Giáo án Nếp sống Thanh lịch văn minh Lớp 7 - Bài 1-3- Nguyễn Quốc Hùng

các nhân viên của trường mình chưa?

- Em làm thế nào khi 1 bác phụ huynh không biết lớp con mình đang ngơ ngác đi tìm?

- Làm thế nào để

docx 14 trang Bảo Anh 08/07/2023 19500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Nếp sống Thanh lịch văn minh Lớp 7 - Bài 1-3- Nguyễn Quốc Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Nếp sống Thanh lịch văn minh Lớp 7 - Bài 1-3- Nguyễn Quốc Hùng

Giáo án Nếp sống Thanh lịch văn minh Lớp 7 - Bài 1-3- Nguyễn Quốc Hùng
Ngày soạn: 1/ 09 / 2020
Bài 1 - Tiết 2: TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội.
Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh tham khảo về người Hà Nội và cách nói năng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ví dụ về tiếng nói người Hà Nội?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết cách nói năng thanh lịch, văn minh:
- Để hướng dẫn học sinh có ý thức nói năng thanh lịch, văn minh, giáo viên có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm theo nội dung câu chuyện “Làm đẹp tiếng Hà thành” sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận:
+ Em có nhận xét gì cách sử dụng ngôn ngữ của Vân?
+ Thái độ và lời nói của bố Vân giúp cho em hiểu điều gì về cách nói năng của mỗi người?
- Để giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội, học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen:
+ Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp.Tiếng Việt giàu và đẹp, có đủ điều kiện để diễn tả các suy nghĩ , tỡnh cảm, thái độ của chúng ta . Vỡ vậy ta phải vận dụng vốn Tiếng Việt trong sỏng và giàu sức biểu cảm, hạn chế vay mượn ngôn ngữ nước ngoài, dựng tiếng lúng
+ Nói lời hay Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp. Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp. Không nói tục, chửi thề, gõy gổ, cói lộn. Luôn có ý thức chọn lựa lời đẹp ý hay, ngôn ngữ có văn hóa, giữ gỡn sự trong sỏng của Tiếng Việt 
- Khi nói, ta cần diễn đạt ntn?
Ta cần nói ngắn gọn, rõ ràng, từ tốn, lễ phép. Biết kết hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp. Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng. Cần luyện tập để không nói ngọng, nói láp, nói quá to, quá nhanh, nói lí nhí, quá nhỏ
+ Nói phù hợp với đối tượng giao tiếp:
Khi giao tiếp, ta cần đặc biệt chú ý dến đối tượng giao tiếp, phải xác định đối tượng giao tiếp với mình là ai? Người đó có quan hệ với mình ntn ? Từ đó mà có lời nói, cử chỉ, thái độ, cách ứng xử , xưng hô sao cho phù hợp.
Trong giao tiếp, cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp thì sẽ tạo hiệu quả cho cuộc giao tiếp.Tùy theo hoàn cảnh mà lựa chọn cách nói,lời nói kết hợp thái độ ,cử chỉ sao cho phù hợp .
Khi có lỗi, phải nói lời xin lỗi, khi người khác xin lỗi mình thì có thể nói
Mỗi cuộc giao tiếp đều có những chuẩn mực riêng,nhưng dù giao tiếp trong bất kì hoàn cảnh nào, đối tượng nào, thì lời nói cũng phải đúng mực, cách nói phải rõ ràng, dễ hiểu, rõ ràng mạch lạc với thái độ hòa nhã, chân thành, sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với người nghe.
Cùng với biết nói ,cần phải biết nghe.
+ Cần biết tôn trọng người nói ,biết chăm chú lắng nghe, vừa nghe vừa nhìn người nói, không nhìn đi chỗ khác
+ Không nói leo, không cắt ngang lời,khi không nhất trí có thể xin lỗi trước khi nêu ý kiến.
+ Không vươn vai, ngáp dài, lộ vẻ đau khổ mệt mỏi, có cử chỉ sốt ruột, chê bai.
+ Biết động viên người nói bằng cử chỉ gật đầu, vỗ tay, mỉm cười..
Hoạt động 3: Liên hệ với cách nói năng của học sinh Hà Nội hiện nay.
- GV có thể đưa một số tình huống về cách nói năng của học sinh hiện nay để học sinh trao đổi và thảo luận, phân tích những nét đẹp và chưa đẹp trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Học sinh trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, châm ngônnói về cách nói năng của con người.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
I. NÉT ĐẸP RIÊNG CỦA TIẾNG NÓI NGƯỜI HÀ NỘI:
1. Đặc điểm của tiếng Hà Nội:
Tiếng Hà Nội là Tiếng Việt mang đặc trưng của phương ngữ Bắc Bộ, đồng thời cũng có những đặc thù riêng.
- Về mặt ngữ âm: Các nguyên âm được phát ra rõ ràng. Sáu thanh điệu được phát âm chính xác. Các phụ âm cuối được phát âm đúng chuẩn.
- Về mặt từ vựng: Tiếng Hà Nội sử dụng vốn từ toàn dân trong mọi hoạt động giao tiếp.
- Về mặt chính tả: Mặc dù thiếu vắng một số phụ âm đầu và một số vần trong khi phát âm nhưng khi viết chính tả, người Hà Nội lại phân biệt rất chính xác các từ ngữ đó.
2. Tiếng Hà Nội - sự kết tinh những nét đẹp của ngôn ngữ Việt Nam:
- Cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại, “tròn vành rõ chữ”.
- Hệ thống ngữ âm giàu chất nhạc trầm bổng, uyển chuyển, cách uốn giọng ngọt ngào thật độc đáo .
- Tiếng Hà Nội là sự hội tụ của bốn phương, là tinh hoa của một nền văn hóa , dễ nghe, dễ hiểu .
- Tiếng Hà Nội là một trong những nhân tố làm rạng rỡ cho mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến
II. GIỮ GÌN VÀ LÀM ĐẸP THÊM TIẾNG NÓI NGƯỜI HÀ NỘI:
1. Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
1. Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
- Nói năng nhẹ nhàng, thanh lịch, đầy nhạc tính, dễ nghe, dùng từ chính xác, giọng nói có âm sắc ngọt ngào..
- Cách xưng hô đúng mực thể hiện nếp sống, nếp cư xử nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng người đối thoại.
- Nói những lời tế nhị, lời chào khi gặp gỡ, lúc chia tay, các từ “cảm ơn, xin lỗi” như đã thành lời cửa miệng.
- Vốn từ giàu có, biết cách dùng từ đúng chỗ, đúng lúc và biết lựa chọn những từ ngữ tế nhị, không xôbồ.
- Luôn có ý thức và niềm tự hào về lời ăn tiếng nói trong các mối quan hệ giao tiếp.
2. Học sinh Hà Nội nói năng thanh lịch, văn minh
a. Nói để người khác nghe
- Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp.
- Nói lời hay:
+ Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp.
+Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp
Cách nói hay:
+ Nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thái độ từ tốn, lễ phép.
+ Biết kết hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp.
+ Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng.
+ Nói phù hợp với đối tượng giao tiếp.
b) Nghe người khác nói
- Giữ lịch sự khi nghe người khác nói chính là biểu hiện của con người lịch sự, văn minh
+ Cần biết tôn trọng người nói, biết chăm chú lắng nghe, vừa nghe vừa nhìn người nói, không nhìn đi chỗ khác
+ Không nói leo, không cắt ngang lời, khi không nhất trí có thể xin lỗi trước khi nêu ý kiến
+ Không vươn vai, ngáp dài, lộ vẻ đau khổ mệt mỏi, có cử chỉ sốt ruột, chê bai.
+ Biết động viên người nói bằng cử chỉ gật đầu, vỗ tay, mỉm cười...
* Củng cố bài học:
Giáo viên kết luận: Là học sinh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng ta luôn tự hào vì mình là người Hà Nội , được nói tiếng Hà Nội . Vì vậy, việc nói năng sao cho đúng, cho hay, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội là điều rất cần thiết của mỗi người. Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói của người Hà Nội bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày.
* Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học và giải đáp thắc mắc.
Giải đáp thắc mắc (nếu có).
Chuẩn bị bài 2 “Giao tiếp, ứng xử trong gia đình”.
Ngày soạn: 7/ 09 / 2020
	Bài 1 - Tiết 2: TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội.
- Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh tham khảo về người Hà Nội và cách nói năng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: Nờu vớ dụ về tiếng nối người Hà Nội?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết cách nói năng thanh lịch, văn minh:
- Để hướng dẫn học sinh có ý thức nói năng thanh lịch, văn minh, giáo viên có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm theo nội dung câu chuyện “Làm đẹp tiếng Hà thành” sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận:
+ Em có nhận xét gì cách sử dụng ngôn ngữ của Vân?
+ Thái độ và lời nói của bố Vân giúp cho em hiểu điều gì về cách nói năng của mỗi người?
- Để giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội, học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen:
+ Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp.Tiếng Việt giàu và đẹp, có đủ điều kiện để diễn tả các suy nghĩ , tỡnh cảm, thái độ của chúng ta . Vỡ vậy ta phải vận dụng vốn Tiếng Việt trong sỏng và giàu sức biểu cảm, hạn chế vay mượn ngôn ngữ nước ngoài, dựng tiếng lúng
+ Nói lời hay Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp. Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp. Không nói tục, chửi thề, gõy gổ, cói lộn. Luụn cú ý thức chọn lựa lời đẹp ý hay, ngôn ngữ có văn hóa, giữ gỡn sự trong sỏng của Tiếng Việt .
 - Khi nói, ta cần diễn đạt ntn?
Ta cần nói ngắn gọn, rõ ràng, từ tốn, lễ phép. Biết kết hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp. Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng. Cần luyện tập để không nói ngọng, nói láp, nói quá to, quá nhanh, nói lí nhí, quá nhỏ
+ Nói phù hợp với đối tượng giao tiếp:
Khi giao tiếp, ta cần đặc biệt chú ý dến đối tượng giao tiếp, phải xác định đối tượng giao tiếp với mình là ai? Người đó có quan hệ với mình ntn ? Từ đó mà có lời nói, cử chỉ, thái độ, cách ứng xử , xưng hô sao cho phù hợp.
Trong giao tiếp, cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp thì sẽ tạo hiệu quả cho cuộc giao tiếp.Tùy theo hoàn cảnh mà lựa chọn cách nói,lời nói kết hợp thái độ ,cử chỉ sao cho phù hợp .
Khi có lỗi, phải nói lời xin lỗi, khi người khác xin lỗi mình thì có thể nói
Mỗi cuộc giao tiếp đều có những chuẩn mực riêng,nhưng dù giao tiếp trong bất kì hoàn cảnh nào, đối tượng nào, thì lời nói cũng phải đúng mực, cách nói phải rõ ràng, dễ hiểu, rõ ràng mạch lạc với thái độ hòa nhã, chân thành, sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với người nghe.
Cùng với biết nói ,cần phải biết nghe.
+ Cần biết tôn trọng người nói ,biết chăm chú lắng nghe, vừa nghe vừa nhìn người nói, không nhìn đi chỗ khác
+ Không nói leo, không cắt ngang lời,khi không nhất trí có thể xin lỗi trước khi nêu ý kiến.
+ Không vươn vai, ngáp dài, lộ vẻ đau khổ mệt mỏi, có cử chỉ sốt ruột, chê bai.
+ Biết động viên người nói bằng cử chỉ gật đầu, vỗ tay, mỉm cười..
 Hoạt động 3: Liên hệ với cách nói năng của học sinh Hà Nội hiện nay.
- GV có thể đưa một số tình huống về cách nói năng của học sinh hiện nay để học sinh trao đổi và thảo luận, phân tích những nét đẹp và chưa đẹp trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Học sinh trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, châm ngônnói về cách nói năng của con người.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
II. GIỮ GÌN VÀ LÀM ĐẸP THÊM TIẾNG NÓI NGƯỜI HÀ NỘI
2. Học sinh Hà Nội nói năng thanh lịch, văn minh
a. Nói để người khác nghe
- Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp.
- Nói lời hay:
+ Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp.
+Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp
Cách nói hay:
+ Nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thái độ từ tốn, lễ phép.
+ Biết kết hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp.
+ Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng.
+ Nói phù hợp với đối tượng giao tiếp.
b) Nghe người khác nói
- Giữ lịch sự khi nghe người khác nói chính là biểu hiện của con người lịch sự, văn minh
+ Cần biết tôn trọng người nói, biết chăm chú lắng nghe, vừa nghe vừa nhìn người nói, không nhìn đi chỗ khác
+ Không nói leo, không cắt ngang lời, khi không nhất trí có thể xin lỗi trước khi nêu ý kiến
+ Không vươn vai, ngáp dài, lộ vẻ đau khổ mệt mỏi, có cử chỉ sốt ruột, chê bai.
+ Biết động viên người nói bằng cử chỉ gật đầu, vỗ tay, mỉm cười...
* Củng cố bài học:
Giáo viên kết luận: Là học sinh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng ta luôn tự hào vì mình là người Hà Nội , được nói tiếng Hà Nội . Vì vậy, việc nói năng sao cho đúng, cho hay, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội là điều rất cần thiết của mỗi người. Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói của người Hà Nội bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày.
* Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học.
- Giải đáp thắc mắc (nếu có).
Ngày soạn: 15/ 09 / 2020
	Bài 2: GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Hiểu về nét đẹp riêng của người Hà Nội về cách tổ chức trong gia đình Người Hà Nội.
Tự hào về cách sống lịch sự,văn minh,thanh lịch của người Hà Nội
Có ý thức thực hiện việc nói năng, sống và ứng xử thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay,hành động đẹp và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp là các thành viên trong gia đình dòng tộc.
II. Chuẩn bị:
 1.Về nội dung: Cách gọi xưng hô,quan hệ họ hàng của người Hà Nội.
 2.Về phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,thảo luận nhóm
 3.Tư liệu: Bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Giới thiệu bài học
 	Có bài hát: “Tổ ấm gia đình, không gì sánh được, một mai sánh bước con bay vào đời” Và với môn học mới chúng ta sẽ làm quen với những kiến thức về Hà Nội học một trong những nề nếp đó là cách ứng xử trong gia đình của mình
3. Nội dung bài học
- Em hãy cho biết tiếng tiếng Hà Nội có những cách cư xử nói năng ra sao?
- So sánh với tiếng toàn dân ngôn ngữ toàn dân, tiếng Hà Nội có điểm giống và khác như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cách phát âm và cách viết học sinh Hà Nội ngày nay?
- Vị trí của tiếng nói trong ngôn ngữ chung của cả lớp?
Thi 3 nhóm ( Trong vòng 5 phút) 
 Hãy viết các cách phát âm và chính tả của các vùng miền của các miền trên đất nước ta.
 Sau đó yêu cầu các em lên đưa kết quả cho ban thư kí tổng hợp điểm.
Giáo viên nhận xét và đánh giá chung.
II. GIỮ GÌN VÀ LÀM ĐẸP THÊM TIẾNG NÓI NGƯỜI HÀ NỘI
 1. Tự hào về cách nói năng thanh lịch của Người Hà Nội.
 - Cách xưng hô: Cư xử, ứng xử đẹp..
 - Cách phát âm: Sáu thanh điệu được phát ra đúng chuẩn.
 - Ngữ điệu: không xô bồ, luôn miệng cám ơn, xin lỗi.
 - Vốn từ ngữ giàu có.
 2. Học sinh Hà Nội nói năng thanh lịch, văn minh.
 a. Nói để người khác nghe.
- Nói đúng (phát âm chuẩn, dùng từ chính xác.)
- Nói lời hay (biết thưa gửi, cám ơn, xin lỗi)
- Cách nói hay
+ Người Hà Nội có cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại, “tròn vành rõ chữ”
+ Cách uốn giọng nhẹ nhàng, uyển chuyển, tạo nên nét độc đáo và riêng biệt.
- Nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp (trước khi nói có thể đệm thêm: Làm ơn cho hỏi, xin lỗi)
b. Nghe người khác nói.
 - Phải biết nghe, bởi nghe là cả 1 nghệ thuật, không nên nói leo, không lơ đễnh hay ngáp dài hoặc tự ý ngắt lời.
 - Biết động viên người khác nói bằng ánh mắt, nụ cười hay vỗ tay hợp lý
4.Củng cố
- Qua tiết học này em hiểu gì thêm về tiếng nói của người Hà Nội?
5.Hướng dẫn về nhà
- Sưu tầm những câu nói ca ngợi ngôn ngữ của người Hà Nội.
- Nghe cách nói chuẩn trên tivi và so sánh với cách nói của em.
Ngày soạn: 23/ 09 / 2020
Tiết 4:	BÀI 2: GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH (Tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Hiểu về nét đẹp riêng của người Hà Nội về cách tổ chức trong gia đình Người Hà Nội.
Tự hào về cách sống lịch sự,văn minh,thanh lịch của người Hà Nội
Có ý thức thực hiện việc nói năng, sống và ứng xử thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay, hành động đẹp và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp là các thành viên trong gia đình dòng tộc.
II. Chuẩn bị:
1.Về nội dung: Quan hệ họ hàng hai bên nội ngoại của 2 bên gia đình của em.
2.Về phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm
3.Tư liệu: Bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra 
3. Nội dung bài học
Em hãy cho biết ở nhà em đối xử với ông bà như thế nao? Em đã thấy mình là người cháu có hiếu chưa?
- Em có thể đưa ra những tấm gương đối xử tốt với ông bà và ngược lại? Vị trí của những hành động đó trong tâm hồn bạn?
Thi 3 nhóm ( Trong vòng 5 phút) 
 Hãy viết các hành động đẹp và chưa đẹp của các bạn khi đối xử với ông bà? Sau đó yêu cầu các em lên đưa kết quả cho ban thư kí tổng hợp điểm.
Giáo viên nhận xét và đánh giá chung.
- Em đã làm gì để cha mẹ mình vui lòng chưa? Đó là những hành động gi?
- Và đã bao giờ em có những hành động khiến bố mẹ em buồn lòng?
- Khi bố mẹ mắng sai em, em sẽ làm gì?
- Dòng họ nhà em có những quỹ nào phục vụ cho khuyến học con cháu không? Cách thức hoạt động đó như thế nào?
Em thường có thái độ thế nào với việc của dòng họ mình?
II. GIAO TIẾP,ỨNG XỬ THANH LỊCH, VĂN MINH TRONG GIA ĐÌNH
1. Giao tiếp ứng xử trong gia đình.
a. Giao tiếp, ứng xử đối với ông bà.
- Phải tôn kính hiếu thảo với ông bà.
+ Phải lắng nghe bằng thái độ vui vẻ.
+ Giải thích với ông bà nhẹ nhàng.
+ Phải hiểu tâm lí ông bà (không mở nhạc to, hát hò ầm ĩ,.)
+ Không nghịch vào kỉ vật của ông bà
- Cách thưa gửi:
+ Cám ơn, chào hỏi,.
+ Nhận gì cũng phải đón bằng 2 tay.
- Quan tâm:
+ Phải thường xuyên thăm hỏi, động viên, nhất là những khi ông bà đau yếu.
b. Giao tiếp ứng xử với cha mẹ.
- Phải yêu thương, kính trọng cha mẹ, học cách làm cha mẹ vui lòng.
+ Chăm chỉ học tập đạt kết quả cao.
+ Giúp đỡ cha mẹ công việc hàng ngày.
+ Không vòi vĩnh đua đòi.
+ Đi ra đường phải xin phép, phải nói rõ mình đi đâu, làm gì để bố mẹ đỡ lo
+ Có thái độ tôn trọng trọng khi khách của bố mẹ đến nhà.
+ Khi bố mẹ trách mắng hãy kiềm chế đợi cơ hội nói xin lỗi.
- Tâm sự sẻ chia như những người bạn với bố mẹ những điều ở lớp hay ở trường và cả những điều về giới tính.
c. Với anh chị em 
- Cần quan tâm giúp đỡ để cùng tiến bộ.
2. Giao tiếp, ứng xử với dòng họ.
a. Truyền thống dòng họ
- Xây dựng dòng họ, nhà thờ họ.
- Lập gia phả.
- Lập quĩ khuyến học khuyến tài quĩ khen thưởng
b. Cách giao tiếp ứng xử:
- Học tập để xứng đáng với tổ tiên.
 - Tham gia các hoạt động do họ tổ chức.
4. Củng cố
- Qua tiết học này em hiểu gì về cách ứng xử trong gia đình của người Hà Nội?
- Giáo viên đọc văn bản: “Tôn trọng cả với người trong nhà”
5. Hướng dẫn về nhà
 - Sưu tầm những câu nói ca ngợi cách nói năng giao tiếp của người trong gia đình của người Hà Nội.
 - Tìm hiểu cách xưng hô giữa thầy trò thời xưa và ngày nay
Ngày soạn: 23/ 09 / 2020
Tiết 5:	
Bài 3: GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Hiểu về nét đẹp riêng của người Hà Nội.
Tự hào về cách nói năng lịch sự, văn minh, thanh lịch của người Hà Nội trong môi trường giáo dục.
Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp (thầy cô, bạn bè và khách đến trường).
II. Chuẩn bị:
1. Về nội dung: Cách xưng hô giữa thầy trò thời xưa và ngày nay.
2. Về phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.
3. Tư liệu: Bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Giới thiệu bài học
Với buổi học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với những kiến thức về Hà Nội học, một trong những kiến thức đó là cách ứng xử văn minh trong trường học.
3. Nội dung bài học
- Em hãy cho biết trong nhà trường có những điều kiện nào?
- Em biết gì về truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta?
- Vị trí của tình thầy trò quan trọng như thế nào với em?
- Trong nhà trường, đặc biệt trong lớp học em nên làm những gì?
- Làm thế nào để thầy cô vui lòng khi đang trong giờ học?
I. GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG.
 - Về cơ sở vật chất.
 - Nguồn nhân lực (Thầy, trò, nhân viên nhà trường) 
II. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ THANH LỊCH VĂN MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG.
 1. Giao tiếp ứng xử trong quan hệ thầy – trò.
a. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
 Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa luôn dạy chữ và dạy người. Kính thầy, trọng thầy.
 Phải giao tiếp ứng xử với thầy cho hợp đạo.
b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô giáo
 * Trong giờ học:
- Khi thầy cô đến phải trang nghiêm đứng lên chào.
- Khi thầy cô điểm danh phải trả lời rành rọt có chủ ngữ tránh tình trạng nói cộc lốc
- Trên lớp phải chăm chú nghe giảng, hăng hái xây dựng bài.
- Không nghịch ngầm dưới bàn.
- Không ngủ trong giờ học, phát huy óc sáng tạo trong giờ học.
- Lên bảng không uốn éo, gãi đầu gãi tai.
- Khi hết giờ phải chờ lệnh cho ra ngoài mới được ra không chên lấn xô đẩy
- Hoàn thành bài tập thầy cô cho về nhà để thầy cô vui lòng.
- Khi thầy cô phê bình hãy tiếp thu nghiêm túc.
4. Củng cố
- Qua tiết học này em hiểu gì thêm về cách nói năng của học sinh Hà Nội trong nhà trường?
5. Hướng dẫn về nhà
- Sưu tầm những câu nói ca ngợi tình cảm của của người Hà Nội nói riêng và con người VN nói chung về đạo thầy trò?.
Ngày soạn: 30/ 09 / 2020
Tiết 6: Bài 3: GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG (tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Hiểu về nét đẹp riêng của người Hà Nội.
Tự hào về cách nói năng lịch sự,văn minh,thanh lịch của người Hà Nội
Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp trong môi trường văn hóa.
II. Chuẩn bị:
1.Về nội dung: Về quan hệ thầy trò.
2.Về phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.
 	3.Tư liệu: Bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Giới thiệu bài học
 Với buổi học hôm trước chúng ta sẽ làm quen với những cách ứng xử văn minh trong trường học. Và tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách nói năng ứng xử thanh lịch, văn minh trong nhà trường.
3. Nội dung bài học
- Em hãy cho ngoài giờ học ta ứng xử thế nào với thầy cô? 
- Em sẽ làm thế nào khi vào văn phòng của thầy cô? 
- Em có đặt tên tếu cho thầy cô, hoặc đã từng nói xấu bôi nhọ danh dự của thầy cô bao giờ chưa? Cảm giác của em lúc đang nói xấu bị thầy cô bắt được?
- Vị trí của thầy cô giáo cũ trong em là gì?
- Em thường suy nghĩ như thế nào về tình bạn trong nhà trường?
- Đối với bạn cùng lớp em cư xử thế nào?
- Em sẽ làm gì khi bạn em đang nói xấu mình trước các bạn lớp khác? 
- Đối với bạn khác trường có nên thân mật ngay không?
- Em có thấy mình đã biết hết tên các nhân viên của trường mình chưa?
- Em làm thế nào khi 1 bác phụ huynh không biết lớp con mình đang ngơ ngác đi tìm?
- Làm thế nào để có 1 môi trường sư phạm hoàn chỉnh?
II. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ THANH LỊCH VĂN MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Giao tiếp trong quan hệ thầy - trò.
* Trong giờ học
* Ngoài giờ học:
- Khi gặp thầy cô trên đường hãy cúi chào lễ phép.
- Trước khi vào văn phòng của thầy cô nhớ gõ cửa, không tự tiện nghịch đồ của thầy cô khi chưa được phép.
- Khi thầy cô đang nói chuyện không tự ý chen ngang.
- Không đặt tên tếu cho thầy cô, hoặc nói xấu thầy cô.
- Hãy giúp thầy cô những việc có thể.
- Khi thầy cô đến thăm nhớ đón tiếp niềm nở.
* Đối với thầy cô giáo cũ:
- Dù thầy cô không dạy khi gặp phải chào, hoặc không có đkiện đến thăm, nhớ gọi điện
 - Nên trở lại trường cũ để ôn lại kỉ niệm xưa với thầy cô.
2. Giao tiếp ứng xử trong quan hệ bạn bè.
a, Đối với bạn bè cùng lớp cùng trường.
- Hãy cư xử với đúng mực, hòa nhã với bạn bè. Anh chị lớp trên không bắt nạt em lớp dưới
- Khoan dung với bạn bè khi họ mắc lỗi phải cho họ cơ hội sửa sai.
- Những người gặp khó khăn về vật chất nhớ giúp đỡ nếu có thể
- Những bạn có khiếm khuyết không nên bắt chước trêu chọc bạn.
- Cách xưng hô nên thân mật.
- Bạn nam nữ nên cư xử tế nhị, vui vẻ.
b, Đối với bạn bè khác trường.
- Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi giao tiếp.
- Nhiệt tình vui vẻ làm quen.
3. Giao tiếp, ứng xử với nhân viên trong nhà trường.
- Hiểu được công việc họ đang làm và chia sẻ nếu có thể.
4. Giao tiếp ứng xử với khách đến trường.
Cần chào hỏi chỉ đường một cách nhiệt tình khi họ có nhu cầu.
5. Ứng xử văn minh với môi trường sư phạm.
- Cần có ý thức bảo vệ giữ gìn tài sản nhà trường.
- Có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Có ý thức xây dựng nhà trường văn hóa, phát huy truyền thống văn minh, thanh lịch của Người Hà Nội.
4. Củng cố
- Qua tiết học này em hiểu gì thêm về quan hệ bạn bè, thầy cô trong 
 môi trường sư phạm của người Hà Nội?
- Làm bài tập trắc nghiệm về quả táo.
5. Hướng dẫn về nhà
- Sưu tầm những câu nói ca ngợi ngôn ngữ của người Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_nep_song_thanh_lich_van_minh_lop_7_bai_1_3_nguyen_qu.docx