Giáo án Lớp 5 - Tuần 27

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

+ Địa hình châu Mĩ từ Tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.

+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới

 

docx 13 trang Bảo Anh 12/07/2023 19860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 5 - Tuần 27

Giáo án Lớp 5 - Tuần 27
TUẦN 27
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021
BUỔI SÁNG
Tiết 2:Toán(5B)
QUÃNG ĐƯỜNG
I.Mục tiêu: 
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều 
- Thực hành tính quãng đường.
 - Tính toán cẩn thận, chính xác- Yêu thích toán học
II.Đồ dùng dạy–học:
GV: SGK, SGV, giáo án
HS: SGK, VBT, vở ô li
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
+ Yêu cầu HS nêu lại cách tìm và công thức tính vận tốc.
+ Yêu cầu làm bài tập 1/139. Tính vận tốc đà điểu theo m/giây.
+ HS nhận xét
* GV nhận xét đánh giá 
3.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Quãng đường
2. Tìm hiểu bài: a) Bài toán 1: 
+ HS đọc bài toán 1 trong SGK trang 140
+ Bài toán hỏi gì?
+ Thảo luận nhóm 4 
+ HS nhận xét; GV nhận xét
+ Tại sao lấy 42,5 x 4?
 42,5 x 4 = 170 (km)
 v t = s
** Rút quy tắc:
+ Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào?
+ Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
- GV chốt: Yêu cầu nhắc lại
a) Bài toán 2: HS đọc bài toán trong SGK
+ Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để giải
+ 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
+ HS nhận xét
*** Có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phân số
+ 2giờ 30phút bằng bao nhiêu giờ?
+ Quãng đường người đi xe đạp đi được là bao nhiêu?
- GV nhận xét- chốt
3/ Luyện tập 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ HS ở lớp làm vở
+ HS đọc bài làm của mình
+ HS nhận xét
* GV nhận xét đánh giá : 
+ 1 HS nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường.
Hỏi : bài tập này giúp ta củng cố được những kiến thức gì?
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong bài tập?
+ Có thể thay thế các số đo đã cho vào công thức tính ngay chưa? Trước hết phải làm gì?
+ 2 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở
- Chấm 1 số bài
+ HS nhận xét, chữa bài
* GV đánh giá: 
+ Giải thích cách đổi 12,6 km/giờ = 0,21 km/phút.
+ Khi tính quãng đường, ta cần lưu ý điều gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và số đo vận tốc?
Bài 3: ( Dành cho HSKG)
Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở 
+ HS nhận xét
* GV đánh giá
+ Hãy giải thích cách thực hiện phép trừ: 
11giờ - 8giờ 20phút
+ HS nhắc lại công thức và cách tính quãng đường.
4.Củng cố - dặn dò:
Hỏi : Bài học hôm nay giúp ta nắm được kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
Hát
- 1 HS nêu
- 1 HS làm bảng, lớp làm bảng con
- 1 HS
- Tính quãng đường ô tô đi
- HS làm bài vào bảng nhóm
- HS giải thích : Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1 giờ ô tô đi được 42,5km mà ô tô đã đi 4 giờ.
- Lấy quãng đường ô tô đi được (hay vận tốc của ô tô) nhân với thời gian đi
- Lấy vận tốc nhân với thời gian
- HS nhắc lại- viết công thức vào bảng con
- 1 HS đọc
- HS làm bài 
- 5/2giờ
- 12 x 5/2 = 30 (km)
- 1 HS
- HS làm bài
- HS nêu
- HS nêu
- 1 HS
- Số đo thời gian tính bằng phút và vân tốc tính bằng km/giờ
- Đổi 15phút ra giờ hoặc đổi vận tốc ra đơn vị km/phút
- Mỗi HS lên bảng làm 1 cách.
- HS đổi chéo bài kiểm tra
- HS trả lời- 12,6 : 60 = 0,21km hay vận tốc là 0,21km/phút 
- Số đo thời gian và vận tốc phải cùng đơn vị đo.
- Tính quãng đường AB
- HS làm bài
- HS nêu
Tiết 3: Tập đọc(5B)
TRANH LÀNG HỒ
I.Mục tiêu:
– Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
– Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II.Đồ dùng dạy – học : 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một vài bức tranh làng Hồ (nếu có)
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
-HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, trả lời câu hỏi về bài đọc.
-Nxbc
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
Luyện đọc :
-Gọi HS đọc bài văn
-GV cho HS xem tranh làng Hồ trong SGK và 1 số tranh dân gian GV và HS sưu tầm được.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 -3 lượt )
-GV uốn nắn, hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả : tranh thuần phác, khoáy âm dương.
-Hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài :
-Cho HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 1 : Hãy kể tên 1 số bức tranh làng Hồ lấy cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
-Gv giảng thêm về nội dung câu 1.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và 3 sau đó trả lời các câu hỏi sau :
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
+ Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
 + Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
+ Dựa vào phần tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài.
-Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
-Gv chốt lại kiến thức tìm hiểu bài.
Đọc diễn cảm :
- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài, HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
 +Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc
 + Đọc mẫu
 + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố - dặn dò :
- HS nhắc lại ý nghĩa bài văn
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc bài và soạn bài Đất nước.
-Hát
-3 hs 
-Hs nghe 
- 1 HS K,G đọc bài văn
- Quan sát
- 3 HS tiếp nối nhau đọc : 
+ HS1 : từ đầu đếntươi vui.
+ HS2 : phải yêu mếngà mái mẹ
+ HS3 :đoạn còn lại
-Hs luyện đọc 
-HS đọc thầm nêu nghĩa của 1 số từ được chú giải trong bài.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn.
-1 hs 
-Theo dõi
-HS đọc thầm và trả lời
-HS thực hiện các yêu cầu của gv
-HS thảo luận N2 nêu nội dung chính của bài.
-2 HS nhắc lại.
-Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc.
-Theo dõi.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
-3 HS đọc diễn cảm
-Hs nhắc lại
-hs nghe 
Tiết 4:Chính tả(Nhớ - viết)(5B)
CỬA SÔNG
I.Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT 2).
II.Đồ dùng dạy – học : Bảng nhóm để học sinh làm bài tập.
III.Các Hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Giáo viên đọc một số tên riêng nước ngoài cho học sinh viết : Mao Trạch Đông, Tây Ban Nha, An-giê-ri, In-đô-nê-xi-a, Lê-ô-na-đô Đa Vin-xi.
2.Bài mới 
- Giới thiệu bài và ghi tựa.
HĐ1: Hướng dẫn hs viết chính tả
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cửa sông là một địa điểm đặc biệt ntn?
- Luyện viết những từ HS dễ viết sai: 	
*Cho học sinh viết chỉnh tả.
- Nhắc các em trình bày bài thơ.
*Nhận xét, chữa bài:
- Giáo viên chấm bài 1 tổ .
- Giáo viên nhận xét chung.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm BT
- HS đọc yêu cầu bài tập: 
+ Các em đọc lại hai đoạn văn a,b.
+ Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có trong hai đoạn văn đó.
+ Cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào?
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết tên nước ngoài?
- Nhận xét tiết học. Xem bài sau; 
+ Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các bộ phận tạo thành tên riêng đó; 
+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán-Việt, viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam : Viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết, giữa các âm tiết không có gạch nối.
- 1 em viết trên bảng lớp, HS viết giấy nháp 
- HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm theo.
- Một học sinh đọc thuộc lòng.
- Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ.
 - HS trả lời.
- Nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, 
- Học sinh gấp sách giáo khoa, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- Học sinh đổi vở cho nhau để chữa lỗi.
- Học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
Cri-xtơ-phơ-rơ, Cơ-lơm-bơ, A-m-ri-gơ Ve-xpu-xi,t-mn Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay
+ Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-m-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân
- Lớp nhận xét, bổ sung và ghi vở.
→ Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Ôn Toán(3A)
QUÃNG ĐƯỜNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính vận tốc.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 3 giờ 15 phút = ...giờ
A. 3,15 giờ B. 3,25 giờ
C. 3,5 giờ D. 3,75 giờ
b) 2 giờ 12 phút = ... giờ
A. 2,12 giờ B. 2,20 giờ 
C. 2,15 giờ D. 2,5 giờ
Bài tập 2: 
Một xe ô tô bắt đầu chạy từ A lúc 9 giờ đến B cách A 120 km lúc 11 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ xe chạy được bao nhiêu km?
Bài tập3: 
Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu?
Bài tập4: (HSKG)
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 15 phút đến B lúc 10 giờ được 73,5 km. Tính vận tốc của xe máy đó bằng km/giờ?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
HS hát
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào B
Lời giải: 
Thời gian xe chạy từ A đến B là:
 11 giờ - 9 giờ = 2 giờ
Trung bình mỗi giờ xe chạy được số km là:
 120 : 2 = 60 (km/giờ)
 Đáp số: 60 km/giờ.
Lời giải: 
 2 giờ người đó đi được số km là:
 30 – 3 = 27 (km)
Vận tốc của người đó là:
 27 : 2 = 13,5 (km/giờ)
 Đáp số: 13,5 km/giờ.
Lời giải: 
 Thời gian xe máy đó đi hết là:
 10 giờ - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút.
 = 1,75 giờ.
Vận tốc của xe máy đó là:
 73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ)
 Đáp số: 42 km/giờ
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Lịch sử(5A)
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI 
I.Mục tiêu
*KT: HS biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam:
+Những điểm cơ bản của hiệp định:Mĩ phải tôn tọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN, rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN, chấm dứt dính líu về quân sự ở VN, có trách nhiệm hàn gắn về thương chiến tranh ở VN.
-Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri:Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
*KN: - Trình bày sự kiện lịch sử.
*TĐ: - Giaó dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.
*HSKG: Biết lí do Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh , lập lại hòa bình ở VN:thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc trong năm 1972.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: sgk, sgv, giáo án
HS: sgk, vbt
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không.”
Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội?
tại sao Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
1 tháng sau ngày toàn thắng trận ĐBP trên không ,trên đường phố Clê-be giữa thủ đô Pa-ri,cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh đón chào một sự kiện lịch sử quan trọng của VN:Lễ kí hiệp định về chấm dứt chiến tranh ở VN.Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử quan trọng này.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri?
GV hỏi: - Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu ?
- Tại sao vào thời điểm năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
- Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri ?
v	Hoạt động 2: Diễn biến lễ kí hiệp định Pa-ri diễn ra như thế nào?
Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu?vào ngày nào?
Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa-ri?
Gv yêu cầu HS nhận xét.
Gv nhận xét
+Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?
Giáo viên nhận xét. và KL: Giống như năm 1954,VN lại tiến đến mặt trận ngoại giao với tư thế của người chiến thắng trên thương trường.Mĩ buộc phải kí hiệp định với những điều khoản có lợi cho ta.chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung của hiệp định này .
v	Hoạt động 3: Nội dung chính của Hiệp định Pa - ri.
- Hãy trình bày nội dung chủ yếu của hiệp định Pa-ri.
v	Hoạt động 4: Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri.
Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
Giáo viên nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò: 
-Nhắc lại nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học
Học bài.
Hát 
Hoạt động lớp.
2 học sinh nêu.
-Lắng nghe
- Do Mĩ dã tâm tiếp tục xâm lược nước ta, tìm cách trì hoãn không chịu kí ngay Hiệp định.
- Do Mĩ thất bại nặng nề cả hai miền Nam - Bắc nên Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.
- Vì sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc (Tết Mậu Thân năm 1968 và chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972) nên Mĩ mới buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lặp lại hòa bình ở Việt Nam.
- Hiệp định Pa-ri được kí tại tòa nhà Trung tâm các hội nghị quốc tế ở phố Clê-be (Pa-ri). Và được kí chính thức vào ngày 27 thàng 1 năm 1973..
- Lễ kí Hiệp định Pa-ri diễn ra rất tôn nghiêm, trang trọng mang tính quốc tế, được kí tại tòa nhà Trung tâm các hội nghị quốc tế ở phố Clê-be (Pa-ri) và được kí chính thức vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn thị Bình đại diện phía cách mạng Việt Nam đặt bút kí vào văn bản Hiệp định lúc 11 giờ (giờ Pa-ri).
 HS nhận xét ,bổ sung.
+Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đều thất bại nặng nề trên chiến trường VN.
-Lắng nghe
- Mĩ phải tôn tọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Vn, rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN, chấm dứt dính líu về quân sự ở VN, có trách nhiệm hàn gắn về thương chiến tranh ở VN.
- Đã thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến tranh ở Vn, công nhận hòa bình và độc lập dân tộc,toàn vẹn lãnh thổ của VN.
- Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- Đế quốc Mỹ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam.
- Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: đế quốc Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tiết 3: Địa lí(5A)
CHÂU MĨ
I.Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mĩ từ Tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, lược đồ, bản đồng nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đặt tên các dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
II.Đồ dùng dạy – học:
+ GV: 
- Các hình của bài trong SGK. Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. Tranh ảnh hoặc bài viết về rừng A-ma-dôn.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Phi” (tt).
Nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới: 
 Nêu mục tiêu bài học
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
Giáo viên giới thiệu trên quả địa cầu về sự phân chia hai bán cầu Đông, Tây.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới 
v	Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn.
* Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét; ở giữa là những đồng bắng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn ; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin
4.Củng cố - Dặn dò:
- Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
- Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu?
- Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn? 
- Đọc ghi nhớ
Học bài.
Chuẩn bị: “Châu Mĩ (tt)”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh quan sát quả địa cầu và trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
Học sinh khác bổ sung.
- Lắng nghe
Hoạt động nhóm, lớp.
- Các nhóm quan sát hình 1, hình 2, đọc SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e, và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
Nêu tên và chỉ trên lược đồ hình 1 vị trí:
+ Hai hệ thống núi ở phía Tây châu Mĩ.
+ Hai dãy núi thấp ở phía Đông châu Mĩ.
+ Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ.
+ Hai con sông lớn ở châu Mĩ.
Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi
Học sinh khác bổ sung.
Học sinh chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ.
Hoạt động lớp.
- HS nêu 
- HS khác bổ sung
- 2 HS đọc
- Lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_27.docx