Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. Cả lớp theo dõi, tìm câu văn dài, khó đọc.

- HS nêu câu khó đọc, thảo luận nhóm bàn tìm cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng và luyện đọc câu:

+ Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn,/ em vội chạy một mạch đến cửa hàng/ mua thuốc rồi mang về nhà.

+ Không,/ con không có lỗi.// Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu.// Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.//

+ 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm phần chú giải.

-Hoạt động nhóm 2

- HS luyện đọc trong nhóm 2.

 

doc 56 trang Bảo Anh 12/07/2023 17800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức
TUẦN 6
Sáng
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2019
CHÀO CỜ
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu phân biệt được lời nhân vật và lời người kể chuyện.
	 - Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
	 *GDKNS : Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông ; xác định giá trị. 
* Hình thành và phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL đọc hiểu văn bản, NL ngôn ngữ, NL cảm thụ văn học,
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK,băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- Học sinh: SGK, Vở Tổng hợp,...
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động
- HTTC: Trò chơi Truyền thẻ
- GV nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1.Trải nghiệm-GTB
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. Đọc toàn bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm theo bạn và tìm cách chia đoạn bài đọc.
+ Bài văn chia thành mấy đoạn?
- GV chốt : Bài được chia thành 2 đoạn
b.Luyện đọc từ
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trong bài lần 1.
- Yêu cầu HS đọc từ khó và sửa cho nhau theo nhóm đôi.
- GV ghi từ khó đọc và sửa cho HS đọc đúng.
+ Giảng từ: 
- Dằn vặt: làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng.
c. Luyện đọc câu
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
+ Tìm câu khó ngắt giọng?
- GV nhắc nhở các em ngắt hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
- Cho HS đọc các từ ở phần Chú giải
d. Luyện đọc trong nhóm
- Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn trong nhóm 2
- Gọi 2 nhóm đọc.
- GV nhận xét cách đọc của các nhóm
e. GV đọc mẫu bài văn	
- GV đọc diễn cảm toàn bài : Đọc với giọng trầm, xúc động.	
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
HTTC: Câu 1(cả lớp), câu 2, câu 3 (nhóm 4), câu 4(nhóm 2)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi:
* HTTC: Hoạt động cả lớp
+ Khi câu chuyện xảy ra An - đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó
như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
+ An - đrây - ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
* Đoạn 1: An - đrây – ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
* HTTC: Hoạt động nhóm 4
+ Chuyện gì xảy ra khi An - đrây – ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An - đrây - ca lúc đó như thế nào?
- Oà khóc: khóc nức nở.
+ An - đrây - ca tự dằn vặt mình như thế nào?
* HTTC: Hoạt động nhóm 2
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây - ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
*Đoạn 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
+ Qua câu chuyện trên em thấy được điều gì từ An - đrây - ca?
+ Nêu nội dung của bài?
- GV ghi nội dung lên bảng
3. Hoạt động Luyện tập – Thực hành
 Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS nhận xét cách đọc .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2 trong bài.
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trên bảng phụ: GV đọc mẫu, HS nghe, nhận xét giọng đọc, từ cần nhấn giọng,... Lưu ý : Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả như : hoảng hốt, khóc nấc lên, oà khóc, an ủi, nức nở, dằn vặt...
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi
- Gọi HS thi đọc diễn cảm . 
- Tổ chức cho HS thi đọc sắm vai theo nhóm 4.
- Nhận xét
4. Hoạt động vận dụng
- Nếu đặt tên khác cho truyện em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?
- Nếu gặp An - đrây - ca, em sẽ nói gì ?
- Nêu nội dung của bài?
*GDKNS: Trong giao tiếp với bạn, chúng ta phải xưng hô như thế nào ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chị em tôi”
5. Hoạt động sáng tạo
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về chú bé An-đrây-ca.
- Cùng bạn đóng vai kể lại câu chuyện.
-Cán sự lớp làm quản trò.
-HS chơi : 3 lượt
+ HS đọc thuộc lòng bài "Gà Trống và Cáo" và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu nhận xét của em về Gà Trống, về Cáo ?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Hoạt động cả lớp
Hoạt động cả lớp
- 1 HS đọc toàn bài 
- Cả lớp đọc thầm tìm cách chia đoạn.
- HS trả lời: - Bài văn chia thành 2 đoạn
+ Đoạn 1: An - đrây- ca  mang về nhà. 
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  ít năm nữa.
Hoạt động nhóm đôi 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Cả lớp theo dõi, gạch chân dưới từ khó đọc.
- HS đọc từ khó và sửa cho nhau theo nhóm đôi.
- Tìm + rèn đọc: An-đrây ca, hoảng hốt,khóc nấc lên, rất yếu, nức nở,dằn vặt, ít năm nữa...
-Nhóm bàn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. Cả lớp theo dõi, tìm câu văn dài, khó đọc.
- HS nêu câu khó đọc, thảo luận nhóm bàn tìm cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng và luyện đọc câu:
+ Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn,/ em vội chạy một mạch đến cửa hàng/ mua thuốc rồi mang về nhà.
+ Không,/ con không có lỗi.// Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu.// Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.//
+ 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm phần chú giải.
-Hoạt động nhóm 2
- HS luyện đọc trong nhóm 2.
- 2 nhóm đọc
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc. 
- HS nhận xét cách đọc của bạn
-Cả lớp
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.
Hoạt động cả lớp
-An- đrây- ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông và ông đang ốm rất nặng.
-An- đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay. 
- An- đrây- ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc đem về. 
Ý 1. An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn
- HS đọc thầm đoạn 2
Hoạt động nhóm 4
- HS thảo luận theo nhóm 4 – TLCH: - - An- đrây- ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên . Ông đã qua đời . 
- An-đrây-ca oà khóc khi biết ông đã qua đời . Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi, mua thuốc về chậm mà ông chết.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc. An- đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi, bảo An- đrây-ca không có lỗi nhưng cậu không nghĩ như vậy. Cả đêm bạn nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng . Mãi khi đã lớn bạn vẫn tự dằn vặt mình . 
Hoạt động nhóm 2
- HS hỏi - đáp nhau TLCH:
- An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn . An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân 
HS nhận xét GV chốt ý .
Ý 2. Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca
+ Cậu bé An - đrây – ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
* Nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
- H ghi vào vở – nhắc lại nội dung
Hoạt động cả lớp
- 2 HS đọc nối tiếp đọc diễn cảm toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- Hoạt động nhóm 2
- HS thảo luận theo nhóm 2 tìm cách đọc và luyện đọc
+ Tìm ra giọng đọc + Luyện đọc diễn cảm
 Bước vào phòng ông nằm,/ em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên/. Thì ra ông đã qua đời. “ Chỉ vì mình mải chơi bóng mua thuốc về chậm mà ông chết”. An - đrây - ca oà khóc/ và kể hết cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em: 
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 4 HS đọc toàn câu chuyện( người dẫn chuyện, mẹ, ông, An- đ rây- ca).
- HS tự nêu
- Chú bé An-đrây-ca.
- Tự trách mình.
- Chú bé trung thực.
- Em nói: + Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.
+ Hãy cố gắng để làm ông vui khi nghĩ đến mình, An-đrây-ca ạ.
+ Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế
- HS nêu
- phải giao tiếp lịch sự, có thể xưng tớ, bạn, cậu mình 
- Lắng nghe
- Ghi nhớ 
-HS thực hiện ở nhà.
_____________________________________
TOÁN
 LUYỆN TẬP (tr.33)
I-Mục tiêu:
- Đọc được một số thông tin trên bản đồ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
* Hình thành và phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học, NL tính toán, 
II. Chuẩn bị:
- GV:SGK; Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ:
 	+Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
 	+Số ngày có mưa trong 3 tháng năm 2004.
- HS: SGK, vở,...
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động khởi động 
- HTTC: Trò chơi: Bắn tên
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập - Thực hành 
HTTC: Bài 1(cá nhân), bài 2 (nhóm đôi)
Bài 1: Biểu đồ dưới đây ...
- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu BT
-Cán sự lớp làm quản trò.
-HS chơi: 2 lượt
1. Có mấy loại biểu đồ ?
2. Nêu các bước đọc biểu đồ ?
* HTTC: Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
- GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
- Vậy điền Đ hay S vào ý thứ tư ?
- Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS tự làm bài, chia sẻ
+ Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
+ Đúng vì :100m x 4 = 400m
+ Đúng , vì : Tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m , tuần 3 bán 400m , tuần 4 bán 200m .So sánh ta có : 
400m > 300m > 200m.
+ Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là: 300m – 200m = 100m vải hoa.
- Điền Đ.
- Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 
300m – 100m = 200m vải hoa.
- HS nhận xét, chữa bài
S
Đ
Tuần 1: Cửa hàng bán được 2 mét vải hoa và 1 mét vải trắng. 
S
Tuần 3 cửa hàn bán được 400 mét vải.
Đ
Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất.
S
Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 100mét.
Só mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100 mét.
-Nhận xét chốt ý đúng.
Bài 2 : Yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi : 
(Ngày)
SỐ NGÀY CÓ MƯA TRONG BA THÁNG CỦA NĂM 2004
21
18
15
12
9
6
3
0 
 Th 7 Th 8 Th 9 (Tháng)
 * HTTC: Hoạt động nhóm đôi
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề 
+ Biểu đồ biểu diễn gì ?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ? 
a) Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
b) Tháng 8 có bao nhiêu ngày mưa?
+ Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là bao nhiêu?
c) Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
 GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập chờ
+ Bài 3 (SGK trang 34)
+ Bài 26 ( Vở bài tập toán trang 28)
3. Hoạt động vận dụng
- Nêu sự khác nhau giữa 2 loại biểu đồ? 
- Qua 2 loại biểu đồ giúp ta xác định được gì?
- GV củng cố cách xem 2 loại biểu đồ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn H về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau: "Luyện tập chung".
4. Hoạt động sáng tạo
- Chép lại biểu đồ về một chủ đề (địa lí, khí hậu, dân số, sản xuất) qua tài liệu, sách, báo - Đặt và trả lời 3 câu hỏi về biểu đồ đó.
Hoạt động nhóm đôi
- H đọc yêu cầu đề 
- HS hỏi - đáp nhau theo nhóm đôi TLCH
- số ngày mưa trong ba tháng của năm 2004
- .tháng 7, tháng 8, tháng 9
- Tháng 7 có 18 ngày mưa.
- Tháng 8 có 13 ngày mưa.
+ Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 = 12 ( ngày )
+ Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:
 (18 + 15 + 3) : 3 = 12(ngµy)
- HS nêu
- Nghe và thực hiện.
_____________________________________
KHOA HỌC
Bài 11. MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. Mục tiêu 
	- Kể tên một cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, ...
	- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
* Hình thành và phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường tự nhiên, NL tìm tòi và khám phá tự nhiên, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
II. Chuẩn bị 
- GV: Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK 
+ Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô
 	+ 10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ quang.
- HS: SGK, vở BT khoa học,...
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động
- HTTC: Trò chơi: Mở hộp rinh quà
 - GV nhận xét, chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn.
* HTTC: Hoạt động nhóm 4
- GV chia HS thành các nhóm 4 và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
1) Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
2) Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
3) Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
* GV kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. 
* HTTC: Hoạt động nhóm đôi
- GV chia lớp các thành nhóm đôi, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự.
1) Nhóm: Phơi khô.
2) Nhóm: Ướp muối.
3) Nhóm: Ướp lạnh.
4) Nhóm: Đóng hộp
5) Nhóm: Cô đặc với đường.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy:
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ?
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ?
=> GV kết luận:
- Trước khi đưa thức ăn (thịt, cá, rau, củ, quả,...) vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa,  sau đó rửa sạch và để ráo nước.
 - Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối).
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* HTTC: Hoạt động nhóm bàn
 - GV giảng: Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. + Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải làm thế nào?
- GV cho cả lớp thảo luận nhóm bàn câu hỏi: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- GV giúp HS rút ra được nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn. 
Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai đảm đang nhất ?”
* HTTC: Hoạt động cả lớp
 - Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.
 - Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng tài.
 + Trong 7 phút các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
 + GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phẩm của từng tổ.
 - GV nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải.
3. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS làm việc cả lớp liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
- Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải làm thế nào?
- Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
- Các em về nhà có thể sử dụng một số cách bảo quản thức ăn này để bảo quản thức ăn của nhà mình.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 25 / SGK.
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên.
-Cán sự lớp làm quản trò
- HS chơi trò chơi: 2 lượt
1. Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày?
2. Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
Hoạt động nhóm 4
- HS thảo luận nhóm theo nhóm 4
- HS quan sát và trả lời.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày từ hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
+ Các cách bảo quản thức ăn:
- Hình 1 : phơi khô
- Hình 2 : đóng hộp 
- Hình 3 : ướp lạnh. 
- Hình 4 : ướp lạnh. 
- Hình 5 : làm mắm ( ướp mặn ).
- Hình 6 : làm mứt.(cô đặc với đường )
- Hình 7 : ướp muối ( cà muối ). 
+ HS nối tiếp nhau trả lời.
Câu trả lời đúng:
+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh.
+ Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, ướp muối, ngâm nước mắm, đóng hộp, làm mứt,
+ Các cách bảo quản thức ăn đó giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động nhóm đôi
- HS tiến hành thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bổ sung.
*Nhóm: Phơi khô.
+Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng, miến, bánh đa, mộc nhĩ, 
+Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.
* Nhóm: Ướp muối.
+Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, cua, mực, 
+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần ruột; Trước khi sử dụng cần rửa lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn.
*Nhóm: Ướp lạnh.
+Tên thức ăn: Cá, thịt, tôm, cua, mực, các loại rau, 
+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ phần giập nát, hỏng, để ráo nước.
*Nhóm: Đóng hộp.
+Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, 
+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ ruột.
*Nhóm: Cô đặc với đường.
+Tên thức ăn: Mứt dâu, mứt nho, mứt cà rốt, mứt khế, 
+ Trước khi bảo quản phải chọn quả tươi, không bị dập, nát, rửa sạch, để ráo nước.
- HS lắng nghe	
Hoạt động nhóm bàn
- HS thảo luận nhóm bàn: 
Muốn thức ăn sử dụng được lâu ta nên:
a. Phơi khô, nướng, sấy.
b. Ướp muối, ngâm nước mắm.
c. Ướp lạnh
d. Đóng hộp
e. Cô đặc với đường.
*Trong các biện pháp trên, biện pháp:
- Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a; b; c; e
- Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d
Hoạt động cả lớp
- HS chuẩn bị
- Cử thành viên theo yêu cầu của GV.
- HS tham gia chơi
- HS nêu
- Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải : Phơi khô, nướng, sấy, ướp muối, ngâm nước mắm, ướp lạnh, đóng hộp, cô đặc với đường, ...
- HS lắng nghe
_____________________________________
ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết được: Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, ton trọng ý kiến của người khác 
* GDKNS: - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và ở lớp học. Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến. Kĩ năng kiềm chế cảm xúc. Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
* NDĐC: Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về Các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.
* GDKNS: Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt.
* GDBVMT: HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi ở cộng đồng địa phương,
* Hình thành và phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tự nhận thức hành vi đạo đức, NL xử lí tình huống NL điều chỉnh hành vi đạo đức
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, 1 số đồ dùng hóa trang diễn tiểu phẩm, 1mi crô không dây.
- HS: Sách giáo khoa, vở BT. - Bảng phụ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động
- HTTC: Trò chơi: Chuyển thư
- GV nhận xét, chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Luyện tập - Thực hành
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm“Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
* HTTC: Hoạt động cả lớp
 Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.(Các nhân vật : Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa).
 Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa):
- Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?
 Bố Hoa (xua tay):
- Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!....
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
* Kết luận: Mỗi gia đình có những khó khăn riêng. Các em cần cùng bố mẹ bàn cách tháo gỡ cho phù hợp. Các em cần bày tỏ ý kiến về mình một cách rõ ràng, lễ độ...
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
*HTTC: Hoạt động nhóm 4
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4
- GV phát cho mỗi nhóm một tấm bìa xanh - đỏ
- GV đọc lần lượt các tình huống , yêu cầu các nhóm lắng nghe, thảo luận sau đó bày tỏ ý kiến bắn thẻ: xanh (đồng ý) ; đỏ (không đồng ý)
+ Anh trai của Linh vứt bỏ đồ chơi của Linh đi mà bạn ấy không được biết.
+ Em đã tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn bị chất độc màu da cam.
+ Bố mẹ Huyền quyết định cho em sang trường khác học mà em không biết.
+ Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An.
- GV nhận xét, đánh giá
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ?
*Hoạt động 3: “Trò chơi phóng viên”
* HTTC: Hoạt động cả lớp
Cách chơi : GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3
+Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
+Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
+Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
+Tình hình vệ sinh trường em, lớp em
=> Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình với người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất. Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
GD: -HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương...
Hoạt động 4: Em sẽ nói như thế nào?
* HTTC: Hoạt động nhóm 4
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải quyết tình huống, 3 dãy mỗi dãy một tình huống
+ TH1: Bố mẹ muốn em chuyển trường nhưng em không muốn điều đó.
+ TH2: Em muốn tham gia câu lạc bộ thể thao nhưng bố mẹ em chỉ muốn em tập trung học tập.
+ TH3: Bố mẹ cho em tiền để mua cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào ?
- GV tổ chức làm việc cả lớp
- Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thể hiện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai và xử lí tình huống tốt.
- Hãy kể một tình huống, trong đó em đã nêu ý kiến của mình ?
- Khi nêu ý kiến đó em đã có thái độ như thế nào ?
KL: CÇn bµy tá ý kiÕn cña m×nh tr­íc nh÷ng viÖc cã liªn quan ®Õn b¶n th©n m×nh.
Hoạt động 5: Liên hệ bản thân
* HTTC: Hoạt động cá nhân
- Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không?
- Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
- Em có nên giấu diếm ý kiến của mình không nói ra?
- Khi em nêu ý kiến của mình nếu ý kiến của mình là sai thì em nên làm như thế nào?
- Nếu bạn em nêu ý kiến mà em thấy ý kiến đó là tốt em nên làm như thế nào?
* GDKNS: Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt
3. Hoạt động vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà em nên bày tỏ những ý kiến nguyện vọng của mình với ông bà, cha mẹ, anh chị em để mọi người có thể hiểu. 
- Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
 - Dặn HS về làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm tiền của.
4. Hoạt động sáng tạo
- Xây dựng tình huống về việc trẻ em biết bày tỏ ý kiến và cùng bạn đóng vai thể hiện tình huống đó.
-Cán sự lớp làm quản trò.
- HS chơi trò chơi: Chuyển thư
+ Mỗi trẻ em cần có những quyền gì?
Hoạt động cả lớp
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS thảo luận và trả lời.
- Mẹ Hoa định cho Hoa nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Bố Hoa không đồng ý với cách giải quyết đó.
- Nếu nhà mình còn khó khăn thì con đi học một buổi, còn một buổi con phụ mẹ làm bánh.
- Ý kiến của bạn Hoa rất phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của gia đình bạn.
- HS nêu
Hoạt động nhóm 4
- HS làm việc theo nhóm 4
- HS nhận đồ dùng học tập.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV
 Đỏ
 Xanh
 Đỏ
 Xanh
+ Để những vấn đề đó phù hợp với các em hơn , giúp các em phát triển tốt nhất - đảm bảo quyền được tham gia.
+ Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái.
Hoạt động cả lớp
- Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
Ví dụ:
+Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
+Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
+ Những hành động mà bạn muốn tham gia ở trường lớp?
+ Những công việc mà bạn muốn làm ở trường?
+ Những dự định của bạn trong mùa hè này? Vì sao?
Hoạt động nhóm 4
- HS thảo luận theo nhóm 4
- HS thảo luận mỗi dãy một tình huống
- TH1: Em sẽ nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh, em sẽ học tốt.
- TH2: Em sẽ nói chuyện để thuyết phục bố mẹ và hứa vẫn học tập tốt với kết quả cao.
- TH3: Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn.
- Các nhóm đóng vai tình huống mình được xử lí.
- Đại diện 3 nhóm lên thể hiện, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
- Phải lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn.
Hoạt động cá nhân
+Những ý kiến của em rất cần thiết
+Em bày tỏ ý kiến của mình để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn tạo điều kiện để các em phát triển tốt hơn.
+ Không
- Nên sửa
- Thực hiện theo ý kiến của bạn
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Sáng
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2019
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài .
	- Làm đúng BT 2 ( CT chung ) , BTCT phương ngữ ( 3 ) a 
* Hình thành và phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : SGK,bảng phụ. Một vài tờ phiếu khổ to kẻ sẵn BT2, BT3a, 
- HS: SGK,vở BT , bảng con,
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động
- HTTC: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- Nhận xét, chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn: Nghe - viết chính tả
a, Tìm hiểu nội dung đoạn viết
* HTTC: Hoạt động cả lớp
- GV đọc một lượt bài viết chính tả.
- GV mời 1 em đọc lại bài “ Người viết truyện thật thà”
+ Câu chuyện nói về ai ? 
+ Trong cuộc sống, ông là người như thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
b, Luyện viết từ khó
* HTTC: Hoạt động nhóm bàn
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
3. Hoạt động Luyện tập – Thực hành
a. Viết chính tả
- GV đọc toàn bài.
- GV đọc cho HS viết vào vở.
* Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách trình bày vở.
b, Soát lỗi, nhận xét bài
- Đọc chậm cho HS soát lại bài.
- GV thu vở, chữa bài. 
- Nhận xét và sửa sai những lỗi cơ bản. 
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 : Tập phát hiện...
* HTTC: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nêu yêu cầu của bài tập, yêu cầu cả lớp đọc thầm và sửa tất cả các lỗi trong bài .
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá
Bài tập 3a . Tìm các từ láy có tiếng chứa âm s/x
* HTTC: Hoạt động nhóm 4
+ GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
+ Thế nào là từ láy ?
+ GV phát phiếu cho các nhóm để làm BT.
 + Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
 + Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng,nhiều từ láy).
-Cán sự lớp làm quản trò.
-HS viế bảng con:
+ Thi viết các từ bắt đầu bằng l/n 
Hoạt động cả lớp
- HS nghe
- 1 HS đọc thành tiếng
- 1 HS đọc lại toàn truyện
- Câu chuyện nói về nhà văn Ban- dắc. 
- Ông là người có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn truyện dài nhưng trong cuộc sống ông rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
Hoạt động nhóm bàn
- HS tìm và viết từ khó vào nháp, sửa cho nhau trong nhóm bàn.
- HS đọc từ khó: Ban - dắc, truyện dài, truyện ngắn, dự tiệc, tưởng tượng... 
 - 3 HS viết bảng, HS khác viết vào bảng con.
* HTTC: Hoạt động cá nhân
- HS viết chính tả
* HTTC: Hoạt động nhóm 2
- Trao vở soát bài. 
- Nộp vở cho GV. 
- HS sửa sai trong bài của mình. 
Hoạt động cá nhân
- HS nêu
Bài 2: Phân biệt s/x; ?/ ~
- HS đọc câu mẫu, tự ghi lỗi và sửa.
-VD: xắp lên xe-> sắp lên xe
 Tưỡng tượng -> tưởng tượng
Hoạt động nhóm 4
- 2 HS đọc nội dung BT3a
-Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.
- HS làm bài tập vào phiếu theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm thắng cuộc.
a)Từ láy có tiếng chứa âm s.
- Sàn sàn, san sát, sanh sánh, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sầm sập, se sẽ, sền sệt, sục sạo, suôn sẻ, sùng sục, ...
Từ láy có tiếng chứa âm x.
- Xa xa, xám xịt ,xa xôi, xao xác, xào xạc, xao xuyến, xanh xao, xôn xao, xôm xốp, xoắn xuýt, xót xa, xó xỉnh, ...
4. Hoạt động vận dụng
- Viết 5 cặp từ phân biết s/x?
- Dặn H về nhà chuẩn bị bài: 
(Nhớ – viết) Gà Trống và Cáo.
- Nhận xét tiết học.
5. Hoạt động sáng tạo
- Viết đoạn văn kể về một người thân trong đó có dùng từ láy tìm được ở bài 3.
- HS viết bảng con.
-HS thực hiện ở nhà.
____________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG (tr.35)
I.Mục tiêu:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ; bài 2 (a,c) ; bài 3 (a,b,c) ; bài 4 (a,b).
* Hình thành và phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác toán học, NL giả

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_ban_2_cot_chuan_kien_thuc.doc