Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Động từ

trên sàn là hoạt động lau. “lau” chính là một động từ. Vậy động từ là gì thì bài hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài Động từ”

- Ghi tên bài lên bảng.

3.2 Hoạt động 1: Nhận xét

- Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét 1,2.

- Các em thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các theo yêu cầu vào phiếu học tập.

- Yêu cầu 2 nhóm làm trên

docx 4 trang Bảo Anh 13/07/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Động từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Động từ

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Động từ
Ngày soạn: 1/11/2020
Ngày dạy: 5/11/2020
Lớp dạy: 4/3
Người dạy: Huỳnh Thị Ngọc Ánh
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐỘNG TỪ
MỤC TIÊU
Hiểu được thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng)
Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III)
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bài giảng điện tử, SGK, phiếu Bài tập (Hoạt động Nhận xét)
Học sinh: SGK, Vở bài tập Tiếng việt.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ổn định
Kiểm tra bài cũ 
- Bài cũ “MRVT: Ước mơ”
- Trò chơi “Mảnh ghép kì diệu”
Mảnh ghép 1: Những từ cùng nghĩa với ước mơ là:
A. Ước muốn, ước hẹn, mơ mộng.
B. Ước muốn, mơ tưởng, ước nguyện.
C. Mơ tưởng, mơ màng, ước ao.
Mảnh ghép 2: Ước mơ được đánh giá cao là:
A. Ước mơ có một đôi giày mới.
B. Ước mơ được xem chơi game cả ngày.
C. Ước mơ chinh phục vũ trụ.
Mảnh ghép 3: May mắn
Mảnh ghép 4: Mẹ tặng em đúng bộ truyện mà em yêu thích. Đúng là  
A. Cầu được ước thấy
B. Ước của trái mùa
C. Đứng núi này trông núi nọ
- Yêu cầu 4 HS lần lượt chọn các mảnh ghép
- GV nhận xét, kết luận.
3. Dạy bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và hỏi: “Bức tranh trên vẽ gì?”
- Giới thiệu: “Hoạt động sử dụng cây lau nhà để làm sạch những vết bẩn còn bám trên sàn là hoạt động lau. “lau” chính là một động từ. Vậy động từ là gì thì bài hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài Động từ”
- Ghi tên bài lên bảng.
3.2 Hoạt động 1: Nhận xét
- Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét 1,2.
- Các em thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các theo yêu cầu vào phiếu học tập.
- Yêu cầu 2 nhóm làm trên phiếu lên dán kết quả và trình bày.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV: Các từ mà các em vừa tìm được như nhìn, nghĩ, thấy chỉ hoạt động, trạng thái của con người; đổ, bay là từ chỉ hoạt động, trạng thái của vật. Tất cả các từ này đều là động từ. Vậy động từ là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
2.3 Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Đưa ra ghi nhớ trong SGK yêu cầu vài HS đọc lại.
- Yêu cầu HS tìm thêm các động từ chỉ hoạt động và trạng thái: “Bây giờ bạn nào có thể giúp cô tìm thêm các ví dụ về động từ”
- GV kết luận.
 2.4 Luyện tập – Thực hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét.
- Cung cấp thêm cho HS các hoạt động mà GV tìm được.
- GV kết luận.
Bài 2
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu 2 nhóm lên dán kết quả và trình bày.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Nhận xét.
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.
 + GV nêu luật chơi.
 + Phân nhóm. Và cử đại diện lên thi. 
Lá thăm 1: lau bảng, rửa bát, múa, tưới cây, lau nhà.
Lá thăm 2: Giơ tay, giặt quần áo, hát, tập thể dục, quét nhà.
Lá thăm 3: đọc sách (truyện), rán trứng, xem TV, chào cờ, phơi quần áo.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò 
- Củng cố: “Ai nhanh hơn?” 
Động từ là:
Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Từ chỉ hoạt động của sự vật
Từ chỉ trạng thái của sự vật.
- GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- Lắng nghe.
- HS đọc câu hỏi và trả lời bằng cách giơ bảng chọn.
- Lắng nghe.
- Trả lời: “Cậu bé lau nhà giúp mẹ”
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- HS đọc.
- Các nhóm thảo luận.
- HS trình bày. Các nhóm khác quan sát.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và trả lời: “Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật (người, sự vật, hiện tượng)”
- Lắng nghe.
- Vài HS đọc.
- HS tìm ví dụ:
+ Hoạt động: xem, múa, hát, nhảy,...
+ Trạng thái: bay, lượn,
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện.
+ Các HĐ ở nhà: Đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, uống nước, , quét nhà, tưới cây, tập thể dục, nhặt rau, vo gạo, đun nước, pha trà, nấu cơm, gấp quần áo, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện,
+ Các hoạt động ở trường: Học bài, làm bài, nghe giảng, chăm sóc cây, tưới cây, tập thể dục, chào cờ, hát, múa, kể chuyện, tập văn nghệ, diễn kịch,
- HS trình bày, nhận xét.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
a. đến - yết kiến – cho - nhận – xin – làm – dùi – lặn.
b. mỉm cười- ưng thuận- thử- bẻ- biến thành- ngắt- thành - tưởng - có
- Nhận xét.
Lắng nghe.
HS đọc yêu cầu
2 HS lên bảng mô tả.
* Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác: Cúi.
* Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động “ngủ”
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Tham gia trò chơi.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS giơ bảng chọn.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_luyen_tu_va_cau_dong_tu.docx