Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản mới

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc

2. HS: SGK

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC

 Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.

1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS đọc bài : Gà Trống và Cáo.

? Bài thơ khuyên chúng ta điều gì ?

 

doc 25 trang Bảo Anh 12/07/2023 20760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản mới

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản mới
TUẦN 6
 Ngày soạn: 07/10/2020
 Ngày dạy: Thứ Hai, 12 / 10/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 26 
 TOÁN 
 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 	- Đọc đươc một số thông tin trên biểu đồ
 	- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS nêu miệng bài 2 SGK.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1 Hoạt động 1: Rèn kĩ năng đọc, phân tích và sử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ. (33 phút ) 
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng đọc, phân tích và sử lí số liệu 2 loại biểu đồ. 
2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ trong các bài tập.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành:
	 Bài 1: HS nêu yêu cầu.
	- HS xác định biểu đồ trong bài tập thuộc dạng biểu đồ hình cột hay biểu đồ tranh .
	- HS xác định biểu đồ biểu diễn gì?
	- HS thực hành làm cá nhân vào vở và trình bày kết quả, lớp chất vấn.
	- GV chốt lại cách sử dụng biểu đồ tranh.
	 Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
	- HS xác định biểu đồ thuộc loại biểu đồ nào ?
	- HS quan sát biểu đồ, suy nghĩ và trả lời miệng kết quả.
	- GV chốt lại cách sử dụng biểu đồ hình cột.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	Tiết 11
TẬP ĐỌC
 NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Biết đọc với giọng kể chậm rãi ,tình cảm ,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
- Hiểu : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2. Định hướng phát triển năng lực:
 	Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tư duy sáng tạo, ... cho HS.
3.Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Gd hs lòng yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
2. HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC 
 	Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS đọc bài : Gà Trống và Cáo.
? Bài thơ khuyên chúng ta điều gì ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc: ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài, biết đọc phân biệt lời dẫn với lời nhân vật, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với của câu chuyện, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.1.3. Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài .
- GV chia đoạn: 2 đoạn .
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ. 
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. GD kĩ năng sống : Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán, ... cho HS.
2.2.1. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.2.3. Cách tiến hành :
- Gọi 1HS đọc đoạn 1, cả lớp nhìn SGK đọc thầm theo bạn và trả lời các câu hỏi sau:
? Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
? Khi mẹ bảo A-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu bé như thế nào?
?An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc?
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi, GV chốt ý đúng.
? Đoạn 1 kể với em chuyện gì? (An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn)
- HS tìm ý 1, trả lời. GV ghi bảng ý1, gọi nhiều HS nhắc lại
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, Cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
? Thái độ của An-đrâylúc đó như thế nào?
? An-đrây-ca tự dằn vặt bản thân mình như thế nào?
? Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
? Đoạn 2 nói lên điều gì ? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca )
- HS tìm ý 2, GV kết luận ghi bảng, gọi nhiều HS nhắc lại.
- Gọi 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
- GV ghi ý chính ND lên bảng, gọi 2,3 HS nhắc lại
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm : ( 8 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Bước đầu biết đọc với giọng chậm rãi, tình cảm.
2.3.2. ĐDDH: Bảng phụ.
2.3.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.3.4. Cách tiến hành :
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV lưu ý HS cách đọc, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm .
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- HS luyện đọc theo vai và thi đọc theo vai.
- GV + HS nhận xét. 
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét - Dặn HS học bài.
 Ngày soạn: 07/ 10 /2020
 Ngày dạy: Thứ Hai, 12 /10/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 06 
KĨ THUẬT:
 KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
 	I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết cách khâu gộp hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Giáo dục HS yêu thích lao động ,có ý thức an toàn lao động .
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Kéo, vải, thước, kim chỉ
2. HS: Kéo, vải, thước, kim chỉ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC :
- Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận
 	IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các dụng cụ học tập của HS
2. Bài mới: Giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: HS biết nhận xét vật mẫu.
2.1.2. Đồ dùng: Mẫu khâu thường, vải. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sợi khác màu vải.
2.1.3.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
2.1.4. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu khâu thường trên mô hình .
- Giáo viên: Khâu thường còn được gọi là khâu luôn hay khâu tới .
- HS quan sát theo cặp đôi và rút ra đặc điểm của mũi khâu thường .
- HS dựa vào hình 3 sách giáo khoa và mô tả lại đường kim của mũi khâu thường .
- Giáo viên: Khâu thường được ứng dụng nhiều trong khâu vạt áo , tay áo , cổ áo , khâu gối 
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Biết cách khâu ghộp hai mép vải bằng mũi khâu thường .
2.2.2. ĐDDH: Mẫu vật của GV
2.2.3. PPDH: quan sát; hỏi đáp
2.2.4. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2,3 sách giáo khoa và nêu các bước khâu ghép hai mảnh vải .
- Nêu cách vạch dấu đường khâu ?
- Khi vạch dấu phải vạch trên mặt trái đường khâu và vạch thật thẳng .
GV theo dõi hướng dẫn bổ sung
- GV gọi học sinh lên làm lại cho cả lớp theo dõi .
- Một học sinh lên bảng thực hiện cho cả lớp quan sát .
- GV lưu ý lại cách vạch dấu .
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
	TIẾT 06
ĐẠO ĐỨC
 BÀY TỎ Ý KIẾN ( tt ) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân , biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác .
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3.Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập và trước đông người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK.
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: - Điều gì xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến có liên quan đến bản thân em và lớp em? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: HS trình bày tiểu phẩm. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
2.1.2. Phương pháp: Thảo luận, đóng vai
2.1.3. Cách tiến hành:
- Gv giới thiệu nhóm HS trình bày tiểu phẩm trước lớp.
- Tổ chức HS thảo luận nội dung tiểu phẩm
- Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ bạn Hoa? Bố bạn Hoa về việc học của Hoa?
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến đó có phù hợp không?
- Nếu là Hoa em sẻ giải quyết như thế nào?
Gv nhận xét,bổ sung
2.2. Hoạt động 2: Hs viết vẽ tranh, kể chuyện về quyền được tham gia ý kiến.( 15 p )
2.2.1.Mục tiêu: biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
2.2.2. Đồ dùng: tranh vẽ, mẩu chuyện của HS
2.2.3 . Phương pháp: Thảo luận, đóng vai
2.2.4. Cách tiến hành:
Gv tổ chức cho Hs lần lượt trình bày các nội dung vẽ tranh, kể chuyện .
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. Nhận xét tiết học .
 Ngày soạn: 07/10/2020
 Ngày dạy: Thứ Ba, 13/10/2020. Lớp dạy: 4A
	Tiết 27
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Viết đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của các chữ số trong số . 
	- Đọc được thông tin trên biểu đồ.hình cột. 
- Xác định một năm thuộc thế kỉ nào
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: vở viết, VBT, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc, viết, nêu cấu tạo hàng, lớp các số : 
	745 213 546; 987 598 321
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. ( 15 phút )
	2.1.1. Mục tiêu: Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên, nêu được giá trị của chữ số trong một số.
2.1.2. PHDH: Quan sát, thực hành, ...
2.1.3. Cách tiến hành:
	Bài 1: HS nêu yêu cầu, GVgiúp HS hiểu yêu cầu.
	- GV lần lượt ghi từng số trong SGK lên bảng, yêu cầu HS nêu số liền sau, liền trước của số đó và giải thích cách tìm, sau đó yêu cầu HS nêu giá trị của chữ số 2 trong mỗi số .
	- HS đọc số và nêu cấu tạo hàng, lớp của số đó .
	- GV chốt lại cách đọc, viết các số tự nhiên giá trị của chữ số trong một số.
2.2. Hoạt động 2: Củng cố về biểu đồ: ( 10 phút )
	2.2.1. Mục tiêu: Đọc được thông tin trên biểu đồ.
2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ trong bài tập 3, bảng nhóm.
2.2.3. PHDH: Thực hành, thảo luận, ...
2.2.4. Cách tiến hành :
Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
	- HS xác định biểu đồ thuộc dạng nào đã học.
	- HS thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành bài tập và trình bày kết quả. 
	GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
2.3. Hoạt động 3: Củng cố về năm, thế kỉ. ( 8 phút )
	2.3.1. Mục tiêu: Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. 
2.3.2. PHDH: Quan sát, thực hành, ...
2.3.3. Cách tiến hành:
	Bài 4: HS nêu yêu cầu.
	- HS suy nghĩ và trình bày miệng kết quả. GV nhận xét chung.
- GV chốt lại cách tính thế kỉ dựa vào năm.
 	2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học.Dặn HS chuẩn bị bài sau .
	TIẾT 11
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng(ND ghi nhớ).
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1 mục III) ; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. 
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Hình thành khái niệm. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm danh từ chung, danh từ riêng.
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, thảo luận
2.1.3. Cách tiến hành :
 	Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 và tìm từ đúng. 
- HS trình bày kết quả. 
- GV + HS chốt lại bài làm đúng.
- GV giới thiệu về sông Cửu Long trên bản đồ, giới thiệu sơ qua về Lê Lợi.
 	Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. 
- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả. GV + HS nhận xét.
- GV : + Những từ chỉ chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
+ Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
 Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
? Cách viết cá từ trên có gì khác nhau ?
- HS trả lời, GV chốt lại : Danh từ riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng, cho ví dụ ?
? Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì ? GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
2.2. Hoạt động 2: Luyện tập. ( 18 phút )
2.2.1.Mục tiêu: Nhận biết được danh tõ chung, danh tõ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận, 
2.2.3. Cách tiến hành:
 Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày kết quả, lớp chất vấn.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- HS tự hoàn thành bài tập cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
? Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? vì sao ?
- GV nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò : ( 2 phút ) 
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
Tiết 11
TẬP LÀM VĂN
 TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (Đúng ý bố cục rõ dùng từ đặt câu viết đúng chính tả)
- Tự sửa những lỗi mắc trong bài theo sự hướng dẫn của GV
- H/S khá giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung của một bức thư.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Trả bài: ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Hiểu được những lỗi mà thầy, cô giáo đã chỉ ra trong bài.
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.1.3. Cách tiến hành:
- GV trả bài cho HS.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài của mình.
- GV nhận xét bài của HS về ưu điểm, những hạn chế cũng như lỗi mà HS mắc phải.
2.2. Hoạt động 2: HDHS chữa bài. ( 23 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Biết cách sữa lỗi do GV chỉ ra : về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả. Hiểu và biết được những lời hay, ý đẹp của những bài văn hay của các bạn.
2.2.2. ĐDDH: VBT.
2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.2.4. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, đọc các lỗi sai trong bài, viết và sữa lỗi vào VBT. GV đến từng bàn HD và nhắc nhở HS.
- Yêu cầu HS đổi vở để bạn bên cạnh kiểm tra lại.
- GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV đọc những đoạn văn hay và yêu cầu HS nhận xét để tìm ra cái hay.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
TIẾT 11
 KHOA HỌC
 MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kể tên các cách bảo quản thức ăn:
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ, Phiếu học tập
2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Tại sao lại phải ăn nhiều rau và quả chín?
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản thức ăn. ( 18 phút )
2.1.1.Mục tiêu: Sau bài học ,HS có thể:Kể tên các cách bảo quản thức ăn:
2.1.2. ĐDDH: SGK.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành :	
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 thảo luận theo nhóm đôi và trả lời: H1: Phơi khô; H2: Đóng hộp; H3: Ướp lạnh; H4: Ướp lạnh; H5: Làm mắm; H6: Làm mứt; H7: Ướp muối.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- Theo bạn,vì sao những cách làm trên lại giữ thức ăn được lâu hơn?
- Những cách trên làm cho sinh vật không phát triển, hoặc ngăn không cho chúng xâm nhập vào thức ăn.
- 2 học sinh nêu phần: (Bạn cần biết)
2.2. Hoạt động 2:Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà. ( 15 phút )
2.2.1.Mục tiêu: Sau bài học ,HS có thể:
2.2.2. ĐDDH: SGK.
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành:	
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà
- GV phát phiếu học tập cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh làm vào phiếu.
- GV gọi học sinh trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) 
Nêu các cách bảo quản thức ăn?
GV nhận xét giờ học.
 Ngày soạn: 07/10/2020
 Ngày dạy: Thứ Tư, 14 /10/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 23
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG ( tt )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Viết đọc, so sánh được các số–tự nhiên; nêu được giá trị của các chữ số trong số. 
	- Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Giải bài toán về tìm số trung bình.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Viết vào chỗ trống để được 3 số tự nhiên liên tiếp :
	 , 1 326 457,  ; 301 000 500, , .. 
	2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Củng cố về đọc, viết số, giá trị của số, số lớn nhất trong dãy số, đơn vị đo khối lượng, giây: ( 15 phút )
	2.1.1. Mục tiêu: Củng cố về : Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên, nêu được giá trị của chữ số trong một số, chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian.
2.1.2. ĐDDH: SGK.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, thảo luận, ...
2.1.4. Cách tiến hành:
 	Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
	- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trình bày kết quả .
	- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
	- GV chốt lại, khắc sâu cho HS ghi nhớ về cách đọc, viết, giá trị của số, đơn vị đo khối lượng, thời gian đã học.
2.2. Hoạt động 2: Củng cố về biểu đồ. ( 18 phút )
	2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng đọc biểu đồ hình cột. 
	2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ trong bài tập 2.
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành:
	 Bài 2: HS đọc yêu cầu và quan sát biểu đồ.
	- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện.
	- GV chốt lại kĩ năng đọc biểu đồ hình cột.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
TIẾT 12
TẬP ĐỌC:
 CHỊ EM TÔI 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện 
- Hiểu ý nghĩa khuyên chúng ta không nói dối vì đó là tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình 
2. Định hướng phát triển năng lực: Kĩ năng giao tiếp.
3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- GD HS có tấm lòng nhân ái, đoàn kết yêu thương nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài : Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 15 phút ) 
2.1.1. Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.1.3. Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài .
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ.
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ giữa các câu văn dài.
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là 1 tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người với mình. GD kĩ năng sống : 
2.2.2. ĐDDH: Tranh minh họa.
2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.2.4. Cách tiến hành:
- HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo bạn và trả lời câu hỏi:
? Cô chị nói dối ba đi dâu ?
? Cô bé có đi học nhóm thật không ? Cô chị nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa ? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ?
? Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
? Vì sao sau mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận ?
? Đoạn 1 nói đến chuyện gì ? (Nhiều lần cô chị nói dố ba)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo bạn sau đó trả lời các câu hỏi:
? Cô em đã làm gì để chi mình thôi nói dối?
? Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình nói dối?
- HS trả lời các câu hỏi, và bổ sung. GV nhận xét câu trả lời đúng, kết hợp cho HS quan sát tranh minh hoạ.
? Đoạn 2 nói về chuyện gì ? (Cô em giúp chị tỉnh ngộ)
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
? Vì sao cách làm của cô em giúp cô chị tỉnh ngộ?
? Chị đã thay đổi như thế nào?
- HS trả lời, GV kết luận: Đây chính là nội dung ý 3 và ghi bảng. Gọi nhiều HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS nhắc lại các ý chính của bài và tìm nội dung của bài.
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- GV ghi nội dung lên bảng, gọi HS cả lớp nhắc lại.
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. ( 8 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2.3.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.3.3. Cách tiến hành:
- 3 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài. 
- GV lưu ý HS cách đọc, giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc theo vài và thi đọc theo vài.
- GV + HS nhận xét, sửa sai .
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- HS liên hệ bản thân nên học theo nhân vật nào trong câu chuyện.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài.
Tiết 06
LỊCH SỬ
 KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước cuản nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề
3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Gd hs lòng yêu đất nước, tinh thần chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ. Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Khi bị phong kiến phương bắc đô hộ thái độ của nhân dân như thế nào? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
 2.1. Hoạt động 1: Nguyên nhân Hai Bà Trưng khởi nghĩa. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng 
2.1.2. ĐDDH: Tranh minh họa sgk.
2.1.3. PPHD: Phương pháp quan sát, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận 
2.1.4. Cách tiến hành :
	 - Yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “ Đầu thế kỉ 1 . . . trả thù nhà”
	 + Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? 
 	 Kết luận: Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng
	 - GV treo lược đồ và giải thích: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa.
 - GV yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa?
 - GV nhận xét, rút ra kết luận: Không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa đã thành công.
	2.2. Hoạt động 2: Ý nghĩa thắng lợi khởi nghĩa Hai Bà Trưng. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa thắng lợi khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ, VBT.
2.2.3. PPHD: Phương pháp quan sát, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận 
2.2.4. Cách tiến hành :
	Yêu cầu HS đọc đoạn từ: “Sau hơn . . . đến hết”
 	 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử của dân tộc?
	 Kết luận : Đây là lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập sau hơn hai thế kỉ bị đô hộ . Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta và tấm gương bất khuất của Hai Bà Trưng
 	 + Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo ? 
	 2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
 Yêu cầu HS Nêu các câu chuyên , thơ , ca dao , . . . nói về Hai Bà Trưng 
 - Nhận xét tiết học 
 Ngày soạn: 09/10/2020
 Ngày dạy: Thứ Năm 15/10/2020. Lớp 4A
TIẾT 29
TOÁN
 PHÉP CỘNG 	
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng và tính cẩn thận khi làm tính
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: 
HS làm: Đặt tính và tính: 13 545 + 25 394, 48 690 + 59 789.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng. ( 15 phút ) 
	2.1.1. Mục tiêu: Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
2.1.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ... 2.1.3. Cách tiến hành :
2.1.3. Cách tiến hành :
* VD1: GV nêu phép cộng : 48 352 + 21 026.
	- HS đọc nêu các bước thực hiện phép cộng .
	- HS thực hiện vào vở nháp, một HS lên bảng làm.
	- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
	- GV khắc sâu cách thực hiện phép cộng không nhớ cho HS.
	* VD 2: Phép cộng : 367 859 + 541 728
	- GV tiến hành tương tự ví dụ 1 .GV khắc sâu cách thực hiện phép cộng có nhớ cho HS.
2.2. Hoạt động 2: Thực hành. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu:Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép cộng,vận dụng vào giải toán.
2.2.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.3. Cách tiến hành :	 
Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV ghi phép tính : 4682 + 2305. GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp. HS nêu kết quả, cách thực hiện phép tính. GV + HS nhận xét.
- Các bài còn lại HS làm tương tự, 3 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét.
 Bài 2: GV tiến hành tưng tự bài 1.
- GV khắc sâu cho HS cách thực hiện phép cộng không nhớ và có nhớ.
 Bài 3: HS đọc bài toán.
- GV HD HS phân tích bài toán bằng phương pháp suy luận ngược.
- HS suy nghĩ giải toán, 1 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét.
- GV chốt lại cách vận dụng giải toán có phép cộng .
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
TIẾT 12
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MRVT : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm trung thực -tự trọng 
-Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “Trung” theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm
 	- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt ; có thói quen sử dụng kiến thức đã học khi viết văn. 
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK.
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS viết 5 danh từ chung, 5 danh từ riêng.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: HD HS làm bài tập. ( 33 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm trung thực - tự trọng. Bước đầu biết xếp các từ Hán việt có tiếng trung theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ trong nhóm.
2.1.2. ĐDDH: Thẻ từ, bảng phụ.
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận, 
2.1.4. Cách tiến hành:
 Bài 1: HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành bài tập.
- 1 HS lên bảng trình bày kết quả. GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh. 
- Thứ tự điền đúng : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
- GV chốt lại các từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực, tự trọng.
 Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành yêu cầu bài tập.
- HS trình bày kết quả. GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- GV yêu cầu HS nêu lại nghĩa của một số từ.
 Bài 3: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS thảo luận theo 5 nhóm (GV phát thẻ từ cho HS) HS ghép từ theo yêu cầu. 
- HS trình bày kết quả, lớp chất vấn.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
Trung thu có nghĩa là "ở giữa"
Trung thành có nghĩa là "một lòng, một dạ"
trung thu, trung bình, trung tâm
trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu.
- GV yêu cầu HS đọc 2 nhóm từ và cho biết nhóm từ thuộc chủ đề bài học. 
 Bài 4 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS tự đặt câu mẫu.
- 1 HS lên bảng viết câu mình đặt, lớp viết vào vở nháp. 
- GV gọi HS đọc câu mình vừa đặt.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
GV nhận xét giờ học.Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
TIẾT 06
KỂ CHUYỆN
 	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ nă

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_ban_moi.doc