Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Bản đẹp
mới trong bài .
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: ( 10 phút )
2.2.1 Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại.
2.2.3. Cách tiến hành:
- HS đọc toàn bài: ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? (Chọn người trung thực).
- HS đọc đoạn 1:? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? Theo em hạt thóc giống đó có nảy mầm không ?
? Đoạn 1 ý nói gì ? (Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi).
- HS đọc đoạn 2: ? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ? (Mọi người không dám trái lệnh vua vì .).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Bản đẹp
TUẦN 5 Ngày soạn: 01/10/2020 Ngày dạy: Thứ Hai, 05 / 10/2020. Lớp dạy: 4A Tiết 21 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được 1 năm cho trước thuộc thế kỉ nào. 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ 2. HS: vở viết, VBT,SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: HS viết lên bảng và làm : 1 thế kỉ = năm, 4 phút = giây. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Củng cố về nhận biết số ngày trong tháng. ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm của năm nhuận và năm không nhuận. 2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận 2.1.3. Cách tiến hành: Bài 1: HS đọc, nêu yêu cầu. - HS thảo luận theo nhóm 2 và trả lời các câu hỏi ở bài tập 1. ? Những tháng này có 30 ngày, những tháng nào có 31 ngày, tháng 2 có bao nhiêu ngày? - GV chốt lại khắc sâu và yêu cầu HS ghi nhớ : những tháng có 31 ngày : tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12; Những tháng có 30 ngày : tháng : 4, 6, 9, 11; Tháng 2 bình thường có 28 ngày, những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận . Cứ 4 năm có 1 năm nhuận. Như vậy năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. 2.2 Hoạt động 2: Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian: ( 18 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được 1 năm cho trước thuộc thế kỉ nào. 2.2.2. ĐDDH: SGK, bảng phụ. 2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ... 2.2.4. Cách tiến hành : Bài 2: HS đọc, nêu yêu cầu . - GV yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi 1 số HS giải thích cách đổi của mình. - GV chốt lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học . Bài 3: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS tự làm và trình bày kết quả . GV yêu cầu HS nêu cách tính số năm. - GV chốt lại cách xác định được 1 năm cho trước thuộc thế kỉ nào. 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau . Tiết 09 TẬP ĐỌC NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi , phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật 2. Định hướng phát triển năng lực: - Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tư duy sáng tạo, ... cho HS. 3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác: - Gd hs lòng yêu nước, tinh thần cần cù trong lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc 2. HS: SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS đọc bài : Tre Việt Nam. ? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của ai ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc: ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài, biết đọc phân biệt lời dẫn với lời nhân vật, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với của câu chuyện, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. 2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ. 2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại. 2.1.4. Cách tiến hành : - 1 HS đọc toàn bài . - GV chia đoạn : 4 đoạn . - HS nối tiếp nhau đọc các đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài . - GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài . - HS luyện đọc theo nhóm . - GV đọc diễn cảm toàn bài . 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: ( 10 phút ) 2.2.1 Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. 2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại. 2.2.3. Cách tiến hành: - HS đọc toàn bài: ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? (Chọn người trung thực). - HS đọc đoạn 1:? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? Theo em hạt thóc giống đó có nảy mầm không ? ? Đoạn 1 ý nói gì ? (Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi). - HS đọc đoạn 2: ? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ? (Mọi người không dám trái lệnh vua vì ...). - HS đọc đoạn 3, 4 : ? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe cậu bé Chôm nói ? ? Câu chuyện kết thúc nhe thế nào ? Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? ? Đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì ? (Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật). ? Câu chuyện ca ngợi ai và ca ngợi điều gì ? HS nêu nội dung bài. 2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc diễn cảm : ( 8 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của bài. 2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ. 2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại 2.2.4. Cách tiến hành: - HS đọc nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài. - GV lưu ý HS cách đọc, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm . - GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 3 của bài. - HS thi đọc diễn cảm đoạn văn . - HS luyện đọc theo vai và thi đọc theo vai. - GV + HS nhận xét. 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - GV nhận xét. Dặn HS học bài. Ngày soạn: 01/ 10 /2020 Ngày dạy: Thứ Hai, 05 /10/2020. Lớp dạy: 4A Tiết 05 KĨ THUẬT: KHÂU THƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Biết cách cầm vải , cầm kim , lên kim , xuống kim khi khâu . - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường .Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm . Với học sinh khéo tay : - Khâu được các mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Kéo, vải, thước, kim chỉ 2. HS: Kéo, vải, thước, kim chỉ III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC : - Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các dụng cụ học tập của HS 2. Bài mới: Giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài 2.1. Hoạt động 1: HS thực hành khâu thường. ( 23 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường .Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm . 2.1.2. Đồ dùng: Mẫu khâu thường, vải. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sợi khác màu vải. 2.1.3.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập. 2.1.4. Cách tiến hành: - Gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường? - Thực hiện khâu 1 vài mũi khâu thường ? - GV quan sát kiểm tra cách cầm vải , cẩm kim , vạch dường dấu và khâu các mũi khâu theo đường dấu . - Nhận xét thao tác HS và sử dụng tranh quy trình nhắc lại kĩ thuật khâu . Bước 1: Vạch đường dấu Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu - GV nhắc lại và hướng dẫn cách kết thúc đường khâu. - GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành. Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu. - Quan sát uốn nắn những HS còn yếu. * Lưu ý : - HS đùa nghịch trong khi thực hành . - Giữ vệ sinh trong lớp học . 2.2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả. ( 10 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Khâu được các mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm 2.2.2. ĐDDH: Mẫu vật của GV 2.2.3. PPDH: quan sát; hỏi đáp 2.2.4. Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. * GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm + Đường vạch dấu thẳng cách đều cạnh dài của mảnh vải . + Các mũi khâu tương đối bằng nhau không bị dúm và thằng theo đướng vạch . + Hoàn thành đúng thời gian quy định - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố - dặn dò. ( 2 phút ) - Chuẩn bị bài: khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. TIẾT 05 ĐẠO ĐỨC BÀY TỎ Ý KIẾN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em -Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe,tôn trọng ý kiến của người khác 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 3.Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác: - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK. 2. HS: vở viết, SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: HS liên hệ bản thân mình đã vượt khó vươn lên trong học tập chưa. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe,tôn trọng ý kiến của người khác 2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, thảo luận, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ... 2.1.3. Cách tiến hành: - HS đọc tình huống và câu hỏi trong SGK. - GV chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận về một tình huống trong phần trên. - HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến của mình về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? - HS phát biểu ý kiến. - GV kết luận chung. 2.2 Hoạt động 2: Nêu ý kiến. ( 18 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS biết bày tỏ ý kiến của mình. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. 2.2.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, thảo luận, ... 2.2.3. Cách tiến hành : - HS nêu yêu cầu bài tập 1 SGK. GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS thảo luận theo nhóm 2 và hoàn thành bài tập vào vở bài tập. - Các nhóm trình bày kết quả. - GV + HS trao đổi, đánh giá các cách giải quyết. - GV kết luận : Các ý kiến a, b, c, d là đúng. ý kiến đ là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần thực hiện. - HS đọc ghi nhớ SGK. 2.3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - HS liên hệ bản thân đã biết bày tỏ ý kiến của mình hay chưa. - GV nhận xét giờ học. Ngày soạn: 01/10/2020 Ngày dạy: Thứ Ba, 06 /10/2020. Lớp dạy: 4A Tiết 22 TOÁN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số. - Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số . 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ 2. HS: vở viết, VBT, SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: HS làm : 4 ngày = gời, 48 giờ = ngày. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng. ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số. Biết cách tính số trung bình cộng của 2, 3, 4 số. 2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ ghi nội dung bài học. 2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 2.1.4. Cách tiến hành : a) Bài toán 1: HS đọc bài toán.GV HD HS phân tích, tóm tắt bài toán. - HS giải toán vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm. GV + HS nhận xét. - GV: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào đều 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6. ? Dựa vào cách giải bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm só trung bình cộng của 4 và 6. HS trả lời, GV nhân xét chốt lại câu trả lời đúng. GVHD HS nhận xét để rút ra từng bước tìm : + Bước 1: Tính tổng số dầu trong cả 2 can dầu. + Bước 2: Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can. ? Tổng 6 và 4 có mấy số hạng? (2số hạng). b) Bài toán 2: GV HD HS giải như bài toán 1 . ? 28 gọi là gì ? (Số trung bình cộng của 3 số : 25, 27, 32). ? Muốn tìm trung bình cộng của 3 số trên ta làm thế nào ? - GV lấy 1 số ví dụ khác, yêu cầu HS tính và nêu cách tìm. ? Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số (2, 3, 4, 5, ) ta làm thế nào? - GV yêu cầu nhiều HS nhắc lại quy tắc. 2.2. Hoạt động 2: Thực hành. ( 18 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng biết cách tính số trung bình cộng của 2, 3, 4 số. 2.2.2. PHDH: Cá nhân, lớp, thực hành, hỏi đáp 2.2.3. Cách tiến hành : Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS thực hành làm cá nhân vào vở, 4 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét. - GV chốt lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. Bài 2: HS đọc bài toán. - HS suy nghĩ giải toán, 1 HS lên bảng làm. GV + HS nhận xét. - GV chốt lại kĩ năng giải toán dạng trung bình cộng. 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau . TIẾT 09 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : trưng thực, tự trọng. - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên. - Tìm được các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ ngữ thuộc chủ điểm trên. - Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ đề trên để đặt câu. 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ 2. HS: vở viết, VBT,SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: HD HS làm bài tập. ( 33 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : trưng thực, tự trọng. Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên. Tìm được các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ ngữ thuộc chủ điểm trên. Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ đề trên để đặt câu. 2.1.2. ĐDDH : Từ điển. Bảng nhóm. 2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận 2.1.4. Cách tiến hành : Bài 1: HS nêu yêu cầu. GV giúp HS hiểu nghĩa của 2 từ mẫu. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực. - HS trình bày kết quả. - GV + HS chốt lại bài làm đúng. - HS đọc các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực. - HS giải nghĩa một số từ vừa tìm. Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS đặt mẫu. - GV nhắc HS một số lưu ý khi đặt câu. - HS đặt câu vào vở nháp, 1 HS lên bảng viết câu mình đặt. - GV + HS nhận xét. - HS thi đọc câu mình đặt. Bài 3 : HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận theo cặp đôi để tìm đúng nghĩa của từ : tự trọng. - HS trình bày kết quả. GV + HS nhận xét. - HS tìm các nghĩa còn lại ứng với từ nào ? - HS đặt câu với 4 từ tìm được. Bài 4 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày kết quả. - HS liên hệ bản thân nên học tập và làm theo những hành vi nào, không nên học tập và làm theo những hành vi nào ? - HS nêu thêm những câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề bài học mà em biết. 2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau. Tiết 09 TẬP LÀM VĂN VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành theo đúng thể thức . - Đảm bảo tính tự giác, độc lập . 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ 2. HS: vở viết, SGK,VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung của một bức thư. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề. ( 8 phút ) 2.1.1.Mục tiêu: Nắm được nội dung yêu cầu của bài viết. 2.1.2. ĐDDH : Bảng phụ. 2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 2.1.4. Cách tiến hành : - HS đọc đề trong SGK. - GV nhắc HS: Có thể chọn 1 trong 4 đề để làm, lời lẽ trong thư cần thân mật, viết xong thư cho vào phong bì ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì thư (thư không dán). ? Em chọn viết thư cho ai, viết với mục đích gì ? - GV nhắc HS một số lưu ý khi viết bài. 2.2. Hoạt động 2: Viết thư. ( 20 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết thư cho HS. Viết được lá thư có đủ 3 phần : đầu thư, phần chính, phần cuối thư với nội dung : thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành. 2.2.2. ĐDDH: VBT. 2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại 2.2.4. Cách tiến hành: - HS tự làm bài và nộp bài cho GV. 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau. TIẾT 09 KHOA HỌC SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc động vật . Nêu ích lợi của muối i ốt ( Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ) tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao) 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ 2. HS: vở viết, VBT,SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: Tại sao phải thường xuyên thay đổi các món ăn ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các món ăn chứa nhiều chất béo, và sự phối hợp thức ăn có chất béo từ động vật và thực vật. ( 20 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc động vật . 2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ, VBT. 2.1.3. PPDH: Thực hành, hỏi đáp 2.1.4.Cách tiến hành : - Yêu cầu bốn nhóm thảo luận tìm những thức ăn chứa nhiều chất béo. - GV gọi các nhóm cử đại diện lên thi kể tên các loại thức ăn chứa nhiều chất béo. - Lạc, thịt rán, cá rán, bánh rán, - GV kết luận và chốt lại lời giải đúng. * Nêu tên thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật? + Động vật: chân giò lụa, thịt lợn luộc, canh sườn, lòng, + Thực vật: Dầu lạc, vừng, dừa, - Tại sao cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc động , thực vật? Để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể. - GV: Trong chất béo động vật có nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy cần sử dụng cả 2 để khẩu phần ăn có đủ cả 2 loại a-xít 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ích lợi của muối i-ốt và tác hại của việc ăn mặn. ( 13 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Nêu ích lợi của muối i ốt ( Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ) tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao) 2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ, VBT. 2.2.3. PPDH: Thực hành, hỏi đáp 2.2.4.Cách tiến hành. - Hãy nêu ích lợi của muối i-ốt và tác hại của việc ăn mặn? - GV: Muối i-ốt rất cần trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, nếu thiếu i-ốt con người có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ gây rối loạn chức năng trong cơ thể và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò: ( 2 phút ) - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 02/10/2020 Ngày dạy: Thứ Tư, 07 /10/2020. Lớp dạy: 4A Tiết 23 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Tính được trung bình cộng của nhiều số. - Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng . 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ 2. HS: vở viết, SGK,VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: Tìm số trung bình cộng của 4 số : 58, 90, 75, 81. HS nêu quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Củng cố về tìm số trung bình cộng. ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS tính được trung bình cộng của nhiều số. 2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ 2.1.3. PPDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ... 2.1.4 Cách tiến hành : Bài : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số, sau đó tự làm bài theo 2 nhóm, 2 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. - GV củng cố, khắc sâu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. 2.2. Hoạt động 2: Củng cố giải bài toán về tìm số trung bình cộng ( 18 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về cách giải bài toán tìm số trung bình cộng. 2.2.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ... 2.2.3 Cách tiến hành : Bài 2: HS đọc bài toán. - GV HD HS phân tích bài toán bằng phương pháp suy luận ngược. - HS suy nghĩ giải toán, 1 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét . - GV chốt lại cách giải bài toán dạng tìm số trung bình cộng . Bài 3: HS đọc bài toán, GV HD HS phân tích bài toán bằng phương pháp suy luận ngược . - HS suy nghĩ giải toán, HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét. - GV chốt lại cách giải bài toán dạng tìm số trung bình cộng . 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau . TIẾT 10 TẬP ĐỌC: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống, chớ tin vào những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như cáo. - Học thuộc lòng bài thơ. 2. Định hướng phát triển năng lực: Kĩ năng giao tiếp. 3.Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác: GDHS tinh thần cảnh giác khi gặp người sấu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ 2. HS: vở viết, SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài : Những hạt thóc giống. ? Vì sao những người trung thực là người đáng quý ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ và khổ thơ. 2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ. 2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 2.1.4. Cách tiến hành: - 1 HS đọc toàn bài . - GV chia đoạn: 3 đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ giữa các nhịp thơ, giải nghĩa từ. - GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ giữa các dòng thơ, khổ thơ. - HS luyện đọc theo nhóm . - GV đọc diễn cảm toàn bài . 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : ( 10 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. 2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại. 2.2.3. Cách tiến hành: - HS đọc đoạn 1: ? Gà Trống và Cáo ở vị trí khác nhau như thế nào ? ? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? (Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới : từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn bày tỏ tình thân). - GV giảng từ: rày: Từ đây trở đi. ? Đoạn 1 cho em biết điều gì ? (Âm mưu của Cáo). - HS đọc đoạn : ? Vì sao Gà không nghe lời Cáo ? (Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa : muốn ăn thịt Gà). ? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy tới để làm gì ? ? Đoạn 2 nói lên điều gì ? (Sự thông minh của Gà). - HS đọc đoạn 3 : ? Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói ? ? Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao ? ? Đoạn 3 cho ta biết điều gì ? (Cáo lộ rõ bản chất gian xảo). - HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi 4. ? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì ? HS nêu nội dung bài. 2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm - HTL bài thơ. ( 8 phút ) 2.3.1. Mục tiêu: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. Học thuộc lòng bài thơ. 2.3.2.ĐDDH: Bảng phụ. 2.3.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại. 2.3.4. Cách tiến hành: - 3 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài. - GV lưu ý HS cách đọc, giọng đọc phù hợp với từng khổ thơ. - 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc bài thơ. - GV HD HS đọc diễn cảm bài thơ. - HS nhẩm và HTL bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. - GV + HS nhận xét, sửa sai . 2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) ? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài. Tiết 05 LỊCH SỬ NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938. - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân đân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý . +Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán. 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ, Bản đồ tự nhiên , hành chính Việt Nam . 2. HS: vở viết, SGK,VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: Nêu thành tựu của nước Âu Lạc 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: * Chính sách áp bức bóc lột của PKPB đối với nhân dân ta. ( 33 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938. Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân đân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc 2.1.2. ĐDDH: Tranh minh họa sgk. 2.1.3. PPHD: Phương pháp quan sát, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận 2.1.4. Cách tiến hành - Đất nước ta rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc từ năm nào đến năm nào? - Nước ta rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc từ năm 179 TCN đến năm 938 SCN. *Từ năm 179 TCN đến năm 938 SCN nước ta trở thành quận, huyện của PK phương Bắc - Tình hình kinh tế đất nước ta thế nào? Bị phong kiến phương Bắc đô hộ bóc lột. -Về văn hoá thì như thế nào?H/S nhận xét - HS làm việc với SGK và thảo luận rồi ghi lại theo trình tự thời gian các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này. - HS thảo luận theo cặp và nêu trước lớp. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 550 Năm 722 Năm 766 Năm 905 Năm 931 Năm 938 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Bà Triệu Khởi nghĩa Lý Bí Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Khởi nghĩa Phùng Hưng Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Chiến thắng Bạch Đằng. - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. GV chốt lại:Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng nhân dân ta liên tục khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giành lại tự do. 2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - Nhận xét tiết học Ngày soạn: 03/10/2020 Ngày dạy: Thứ Năm 08/10/2020. Lớp 4A TIẾT 24 TOÁN BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ. 2. HS: vở viết, SGK,VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: HS làm : Tìm số trung bình cộng của 3 số : 40, 80, 21. HS nêu quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Làm quen với biểu đồ tranh. ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. Bước đầu biết cách đọc thông tin trên biểu đồ tranh vẽ. 2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ như SGK 2.1.3.PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ... 2.1.4. Cách tiến hành : - GV treo biểu đồ: Các con của năm gia đình . - GV giới thiệu: Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình. - HS quan sát. ? Biểu đồ gồm mấy cột? Cột bên trái cho biết điều gì? Cột bên phải cho biết điều gì ? ? Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào? - HS nhận xét các hàng của biểu đồ, các hàng cho biết điều gì? - HS nhận xét nhìn vào biểu đồ cho ta biết điều gì ? 2.2. Hoạt động 2: Thực hành. ( 18 phút ) 2.2.1. Mục tiêu: Luyện kĩ năng nhận biết về biểu đồ tranh. Bước đầu biết cách đọc thông tin trên biểu đồ tranh vẽ. 2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ như SGK 2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, thảo luận, ... 2.2.4. Cách tiến hành : Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm bài, trình bày bài làm. GV + HS nhận xét. - GV chốt lại kĩ năng đọc biểu đồ tranh. Bài 2: HS nêu yêu cầu. - GV HD HS tính số thóc của hàng năm thì sẽ trả lời được các câu hỏi khác . - HS thảo luận theo cặp đôi và trình bày kết quả. - GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. - GV chốt lại cách sử dụng biểu đồ tranh vẽ. 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. TIẾT 10 LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết đặt câu với danh từ. 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK. 2. HS: vở viết, SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ: HS tìm từ chỉ sự vật trong câu sau : Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 2.1. Hoạt động 1: Hình thành khái niệm. ( 15 phút ) 2.1.1. Mục tiêu: Hiểu được danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). 2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ. 2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận, ... 2.1.4. Cách tiến hành: Bài 1: HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1. - HS thảo luận theo nhóm đôi và hoà
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_5_ban_dep.doc