Giáo án thao giảng Khám phá khoa học - Nguyễn Thị Thủy Tiên

thức tham gia vào giờ học

- Giao dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

II/ Chuẩn bị:

1. Không gian : trong lớp an toàn, sạch sẽ

2. Đồ dùng phương tiện:

 - Của cô : máy chiếu, các slide hình ảnh, máy tính, Xắc xô,

3. Tích hợp : Âm nhạc,

4.Phương pháp:Quan sát, trò chuyện, thực hành

- Tăng cường tiếng việt: “ Đầu”, “Đôi mắt”, “Mũi”, “Miệng”, “Đôi

docx 4 trang Bảo Anh 11/07/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng Khám phá khoa học - Nguyễn Thị Thủy Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án thao giảng Khám phá khoa học - Nguyễn Thị Thủy Tiên

Giáo án thao giảng Khám phá khoa học - Nguyễn Thị Thủy Tiên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
 Môn :Khám Phá Khoa Học
 Chủ điểm : Bản Thân
 Chủ đề nhánh :Cơ Thể Của Tôi
 Đề tài : Tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của chúng. 
 Thời gian : 20-25p
 Ngày dạy : 09/10/2019
 Người dạy : Nguyễn Thị Thủy Tiên
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, tác dụng và một số đặc điểm nổi bật của các bộ phận trên cơ thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát cho trẻ
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Rèn trẻ kỹ năng đếm.
3. Thái độ: 
- Trẻ có ý thức tham gia vào giờ học
- Giao dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị:
1. Không gian : trong lớp an toàn, sạch sẽ
2. Đồ dùng phương tiện: 
 - Của cô : máy chiếu, các slide hình ảnh, máy tính, Xắc xô, 
3. Tích hợp : Âm nhạc, 
4.Phương pháp:Quan sát, trò chuyện, thực hành
- Tăng cường tiếng việt: “ Đầu”, “Đôi mắt”, “Mũi”, “Miệng”, “Đôi tay”, “Chân”, “Tai”.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài hát “Nào chúng mình cùng tập thể dục”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát nói về gì?
+ Đó là bộ phận trên cơ thể chúng ta, buổi hôm nay cô và các con cùng khám phá về các bộ phận trên cơ thể nhé.
Hoạt động 2: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
- Cô gợi mở cho trẻ xung phong kể về các bộ ohaanj trên cơ thể mà trẻ biết.
- Cô mở silde cho trẻ xem.
* Đầu
- Đây là bộ phận nào trên cơ thể?
- Đầu có gì?
* Đôi mắt
- Đây là bộ phận nào trên cơ thể?
- Con người có bao nhiêu mắt?
- Mắt để làm gì?( mắt để nhìn mọi vật xung quanh..)
- Khi nhắm mắt chúng mình có nhìn thấy gì không?
- Mở mắt ra chúng ta thấy gì nào?
Giáo dục: Muốn giữ cho đôi mắt luôn sáng chúng mình phải rửa mặt thật sạch, bảo vệ nó tránh bụi bay vào, và các bạn nhỏ không nên xem điện thoại nhiều làm cho mắt bị đau nhé.
* Cái tai
- Cô gõ sắc xô và hỏi trẻ nghe thấy tiếng gì không?
- Nhờ bộ phận nào mà chúng mình nghe thấy?
- Tai chúng mình ở đâu?
- Chúng mình có mấy cái tai?
- Tai có tác dụng gì?
Giáo dục: Chúng ta cũng cần phải vệ sinh tai nữa nhé,giúp tai sạch sẽ sẽ làm chúng ta nghe âm thanh rõ hơn.
*Cái mũi
- Cho trẻ xem tranh
- Đây là cái gì?
- Có mấy cái mũi?
- Mũi có tác dụng gì?
Giáo dục: Mũi dùng để thở, để ngửi và phân biệt được mùi khác nhau. Vì vậy hằng ngày chúng ta phải biết giữ gìn sạch sẽ như: Không được cho hột hạt, tay vào mũi nhé.
* Cái miệng 
- Cho trẻ uống nước
- Miệng ở đâu?
- Có mấy cái miệng?
- Miệng để làm gì?
- Trong miệng có gì?
- Răng dùng để làm gì?
Củng cố: Nhờ có miệng, răng, lưỡi mà chúng ta mới nói được, đọc thơ , kể chuyện...và giúp chúng ta phân biệt được các vị chua , ngọt, mặn, đắng.
- Chúng mình làm gì để bảo vệ răng miệng nào?
> Mắt, mũi, miệng, tai được gọi là các giác quan.
*Tay
- Cho trẻ chơi “ Dấu tay”
- Tay để làm gì?
- Chúng mình có mấy cái tay? lớp cùng mình cùng đếm cùng cô nào.
-> Cô nói đặc điểm của tay cho trẻ biết, nói đến đâu chỉ đến đó: Bắp tay, khuỷu tay, cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, móng tay.
* Chân 
Cho trẻ xem ảnh
- Đây là cái gì?
- Chân có tác dụng gì?
-> Cô nói đặc điểm của chân và chỉ cho bé thấy: Đùi, đầu gối, bắp chân, ngón chân, móng chân, mắt cá.
+> Cho trẻ xung phong trả lời các bộ phận trên cơ thể vừa học.
* Trên cơ thể chúng ta bộ phận nào cũng quan trọng như mắt thì để nhìn, tai để nghe, mũi để thở, miệng để nói và ăn, tay để cầm năm các đồ dùng, đồ chơi, chân để đứng , chạy, nhảy..
- Vậy bạn nào cho cô biết có bộ phận nào 2 thứ nào?
- Bạn nào nới được cho cô bộ phận nào 1 nào?
- Vì vậy muốn cơ thể khỏa mạnh các con phải làm gì?
Giaos dục trẻ: Muốn cơ thể khỏa mạnh hàng ngày các con phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, ăn nhiều rau xanh, trái cây,..và uống vitamin A để bổ mắt, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, chăm tập thể dục để chơ thể khỏa mạnh.
Hoạt động 3 Trò chơi 
Trò chơi 1: Hãy nói nhanh
- Cô nói tên các bộ phận, các cháu nói nhanh tác dụng của chúng.
+ Trò chơi thứ 2: Ai tinh nhanh
Cách chơi:Cô chia làm 3 tổ thi đua với nhau. Mỗi tổ cô sẽ phát 1 bức tranh trong bức tranh có những công việc mà có ích và không có ích của các bộ phận trên cơ thể, cô yêu cầu khoanh trong những công việc tốt cho cơ thể của mình.Tổ nào khoanh được nhiều việc có ích cho cơ thể hơn thì tổ đó chiến thắng.
Luật chơi: Khi có hiệu lệnh thì trẻ bắt đầu, và khi nhạc kết thúc thì trò chơi kết thúc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ chơi.
* Kết thúc: Nhận xét giờ học, kết thúc tiết học, cho trẻ nhẹ nhàng nghỉ.
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời
- Tay , đầu, mình, chân,..
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Đây là đầu
- Có mắt, mũi, miệng, tai.
- Đây là mắt
- Có 2 con mắt
- Để nhìn
- Trẻ trả lời
- NHìn thấy cô và các bạn
- Trẻ lắng nghe
- Tiếng sắc xô
- Nhờ tai
- Cho trẻ chỉ và nói
- Có 2 tai
- Để nghe
- Trẻ lắng nghe
- Đây là mũi
- Có 1 cái mũi
- Dùng để ngửi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Cho trẻ chỉ
- Có 1 cái miệng
- Ăn , nói...
- Có răng, lưỡi
- Dùng để nghiền thức ăn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Cầm nắm đò vật, cầm bút, cầm thìa,..
- Có 2 tay
- Trẻ lắng nghe, có thẻ làm theo cô
- Đây là chân
- Giups cho cơ thể đứng, chạy, đi,..
- Trẻ chỉ và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Tay, chân, mắt, tai
- Mũi, miệng
- Trẻ chơi
Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_thao_giang_kham_pha_khoa_hoc_nguyen_thi_thuy_tien.docx