Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Đinh Minh Khánh

+ Vua khen cậu bé Chôm những gì?

+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?

+ Theo em vì sao người trung thực lại là người đáng quý?

* Đoạn còn lại vừa tìm hiểu nói lên điều gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài tìm nội dung.

* Nội dung bài thể hiện điều gì?

- GV chốt và ghi nội dung lên bảng:

d. Luyện đọc diễn cảm (7- 8’).

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.

 

doc 53 trang Bảo Anh 12/07/2023 19400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Đinh Minh Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Đinh Minh Khánh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Đinh Minh Khánh
TUẦN 5
Ngày soạn: 2/10/2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
 Tập đọc 
Tiết 9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
2. Kĩ năng:
 - Đọc trơn toàn bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
3. Thái độ:
	- Giáo dục HS đức tính trung thực.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Xác định giá trị (nhận biết được biểu hiện của sự trung thực, dũng cảm).
- Tự nhận thức về bản thân.
-Tư duy phê phán(có thái độ đồng tình với những người trung thực, không đồng tình với những người dối trá, hèn nhát).
III. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Sĩ số: 32 vắng
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng
HS1: Đọc thuộc lòng đoạn 1,2 bài thơ “Tre Việt Nam” 
+ Hình ảnh nào của tre gợi lên tính ngay thẳng của người Việt Nam?
“Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên  truyền đời cho măng.”
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn ...chông lạ thường”
 “Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.”
HS2: Đọc thuộc lòng đoạn 3,4 bài thơ “Tre Việt Nam” 
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? 
- Bài thơ kết bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ: Tre già măng mọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 2’
- Yêu cầu HS mở SGK (46), quan sát tranh bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh này em thường gặp ở đâu? 
- Bức tranh vẽ cảnh một ông vua già đang dắt tay 1 cậu bé trước đám dân chúng đang nô nức chở hàng hoá. Cảnh này em thường thấy ở những câu chuyện cổ.
- GV giới thiệu: Từ bao đời nay những câu chuyện cổ luôn là những bài học ông cha ta muốn răn dạy con cháu. Qua câu chuyện “Những hạt thóc giống” ông cha ta muốn nói với chúng ta điều gì? Các em cùng học bài hôm nay.
 - Ghi đầu bài lên bảng.
b. Luyện đọc: 13’
 Đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài
- 1 HS toàn bài
- GV chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “bị trừng phạt”.
+ Đoạn 2: Tiếp đến “nảy mầm được”.
+ Đoạn 3: Tiếp đến “của ta”.
+ Đoạn 4: Còn lại.
 Đọc nối tiếp đoạn: 
- Lần 1: Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài 
- Nhận xét, kết hợp đọc đúng giọng các câu hỏi, câu cảm.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1, kết hợp đọc từ, ngắt câu.
Đoạn 1: ra lệnh, nộp 
Câu: Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng / và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất / sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp / sẽ bị trừng phạt.
Đoạn 2: nô nức, lo lắng 
Đoạn 3: sững sờ 
Đoạn 4: dõng dạc 
- Yêu cầu HS đọc thầm chú giải
- HS đọc chú giải
- Lần 2: Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, 
- HS nối tiếp nhau đọc và giải nghĩa từ.
- HS giải nghĩa: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh
+ “Bệ hạ” là từ gọi ai ? Có ý nghĩa gì?
- “Bệ hạ” là từ gọi vua với ý tôn kính.
+ Em hiểu thế nào là “sững sờ” ?
- Là lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động.
+ Nói to, rõ ràng, dứt khoát là nói như thế nào? 
- Là nói “dõng dạc”.
+ Người như thế nào được gọi là hiền minh?
- Là người có đức độ và sang suốt.
- Lần 3: GV đánh giá.
- HS đọc nối tiếp lần 3
- Luyện đọc đoạn theo nhóm:
- HS đọc bài theo nhóm bàn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng chậm rãi, phân biệt lời chú bé Chôm, lời nhà vua và lời người dẫn chuyện.
c. Tìm hiểu bài: 13’
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
- Đọc bài và trả lời: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi.
+ Nhà vua đã làm gì để chọn được người như ý muốn, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
1. Kế sách của nhà vua – chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Nhà vua đã làm cách nào để chọn người trung thực?
- Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc chín kĩ về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
+ Theo em, thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?
- Thóc đã luộc chín không thể nảy mầm được nữa.
+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được, vậy mà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị. Theo em nhà vua có mưu kế gì trong việc này?
- Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức.
* Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- HS nêu
 GV: Câu chuyện tiếp diễn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại
2. Sự trung thực của chú bé Chôm.
 - HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng hạt không nảy mầm.
+ Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì?
- Mọi người: nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua còn Chôm không có thóc lo lắng, đến trước vua quỳ tâu: Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
+ Hành động của cậu bé Chôm có gì khác với mọi người?
- Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng phạt còn Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt.
+Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
- Khi nghe lời nói thật của Chôm, mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi.
+ Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực lại là người đáng quý?
- Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm.
- Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
- Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
* Đoạn còn lại vừa tìm hiểu nói lên điều gì?
- HS trả lời
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài tìm nội dung. 
* Nội dung bài thể hiện điều gì?
- GV chốt và ghi nội dung lên bảng: 
Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
d. Luyện đọc diễn cảm (7- 8’).
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- HS đọc bài nối tiếp.
- HS nhận xét tìm giọng đọc toàn bài.
* Theo em cần đọc bài với giọng như thế nào?
- Giọng chậm rãi, phân biệt lời chú bé Chôm, lời nhà vua và lời người dẫn chuyện.
- GV đưa đoạn 1 lên bảng
- Yêu cầu HS tìm những chỗ ngắt nghỉ và những từ ngữ cần nhấn giọng, GV dùng phấn màu gạch chân.
- HS đọc, nêu từ nhấn giọng: 
 “Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
 - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
 Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy nhà vua mới ôn tồn nói:
 - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia / đâu phải thu được từ thóc giống của ta!”
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- GV theo dõi nhận xét giọng đọc, nhận xét.
- Khen ngợi những HS đọc tốt.
- 2 HS thể hiện lại.
- 3 HS đọc cá nhân
- HS đọc phân vai
4. Củng cố, dặn dò: 3’.
+ Em học được đức tính gì qua bài học này? 
- Phải trung thực, dũng cảm, không được sống giả dối vì trung thực, dũng cảm sẽ được nhiều người yêu mến.
+ Em đã sống trung thực chưa? Có bao giờ em nói dối ai để có lợi cho mình chưa? 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
Chính tả
Tiết 5: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Những hạt thóc giống”.
2. Kĩ năng:
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: l/n hoặc en/eng.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Sĩ số: 32 vắng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gọi HS lên bảng viết các từ, lớp viết nháp:
- GV đọc HS viết các từ: rạo rực, dìu dịu, gióng giả, bâng khuâng, bận bịu, nhân dân, dân dâng, 
- HS viết bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết lại đoạn văn cuối bài.
- GV ghi tên bài.
b. Hướng dẫn chính tả: (10')
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết: từ “Lúc ấy” đến hết.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi:
- 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn, trả lời:
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- Vì người trung thực dám nói đúng sự thật, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến người khác.
 Hướng dẫn viết từ khó:
+ Nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
- HS nêu: luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi
- Yêu cầu HS viết các từ khó
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
+ Trong bài, khi viết em cần chú ý điều gì?
- Các tên riêng phải viết hoa.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày, viết hoa các chữ đầu dòng.
 Viết chính tả: (17’)
- HS nhắc lại cách viết bài và ngồi đúng tư thế.
- GV đọc bài cho HS viết.
- HS viết bài
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt cho HS soát lại bài.
- HS soát lại bài, dùng bút chì đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
+ Thu nhận xét 7 - 10 bài.
+ Nhận xét bài viết của HS.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (8')
Bài 2: (5')
2. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn, những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n hôắcc vần en, eng:
a.Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và tự làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- 3 HS trình bày kết quả bài làm trước lớp.
 Kết quả: 
a.Lời, nộp, này, làm, lâu, lòng, làm.
b. chen, len, leng, len, đen, khen.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- HS nhận xét, chữa bài
- HS đọc lại toàn bài
Bài 3 (3’)
- Gọi HS đọc câu đố
3. Giải câu đố:
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
- Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào vở nháp.
- HS tự làm bài, HS nêu kết quả
a. Con nòng nọc
 b. Chim én
- Gọi HS đọc bài, nhận xét, chốt kết quả đúng
- HS nhận xét
- GV chốt kết quả đúng
4. Củng cố - Dặn dò (3’)
+ Bài hôm nay giúp em phân biệt vần nào?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị giờ sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
Toán
	 Tiết 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng vào làm các bài tập
3. Thái độ:
- HS tích cực, tự giác học tập, biết vận dụng vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Sĩ số: 32 vắng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2HS lên bảng làm bài:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 7 ngày =  giờ 
7 ngày = 168 giờ
 240 phút =  giây 
240 phút = 140 giây 
 thế kỉ =  năm
 thế kỉ = 20 năm
b. ngày =  giờ 
ngày = 8 giờ 
 360 giờ =  phút 
360 giờ = 2160 phút 
- GV nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
- Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức đã học về các đơn vị đo thời gian.
- GV ghi tên bài lên bảng
b. Hướng dẫn HS ôn tập: (5’)
+ Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học?
+ 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
+ 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
+ 1 phút bằng bao nhiêu giây?
- Giây, giờ, phút, ngày, thế kỉ, năm.
- 1 thế kỉ bằng 100 năm.
- 1giờ bằng 60 phút.
- 1 phút bằng 60 giây
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
c. Thực hành: 
Bài 1: 5’
1. Trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài .
+ Trong năm những tháng nào có 30 ngày? Có 31 ngày? 
(GV hướng dẫn HS nắm bàn tay lại và tính số ngày trên 1 tháng để tìm cho nhanh các tháng có 30, 31 ngày).
- Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày; tháng1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày.
+ Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
- Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
- GV giới thiệu: Vì tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày nên người ta chia thành năm thường và năm nhuận: những năm tháng 2 có 28 ngày là năm thường (365 ngày); những năm tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận (366 ngày).
- Yêu cầu HS chữa bài vào vở.
- HS chữa bài vào vở
- Gọi HS đọc bài làm, nhận xét
- HS đọc bài làm, nhận xét
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
+ Bài tập cung cấp cho em điều gì?
- Bài tập giúp em xác định thời gian trong năm
Bài 2: 8’
2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- HS đọc bài. 
- Xác định yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, 2HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài, 2 HS làm bảng phụ
 Kết quả:
3 ngày = 72 giờ ngày = 8 giờ
4 giờ = 240 phút giờ = 15 phút
8 phút = 480 giây phút = 30 giây
3 giờ 10 phút = 190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây
4 phút 20 giây = 260 giây
- Yêu cầu HS nhận xét và chữa bài.
- HS đọc bài làm, nhận xét, chữa bài
- Yêu cầu HS nêu cách đổi phép tính bất kì
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Bài tập cung cấp cho em kĩ năng gì?
- Bài tập cung cấp cho em kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian từ lớn ra bé
Bài 3: 6’
3. Xác định thế kỉ.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
+ Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm? Nêu cách tính?
- Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII. Tính đến nay đã được 224 năm (ta thực hiện phép trừ: 2013 – 1789 = 224)
+ Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Tại sao? Năm đó thuộc thế kỉ nào?
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380 (vì: ta thực hiện phép trừ: 1980 – 600 = 1380). Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV.
- Yêu cầu HS tự chữa bài vào vở
- HS chữa bài
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
+ Bài tập đã giúp em điều gì?
- Bài tập củng cố cách tính thế kỉ.
Bài 4 (6’)
4. Bài toán.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
- HS đọc.
- Bài toán cho biết: Trong cuộc thi chạy 60m, Nam chạy hết phút, Bình chạy hết phút.
+ Bài yêu cầu gì?
- Bài yêu cầu tìm xem ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây.
+ Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn, chúng ta phải làm gì?
- Ta phải đổi thời gian của hai bạn ra giây rồi so sánh.
phút bằng bao nhiêu giây? Em làm như thế nào?
 phút bằng bao nhiêu giây? Em làm như thế nào?
+ Vậy bạn nào chạy nhanh hơn? Vì sao?
+ phút = 15 giây 
(Vì: 1phút = 60giây, lấy 60: 4 = 15giây).
+ phút = 12 giây 
(Vì: 1phút = 60giây,lấy 60 : 5 = 12giây).
- Bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Nam vì bạn Nam chạy hết 15 giây, bạn Bình chạy hết 12 giây mà 12 giây < 15 giây nên bạn Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn 3 giây (15 – 12 = 3)
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở.
g
- Gọi HS đọc bài làm dưới lớp, nhận xét.
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Đổi: phút =15 giây, phút=12 giây
Vì bạn Nam chạy hết 15 giây, bạn Bình chạy hết 12 giây mà 12 giây < 15 giây nên bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Nam và nhanh hơn số giây là: 
15 – 12 = 3 (giây)
 Đáp số: Bạn Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn 3 giây.
- HS đọc bài làm, nhận xét, chữa bài
+ Bài tập giúp em điều gì?
- Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến thời gian.
*Bài 5. (5’)
- Gọi HS đọc bài.
+ Nêu yêu cầu của bài tập?
5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- HS đọc bài.
- Xác định yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
+ 8 giờ 40 phút còn gọi là mấy giờ?
- Quan sát và trả lời: 8 giờ 40 phút
- 8 giờ 40 phút còn gọi là 9 giờ kém 20 phút.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm dưới lớp, nhận xét.
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở.
a) Đáp án B ; b) Đáp án C
- HS đọc bài làm, giải thích cách làm
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
+ Bài tập giúp em điều gì?
- Cách xem đồng hồ và cách đổi các đơn vị đo khối lượng.
4. Củng cố, dặn dò: 3’.
+ Bài học hôm nay củng cố cho em những kiến thức gì? 
- Mối quan hệ các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng, cách tìm phân số của một số.
 - GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
Ngày soạn: 03/10/2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 06/10/2020 
Luyện từ và câu
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ ngữ nói trên để đặt câu.
2. Kĩ năng:
- Tìm được các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ thuộc chủ điểm.
3. Thái độ:
- HS có vốn từ ngữ phong phú, yêu thích tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Sĩ số: 32 vắng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp:
1, Xếp các từ sau thành 2 nhóm: từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp: bạn học, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út, anh rể, chị dâu, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu, vui buồn. 
- Từ ghép có nghĩa phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đời, anh cả, em út, anh rể, chị dâu; Từ ghép có nghĩa tổng hợp: anh em, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu, vui buồn
2, Xếp các từ láy sau đây thành 3 nhóm mà em đã học: xinh xinh, nhanh nhẹn, vun vút, thoăn thoắt, xinh xẻo, lao xao, nghiêng nghiêng. 
- Từ láy lặp lại bộ phận âm đầu: nhanh nhẹn, vun vút, thoăn thoắt, xinh xẻo; Từ láy lặp lại bộ phận vần: lao xao; Từ láy lặp lại cả âm lẫn vần: xinh xinh, nghiêng nghiêng
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bµi míi:
a. Giới thiệu bài: 1’
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ và cách sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng.
- GV ghi tên bài lên bảng 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (7’)
1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc bài – xác định yêu cầu
+ Em hiểu thế nào là trung thực?
- HS nêu.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ cùng nghĩa với trung thực.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ thật thà
VD: thật thà
GV: Đây là từ cùng nghĩa với trung thực. Tương tự như vậy, các em hãy tìm các từ khác cùng nghĩa với trung thực.
- Tổ chức cho HS chơi trò “Thi tìm từ”: Chia 3 tổ, lần lượt từng tổ sẽ nói từ của mình, nếu đến lượt tổ nào mà tổ đó không nói được từ hoặc nói từ lặp lại với tổ khác thì sẽ chuyển câu trả lời cho tổ khác.
 Các tổ chơi trong 2 phút, mỗi từ đúng được 1 điểm, tổ nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.
- HS thực hành chơi
Từ cùng nghĩa với trung thực
Từ trái nghĩa với
trung thực
thắng thắn, thẳng tính,, ngay thẳng, thật lòng, thật tình, thật tâm, bộc trực, thành thật, thật tình, ngay thật,
dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian xảo, gian giảo, gian trá, lừa bịp, bịp bợm, lừa bịp, lừa lọc, bịp bợp, gian ngoan,
- GV nhận xét và kết luận tổ tìm được nhiều từ và đúng nhất.
- Cho HS chữa bài vào vở.
GV: Phần a là những đức tính tốt cần học tập, phần b là những đức tính xấu.
Bài 2: (5’)
2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- 1 đọc bài.
- Xác định yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, mỗi em đặt 2 câu, 1 câu với 1 từ cùng nghĩa và một câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực..
- HS tự làm bài vào vở
VD: 
Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực, thẳng thắn.
 Dối trá là đức tính xấu.
- HS đọc bài làm, nhận xét, chữa bài
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV: Khi viết một câu, phải viết hoa chữ cái đầu câu và cuối câu phải có dấu chấm, chú ý cách dùng từ sao cho biểu đạt đủ ý nghĩa của một câu trọn vẹn.
Bài 3 (8’)
- Gọi HS đọc bài. 
+ Nêu yêu cầu của bài tâp?
3. Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của từ “tự trọng”?:
- HS đọc bài 
- Xác định yêu cầu.
- Gọi HS đọc các ý trong bài.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sử dụng Từ điển để tìm đúng nghĩa của từ “tự trọng” và đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp.
- HS thảo luận theo cặp
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS dựa vào từ điển để tìm nghĩa của các ý sau đó làm bài.
a. Tin vào bản thân mình: Tự tin.
b. Quyết định lấy công việc của mình: Tự quyết.
c. Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác: Tự kiêu, tự cao.
- Chọn đáp án: c.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
+ Trong những đức tính này, đâu là đức tính tốt, đâu là đức tính xấu? Em cần học tập đức tính nào?
* Em hãy đặt câu với từ tự trọng?
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, chữa bài
Bài 4 (9’)
- Gọi HS đọc bài.
+ Nêu yêu cầu của bài tâp?
4. Xếp các thành ngữ tục ngữ thành 2 nhóm: nói về tính trung thực hoặc nói về lòng tự trọng:
- HS đọc bài 
- Nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS: bài tập không yêu cầu nêu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ mà chỉ yêu cầu xếp chúng thành 2 nhóm: thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực và thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng. Nhưng để xếp được cho đúng, trước hết chúng ta hãy suy nghĩ để tìm nghĩa của những thành ngữ, tục ngữ đã cho.
- Gọi HS nêu nghĩa của của những thành ngữ, tục ngữ.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ,
- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi để tìm nghĩa của những thành ngữ, tục ngữ trong bài:
+ Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ ngay thẳng (vì ruột ngựa rất thẳng nên người có lòng dạ ngay thẳng được ví giống như ruột ngựa).
+ Giấy rách phải giữ lấy lề: khuyên người ta dù có nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình.
+ Thuốc đắng dã tật: thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người, lời góp ý khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm.
+ Cây ngay không sợ chết đứng: người ngay thẳng không sợ bị nói xấu.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm: dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.
- Yêu cầu HS xếp từng thành ngữ, tục ngữ vào từng nhóm thích hợp, 1HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS đọc bài, nhận xét bài làm trên bảng.
- HS xếp từng thành ngữ, tục ngữ vào từng nhóm thích hợp, 1HS lên bảng làm bài
 Kết quả:
+ Thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực:
a) Thẳng như ruột ngựa
c) Thuốc đắng dã tật.
d) Cây ngay không sợ chết đứng.
+ Thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng:
b) Giấy rách phải giữ lấy lề.
e) Đói cho sạch, rách cho thơm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- HS đọc bài làm, nhận xét, chữa bài
GV: Tất cả các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài đều là tính cách tốt của con người, chúng ta cần phải học tập.
* Em hãy tìm thêm các câu tục ngữ khác?
- HS tìm và phát biểu.
4. Củng cố – dặn dò: 3’
+ Bài hôm này MRVT thuộc chủ điểm gì?
Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.
+ Hãy nêu một câu tục ngữ thuộc chủ điểm tự trọng em biết?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS tìm thêm những thành ngữ hoặc tục ngữ nói về tính trung thực và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
Toán
Tiết 23: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
2. Kĩ năng:
- Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số.
3. Thái độ:
- HS tích cực, tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Sĩ số: 32 vắng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gọi 2HS lên bảng làm bài:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
HS1: 13 thế kỉ 25 năm =  năm; 
- 13 thế kỉ 25 năm = 1325 năm;
 ngày ...8 giờ
ngày = 8 giờ
 270 phút =  giây 
270 phút = 14 200 giây 
HS2: 20 thế kỉ 48 năm =  năm; 
20 thế kỉ 48 năm = 2048 năm
 ngày =  giờ 
 ngày = 4 giờ;
 4 phút 20 giây =  giây 
4 phút 20 giây = 260 giây
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với số trung bình cộng của nhiều số.
b. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: (14’)
Bài toán 1:
- Yêu cầu HS đọc bài toán 1, GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ như SGK lên bảng.
+ Bài toán cho biết gì?
- HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết can 1 có 6l dầu, can 2 có 4l dầu
+ Bài toán hỏi gì?
- Bài toán hỏi nếu số lít dầu đó được rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu.
+ Muốn biết khi đó mỗi can có bao nhiêu lít dầu trước hết ta làm như thế nào?
- Ta tìm tổng số lít dầu của 2 can:
 6 + 4 = 10 (l)
+ Nếu số dầu đó được rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
- Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- Nếu số dầu đó được rót đều vào hai can thì mỗi can có: 10 : 2 = 5 (l)
- 1HS lên bảng làm, lớp làm ra nháp:
Bài giải:
Tổng số lít dầu của cả hai can là:
6 + 4 = 10 (l)
Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 (l)
Đáp số: 5 l
- Yêu cầu HS suy nghĩ, nêu cách làm gộp.
- Suy nghĩ và nêu: 
Bài giải
Nếu số dầu đó được rót đều vào hai can thì mỗi can có số lít dầu là: 
(6 + 4) : 2 = 5 (l)
 Đáp số: 5 l
GV giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu. Ta nói: Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.
+ Can thứ nhất chứa 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu?
- Can thứ nhất chứa 6 lít, can thứ hai chứa 4 lít, trung bình mỗi can chứa 5 lít dầu.
+ Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy?
- Số trung bình cộng của 6 và 4 là 5.
+ Dựa vào cách giải bài toán, bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4?
- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi để tìm.
- Gọi HS phát biểu:
+ Bước thứ nhất trong bài toán trên, chúng ta tính gì?
+ Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, chúng ta làm gì?
-GV: Như vậy, để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can.
- Nối tiếp nêu.
+ Tính tổng số dầu trong cả 2 can dầu.
+ Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.
- Lắng nghe.
- Tổng của 6 và 4 có mấy số hạng?
GV: Để tìm số trung bình cộng của 2 số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số 6 và 4 rồi lấy tổng đó chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 6 + 4.
- Gọi HS đọc phần nhận xét của bài tập 1 (SGK – 27).
- Có 2 số hạng.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS đọc.
2. Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc bài toán 1, GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ như SGK lên bảng.
+ Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+ Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào?
- Bài toán cho biết số HS của 3 lớp lần lượt là 25, 27, 32.
- Bài toán hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS.
- Nếu chia đều số HS cho 3 lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu HS.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
- Lớp làm nháp, 1HS lên bảng giải.
Bài giải:
Tổng số học sinh của 3 lớp là:
25 + 27 + 32 = 84 (học sinh)
Trung bình mỗi lớp có:
84 : 3 = 28 (học sinh)
 Đáp số: 28 học sinh.
- GV nhận xét, chốt cách làm và kết quả đúng.
+ 3 số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu?
+ Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25, 27, 32 ta làm như thế nào?
+ Vậy muốn số tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt: 
- HS đọc bài làm, nhận xét, chữa bài
- 3 số 25, 27, 32 có trung bình cộng là 28.
- Ta tính tổng của 3 số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia cho tổng đó cho số các số hạng.
GV: Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- GV đưa thêm 1 số ví dụ về tìm số trung bình cộng cho HS làm.
c. Luyện tập
Bài 1. (7’)
1. Tìm số trung bình cộng của các số:
+ Nêu yêu cầu bài tập ?
- 2 HS đọc bài – xác định yêu cầu.
+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài, 3HS lên bảng làm bài.
- HS lần lượt lên bảng trình bày bài làm của mình.
Kết quả:
a. Số trung bình cộng của 42 và 52 là: 
(42 + 52) : 2 = 47.
b. Số trung bình cộng của 36; 42 và 57 là: 
(36 + 42 + 57) : 3 = 45.
c. Số trung bình cộng của 34; 43; 52 và 39 là: 
(34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42.
d. Số trung bình cộng của 20; 35; 37; 65 và 73 là: 
(20 + 35 + 37 + 65 + 73) : 5 = 46
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
+ Tại sao em biết phần d tìm số trung bình cộng lại là chia cho 5?
- HS nhận xét, chữa bài.
- Vì phần d có 5 số hạng nên ta tính tổng các số hạng rồi chia cho 5.
Bài 2: 7’
- Gọi HS đọc bài toán. 
2. Bài toán:
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Bài toán cho biết bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịnh lần lượt cân nặng là 36kg, 38kg, 40kg, 34kg
- Bài toán hỏi trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu kg.
Tóm tắt:
Bạn Mai nặng: 36kg
Bạn Hoa nặng: 38kg
Bạn Hưng nặng: 40kg
Bạn Thịnh nặng: 34kg
Trung bình mỗi bạn nặng:  kg?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Vậy muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
- Bài toán thuộc dạng toán tìm số TBC của nhiều số.
- Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- Yêu cầu HS dựa vào phần vừa trả lời làm bài cá nhân, 1HS lên bảng làm bài.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Bốn bạn cân nặng số ki-lô-gam là:
36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg)
Trung bình mỗi bạn cân nặng số ki-lô-gam là:
148 : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37kg
- HS đọc bài làm, nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Bài tập giúp em điều gì? 
GV: Khi trình bày các em chú ý bước tìm tìm tổng tất cả các số đó.
- Bài tập giúp em kĩ năng giải bài toán về tìm trung bình cộng.
*Bài 3: 6’
3. Tìm số TBC của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
+ Nêu yêu cầu bài tập ? 
- HS đọc bài – xác định yêu cầu.
+ Đây thuộc dạng toán gì?
+ Hãy nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
+ Vậy tìm số TBC của 9 số này như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1HS lên bảng làm bài.
- Tìm số TBC của nhiều số.
- Có 9 số: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
- Ta tính tổng của 9 số rồi chia cho 9.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Trung bình cộng của các số đó là:
(1+2+3+4+5+6+7+8+9) : 9 = 5
 Đáp số: 5.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- HS đọc bài làm, nhận xét, chữa bài
* Em nào tính tổng theo cách khác?
- HS suy nghĩ, trả lời: Nhóm (1+9), (2+8), (3+7), (4+6) và cộng với 5 sau đó chia cho cho 9 cũng có kết quả là 5.
- Nhận xét, chốt, tuyên dương HS có cách giải hay.
Gv lưu ý cho HS trung bình cộ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_dinh_minh_khanh.doc