Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

- Gọi HS đọc bài.

- Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn

+ Đoạn 1: Ba dòng đầu.

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.

+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.

+ Đoạn 4: Bốn dòng còn lại.

-đ Đọc tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

+ Lượt 1+2: sửa lỗi phát âm + ngắt nghỉ đúng nhịp.

+ Lượt 3: kết hợp giảng từ: bệ hạ, sững sờ, dng dạc, hiền minh.

-Luyện đọc theo nhĩm.

-Gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm cả bài

doc 35 trang Bảo Anh 12/07/2023 20780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức
Tập đọc
Tiết 9 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
 - Học tập tấm gương trung thực của chú bé Chôm.
II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	- Bảng phụ viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Bài cũ (5’): 
	- 2 em đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam, HS1 trả lời câu hỏi 2 SGK, HS2 trả lời câu hỏi : Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của ai? 
 - Nhận xét – Tuyên dương.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài àghi tựa 
Hoạt động 1: Luyện đọc : (12’)
 * Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng .
*Tiến hành : 
- Gọi HS đọc bài.
- Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn 
+ Đoạn 1: Ba dòng đầu.
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4: Bốn dòng còn lại.
-đ Đọc tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ Lượt 1+2: sửa lỗi phát âm + ngắt nghỉ đúng nhịp.	
+ Lượt 3: kết hợp giảng từ: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
-Luyện đọc theo nhĩm.
-Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động lớp .
- 1 HSNK đọc.
- HS đánh dấu đoạn .
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt 
+ Lượt 1+2: HSKK đọc
+ Lượt 3: HSNK đọc
- Luyện đọc theo cặp.
- Vài em đọc cả bài.
-Lớp lắng nghe
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài(10’)
* Mục tiêu: HS hiểu câu chuyện.
*Tiến hành : 
 - Đọc toàn truyện.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi 
- Đọc đoạn mở đầu.
+ Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? (HSKK)
+ Thóc đã luộc chín rồi còn nảy mầm được không? 
-Đọc đoạn 2.
+Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ? (HSKK)
+ Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì ? (HSKK)
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
- Đọc đoạn 3.
+ Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
- Đọc đoạn cuối bài.
+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? (HSNK)
àGV rút chính của bài: ...
- 1 HSNK đọc toàn truyện.
+ Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi. 
- 1HSNKđọc đoạn mở đầu.
+ Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ...
+ Không. Đây là mưu kế của nhà vua xem ai là người trung thực, dũng cảm.
1HS đọc đoạn 2
+ Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm.
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua.... 
+ Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
-HS đọc đoạn 3 và trả lời các câu hỏi. 
+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật...
+ Vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung. Vì họ thích nghe nói thật, ...
Hoạt động3: Hướng dẫn đọc diễn cảm (8’)
* Mục tiêu: HS thể hiện được giọng đọc từng nhân vật.
* Tiến hành:
- Gọi 4 em đọc, yêu cầu HS phát hiện giọng đọc hay, vì sao ? 
* Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Chôm lo lắng  thóc giống của ta.
- Đọc mẫu đoạn văn.
- Luyện đọc diễn cảm theo phân vai. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
- 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- HS lắng nghe
- Luyện đọc diễn cảm theo nhĩm 3.
- Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. HS theo dõi, bình chọn bạn đọc hay nhất.
 3. Củng cố - Dặn dò (3’)
	+ Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? 
 * GD HS : Học tập tấm gương trung thực của chú bé Chôm.
 - Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai.
 - Chuẩn bị : Gà Trống và Cáo.
Nhận xét sau tiết dạy
Tập đọc
Tiết 10 GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Biết đọc giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật. 
- Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống. Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kể xấu xa như Cáo.
- Giáo dục HS cảnh giác trước những lời mê hoặc của kẻ xấu.
II. CHUẨN BỊ :- Tranh minh họa bài thơ trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Bài cũ(5’) : - K/tra 2 em nối tiếp nhau đọc Những hạt thóc giống, trả lời các câu hỏi 
 + Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
 + Nhà vua làm cách nào để tìm người như thế?
 + Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
 - Nhận xét – Tuyên dương.
 2. Bài mới : Gà Trống và Cáo .
GV
HS
Hoạt động 1 : Luyện đọc (12’)
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng bài thơ.
Tiến hành 
- Gọi HS đọc bài.
- Có thể chia bài thơ thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1: Mười dòng đầu.
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Bốn dòng cuối.
-đ Đọc tiếp nối nhau đọc từng đoạn
+ Lượt 1+2: sửa lỗi phát âm + ngắt nghỉ đúng nhịp.	
+ Lượt 3: kết hợp giảng từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay
 -Luyện đọc theo nhĩm
 -Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 HSNK đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ. Đọc 2 – 3 lượt.
+ Lượt 1+2: (HSKK) đọc.
+ Lượt 3: HSNK đọc.
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
-Lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10’)
Mục tiêu :Hs hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kể xấu xa như Cáo.
Tiến hành 
* Đọc đoạn 1.
+ Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu? (HSKK)
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất? (HSKK)
+ Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?
* Đọc đoạn 2 .
+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo? (HSKK)
+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì? 
- Đọc đoạn 3.
+ Thái độ của Cáo thế nào khi nghe lời Gà nói?
+ Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? 
+ Theo em , Gà thông minh ở điểm nào ? (HSNK)
* Chốt ý 3.
+Bài thơ muốn nĩi với em điều gì?
Ý chính: Khuyên  cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu xa như Cáo.
- 1 HSNK đọc.
+ Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây.
+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: Từ nay, muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà tỏ bày tình thân.
- Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt.
- 1 HS đọc.
+ Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt Gà.
+ Cáo rất sợ chó săn. Tung tin có cặp chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà đã 
- 1 (HSKK) đọc.
+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy.
+ Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa lại 
+ Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó báo lại cho Cáo 
-Lắng nghe. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng (8’)
* Mục tiêu :HS thể hiện được giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
* Tiến hành:
- Đọc bài thơ, yêu cầu HS phát hiện giọng đọc hay, vì sao? 
* Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 1, 2 theo lối phân vai.
- Đọc mẫu khổ thơ.
- Luyện đọc diễn cảm theo phân vai .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
-Yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
-Thi HTL từng đoạn thơ, bài thơ
- Nhận xét – Tuyên dương.
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài thơ .
- HS lắng nghe
- Luyện đọc diễn cảm theo nhĩm 3 .
- Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp .HS theo dõi, bình chọn bạn đọc hay nhất
- (HSNK) Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
(HSKK) chỉ thuộc 1 đoạn.
- Cả lớp thi HTL từng đoạn thơ.
 3. Củng cố - Dặn dò(3’)-Gọi vài em nhận xét về Cáo và Gà Trống ?
	- Giáo dục HS: Các em phải sống thật thà, trung thực, song cũng phải biết xử trí thông minh trước hành động xấu xa của bọn lừa đảo. 
 - Nhận xét tiết học . Dặn dị chuẩn bị bài sau.
Nhận xét sau tiết dạy
Chính tả ( Nghe -– viết )
Tiết 5 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu nội dung bài viết Những hạt thóc giống .
- Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn văn trong bài. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n , en / eng . 
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động (1’): Hát.
 2. Bài cũ (5’): 
	- Đọc cho 2, 3 em viết ở bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT2 tiết trước.
 - Nhận xét.
 3. Bài mới : Những hạt thóc giống .
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết (17’).
Mục tiêu: Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ.
Tiến hành: 
GV đọc toàn bài. 
+Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?(HSKK)
+Vì sao người trung thực là người đáng quý? (HSNK)
-Hứơng dẫn viết từ khó:
+Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
+Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
 *Viết chính tả:
- Nhắc HS: chữ đầu nhớ viết hoa
- Đọc bài cho HS viết. Đọc lại bài một lượt.
- Chấm, chữa 7 – 10 bài. (GV ưu tiên chấm bài HSKK)
- Nhận xét chung.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
 - Đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai  
+Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. 
+Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
+Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng.
_Các từ ngữ: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi, 
-Lớp viết bảng con từ khó; (HSKK) viết bảng lớp.
- Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày bài.
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài. Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả . (12’)
Mục tiêu: Giúp HS làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n , en / eng.
Tiến hành : HS làm bài tập lựa chọn.
- Bài 2 : ( chọn 2b )
- Phát bảng phụ cho các nhóm.
- Bài 3 : Giải câu đố (HSNK)
- Nêu yêu cầu BT.
Hoạt động cá nhân , nhóm .
- Đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống, làm bài cá nhân vào vở.
- Đại diện các nhóm lên bảng sửa thi đua tiếp sức rồi đọc lại đoạn văn.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- Đọc các câu thơ, suy nghĩ, viết nhanh lời giải ra nháp rồi mang dán ở bảng.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Con nòng nọc – Chim én.
 4. Củng cố - Dặn dò(3’)
	+ Bài này giúp các em hiểu thêm gì ?
 - Giáo dục HS cần viết đúng, rõ ràng, sạch sẽ.
	- Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
 - Chuẩn bị: Người viết truyện thật thà.
Nhận xét sau tiết dạy
Luyện từ và câu
Tiết 9 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU 
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ trên để đặt câu.
- Giáo dục HS tính trung thực, lòng tự trọng.
II. CHUẨN BỊ:
- Từ điển tiếng Việt; Sổ tay từ ngữ.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1.
- Bảng phụ viết nội dung BT3, 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Khởi động (1 phút) : Hát.
 2. Bài cũ (5 phút): 
- Kiểm tra miệng 2 em: 1 em làm lại BT2, 1 em làm lại BT3.
- Nhận xét – Tuyên dương.
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm (17 phút)
Mục tiêu: Giúp HS tìm đúng từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa với trung thực.
Tiến hành : 
*Bài 1 : 
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
_Phát bảng nhóm cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào bảng.
-GV kết luận về từ đúng. 
Từ cùng nghĩa với trung thực
Từ trái nghĩa với trung thực
Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, thật tình, ngay thật
Điêu ngoa, gian
dối, sảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, gian trá, gian sảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, lọc lừa. Bịp bợm. Gian ngoan,.
 Bài 2 : 
- Nêu yêu cầu BT đặt 1 câu với 1 từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực.
- Nhận xét, tuyên dương những em làm tốt.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
_ 2 HSNK đọc trước lớp.
_ Nhận đồ dùng học tập.
_ Làm bài trong nhóm.
_Chữa lại các từ (nếu thiếu hoặc sai)
- Nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt. GV ưu tiên gọi HSKK.
Hoạt động 2: HD HS làm bài 3, 4 (15 phút)
Mục tiêu :HS nắm được nghĩa từ Tự trọng và một số thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng.
Tiến hành : 
* Bài 3 : 
- Đọc yêu cầu BT.
 -Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Dán lên bảng tờ phiếu ghi sẵn BT. 
- Hỏi thêm nghĩa của các dịng cịn lại.
*Bài 4 : 
- Đọc yêu cầu BT .
-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
-Sửa bài.
- GV chốt ý đúng :
+ Thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực: câu a, câu c, câu d.
+ Thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng : câu b, câu e.
4. Củng cố - Dặn dò (3 phút)
- Học bài này em hiểu được gì ?
- Giáo dục HS tính trung thực, lòng tự trọng.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ. 
- Chuẩn bị: Danh từ.
_ 1 HSNK đọc trước lớp.
- Từng cặp trao đổi tìm lời giải.
- 1 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. 
-HSNK nêu, HSKK nhắc lại.
_ 1 HS đọc trước lớp.
- Từng cặp trao đổi , trả lời câu hỏi .
- 2, 3 em lên bảng làm bài trên phiếu: gạch bút đỏ và bút xanh để phân biệt.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
1-2 HSKK nhắc lại. 
-Phát biểu tự do.
-Lắng nghe. 
Nhận xét sau tiết dạy
Kể chuyện
Tiết 5 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. Chăm chú lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS tính trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số truyện viết về tính trung thực.
- Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Bài cũ (4’): 
- Kiểm tra 1 em kể câu chuyện Một nhà thơ chân chính, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét – Tuyên dương.
 2. Bài mới: Kể chuyện đã nghe, đã đọc .
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề (10’)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung, yêu cầu của đề bài.
Tiến hành: Làm việc cả lớp.
- Gạch dưới những chữ sau trong đề: được nghe – được đọc – tính trung thực.
- Dán lên bảng dàn ý bài KC.
- Nhắc HS: Những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 là những truyện trong SGK. Nếu không tìm được truyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được một truyện khác ngoài SGK.
-Yêu cầu HS giới thiệu tên câu chuyện của mình
Hoạt động lớp .
- 1 HSKK đọc đề bài.
- 4 HSNK nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK.
- Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (20’)
Mục tiêu: Giúp HS kể được truyện, nêu được ý nghĩa truyện.
Tiến hành: Làm việc nhóm đôi.
- Nhắc HS : Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em có thể chỉ kể 1, 2 đoạn truyện và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào lúc khác.
- Thi kể chuyện trước lớp.
Nhận xét – Tuyên dương.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố - Dặn dò(4’)
- Giáo dục HS tính trung thực.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương những HS chăm chú lắng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn chính xác, đặt câu hỏi thú vị, thông minh.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Nhắc nhở, hướng dẫn những em kể chưa đạt về nhà tiếp tục luyện kể .
- Chuẩn bị bài KC tuần sau: Tìm một truyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe , được đọc để kể trước lớp .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Kể chuyện theo cặp-trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HSNK kể chuyện theo ngơn ngữ của mình, HSKK thể kể theo lời kể trong sách.
- Cả lớp nhận xét , tính điểm theo các tiêu chuẩn :
+ Nội dung truyện có hay, có mới không?
+ Cách kể thế nào?
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
-Bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được truyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.
- HSNK nêu ý nghĩa câu chuyện, HSKK nhắc lại.
-Lắng nghe. 
-Nghe và thực hiện. 
 Nhận xét sau tiết dạy
Tập làm văn
Tiết 9 VIẾT THƯ (Kiểm tra viết )
I. MỤC TIÊU:
- Nắm vững cách viết một bức thư .
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức.
- Biết chia sẻ buồn vui với bạn bè, người thân.
II. CHUẨN BỊ:
- Giấy viết, phong bì, tem thư.
- Giấy khổ to viết vắn tắt những nội dung cần ghi nhớ tiết TLV cuối tuần 3 .
- Vở BT Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Bài cũ (3’): Luyện tập xây dựng cốt truyện .
	- Vài em nêu lại ghi nhớ tiết học trước .
 - Nhận xét – Tuyên dương.
 2. Bài mới : Viết thư ( Kiểm tra viết ) .
 a) Giới thiệu bài (1’):
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm yêu cầu đề bài (4’).
Mục tiêu: Giúp HS hiểu yêu cầu đề bài.
Tiến hành: Làm việc cả lớp.
_Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của HS.
_Yêu cầu HS đọc đề trong SGK trang 52.
_Nhắc HS:+Chọn 1 trong 4 đề để làm bài.
+Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành.
+Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán).
+ Em viết cho ai? Viết thư với m/đích gì?
Hoạt động lớp .
Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
_2 HSNK đọc thành tiếng.
_Lắng nghe.
_ HS chọn đề bài.
_Vài HSKK trả lời.
Hoạt động 2 : Thực hành viết thư . (30’).
Mụv tiêu : Giúp HS viết hoàn chỉnh bức thư.
Tiến hành : Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết thư. 
GV chú ý giúp đỡ HSKK.
- Thu bài cả lớp.
Hoạt động cá nhân .
- Cả lớp viết thư .
- Cho thư vào phong bì; ghi tên, địa chỉ người gửi, người nhận; nộp cho GV (không dán kín)
 4. Củng cố - Dặn dò (2’). - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dị chuẩn bị bài sau.
Nhận xét sau tiết dạy
 Luyện từ và câu
Tiết 10 DANH TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật .
- Nhận biết được danh từ trong câu. Biết đặt câu với danh từ .
- Yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt.
*Giảm tải: Khơng học danh từ chỉ khái niệm, đơn vị. Phần luyện tập khơng làm. 
 Điều chỉnh: Điều chỉnh lại ghi nhớ. Phần luyện tập mở rộng cho hs tìm danh từ trong bài "Gà Trống và Cáo” đoạn 1 và đặt câu.
II. CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ viết nội dung BT1, 2 (phần Nhận xét).
- Tranh , ảnh về một số sự vật có trong đoạn thơ BT1 (phần Nhận xét).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Bài cũ (5 phút) 
Ÿ Tìm từ ghép cĩ nghĩa tổng hợp – Đặt câu.
Ÿ Tìm từ ghép cĩ nghĩa phân loại – Đặt câu.
Từ ghép cĩ nghĩa phân loại và từ ghép cĩ nghĩa tổng hợp khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ để phân biệt.
 - Nhận xét – Tuyên dương.
 2. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Phần nhận xét . (15 phút)
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được danh từ trong câu.
*Giảm tải: Khơng học danh từ chỉ khái niệm, đơn vị. Phần luyện tập khơng làm. Điều chỉnh lại ghi nhớ. 
Tiến hành: Làm việc theo nhóm.
- Bài 1 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
_Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
_Gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ. GV gọi HS nhận xét từng dòng thơ.
GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật.
_Gọi HS đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được.
Bài 2:
_Gọi HS đọc yêu cầu.
_ Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.
_Kết luận: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, được gọi là danh từ.
+Danh từ là gì?
+ Danh từ chỉ người là gì?
* Ghi nhớ. Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng được gọi là danh từ.
_Yêu cầu HS lấy ví dụ về danh từ, GV ghi nhanh vào từng cột trên bảng.
Hoạt động lớp , nhóm .
_2 HS đọc yêu cầu và nội dung.
_Thảo luận cặp đôi, ghi các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp.
_Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét.
+Dòng 1: Truyện cổ.
+Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa.
+Dòng 3: cơn, nắng, mưa.
+Dòng 4: con, sông, rặng, dừa.
+Dòng 5: đời. Cha ông.
+Dòng 6: con sông, cân trời.
+Dòng 7: Truyện cổ.
+Dòng 8: mặt, ông cha.
_Đọc thầm.
_1 HSNK đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
_Hoạt động trong nhóm_Báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
Từ chỉ người: ông cha, cha ông.
Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.
Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa.
+ Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tựơng. 
+Danh từ chỉ người là những từ dùng để chỉ người. 
_3 đễn 4 HS đọc thành tiếng.
_Lấy ví dụ.
+Danh từ chỉ người: học sinh, thầy giáo, cô hiệu trưởng, em trai, em gái
+Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bút, bảng, lọ hoa, sách vở, cái cầu
Hoạt động 2: Phần luyện tập. (17 phút)
Mục tiêu : Tìm được danh từ trong bài tập đọc, danh từ chỉ sự vật xung quanh em. Biết đặt câu với danh từ tìm được. 
*Giảm tải: Khơng học danh từ chỉ khái niệm, đơn vị. Phần luyện tập khơng làm. 
 Điều chỉnh: Phần luyện tập mở rộng cho hs tìm danh từ trong bài "Gà Trống và Cáo” đoạn 1 và đặt câu.
Tiến hành: 
Bài tập: 
a)Tìm 5 danh từ trong bài : Gà Trống và Cáo
b)Tìm các danh từ chỉ sự vật cĩ xung quanh em và đặt câu với các danh từ đĩ.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
-2 HSKK đọc thành tiếng.
- HS suy nghĩ và làm bài.
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 3. Củng cố - Dặn dò(3 phút)
	- Hỏi lại kiến thức bài - HS đọc ghi nhớ.
 - Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
 - Chuẩn bị : Danh từ chung và danh từ riêng.
Nhận xét sau tiết dạy
Tập làm văn
Tiết 10 . ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện .
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện .
- Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện .
II. CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ viết nội dung BT1, 2, 3 (phần Nhận xét) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Bài cũ : (5 phút) 
 + Cốt truyện là gì ? 
 + Cốt truyện thường gồm những phần nào ?
 - Nhận xét chung.
 3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Nhận xét . (15 phút) 
Mục tiêu : Giúp HS nhận biết một đoạn văn kể chuyện .
Tiến hành : Làm việc nhóm đôi .
- Bài 1 
 -Gọi HS đọc yêu cầu.
_Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
_Phát bảng nhóm cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận.
_Nhận xét, bổ sung.
_Kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
*Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
 Bài 3 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
_Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi.
_Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
_Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.
*.Ghi nhớ:
_Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
_Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
_Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Đọc thầm truyện Những hạt thóc giống. Từng cặp HS trao đổi, làm bài trên bảng nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ HSNK nêu: Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. HSKK nhắc lại.
 + HSNK giải thích: Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
_Lắng nghe.
-1 HSNK đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
_Thảo luận cặp đôi.
+Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
+Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
_Lắng nghe.
_3 đến 5 HS đọc thành tiếng.
2-3 HSNK phát biểu.
Hoạt động 2: Luyện tập (17 phút)
Mục tiêu: Giúp HS xây dựng được một đoạn văn kể chuyện.
Tiến hành: Làm việc cá nhân.
_Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
+Câu truyện kể lại chuyện gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+Đoạn 1 kể sự việc gì?
+Đoạn 2 kể sự việc gì?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
_Yêu cầu HS làm bài cá nhân. GV theo dõi giúp đỡ HSKK.
_Gọi HS trình bày, GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS nối tiếp nhau đọc 
+ HSKK nêu: Câu chuyện kể về một em bévừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
+ HSKK: Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+ HSKK: Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnh của 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
+ HSKK: Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+ HSNK: Phần thân đoạn.
+ HSNK: Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
_Viết bài vào vở nháp.
_Đọc bài làm của mình.
 3. Củng cố - Dặn dò(3 phút)
 - Giáo dục HS yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện .
	- Nhắc HS về nhà học thuộc ghi nhớ, viết vào vở đoạn văn thứ hai với cả 3 phần: mở đầu, thân đoạn, kết thúc. 
Nhận xét sau tiết dạy
Toán
Tiết 21 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
-Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
-Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
-Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.
II. CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ viết bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Bài cũ (5 phút): Giây – Thế kỉ.
	- Sửa các bài tập về nhà.
 - Nhận xét – Tuyên dương. 
 2. Bài mới: 
 Giới thiệu bàià Ghi tựa bài ở bảng.
Hoạt động 1 (15 phút) Củng cố về nhận biết số ngày trong tháng và chuyển đổi số đo thời gian. 
Mục tiêu: Giúp HS nắm được số ngày trong các tháng của năm , biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày
Tiến hành: Làm việc cả lớp .
@ Bài 1 : 
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét.
 - Những tháng nào có 30 ngày? Những tháng nào có 31 ngày? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
b)GV giới thiệu: năm thường.  năm nhuận. 
- Hướng dẫn HS dựa vào phần a để tính số ngày trong một năm nhuận và không nhuận.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét – chốt ý đúng: Một năm thường có 365 ngày. Một năm nhuận có 366 ngày.
*Bài 2 : Làm việc cá nhân
-Đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình.
Hoạt động lớp .
-1 HSNK lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS nhận xét bài bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HSKK: Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
-HS nghe GV giới thiệu, sau đó làm tiếp phần b của bài tập.
- Tự đọc đề

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_ban_2_cot_chuan_kien_thuc.doc