm2
24m2=240000cm2
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2019.
Tiết 1 :Toán tăng cường
Tiết 68: Giải bài toán về “Tìm số trung bình cộng”, “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS Biết giải bài toán về “Tìm số trung bình cộng”, “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
- Thực hiện giải thành thạo các bài toán về “Tìm số trung bình cộng”, “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.có yếu tố trung gian.
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài tập
- Bài 1, 2, 3 trang 108 - vở bài tập Toán 4 - tập 2
II.Đồ dùng dạy học- Vở bài tập toán.
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra: Nêu cách tính diện tích hình thoi
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.HDHS làm bài tập
4.Luyện tập
-GV chia nhóm giao việc
 cho các nhóm
- Nhóm 1:thực hiện Bài 1,
( trang 108)
- Nhóm 2:thực hiện Bài 1,2(trang 108)
-Nhóm 3 làm bài tập 1,2,3 (trang 108)
Các nhóm trình bày kết 
quả làm việc trong nhóm, 
GV cùng HS nhận xét. GV
 chốt lại nội dung kiến thức 
bài tập.
Bài 1.(TR 108) : Tìm x và y rồi viết vào ô trống:
x+y
83
105
1386
3284
75413
602 337
x- y
17
49
188
1086
23795
157 932
x
50
77
787
2185
49 604
398 155
y
33
28
599
1099
25 809
231 223
Bài 2.(TR 108) : Tóm tắt:
Bài giải
Hai lần số học sinh nữ là :
1025 – 147 = 878 (học sinh)
Số học sinh nữ là :
878 : 2 = 439 (học sinh)
Số học sinh nam là :
439 + 147 = 586 (học sinh)
Đáp số: 439 học sinh
586 học sinh
Bài 3.(TR 108) : Tóm tắt:
Bài giải
Tổng hai số là:
262 × 2 = 524
Hai lần số thứ nhất là:
524 + 226 = 750
Số thứ nhất là: 750 : 2 = 375
Số thứ hai là : 375 – 226 = 149
Đáp số: Số thứ hai là 149
Số thứ nhất là 375
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.	
Tiết: 2 GDHĐNGLL
Tiết 67: Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục phòng chống xâm hại
I . Mục tiêu: 
 - Học sinh hiểu biết và biết cách phòng tránh bị xâm hại
- Rèn kĩ năng phòng tránh và xử lí các tình huống sảy ra 
- HS cả lớp; cách thức tổ chức: trong lớp
II. Chuẩn bị
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng thiết kế trên Powerpoint.
- Các bài hát: Hãy bảo vệ chính mình; Bé yêu biển lắm
- Đồ bơi cho bạn trai và bạn gái.
- Quả bóng câu hỏi.
- Tranh ảnh có nội dung phòng chống xâm hại tình dục (mỗi trẻ 1 tranh).
III. Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
4. Các hoạt động chính.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Xin chào mừng các bé đến với “Ngày hội du lịch biển Việt Nam năm 2017”! (Xuất hiện mô hình bãi biển).
- Các con nhìn thấy những gì ở biển?
- Khi đi biển, mọi người thường mặc trang phục gì?
- Để chào mừng “Ngày hội du lịch biển năm 2017”, xin mời các con hãy đến với màn trình diễn thời trang “Bé với biển mùa hè”.
- Trò chuyện với trẻ về trang phục của người mẫu: Áo phông, quần soóc, váy, quần áo bơi.
+ Hỏi về trang phục quần áo bơi:
- Tên gọi của bộ trang phục này là gì?
- Trang phục áo tắm có tác dụng gì? (Áo tắm giúp che chắn, bảo vệ những bộ phận nào? Tại sao lại phải che lại những bộ phận đó?).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Vùng bí mật” và hành động xâm hại vùng bí mật
- Các con đặt tên chung cho những bộ phận không được cho người khác nhìn thấy và động vào là gì?
- Hành động cố tình nhìn, đụng chạm vào vùng bí mật của người khác được gọi là gì? (Xâm hại).
- Các con hiểu xâm hại là gì?
- Để biết được xâm hại là gì và tại sao các con không được cho ai xâm hại vào vùng riêng tư của cơ thể mình, các con quan sát xem cô có gì nhé!
- Xuất hiện bông hoa, hỏi trẻ: Cô có gì đây? Các con thấy bông hoa như thế nào (tươi, đẹp).
- Các con hãy thử tưởng tượng nếu có một con sâu bò vào bông hoa và gặm nhấm từng cánh hoa thì bông hoa sẽ cảm thấy như thế nào? (buồn, đau, khó chịu).
- Các con hãy tiếp tục tưởng tượng cơ thể các con như bông hoa tươi đẹp này, nếu có ai đó muốn tấn công vùng riêng tư của các con như con sâu bò đến gặm nhấm bông hoa thì các con cảm thấy như thế nào?
=> Người có hành động cố tình nhìn, sờ mó, đụng chạm hoặc tấn công vào vùng riêng tư của các con làm cho các con thấy buồn, đau, khó chịu, sợ hãi, tim đập nhanh hơn, run chân tay chính là đang có hành động xâm hại đến vùng riêng tư hay còn gọi là xâm hại tình dục đấy các con ạ!
- Bạn nào đã có cảm giác sợ, đau, khó chịu khi bị xâm hại vào vùng bí mật hãy kể cho cô và các bạn nghe nào?
+ Trò chơi: Bóng chuyền bãi biển
- Trên bãi biển hôm nay có rất nhiều trò chơi thu hút các du khách tham gia, trò chơi hấp dẫn mọi người nhất là trò chơi “Bóng chuyền bãi biển”, các con có muốn tham gia vào trò chơi này không?
- Giới thiệu cách chơi và luật chơi: Cả lớp ngồi thành vòng tròn, vừa chuyền quả bóng câu hỏi vừa hát bài “Mùa hè tắm biển” khi nhạc dừng thì dừng chuyền bóng, quả bóng dừng trên tay bạn nào thì bạn ấy được chọn một câu hỏi và trả lời câu hỏi đó, nếu bạn đó không trả lời được câu hỏi thì các bạn khác sẽ giành quyền trả lời bằng cách giơ tay.
+ Câu hỏi 1: Theo các con, những người muốn xâm hại vùng bí mật của các con thì họ sẽ làm gì? (cho trẻ xem hình ảnh minh họa).
+ Câu hỏi 2: Để đề phòng người khác xâm hại đến vùng bí mật của mình thì các con phải làm gì? (cho trẻ xem hình ảnh minh họa).
 + Câu hỏi 3: Ai là người các con có thể đồng ý cho nhìn và đụng chạm vào vùng kín của các con khi cần thiết? Đó là khi nào? (Tắm, vệ sinh, bị đau)
- Chỉ có bố, mẹ được nhìn và đụng chạm vào vùng kín của con khi được con đồng ý; bác sỹ khám bệnh cho con khi đã hỏi ý kiến con, được con và bố mẹ đồng ý. (Xuất hiện hình ảnh minh họa).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu và thực hành một số kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
* Trò chơi: Quy tắc 5 ngón tay:
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi về quy tắc 5 ngón tay: Cô nói ngón tay, trẻ nói tên người và hành động tương ứng phù hợp với từng ngón tay.
* Các bước phòng chống xâm hại tình dục:
- Nếu ai đó cố tình nhìn, nói, đụng chạm vào vùng bí mật của con hoặc yêu cầu con nhìn và đụng chạm vùng bí mật của họ thì các con sẽ làm gì?
+Bước 1: Phản đối (Nói “Không”, xua tay, cắn, tấn công lại – cho trẻ xem hình ảnh, video minh họa; thực hành 1 số kỹ năng thoát hiểm khi bị lôi, kéo, ôm).
+ Bước 2: Bỏ chạy (chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hô to để mọi người chú ý đến mình).
+ Bước 3: Kể lại tất cả câu chuyện mà người xấu đã làm với con với bố mẹ và những người các con tin cậy để người lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ các con được an toàn hơn.
- Cho trẻ kể tên 5 người mà trẻ cảm thấy tin cậy.
+ Hoạt động phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục:
- Trên bãi biển hôm nay cô thấy có rất nhiều du khách, theo các con chúng ta sẽ làm gì để giúp tất cả mọi người hiểu hơn về cách phòng tránh xâm hại tình dục?
- Cô mang đến đây rất nhiều tờ rơi, các con hãy mang những tờ rơi này phát cho những du khách trên bãi biển và nói cho mọi người biết về ý nghĩa của những bức tranh này để ai cũng biết cách phòng chống xâm hại tình dục nhé!
- Tổ chức cho trẻ thực hiện: (Bài hát “Hãy bảo vệ chính mình”).
- Sau một khoảng thời gian rất ngắn, cô thấy các tình nguyện viên rất tích cực giúp đỡ mọi người hiểu hơn về cách phòng chống xâm hại tình tình dục. Cô hy vọng rằng, các con hãy tiếp tục tuyên truyền cách phòng chống xâm hại tình dục cho nhiều người biết hơn nữa như những người thân trong gia đình, các bạn, các anh chị em trong khu phố của các con. Các con đồng ý không?
- Chúng ta hãy thể hiện sự cố gắng và quyết tâm bằng cách hô to khẩu hiệu “Hãy bảo vệ chính mình” nào!
- Trẻ quan sát.
- Biển xanh, bãi cát vàng, cây dừa, người tắm biển
- Đồ bơi, quần đùi, áo phông.
- 1 nhóm trẻ trình diễn thời trang, cả lớp quan sát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Vùng bí mật, vùng kín, vùng nhạy cảm, vùng đồ bơi, vùng riêng tư
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và nhận xét
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Trẻ phán đoán.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe.
- Rủ đi chơi, cho quà bánh, cho tiền để dụ dỗ các con; đe dọa, yêu cầu các con giữ bí mật về những việc họ làm, dụ dỗ con nhìn và sờ vào vùng kín của họ, sờ vào môi, má, đùi, bụng của các con
- Mặc quần áo kín, không để hở vùng bí mật; Không đi 1 mình đặc biệt là ở những chỗ tối, chỗ vắng người; Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ; Đi chơi phải xin phép và được sự đồng ý của bố mẹ; Không nhìn, đụng chạm vào vùng bí mật của người khác ngay cả khi họ cho phép.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hành nói “Không”; thực hành kỹ năng thoát hiểm khi bị kéo tay, ôm.
- Thực hành kêu cứu.
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- T4.rẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
5. Cúng cố- dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học- liên hệ bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tiết :68 TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
I.MỤC TIÊU:
- Giúp các em viết đúng tên người và địa danh.
- Mở rộng cho các em kiến thức hiểu biết về nhân vật, địa danh gắn liền với lịch sử và tiến bộ xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác sách vỡ thông tin trong thư viện
- Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách.
II. CHUẨN BỊ:
- Atlas, bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới.
- Danh mục sách và truyện nói danh nhân, truyện lịch sử trong và ngoài nước.
- Từ điển Tiếng Việt.
- Nhật kí đọc của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1- TRƯỚC KHI ĐỌC
* Hoạt động 1: Ổn định- Hát bài “ Bác còn sống mãi”
+ Quê Bác ở đâu?
- Dẫn nhập giới thiệu bài
2- TRONG KHI ĐỌC
* Hoạt động 1: Đọc truyện về nhân vật, địa danh gắn liền với lịch s
- Giới thiệu danh mục truyện nói về 
+ Tấm gương người tốt xưa và nay, truyện danh nhân
+ Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa
- Nêu câu hỏi để ghi chép trong khi đọc:
+Nhân vật là ai? Nhân vật ấy là người thế nào( Có tài gì ? ) quê ở đâu?
* Hoạt động 2: Trò chơi mỗi cái tên, một tài năng hay một địa danh”
- Hình thức “ Rung chuông vàng”
- Hướng dẫn cách chơi. Chia lớp thành 2 Đội.
- Gv đọc câu hỏi về các nhân vật lịch sử, Danh nhân Quê ở đâu? Chiến công lập được ở đâu? Tài gì?...... 
-Nhận xét tuyên dương Đội thắng.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Nơi đó - ở đâu”.
 - Phát cho mỗi nhóm 1 bản đồ và 1 atlas,bach khoa thư 
- Nêu yêu cầu tra cứu ( Dịa danh đó ở đâu? Có danh lam thắng cảnh nào nổi bật?
- Hướng dẫn- gợi ý.
- Nhận xét, tuyên dương.
3- SAU KHI ĐỌC
4.Tổng kết 
-Tổng kết qua các trò chơi.
-Tuyên dương nhóm chơi hay, nhớ bài tốt và nhanh nhẹn trong việc tìm kiếm thông tin trong thư viện.
- Mượn sách về chủ đề hôm nay về nhà đọc
5. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
* Cả lớp hát vỗ tay
-( 1-2 em ) trả lời.
* Hoạt động nhóm.
- Mỗi nhóm chọn một bộ.
- Cùng đọc và ghi chép theo yêu cầu giáo viên.
- 2 Đội ghi đáp án ra bản con trong thời gian 5 giây. Ai sai bị loại khỏi cuộc chơi và về chỗ ngồi. Cứ như thế đến khi hết câu hỏi Đội nào còn số người chơi nhiều hơn sẽ thắng.
* HĐ nhóm:
- Các nhóm thảo luận tìm trên bản đồ, atlas địa danh mà giáo viên yêu cầu. 
-Tìm thêm tài liệu để mô tả về đặc điểm cơ bản của vùng đất địa danh đó.
- Chi chép vào giấy, hay bảng nhóm
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
_________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_chieu.doc