Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21
Chú ý: Đọc lưu loát, diễn cảm. Đoạn Giang Văn Minh khóc giọng ân hận xót thương. Câu hỏi: “ Vậy tướng Liễu Thăng sang cúng giỗ?”, giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối: Giọng dõng dạc, tự hào. Đoạn kết bài: Đọc chậm, giọng xót thương.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21
TẬP ĐỌC TRÍ DŨNG SONG TOÀN 1. Luyện đọc - HS đọc 3 – 5 lần Bài Trí dũng song toàn. SGK trang 25. TV tập 2. - Bài văn được chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: Mùa đông năm cho ra lẽ. + Đoạn 2: Thám hoa để đền mạng Liễu Thăng. + Đoạn 3: Lần khác sai người ám hại ông. + Đoạn 4: Thi hài Giang Văn Minh hết. Chú ý: Đọc lưu loát, diễn cảm. Đoạn Giang Văn Minh khóc giọng ân hận xót thương. Câu hỏi: “ Vậy tướng Liễu Thăng sang cúng giỗ?”, giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối: Giọng dõng dạc, tự hào. Đoạn kết bài: Đọc chậm, giọng xót thương. Nhấn giọng ở các từ ngữ: khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, bất hiếu,.. - Đọc chú thích SGK trang 26. 2. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn “Mùa đông năm 1637 . Liễu Thăng nữa” và trả lời câu hỏi 1 SGK T26. Gợi ý (Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua phán: “Không ai phải giỗ người chết từ năm đời”. Giang Văn Minh tâu: “Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm nămsao lại bắt nước tôi cử người sang lễ vật?” -> Vua Minh mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng) - HS đọc đoạn “Từ đó nước ta máu còn loang” và trả lời câu hỏi 2 SGK T26. Gợi ý ( Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”. Ông đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”) - HS đọc đoạn “Thấy sứ thần . Hết” và trả lời câu hỏi 3 SGK T26. (Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông, nay thấy Giang Văn Minh còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá sai người ám hại ông) - HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi 4 SGK T26. Gợi ý (Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất) - HS rút ra nội dung chính của bài tập đọc. Gợi ý (Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài) 3. Luyện đọc diễn cảm: - HS đọc đoạn “ Chờ rất lâu mà vẫn không thấy . Sang cúng giỗ.” (Chú ý giọng đọc như hướng dẫn ở trên) Chính tả TRÍ DŨNG SONG TOÀN 1.Hướng dẫn nghe - viết chính tả: a.Trao đổi về nội dung đoạn viết: HS đọc 2,3 lần đoạn “Thấy sứ thần Việt Nam đến hết” SGK T26. HS cho biết Đoạn văn trên kể về điều gì? (Kể về sứ thần Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là người hùng thiên cổ) b. Hướng dẫn viết từ khó: HS tìm và nêu các từ khó, dễ lẫn trong bài khi viết chính tả. HS đọc và viết các từ khó đó vào giấy nháp. c. Viết chính tả: - Phụ huynh đọc cho HS viết, nhắc HS viết hoa tên riêng, câu nói của vua Lê Thần Tông cần xuống dòng đặt sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang, câu điếu văn đặt trong ngoặc kép. Lưu ý: PH đọc chậm rãi, phát âm rõ tiếng. Đọc xong cả bài PH đọc lại 1 lần cho HS dò lại bài. d. Soát lỗi: 2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - HS đọc yêu cầu của bài tập 2 a SGK T27 và làm vào vở bài tập TV. + Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm, dành tiền + Biết rõ thành thạo: rành, rành rẽ, rành mạch + Đồ đựng đan bằng tre cái rổ, cái giành - HS đọc yêu cầu bài tập 3a SGK T27 và làm vào vở BTTV + rầm rì, dạo nhạc, quạt dịu, mưa rào, bao giờ, hình dáng Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN 1. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1 SGK T28. Ghép từ Công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành cụm từ có nghĩa: Gợi ý: HS làm vào vở BTTV. (nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, danh dự công dân, công dân gương mẫu, công dân danh dự) Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK T28. Tìm nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B. Gợi ý: HS làm vào vở BTTV (+ nghĩa vụ công dân – điều mà pháp luật hoặc xã hộiđối với người khác + quyền công dân – điều mà pháp luật được đòi hỏi + ý thức công dân – sự hiểu biết Bài tập 3: HS đọc kĩ yêu cầu BT3 T28. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân. Gợi ý: Em hãy đọc kĩ câu nói của Bác Hồ, dựa vào câu nói đó để viết đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân chẳng hạn: Những việc mà thiếu nhi có thể làm để giữ gìn đất nước, nghĩa vụ của thiếu nhi đối với Tổ quốc. (Chăm học, chăm làm, biết giúp đỡ bố mẹ, em nhỏ, những hoàn cảnh khó khăn ) HS làm vào vở BTTV. Kể chuyện Bài: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Hướng dẫn kể chuyện a.Tìm hiểu đề bài: - HS đọc kĩ đề bài trong SGK T29. - HS tìm hiểu yêu cầu của các đề bài trên: (Theo gợi ý SGK T29) - HS chọn một trong số 3 đề trên để kể. b. Nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. c. Kể lại cho ba mẹ hoặc người thân nghe. Tập làm văn LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG Tìm hiểu yêu cầu của đề bài: HS đọc kĩ đề bài T32 HS trả lời câu hỏi: + Buổi sinh hoạt tập thể đó là gì? (Quyên góp ủng hộ thiếu nhi nhân dân các vùng bị thiên tai) + Mục đích của hoạt động đó là gì? (Hiểu thêm về vùng bị thiên tai và có hành động ủng hộ thiết thực) + Để tổ chức buổi sinh hoạt tập thể đó có những việc gì cần phải làm? (Chuẩn bị đồ dùng, phân công công việc, trang trí..) + Để phân công cụ thể từng công việc đó, em làm thế nào? (Em nêu rõ từng việc cần làm và giao cho từng thành viên trong lớp) Lập chương trình hoạt động: HS tự lập chương trình cho 1 trong số các hoạt động nói trên. HS làm vào VBTTV. Chú ý: + Mục đích + Công việc – phân công + Tiến trình TẬP ĐỌC TIẾNG RAO ĐÊM 1. Luyện đọc - HS đọc 3 – 5 lần Bài Tiếng rao đêm SGK trang 30,31. TV tập 2. - Bài văn được chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu não ruột. + Đoạn 2: Rồi một đêm khói bụi mịt mù. + Đoạn 3: Rồi từ trong nhà chân gỗ. + Đoạn 4: Người ta hết. Chú ý: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu, dồn dập, căng thảng, bất ngờ ở đoạn tả đám cháy, giọng trầm, ngỡ ngàng ở đoạn cuối khi người ta phát hiện ra nạn nhân. Các tiếng kêu, tiếng la, tiếng rao đọc giọng phù hợp. Nhấn giọng ở các từ ngữ: đều đều, khàn khàn, tĩnh mịch, buồn não ruột, cháy, phừng phừng, thảm thiết, cao, gầy, khập khiễng - Đọc chú thích SGK trang 31. 2. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK T31. Gợi ý: (vào đêm khuya tĩnh mịch) - HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK T31. ( Gợi ý: (là một thương binh nặng, chỉ còn một chân, .. khi gặp đám cháy, anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứ người) - HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 SGK T31. Gợi ý: (Chi tiết người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh ta có một cái chân gỗ. kiểm tra giấy tờ thì mới biết là thương binh và cũng là người bán bánh giò trong đêm) - HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi 4 SGK T31. Gợi ý: (Mỗi công dân đều phải có ý thức giúp người khi gặp nạn) - HS rút ra nội dung chính của bài tập đọc. Câu chuyện ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. 3. Luyện đọc diễn cảm: - HS đọc đoạn “ Rồi từ trong nhà vẫn cái bóng cao gầy. một cái chân gỗ” (Chú ý giọng đọc như hướng dẫn ở trên) Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (trang 32) Chú ý: Không học phần nhận xét, ghi nhớ chỉ làm bài 3, bài 4 phần Luyện tập. Luyện tập: Bài 3: - HS đọc yêu cầu (3 lần) Chọn từ: (tại, nhờ) để điền vào câu a, b cho phù hợp. Gợi ý: Câu a) Nhờ. Câu b) Tại – HS giải thích theo hiểu biết của mình. Bài 4: - HS đọc yêu cầu (3 lần) Gợi ý: Em hãy thêm vào 1 vế câu để thành câu ghếp chỉ nguyên nhân – kết quả (Nhớ vế câu phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy không đạt điểm cao trong kì thi. Vì nó chủ quan nên nó làm bài không tốt. Vì Bích Vân siêng năng, chăm chỉ nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_21.doc