Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân (4 tuần)

Trẻ nói được họ và tên, tuổi giới tính của bản thân khi được hỏi trò chuyện. (MT11)

- Trẻ biết quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng. (MT12)

- Trẻ biết mô tả những dấu hiệu nổi bật của đồ vật được quan sát với sự gợi mở của cô giáo. (MT13)

3/ Phát triển ngôn ngữ

- Trẻ có thể kể lại những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản

doc 89 trang Bảo Anh 08/07/2023 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân (4 tuần)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân (4 tuần)

Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân (4 tuần)
CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
(Thời gian 4 tuần, từ23/9 – 18/10/2019)
1/ Phát triển thể chất
- Trẻ biết tên một số món ăn hàng ngày. (MT09)
- Trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. (MT10)
2/ Phát triển nhận thức:
- Trẻ nói được họ và tên, tuổi giới tính của bản thân khi được hỏi trò chuyện. (MT11) 
- Trẻ biết quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng. (MT12) 
- Trẻ biết mô tả những dấu hiệu nổi bật của đồ vật được quan sát với sự gợi mở của cô giáo. (MT13)
3/ Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ có thể kể lại những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: đi thăm ông, bà, đi chơi. (MT14)
- Trẻ biết đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao. (MT15)
4/ Phát triển tình cảm – xã hội
-Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân. Tên bố mẹ. (MT16)
5/ Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ biết bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh. (MT17)
MẠNG NỘI DUNG
Cơ thể tôi
- Trẻ biết các bộ phận cơ thể và ích lợi của các giác quan.
- Trẻ biết được tay trái, tay phải, tô màu và vận động tốt các bài hát.
- Trò chuyện tìm hiểu về đôi mắt của bé.
- Tô màu cái mũi, nặn quả cam.
- Dạy hát bài “Rửa mặt như mèo”.
- Dạy đọc thơ “ Đôi mắt của em”.
- Trẻ biết vật nào to hơn và vật nào nhỏ hơn.
- Trò chơi: 
 + Tiếng hát ở đâu. Ai nhanh hơn.
Tôi là ai?
- Trẻ nhận biết được các bạn trai, bạn gái.
- Nhận biết được số lượng ít hay nhiều, hát thuộc các bài hát, bài thơ về bản thân.
- Nhận biết về 1 số đặc điểm, sở thích của bé.
- Đi theo đường hẹp.
- Tô màu bạn trai, bạn gái.
- Dạy hát “Tập đếm”.
- Trò chơi:
 + Ai nhanh hơn
 + Tai ai tinh 
BẢN THÂN
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?
- Trẻ biết tên gọi và ít lợi của 4 nhóm thực phẩm.
- Diễn đạt tốt hiểu biết của mình về nhu cầu cua cơ thể đối với 4 nhóm thục phẩm đó.
- Trò chuyện tìm hiểu về các nhóm thực phẩm.
- Phân biệt hình vuông, hình tròn.
- Dạy kể truyện “ Cậu bé mũi dài”.
- Dạy hát bài “Mời bạn ăn”.
- Dán con lật đật.
Trò chơi:
 + Ai nhanh hơn.
 + Tiếng hát ở đâu.
MẠNG HOẠT ĐỘNG BẢN THÂN
Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Cháu nhận biết và giới thiệu được mình tên là gì, là trai hay gái sở thích của mình thích gì? Biết được có những người bạn thân nào, tên gì, trai hay gái.
 - Cháu xác định đúng giới tính của mình để tham gia tốt vào trò chơi.
 - Biết cảm nhận được tình cảm, cảm xúc khác nhau của bản thân và của người khác
- Có một số hiểu biết về bản thân, đặc điểm, giới tính, sở thích riêng.
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bạn trai bạn gái trong lớp để tô màu bạn trai, bạn gái.
- Biết nặn hình tròn to và hình tròn nhỏ để ta tạo thành nhiều quả cam.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu được nội dung bài hát.
- Cảm nhận được giai điệu của bài hát.
 - Cháu hát đúng lời bài hát, đúng nhạc, thể hiện được hồn nhiên khi hát.	 
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: 
- Cháu biết chào cô, bố, mẹ, ông, bà khi đi học về.
- Biết sử dụng các từ ngữ để giới thiệu về bản thân của mình.
- Biết đọc các từ khó có ở trong bài thơ, câu chuyện: Đôi mắt của em, cậu bé mũi dài
-Cháu biết được tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ .
 Cháu đọc thơ đúng lời , to, rõ và biết đọc thơ diễn cảm
Lĩnh vực phát triển tình cảm- xã hội:
- Biết giao tiếp với bạn bè và người lớn.
- Biết được mối quan hệ các bạn trong lớp.
- Mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động.
- Hứng thú và thích thú về ngày sinh nhật của bạn.
- Chào hỏi khi có khách đến lớp.
Linh vực phát triển thể chất:
- Cháu thực hiện đúng kỹ năng đi trong đường hẹp mà không chạm vạch.
- Giáo dục sức khỏe: Trẻ biết ăn những món trẻ thích và đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.Biết tự chăm sóc sức khỏe của bản thân..
KẾ HOẠCH TUẦN 1 (Từ ngày 9 – 13/ 9/ 2019)
Thứ
Hoạt 
động 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện buổi sáng...
Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần vui vẻ, hướng dẫn trẻ để trẻ chơi ở các góc tự do, trò chuyện cùng trẻ về các nội dung có liên quan đến chủ đề. 
Điểm danh, báo ăn...
Thể dục sáng
Thể dục sáng tập kết hợp lời ca bài : “Ồ sao bé không lắc”.
Học
PTTC
Bật tại chỗ.
TC: Mèo đuổi chuột
KPKH
Trò chuyện và tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của bản thân trẻ 
PTTM
Tô màu bạn trai- bạn gái.
PTNT
Nhận biết tay trái, tay phải của bản thân.
PTNN
Chuyện: Mỗi người một việc
Chơi, hoạt động ngoài trời
 Giới thiệu về bản thân.
- Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
Quan sát bạn trai bạn gái.
- Nhảy vào nhảy ra 
- Chơi tự do
Chơi, hoạt động ở góc 
 PV: “Mẹ con”, 
XD: Xây nhà bé, 
TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
NT: Hát múa về chủ đề
HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Ôn kiến thức cũ
- Làm quen kiến thức mới
- Cho trẻ hát, đọc thơ theo chủ đề
- Chơi
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Cô cùng trẻ bình bé ngoan trong ngày, cắm cờ
- Chấm vào sổ động viên cháu chưa đạt
 - Chuẩn bị tư trang cho trẻ và trả trẻ
KẾ HOẠCH VUI CHƠI
Tên trò chơi
Thời gian chơi
Không gian chơi
Mục tiêu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chơi tự chọn
Đón/
trả trẻ
Trong lớp
Giúp trẻ giao tiếp, làm quen, trò chuyện cùng nhau
Sẵn có trong lớp
Cô đón trẻ, hỏi han, trò chuyện, giới thiệu các bạn trong lớp với nhau, về chủ đê
1. Ai nhanh nhất
2 . Ai đoán giỏi
3. Bắt chước tạo dáng
4. Mèo đuổi chuột
Học
Trong lớp
Cũng cô nội dung hoạt động học
Một số đồ dung cho chủ đề
Cô giới thiệu, hướng dẫn và giúp đỡ trẻ chơi
1. Lộn cầu vồng
2. Nhảy vào nhảy ra
Hoạt động ngoài trời
Ngoài trời
Cho trẻ thơ giãn, giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Không gian thoáng mát, an toàn
Cô hướng dẫn và chơi cùng trẻ
PV: “Mẹ con”, 
XD: Xây nhà bé, 
TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
NT: Hát múa về chủ đề
HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
Hoạt động góc
Trong lớp
 Trẻ được khám phá chủ đề, được trải nghiệm một số công việc của người lớn thông qua HĐ, biết chơi theo chủ đề, giao tiếp trong khi chơi. Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi hay la hét
 Đồ chơi tại các góc PV, HT, XD, NT, TN.
-Cô cùng trẻ thỏa thuận chủ đề chơi, trò chơi, góc chơi và cho trẻ chơi
- Quá trình trẻ chơi, cô hướng dẫn, gợi ý, giúp đỡ, tạo tình huống và chơi cùng trẻ
- Sau khi chơi cô cùng trẻ nhận xét quá trình chơi và thu dọn đồ chơi vào nơi quy định.
TCCL: Nu na nu nống 
Hoạt động chiều
Trong lớp
Trẻ biết cách chơi,luật chơi và chơi thích thú....
Cho trẻ đọc rõ lời đồng dao, nơi chơi rộng, an toàn, sạch sẽ
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và chơ trẻ chơi.
KẾ HOẠCH CHUNG TUẦN
I/ Đón trẻ - Chơi – Thể dục sáng
 Cô vui vẻ, niềm nở chào đón trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ cá nhân, giầy/dép đi ở nhà vào nơi quy định, chào người thân và đi vào lớp báo ảnh “Bé đến lớp” và chơi theo ý thíchtại các góc chơi có sẵn.
- Trao ®æi víi phô huynh ®Ó biÕt ngµy sinh nhËt cña bÐ,®em ¶nh cña bÐ ®Õn d¸n vµo khung ¶nh cña líp,bÐ cïng b¹n trao ®æi vÒ së thÝch vµ trang phôc của bÐ
- Cô quan sát về tâm trạng, sức khỏe, trang phục của trẻ để có cách tổ chức các hoạt động hiệu quả hơn.
- Cô cùng trẻ điểm danh theo các hình thức: Gọi tên theo danh sách/điểm tên theo tổ/cho tổ trưởng điểm danh tổ mình, sau đó kiểm tra lại góc báo ảnh “Bé đến lớp/bé ở nhà” và chốt sĩ số, báo ăn.
Thể dục sáng
1. Mục tiêu	
- Kiến thức: Trẻ biết được các động tác thể dục sáng.
- Kỹ năng: Tập thành thạo các động tác thể dục, phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, bụng. Tập theo hiệu lệnh chung, hợp tác cùng nhau để cho nhịp nhàng, đồng loạt. 
- Giáo dục: Không được đùa nghịch trong khi tập.
2. Chuẩn bị:
- Các động tác thể dục sáng cho trẻ
- Băng đĩa có bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Sân tập rộng rãi, thoáng mát.	 
3. Tiến hành
HĐ1: Khởi động cùng bé
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng và khởi động tay, chân theo nền nhạc...
HĐ2: Hãy tập cùng bé
- Cho trẻ tập các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, lườn trên nền nhạc bài hát “Ồ sao bé không lắc”
+ ĐT 1: Đưa tay ra phía trước cuộn cổ tay 
+ ĐT 2: Đưa tay lên túm hai tai và lắc đầu
+ ĐT 3: Một tay chống hông tay còn lại chỉ về phía trước
+ ĐT 4: Như ĐT1
+ ĐT5: Hai tay chống hông và lắc mình
+ ĐT6: Như ĐT3
+ ĐT7: Như ĐT1
+ ĐT8: Hai tay chống vào đầu gối và lắc lư...
+ ĐT 9: Hai tay đưa lên cao vỗ theo nhịp bài hát và quay một von
HĐ 3: Thư giản cùng bé
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Trời nắng – trời mưa” 1 – 2 lần. Sau đó cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
III/ Hoạt động góc:
PV: “Mẹ con”, 
XD: Xây nhà bé, 
 -TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
 - NT: Hát múa về chủ đề
 - HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
1. Mục tiêu
- Trẻ biết tự lựa chọn góc chơi/trò chơi mà mình thích và chủ động trong vai chơi, cách chơi, giao tiếp 
- Trẻ biết chơi có ý tưởng, chơi phong phú, đa dạng, khám phá về bản thân qua các trò chơi tại góc chơi.
- Trẻ chơi hứng thú, đoàn kết, biết giao tiếp với nhau trong khi chơi.
2. Chuẩn bị
- Một số đồ dùng cá nhân của lứa tuổi và của trẻ (phụ huynh sưu tầm).
- Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, hoa..., bóng bay, hoa nháy
- Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát,
- Một số đồ chơi quen thuộc của trẻ như: Bộ nấu ăn, một số mô hình đồ dùng và thức ăn trẻ thích.
3. Tiến hành
HĐ1: Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô cho trẻ nói chủ đề đang học và một số đồ dùng đồ chơi hiện có tại các góc chơi và cho trẻ tự nhận vai và chơi, hợp tác thoả thuận các vai chơi như: Bạn bè, mẹ con, người bán hàng Qua đó tạo mối quan hệ trong vai chơi.
HĐ2: Quá trính chơi
- Sau khi trẻ tự chọn góc chơi, trò chơi thì cô bao quát, hỏi han, tạo tình huống, gợi ý giúp trẻ phát huy được ý tưởng chơi của mình, tùy vào tình huống hiện tại để cô có thể giúp trẻ biết cách hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong khi chơi, dẫn dắt trẻ liên kết các góc chơi, nhắc trẻ thể hiện hành động phù hợp với vai chơi.
 - Cô lần lượt đến từng nhóm chơi để hỏi han, động viên, kích thích trẻ nói lên ý tưởng chơi của mình, cách thực hiện và kết quả chơi của mình/của nhóm
HĐ4: Nhận xét sau khi chơi
- Cô ra tín hiệu gây sự chú ý của trẻ, đánh giá chung quá trình chơi và kết quả chơi, cô động viên, khuyến khích trẻ, sau đó cô hướng cho trẻ tự thu dọn đồ chơi cất đúng nơi quy định, riêng sản phẩm góc nghệ thuật trưng bày.
- Cả lớp đi vệ sinh sau khi chơi và chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 23 tháng 9 năm 2019
I/ HỌC
PTTC
Bật tại chỗ.
TC: Mèo đuổi chuột
1. Mục tiêu
- Phát triển khả năng thể lực trẻ, quan sát có chủ định. Trẻ biết bật tại chỗ theo sự hướng dẫn của cô.
- Rèn tố chất mạnh dạn tự tin cho trẻ.
- Trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.
2. Chuẩn bị:
- CB của cô: Sân tập bằng phẳng, vạch chuẩn cho 2 đội.
- CB của trẻ: Trang phục gọn gàng, bỏ giầy dép.
3. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Trò chuyện
Cô hỏi trẻ : Muốn nhanh lớn các con phải làm những gì ? (ăn nhiều, đủ chất, tập thể dục,...)
Sau đó hướng trẻ đến việc tập thể dục rèn luyện sức khỏe...
HĐ 2 : Rèn luyện sức khỏe
*Khởi động:
- Cô cho trẻ làm đoàn tầu kết hợp các kiểu đi sau đó xếp thành hai hàng ngang.
* Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống.
- Động tác bụng: Chân đứng rộng bằng vai hai tay chống hông, quay người sang phải, sang trái.
- Động tác chân: Cho trẻ dậm chân tại chỗ theo nhịp.
- Động tác bật: Bật chân trước chân sau.
b. Vận động cơ bản: Bật tại chỗ
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa phân tích động tác.
- Cô làm mẫu lần 3: Hoàn chỉnh.
- Cô gọi một trẻ khá lên tập mẫu.
- Cô cho lần lượt cả lớp lên tập 1 lần. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cho 2 tổ thi đua nhau.
- Củng cố: Cô cho một trẻ tập lại
- Cô vừa cho các con học bài thể dục gì? (Bật tại chỗ)
HĐ 3 : Trò chơi thư giãn
* Trò chơi : “Mèo đuổi chuột” 
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi 2,3 lần.
Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1,2 vòng quanh sân
- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời...
- Trẻ thích thú với tập thể dục
- Trẻ làm đoàn tầu kết hợp các kiểu đi.
- Trẻ tập 2 l x 4n 
- Trẻ tập 3 l x4n 
- Trẻ tập 3 lx 4n 
- Trẻ tập 3 l x4n 
- Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe cô 
- Trẻ tập lần lượt 
- 2 tổ thi đua nhau 
- Trẻ xung phong...
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe và thích thú với trò chơi... 
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1,2 lần 
II/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Giới thiệu về bản thân.
- Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
 1. Mục tiêu
- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, biết và giới thiệu cho các bạn biết được tên, tuổi, giới tính, sở thích...của mình.
- Phát triển khả năng nói mạch lạc, rõ lời, câu nói dài hơn cho trẻ.
- Giúp trẻ gẫn gủi, thân thiện, vui chơi đoàn kết cùng bạn.
2. Chuẩn bị:
- Vị trí ngồi thoải mái, yên tĩnh, thân thiện, gần gủi để cùng trò chuyện....
- Một số vật dụng tạo sự tự tin cho trẻ như: lược, dây buộc tóc, chỉnh sửa trang phục...
- Một số hình ảnh về trẻ (do gia đình cung cấp)...
3. Tiến hành
HĐ1: Tự giới thiệu về bản thân
Cô dẫn dắt trẻ tập tự giới thiệu về mình để chuẩn bị cho một cuộc dạo chơi nhân ngày gia đình Việt Nam...
- Cô là người đầu tiên giới thiệu về bản thân cho trẻ lắng nghe và quan sát...
- Sau đó cô khuyến khích trẻ xung phong giới thiệu về bản thân như: Tên, tuổi, giới tính, sở thích...
Sau mỗi lần trẻ tự giới thiệu, cô tạo không khí nồng nhiệt chào đón, vui vẻ, vỗ tay...
HĐ 2: Trò chơi thư giãn “Mèo đuổi chuột”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
HĐ 3: Cho trẻ chơi tự do trong tầm kiểm soát của cô
- Kết thúc, cô cho trẻ vệ sinh và chuyển hoạt động...
III/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở GÓC 
- PV: “Mẹ con”, 
- XD: Xây nhà bé, 
- TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
- NT: Hát múa về chủ đề
- HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
(Thực hiện như kế hoạch chung tuần)
IV/ VỆ SINH ĂN BỮA CHÍNH – NGỦ TRƯA – ĂN BỮA PHỤ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn, hướng dÉn trẻ vệ sinh sạch sẻ dưới vòi nước sạch.
- Vận động nhẹ ăn chiều
V/ CHƠI – HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Ôn kiến thức cũ
- Làm quen kiến thức mới
- Cho trẻ hát, đọc thơ theo chủ đề.
- Chơi.
VI/ TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ
- Cô cùng trẻ bình xét bé ngoan trong ngày, cắm cờ
- Chấm vào sổ, động viên cháu chưa đạt.
- Trẻ chuẩn bị tư trang và chờ người đón.
 /Hoat5 ?*Nhận xét đánh giá cuối ngày
...........................
 Thứ 3 ngày 24 tháng 9 năm 2019
I/ HỌC
KPKH
Trò chuyện và tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của bản thân trẻ
1. Mục tiêu
- Phát triển khả năng chú ý tư duy có chủ định , phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
- Trẻ biết tên mình tên và một số bộ phận , giác quan trển cơ thể 
- Củng cố sự hiểu biết về bản thân 
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ 
2. Chuẩn bị : 
- CB của cô : Tranh ảnh về cơ thể bé trai , bé gái , từng bộ phận trên cơ thể 
- CB của trẻ : Quần áo gọn gàng 
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
HĐ 1 : Nghe nhạc 
Cô cùng trẻ nghe nhạc và hát « Tay thơm tay ngoan » 
-Sau đó cô liên hệ để giới thiệu bài 
HĐ 2 : Trò chuyện cùng bé !
Cô hỏi trẻ :
- Các con đang làm gì đây ? (học bài/nghe cô nói...)
- Các con nghe tiếng cô bằng cái gì ? (cái tai) ; nhìn cô bằng gì ? (Mắt)...
- Những bộ phận như : Tay, mắt, tai,...gọi là gì ? ở đâu ? (là bộ phận ở trên cơ thể)
Cô nhấn mạnh : Hôm nay cô cùng các con khám phá xem cơ thể chúng ta có những bộ phận gì nhé !
HĐ 3 : Khám phá
Cô cho trẻ tìm hiểu các bộ phận và giác quan, cho trẻ đọc tên các bộ phận, chức năng... nhiều lần :
- Năm nay con học lớp mấy tuổi? (3 tuổi)
- Bố mẹ con tên là gì ?
- Nhà con ở đâu ?
- Trên cơ thể con có những bộ phận gì?
- Tay để làm gì? 
- Chân để làm gì?
- Có những giác quan nào?
- Mắt dùng để làm gì?
- Để ăn được cần có gì ? 
- Để nghe được cần có gì ?
- Mũi để làm gì ?
- Đúng rồi các con rất giỏi . Vậy muốn cơ thể khoẻ mạnh hàng ngày chúng mình phải làm gì ?
- Các con phải tập thể dục thường xuyên và ăn uống đày đủ chất, hàng ngày phải tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ nhé... 
- Cô cho trẻ hát bài: Tay thơm tay ngoan 
* Giáo dục trẻ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ...
HĐ 3 : Trò chơi : Thi xem ai nhanh 
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi : Cô nói tên bộ phận trẻ giơ/chỉ vào bộ phận đó và nói to tên bộ phận đó.
Ví dụ : Cô hỏi : tay đâu, tay đâu ?
 Trẻ tay lên và nói « tay đây, tay đây »
Cô cho trẻ chơi 2,3 lần, đổi cách hỏi/ cách tìm (hỏi tên bộ phận/nói chức năng)
+ Kết thúc: Cô cùng trẻ hát vận động bài :Cái mũi » và cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi, đi vệ sịnh, chuyển hoạt động.
-Trẻ hát và lắng nghe... 
- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời cô
- Trẻ chú ý nghe 
- Trẻ trả lời và phát âm theo yêu cầu
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ hát cùng cô...
-Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ chơi thích thú...
- Trẻ cất đồ chơi 
II/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Giới thiệu về bản thân.
- Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
(Thực hiện như thứ 2)
 III/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở GÓC 
 - PV: “Mẹ con”, 
 - XD: Xây nhà bé, 
 - TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
 - NT: Hát múa về chủ đề
- HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
(Thực hiện như kế hoạch chung tuần)
IV/ VỆ SINH ĂN BỮA CHÍNH – NGỦ TRƯA – ĂN BỮA PHỤ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn, hướng dÉn trẻ vệ sinh sạch sẻ dưới vòi nước sạch.
- Vận động nhẹ ăn chiều
V/ CHƠI – HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Ôn kiến thức cũ
- Làm quen kiến thức mới
- Cho trẻ hát, đọc thơ theo chủ đề.
- Chơi.
VI/ TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ
- Cô cùng trẻ bình xét bé ngoan trong ngày, cắm cờ
- Chấm vào sổ, động viên cháu chưa đạt.
- Trẻ chuẩn bị tư trang và chờ người đón.
 /Hoat5 ?*Nhận xét đánh giá cuối ngày
...........................
 Thứ 4 ngày 25 tháng 9 năm 2019
I/ HỌC 
PTTM
Vẽ đốm màu trang trí váy
1. Mục tiêu
- Phát triển tư duy chí tưởng tượng cho trẻ khi thể hiện sản phẩm
- Củng cố kỹ năng nhận biết về màu sắc.
- Biết vẽ được nét cong tròn theo cử động của bàn tay, biết sử dụng màu để tô vẽ.
- Rèn luyện sự tinh khéo cho đôi bàn tay, kỹ năng cầm bút tô mầu cho trẻ
2. Chuẩn bị
* Chuẩn bị của cô: - Một chiếc váy bằng giấy có vẽ đốm màu;Tranh vẽ váy chưa tô màu, sáp màu; Bảng từ, sáp mầu, giấy A3, giá treo tranh.
* Chuẩn bị của trẻ: Giấy A4, bút chì, sáp màu, bàn ghế đủ cho trẻ; Trẻ thuộc bài thơ "Ong và bướm"
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1 : Trò chuyện cùng bé !
- Cô cho trẻ xem chiếc váy được cắt bằng giấy và các đốm màu, trẻ nhận xét:
 + Cô có gì? (Có chiếc váy);Làm bằng gì? (bằng giấy) Cho ai? (búp bê); Làm như thế nào? (Vẽ màu) 
- Các con có muốn làm được chiếc váy như vậy cho búp bê không!
HĐ 2: Cùng nhau quan sát
- Cô giới thiệu tranh vẽ chiếc váy và cách vẽ các đốm màu để trang trí...
- Cô giới thiệu tên bài: Vẽ đốm màu trang trí.
*Quan sát tranh mẫu:
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu cùng đàm thoại về nội dung bức tranh:
 + Các đốm màu hình gì? (tròn)
 + Có những đốm màu gì? (vàng, xanh, đỏ...)
*Cô vẽ mẫu:
- Cô vừa vẽ mẫu vừa nói cách vẽ cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ cầm bút và làm động tác vẽ mẫu trên không.
HĐ 3: Bé yêu trổ tài
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện, động viên, khuyến khích để trẻ vẽ, tô màu đẹp...
HĐ 4: Tặng quà búp bê
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm và lên nhận xét sản phẩm...
- Cô nhận xét chung, nêu gương, động viên khuyến khích trẻ kịp thời. Sau đó cô cùng trẻ treo tranh vào góc nghệ thuật dành tặng búp bê...
Kế thúc cô cùng trẻ làm các chú thỏ nhảy và hát ra ngoài chơi... 
- Trẻ chú ý quan sát và đưa ra nhận xét...
- .Trẻ thích thú muốn làm...
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát
- Trẻ trả lời...
- Trẻ làm động tác trên không
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thích thú mang trang lên trưng bày... và nhận xét tranh...
- Trẻ vận động và hát ra chơi.
II/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Giới thiệu về bản thân.
- Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
(Thực hiện như thứ 2)
 III/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở GÓC 
 - PV: “Mẹ con”, 
 - XD: Xây nhà bé, 
 - TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
 - NT: Hát múa về chủ đề
 - HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
(Thực hiện như kế hoạch chung tuần)
 IV/ VỆ SINH ĂN BỮA CHÍNH – NGỦ TRƯA – ĂN BỮA PHỤ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn, hướng dÉn trẻ vệ sinh sạch sẻ dưới vòi nước sạch.
- Vận động nhẹ ăn chiều
V/ CHƠI – HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Ôn kiến thức cũ
- Làm quen kiến thức mới
- Cho trẻ hát, đọc thơ theo chủ đề.
- Chơi.
VI/ TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ
- Cô cùng trẻ bình xét bé ngoan trong ngày, cắm cờ
- Chấm vào sổ, động viên cháu chưa đạt.
- Trẻ chuẩn bị tư trang và chờ người đón.
 /Hoat5 ?*Nhận xét đánh giá cuối ngày
...........................
 Thứ 5 ngày 26 tháng 9 năm 2019
I/ HỌC
PTNT
Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
1. Mục tiêu
- Trẻ có thể nhận biết và xác định được tay trái- tay phải của bản thân. Biết được đồ vật đang ở phía tay nào của mình. Củng cố kiến thức về một số bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ có kỹ năng nhận biết tay trái- tay phải của mình, xác định đồ dùng trên tay trái- tay phải cuả mình.
- Trẻ tập trung, chú ý trong giờ học. Biết cách sử dụng và lấy, cất đồ đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị : 
- Đồ dùng, đồ chơi xung quanh trẻ.
- Hình ảnh, bài hát...về chủ đề bản thân.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Nghe nhạc
Cô dẫn bài bằng nội dung cốt chuyện “Đôi bàn tay”
Cô cùng trẻ hát bài “Tay thơm, tay ngoan”. 
- Chúng mình vừa cùng cô hát xong bài hát gì?
- Bài hát nói về cái gì?
- Tay chúng mình dùng để làm gì?
Hôm nay chúng ta cùng khám phá xem các con có những tay gì? Tay dùng để làm gì? Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về đôi bàn tay...
HĐ2: Tay xinh, tay ngoan
Cô thu hút trẻ bằng trò chơi “Tay đâu, tay đâu?”
- Các con có mấy tay? Gồm những tay gì? Sau đó cho trẻ giơ tay theo hiệu lệnh của cô (giơ tay lên cao/xuống thấp/ra trước/ra sau/sang phải/sang trái,...).
HĐ3: Đôi tay trổ tài
- Cô cho kể một số việc đôi tay thường làm như: Tay rửa mặt/tay đánh răng/ tay xúc cơm/tay tập tô/tay tập thể dục,...
Sau đó cô cho trẻ nêu tên tay và việc làm của mỗi tay:
* Tay phải: Cầm thìa, cầm bút, cầm bàn chải đánh răng... 
Sau đó cho trẻ thực hành với tay phải một số việc làm (Mô phỏng) 
* Tay trái: Cầm bát, giữ vở,... Sau đó cho trẻ thực hành với tay phải một số việc làm (Mô phỏng)
* Cho trẻ đếm số lượng các ngón tay trên bàn tay, so sánh số lượng ngón tay; phân biệt tay phải/tay trái (Lưu ý cho trẻ đọc các từ chỉ về kiến thức như: Tay phải, tay trái,...
* Cho trẻ thực hành một số việc phải dùng cả hai bàn tay, giúp trẻ nhận ra hai tay quan trọng bằng nhau nên cần giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ... 
HĐ4: Thi đua
TC1: Bô phận trên cơ thể tôi
- Cô cho trẻ xác định lại các bộ phận (chân, tai, mắt) trên cơ thể cùng phía với tay phải/tay trái của mình. 
TC2: Hãy vận động cùng tôi
- Cô và trẻ cùng làm những chú thỏ (để tay cạnh tai giả làm tai thỏ) sau đó cô vừa nói vừa làm các động tác cho trẻ làm theo.
 + Giậm chân phải “Thịch thịch”.
 + Giậm chân trái “Thịch thịch”.
 + Vẫy tay phải- Vẫy tay trái.
 + Bịt mắt phải, mở mắt trái (ngược lại)
 + Nghiêng người sang bên phải/sang bên trái.
 + Quay đầu sang bên phải/sang bên trái.
 + Tay trái cầm chân trái/tay phải cầm chân phải,...
TC3: Bắt chước dáng ông cụ/bà cụ
- Cho trẻ làm dáng đi còm lưng, yêu cầu tay nào để trên lưng/tay nào chống gậy... đi vòng quanh lớp...
Kết thúc cô cùng trẻ giang hai tay làm máy bay ù ù ra ngoài chơi...
- Trẻ chú ý lắng nghe và thích thú...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tò mò...
- Trẻ nói “Tay đây tay đây”
- Trẻ xung phong trả lời và thực hiện theo yêu cầu của cô...
- Trẻ xung phong kể...
- Trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô (thực hành, phát âm,...)
- Trẻ ghi nhớ...
- Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu...
- Trẻ thực hiện và nói rõ lời...
- Trẻ thích thú...
- Trẻ ra chơi nhẹ nhàng...
II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Quan sát mái tóc bạn trai bạn gái
Trò chơi: Ai nhanh nhất
Chơi tự do
Môc tiªu:
- Trẻ phân biệt được tóc bạn trai ngắn tóc bạn gái dài. Trẻ chơi đươc trò Bịt mắt bắt dê.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 85-90% trẻ nắm được bài.
- Trẻ yêu quý, bảo vệ các bộ phân trên cơ thể. Trẻ tích cực hứng thú hoạt động.
 2. ChuÈn bÞ:
- Sân trường sạch sẽ đồ chơi trên sân đảm bảo an toàn,
 3. TiÕn hµnh:
* HĐ 1: BÐ ®äc th¬
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Lời bé
- Cho trẻ trò chuyện về cơ thể trẻ
*HĐ 2: Tãc b¹n thÕ nµo? 
- Cho trẻ quan sát hai bạn: Như Ý và Khanh
 Cô đàm thoại với trẻ: 
 + Các con cho cô biết ai là bạn trai, ai là bạn gái?
 + Vì sao con biết bạn Như Ý là bạn gái?
 + Vì sao con biết bạn Khanh là bạn trai?
 Như vậy là các bạn trai thì có mái tóc ngắn còn các bạn gái thì có mái tóc dài.
 Vậy, các con hãy tìm những bạn gái và bạn trai của lớp mình thông qua mái tóc của các bạn nào
- Cho trẻ lên chải tóc cho nhau...
HĐ 3: TCVĐ: Bịt mắt bắt dê?
- Luật chơi: nếu không bắt được con dê nào thì phải nhảy lò cò
- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ xung phong làm người bịt mắt và trẻ còn lại làm chú dê con đi ăn và kêu bê..bê, sau khi có hiệu lệnh thì người bịt mắt phải tìm bắt dê con,...
- Trẻ chơi: cô động viên, cổ vũ, định hướng bằng các phía để giúp trẻ bắt được dê con..., cho trẻ 2 – 3 lần...
HĐ4: Ch¬i tù do
- Cô quan sát trẻ chơi
 Kết thúc: C« cho trÎ vµo líp vÖ sinh c¸ nh©n
III/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở GÓC 
 - PV: “Mẹ con”, 
 - XD: Xây nhà bé, 
 - TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
 - NT: Hát múa về chủ đề
 - HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
(Thực hiện như kế hoạch chung tuần)
 IV/ VỆ SINH ĂN BỮA CHÍNH – NGỦ TRƯA – ĂN BỮA PHỤ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn, hướng dÉn trẻ vệ sinh sạch sẻ dưới vòi nước sạch.
- Vận động nhẹ ăn chiều
V/ CHƠI – HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Ôn kiến thức cũ
- Làm quen kiến thức mới
- Cho trẻ hát, đọc thơ theo chủ đề.
- Chơi.
VI/ TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ
- Cô cùng trẻ bình xét bé ngoan trong ngày, cắm cờ
- Chấm vào sổ, động viên cháu chưa đạt.
- Trẻ chuẩn bị tư trang và chờ người đón.
 /Hoat5 ?*Nhận xét đánh giá cuối ngày
...........................
Thứ 6, ngày 27 tháng 9 năm 2019
I/ HỌC
PTNN
Chuyện “Mỗi người một việc”
Mục tiêu
- Trẻ biết tên câu chuyện, tên tác giả. Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể và công dụng của nó.
- Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện. Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời theo câu hỏi của cô. Thông qua nội dung câu chuyện trẻ biết các bộ phận của cơ thể đều có liên quan với nhau.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể của mình.
 2. Chuẩn bị :
- Hình ảnh minh hoạ câu chuyện.
- Video chuyện “Mỗi người một việc”
 3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Vui chơi cùng bé!
- Cô cùng trẻ chơi “Hít vào – Thở ra”
- Cô hỏi trẻ: Các hít thở bằng gì? (mũi)
Cả lớp cùng cô hát, vận động bài hát “Cái mũi”.
- Trên cơ thể chúng ta còn bộ phận nào nữa? Cho trẻ kể tên bộ phận trên cơ thể, chú ý dạy cho trẻ nói rõ tên...
HĐ 2: Hãy lắng nghe
- Cô thu hút trẻ: Cô ra tín hiệu “Suỵt....”, có ai đó đang cãi nhau..., cô nghe rồi, các con có nghe gì không?
- Cô liên hệ kể lần 1: Kể tron vẹn câu chuyện thể hiện cử chỉ, điệu bộ của từng bộ phận.
 + Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả, giới thiệu hình ảnh và cho trẻ đọc tên nhân vật trong chuyện...
- Cô kể lần 2: Kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa.
*Giảng nội dung theo tranh minh họa: Câu chuyện kể về các bộ phận trên cơ thể chúng ta, mỗi bộ phận có công việc khác nhau, nhưng bộ phận nào cũng quan trọng. Để cơ thể mau lớn, khỏe mạnh chúng ta nên ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên, chăm ngoan...., không được cãi nhau, tranh giành, đánh bạn....
- Cô kể lần 3: Như lần 2, nhấn mạnh vào tên bộ phận, công việc của từng bộ phận để trẻ ghi nhớ... 
* Đàm thoại, kể trích dẫn theo hình ảnh minh họa: (Chú ý cho trẻ đọc các từ có nghĩa trong nội dung chuyện như: Tên bộ phận, chức năng...)
- Tên chuyện? Tên tác giả? Tên nhân vật trong chuyện?
- Tay/mắt/mồm... làm những công việc gì?
- Trên cơ thể, bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao? (đều quan trọng như nhau).
- Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh các con phải làm gì? (ăn uống đủ chất, vệ sinh sạch sẽ...)
- Cô cho trẻ xem lại video kể về câu chuyện 1 lần.
HĐ3: Cùng nhau thư giãn
- Cô cùng trẻ thể hiện cảm xúc như: Vui/buồn/ngạc nhiên/thích thú/tức giận....
Sau đó cô cùng trẻ vận động bài hát “Ồ sao bé không lắc” và ra chơi nhẹ nhàng...
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng...
- Trẻ xung phong kể...
- Trẻ chú ý lắng nghe... và cảm nhận...
- Trẻ đọc tên chuyện, tên tác giả...
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh...
- Trẻ kể theo cô...
- Trẻ xung phong trả lời...và phát âm đúng từ/câu cô cung cấp...
- Trẻ chú ý theo dõi chuyện...
- Trẻ thể hiện được cảm xúc theo yêu cầu...
- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng bài hát...
II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Quan sát mái tóc bạn trai bạn gái
Trò chơi: Ai nhanh nhất
Chơi tự do
(Thực hiện như thứ 5)
 III/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở GÓC 
 - PV: “Mẹ con”, 
 - XD: Xây nhà bé, 
 - TN: Nước, bình nước, thùng rác, kéo,	
 - NT: Hát múa về chủ đề
 - HT: Tô tranh chân dung bé, cô giáo, xem tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể.
(Thực hiện như kế hoạch chung tuần)
 IV/ VỆ SINH ĂN BỮA CHÍNH – NGỦ TRƯA – ĂN BỮA PHỤ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn, hướng dÉn trẻ vệ sinh sạch sẻ dưới vòi nước sạch.
- Vận động nhẹ ăn chiều
V/ CHƠI – HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Ôn kiến thức cũ
- Làm quen kiến thức mới
- Cho trẻ hát, đọc thơ theo chủ đề.
- Chơi tự do...
VI/ TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ
- Cô cùng trẻ bình xét bé ngoan trong ngày, cắm cờ
- Chấm vào sổ, động viên cháu chưa đạt.
- Trẻ chuẩn bị tư trang và chờ người đón.
 /Hoat5 ?*Nhận xét đánh giá cuối ngày
...........................
KẾ HOẠCH TUẦN 2 (Từ ngày 30/9 – 4/10/2019)
 Thứ
Hoạt 
đọng 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện buổi sáng...
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về tác dụng của các giác quan & biết giữ gìn vệ sinh các

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_mam_chu_de_ban_than_4_tuan.doc