Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Nguyễn Quốc Đăng

làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học ở năm qua.

*Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học

 - Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?

 - Có mấy loại thông tin thường gặp? Là những loại nào?

 - Máy tính giúp con người làm những

 

doc 127 trang Bảo Anh 12/07/2023 19560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Nguyễn Quốc Đăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Nguyễn Quốc Đăng

Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Nguyễn Quốc Đăng
Tuần 1
Tiết 1
KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống.
- Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính.
- Nhận diện các bộ phận của máy tính và biết chức năng cơ bản của mỗi bộ phận.
- Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen.
	- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, bài giảng, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2'
3'
15'
10'
5'
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
 Năm qua các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học ở năm qua.
*Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học
 - Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?
 - Có mấy loại thông tin thường gặp? Là những loại nào?
 - Máy tính giúp con người làm những gì?
 - Máy tính thường có mấy bộ phận chính?
- Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện. 
*Hoạt động 2: Bài tập
BT1. Điền Đ/S vào các câu sau:
- MT có khả năng tính toán nhanh hơn con người?
- Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.
- Có thể học tốt mọi ngoại ngữ nhờ máy tính?
- Máy điều hoà chạy bằng xăng?
- Âm thanh là một dạng thông tin?
- Tủ lạnh có thể bảo quản thông tin?
- Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà thu thập ba dạng thông tin.
- Ổn định.
- Lắng nghe.
- Trả lời: Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục...
- Trả lời: 3 loại thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
- Trả lời: Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc
- Trả lời: Có 4 bộ phận: màn hình, chuột, phần thân, bàn phím.
- Trả lời: Quạt, bóng điện...
- Làm bài tập.
 + Đ.
 + Đ.
+ Đ.
 + S.
 + Đ.
 + S.
+ Đ.
- Lắng nghe.
Tuần 1
Tiết 2
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống.
- Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính.
- Các dạng thông tin cơ bản và phân loại.
- Nhận diện các bộ phận của máy tính và biết chức năng cơ bản của mỗi bộ phận.
- Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen.
 	- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, ham học hỏi để học tốt môn học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
2'
15'
15'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tên những bộ phận quan trọng của máy tình?
 - Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 Ở tiết trước thầy đã hướng dẫn cho các em nhớ lại một số kiến thức cũ ở năm trước. Đến tiết này, thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại tiếp một số kiến thức đã học ở năm trước.
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận, sau đó 1 học sinh ở mỗi nhóm trình bày ý kiến.
 BT2. Hãy kể tên năm thiết bị dùng trong gia đình cần điện để hoạt động.
 BT3. Hãy kể tên các thiết bị dùng ở lớp học khi hoạt động phải dùng điện.
*Hoạt động 2: Ôn cách khởi động
 - Trình bày các thao tác để khởi động 1 phần mềm (1 trò chơi) từ màn hình nền.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS khởi động một trong vài phần mềm đã học (Word, Mario, Paint, Cùng học toán 3, Tidy up,)
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà thu thập ba dạng thông tin 
- Ổn định.
- Kể tên
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm sau đó trả lời.
- Tivi, đèn, quạt, tủ lạnh, máy vi tính.
- Máy tính/ đèn/ quạt/ máy lạnh.
- Nháy kép chuột vào biểu tượng có trên màn hình.
- Nhắp chuột phải lên biểu tượng, sao đó nhắp chọn chữ “Open” bằng chuột trái.
- Lắng nghe.
- Khởi động phần mềm.
- Lắng nghe
Tuần 2
Tiết 3
BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính.
- Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.
- Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 
- Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.
- Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.
	- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
2'
15'
12'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy dạng thông tin, hãy nêu các dạng thông tin đó?
 - Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó.
*Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay:
 - Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 (H2- trang 5) 
 - Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2.
 - Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, rẻ hơn
 - Các em đã biết khá nhiều về máy tính rồi thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính không?
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Các bộ phận của máy tính làm gì?
 - Các bộ phận của máy tính làm nhiệm vụ gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Bộ phận nào của máy tính quan trọng nhất?
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dăn dò:
- Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Ổn định.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát, ghi bài.
- Lắng nghe câu hỏi.
- Thảo luận – trả lời.
+ Bàn phím, chuột: đưa thông tin vào để máy tính xử lí.
+ Phần thân máy: Thực hiện quá trình xử lí.
+ Màn hình: Đưa thông tin ra sau khi xử lí.
- Trả lời câu hỏi.
+ Phần thân máy.
- Lắng nghe.
Tuần 2
Tiết 4
BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.
- Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 
 	- Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.
- Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.
	- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, ham học hỏi.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
5'
2'
25'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Máy tính đầu tiên ra đời vào năm nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Bài 2. Khám phá máy tính (Tiếp theo).
 * Hoạt động: Bài tập
- Gọi học sinh lên bảng tính:
+ Tính xem chiếc máy tính xưa nặng gấp mấy lần chiếc máy tính hiện nay.
- Tính xem chiếc máy tính xưa chiếm diện tích bao nhiêu căn phòng rộng 20 m2.
- Tính tổng của 15, 21 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
- Tính hiệu của 200 và 177; thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
4. Củng cố - dăn dò:
 - Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.
 - Về nhà học lại bài.
- Ổn định.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Tính:
+ Lấy 27 tấn đổi ra kg (= 27.000 kg). Sau đó lấy 27.000 kg chia cho 15 kg.
27.000 : 15 = 1800 lần.
- Tính:
+ Lấy 167 m2 chia cho 20 m2.
167 : 20 = 8.35 căn phòng.
- Trả lời câu hỏi.
+ Thông tin vào là: 15, 21, dấu (+)
+ Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=36)
+ Thông tin vào là: 200, 177, dấu (-)
+ Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=23).
- Lắng nghe.
Tuần 3
Tiết 5
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.
- Nhận diện và biết được vai trò của ổ đĩa cứng.
- Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào.
 	- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
5'
2'
7'
15'
5'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh nhắc lại cách khởi động một phần mềm ứng dụng hoặc một trò chơi.
- Gọi học sinh nhắc và chỉ lại các bộ phận của máy tính để dàn ở trước mặt.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
- Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp.
- Vậy để lưu các kết quả trên người ta làm thế nào?. Người ta dùng các thiết bị lưu trữ dưới đây.
*Hoạt động 1: Giới thiệu đĩa cứng
- Dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin quan trọng. Là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất. Nó được lắp đặt cố định trong phần thân.
- Cho học sinh quan sát hình dạng đĩa cứng.
*Hoạt động 2: Giới thiệu đĩa mềm, đĩa CD, và các thiết bị nhớ Flash
- Để thuận tiện cho việc trao đổi và di chuyển thông tin dễ dàng người ta sử dụng các thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD và các thiết bị nhớ flash.
- Các thiết bị này có thể tháo lắp ra khỏi máy tính 1 cách dễ dàng.
- Cho học sinh xem một số hình ảnh về các thiết bị trên.
*Hoạt động 3: Thực hành
- TH1: Quan sát máy tính để bàn tìm vị trí của ổ đĩa CD.
- TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash.
4. Củng cố - dăn dò:
- Nhắc lại các thiết bị lưu trữ của máy tính, nhấn mạnh thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng.
- Về nhà học bài, xem lại phần tiếp theo.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Nghe – ghi bài.
- Lắng nghe.
- Quan sát ảnh.
- Quan sát + thực hành.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Lắng nghe.
Tuần 3
Tiết 6
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- HS bước đầu làm quen với nơi lưu trữ tài liệu, đó là: thư mục, tập tin (tệp tin).
- Nhận dạng và thực hiện các thao tác với thư mục, tập tin (cắt, xóa, di chuyển,...)
- Biết lưu dữ liệu vào các thư mục máy tính.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
6'
2'
7'
10'
10'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên các bộ phận của máy tính để bàn ở trước mặt?
- Kể tên các thiết bị lưu trữ các chương trình máy tính?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp.
- Vậy khi lưu bài thực hành, ta cần chú ý những gì? Ta cần chú ý là nội dung chúng ta lưu ở đâu? Với tên là gì?
*Hoạt động 1: Giới thiệu thư mục
- Do chúng ta tạo ra, dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin cá nhân như: bài tập, học tập, giải trí, ...
- Cho HS quan sát một số thư mục mẫu.
- HD HS cách tạo thư mục.
- Gọi 1 hoặc 2 HS lên thực hiện mẫu.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Giới thiệu tập tin
- Do chúng ta tạo ra, dùng để lưu trữ những bài tập thực hành mà ta thực hiện.
- Cho học sinh quan sát một số tập tin mẫu.
* Chú ý đối với tập tin: Tên tập tin phải có đủ 2 phần: phần tên chính và phần mở rộng.
- Cho học sinh quan sát một số tên tập tin mẫu bao gồm phần tên chính và hần mở rộng.
- Phần tên chính và phần mở rộng phải cách nhau bởi dấu chấm (.).
- Hướng dẫn học sinh mở trình soạn thảo Word, Paint, Excel sau đó bảo học sinh nhắp chuột vào biểu tượng (Save).
- Tiếp tục hướng dẫn học sinh các thao tác còn lại để lưu vào thư mục vừa tạo.
- Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện mẫu.
*Hoạt động 3: Thực hành
- TH1: Hãy tạo một thư mục với tên là họ tên và lớp của mình. Ví dụ: “ HO THI THU LOP 31”.
- TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash.
4. Củng cố - dăn dò:
- Nhắc lại đặc điểm nhận biết thư mục và tập tin.
- Về nhà học lại bài.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Quan sát.
- Thực hành.
- Theo dõi.
- Quan sát ảnh.
- Quan sát + thực hành.
- Theo dõi.
- Chú ý quan sát thao tác của bạn.
- Thực hành tạo thư mục và lưu tập tin vào thư mục.
- Quan sát, nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash.
- Lắng nghe.
Tuần 4
Tiết 7
Chương 2: EM TẬP VẼ
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã được học trong sách “Cùng học tin học quyển 1” như: cách khởi động trang vẽ, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền.
- Học sinh ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ, ...
- Thể hiện tính tích cực, chủ động trong tiết học.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
2'
14'
13'
3'
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Ta đã ôn lại những kiến thức ở năm học trước và đã khám phá máy tính rồi. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen lại một chương trình đã học ở năm trước nhưng với mức độ cao hơn, đó chính là chương trình vẽ.
*Hoạt động 1: Tô màu
- Em hãy nêu tên gọi của chương trình vẽ đã học?
- Em chọn màu vẽ bằng cách nháy chuột nào? Ở đâu?
 - Em chọn màu nền bằng cách nào?
- Em hãy chỉ ra công cụ Tô màu trong hộp công cụ và các thao tác để tô màu một vùng hình vẽ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Em có thể sao chép màu từ màu có sẵn trên hình để làm màu nền hoặc màu vẽ được không? Hãy chỉ ra công cụ dùng để sao chép màu trong phần mềm Paint?
- Em hãy nêu các bước để sao chép một màu có sẵn trên hình làm màu vẽ?
- Để vẽ đường thẳng ta dùng công cụ nào trong hình dưới? Nêu cách vẽ?
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Thực hành
TH1: Mở tệp Ontap1.bmp và tô màu như hình 12, SGK trang 14.
- HD những HS chưa thực hành tốt.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Làm mẫu.
TH2:Vẽ và tô màu ngôi nhà theo mẫu như hình 14, SGK trang 15.
- HD những HS chưa thực hành được.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách tô màu, vẽ đường thẳng, đường cong. Chuẩn bị phần tiếp theo.
- Ổn định.
- 4 bộ phận: bàn phím, màn hình, phần thân máy, chuột.
- Lắng nghe.
- Đó là Paint.
- Nháy nút chuột trái để chọn màu vẽ ở hộp màu.
- Nháy chuột phải để chọn màu nền ở hộp màu.
- Chỉ ra công cụ Tô màu.
- Các thao tác: + Chọn công cụ Tô màu;
+ Chọn màu tô;
+ Nháy nút chuột trái để tô màu vẽ, nháy nút chuột phải để tô màu nền.
- Em có thể sao chép màu từ màu có sẵn. Chỉ ra công cụ Sao chép màu trong hộp công cụ.
- Các bước thực hiện:
+ Chọn công cụ Sao chép màu;
+ Nháy chuột lên phần hình vẽ có màu cần sao chép;
+ Chọn công cụ Tô màu;
+ Nháy chuột lên nơi cần tô bằng màu vừa sao chép.
- Công cụ nằm ở hình 3, cách vẽ:
+ Chọn công cụ đường thẳng trong hộp công cụ.
+ Chọn màu vẽ.
+ Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ.
+ Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đoạn thẳng.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Lắng nghe.
Tuần 4
Tiết 8
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã được học trong sách “Cùng học tin học quyển 1” như: cách khởi động trang vẽ, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền.
- Học sinh ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ, ...
 	- Vận dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ các hình ảnh khó hơn.
 	 - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1'
30'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn và phần nào quan trọng nhất.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Ta đã ôn lại những kiến thức ở năm học trước và đã khám phá máy tính rồi. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen lại một chương trình đã học ở năm trước nhưng với mức độ cao hơn, đó chính là chương trình vẽ.
*Hoạt động 1: Thực hành
 - Để vẽ đường cong ta sử dụng công cụ nào trong các công cụ bên dưới? Nêu cách vẽ?
TH: Vẽ lọ hoa
Cách vẽ: Sử dụng công cụ vẽ đường cong.
- Làm mẫu.
 - Mở rộng: vẽ thêm bông hoa và di chuyển bông hoa vào lọ hoa vừa vẽ.
- Quan sát HS thực hành, hướng dẫn những HS chưa làm được.
- Chiếu 2 kết quả, cho HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
 - Để di chuyển ta phải dùng công cụ gì?
TH4: 
 - Vẽ và tô màu chiếc quạt như hình. (đưa hình vẽ lên màng chiếu cho học sinh xem)
Cách làm: Sử dụng công cụ vẽ đường cong, đường thẳng, tô màu.
- Làm mẫu.
TH5: Vẽ và tô màu con nhím theo mẫu như hình 18.
- Tiếp tục cho HS thực hành vẽ hình con nhím.
- Nhận xét, tuyên dương.
TH6: Cho những HS giỏi thực hành vẽ hình ngôi nhà bên đường.
- Nhận xét, khuyến khích tinh thần các em.
- Giới thiệu bài đọc thêm “Mở tệp hình vẽ”.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách tô màu, vẽ đường thẳng, đường cong.
- Trả lời.
- Lắng nghe, chép bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Cách vẽ: 
+ Chọn công cụ để vẽ đường cong.
+ Chọn màu vẽ, nét vẽ.
+Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối.
+ Nhấn giữ kéo chuột trái để uốn cong đoạn thẳng.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát + thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát + Thực hành.
- Công cụ chọn và di chuyển.
- Nhận xét
- Xem ảnh + thực hành.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Chú ý, đọc nhẫm bài đọc thêm.
- Lắng nghe.
Tuần 5
Tiết 9
Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH VUÔNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhật và hình vuông.
- Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật, hình vuông.
 	- Kết hợp công cụ Hình chữ nhật với các công cụ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
 	 - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
2'
15'
15'
3'
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn?
 - Em có thể dùng công cụ đường thẳng để vẽ hình chữ nhật được không? Nếu được trình bày cách vẽ.
- Y/c HS thực hành vẽ như hình 22.
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 Ta đã ôn lại một số công cụ vẽ ở các tiết trước, đến tiết này chúng ta sẽ ôn các công cụ vẽ tiếp theo.
*Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật
 - Như vậy với công cụ đường thẳng ta có thể vẽ được hình chữ nhật.
 - Nhưng làm như vậy sẽ rất lâu và không chính xác.
Phần mềm Paint đã hỗ trợ cho chúng ta một công cụ để vẽ hình chữ nhật giúp ta vẽ nhanh và chính xác hơn. Công cụ đó cò hình dạng như sau :
- Các bước tiến hành vẽ:
 + Chọn công cụ hình chữ nhật trong hộp công cụ.
 + Chọn 1 trong 3 kiểu hình chữ nhật cần vẽ.
 + Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc
- Thực hành mẫu để cả lớp quan sát.
TH1:Vẽ một phong bì thư như theo mẫu sau:
- Cách vẽ:
 + Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật.
 + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật.
(có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2).
 + Vẽ hình chữ nhật.
 + Dùng cụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại.
- Làm mẫu.
TH2:Vẽ chiếc tủ lạnh theo mẫu sau: 
- Cách vẽ: 
+ Chọn công hình chữ nhật.
+ Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật.
 (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2)
+ Dùng dụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại.
- Làm mẫu.
*Hoạt động 2: Vẽ hình vuông
- Để vẽ hình vuông, em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift.
- Có 3 kiểu vẽ hình vuông giống như hình chữ nhật.
- Thực hành vẽ trang trí hình vuông
- Quan sát thao tác của học sinh để kịp tời chỉnh sữa những chỗ sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- Ổn định.
- Trả lời
- Có thể vẽ được: vẽ 4 đoạn thẳng nối tiếp nhau để được hình chữ nhật (sử dụng phím Shift).
- Thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát hình dạng của công cụ.
- Quan sát thao tác của GV
- Nghe, ghi nhớ.
- Quan sát.
- Quan sát giáo viên thực hành.
- Thực hành
- Chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Quan sát + thực hành.
- Lắng nghe.
- Quan sát + thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát và thực hành.
- Lắng nghe.
Tuần 5
Tiết 10
Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH VUÔNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhật và hình vuông.
- Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật, hình vuông.
 	- Kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong, các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
7'
1'
10'
18'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn?
 - Em hãy nhắc lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật, thực hành.
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Ta đã làm quen với công cụ vẽ hình vuông, hình chữ nhật ở các tiết trước, đến tiết này chúng ta sẽ ôn các công cụ vẽ tiếp theo.
*Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật tròn góc
- Ta đã biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật thì với hình chữ nhật có 4 góc tròn thì cách vẽ cũng hoàn toàn tương tự thôi.
- Cách vẽ: 
+ Dùng công cụng cụ hình chữ nhật có bo tròn góc để vẽ.
+ Cách vẽ hình chữ nhật tròn góc bằng công cụ giống như cách vẽ hình chữ nhật có góc vuông bằng công cụ . Nó cũng có 3 dạng vẽ giống như là công cụ hình chữ nhật.
*Hoạt động 2: Thực hành
- TH1: Dùng công cụ và để vẽ đồng hồ treo tường như hình dưới đây.
- TH2: Dùng công cụ thích hợp để cặp sách và ti vi như hình sau:.
- Gợi ý vẽ:
 + vẽ cần tivi, vẽ quai cặp.
 +Tô màu cho cặp và ti vi.
Làm mẫu.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
 - Đọc bài đọc thêm “ Lưu hình vẽ của em”.
 - Đọc trước bài “Sao chép hình”.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát + thực hành.
- Quan sát + thực hành
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tuần 6
Tiết 11
Bài 3: SAO CHÉP HÌNH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính.
- Biết cách sao chép một phần hình vẽ.
- Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ.
- Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình.
 	- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
5'
2'
5'
8'
14'
3'
 1. Bài cũ:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
- Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông có 4 góc tròn.
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Sao chép hình
*Hoạt động 1: Bài tập
- Các em có thể vẽ được các hình giống nhau và có kích thước bằng nhau không?
- Để làm được việc này thì trong phần vẽ đã cung cấp cho chúng ta một công cụ thật thuận tiện, đó là công cụ sao chép hình.
- Bài tập B1: Em hãy tìm ra các công cụ dùng để chọn một phần hình vẽ trong SGK trang 23.
- Bài tập B2: Đánh dấu vào thao tác đúng để chọn một phần hình vẽ.
- Bài tập B3: Đánh dấu vào những câu đúng trong các câu trong SGK, trang 23.
*Hoạt động 2: Sao chép hình
- Thực hành mẫu và nêu các bước thực hiện:
 + Chọn hình vẽ cần sao chép.
 + Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới ví trí mới.
 + Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc.
- Cho HS nêu lại các bước thực hiện.
- Cho 1HS thực hành để cả lớp quan sát, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Sao chép hình
- Cho HS thực hành sao chép hình con bướm trong bài T1.
- Quan sát tao tác của học sinh để kịp thời sữa chữa các thao tác sai.
- Nhận xét, tuyên dương những HS thực hành tốt, nhắc những lỗi đa số HS thường gặp.
4. Củng cố-dặn dò.
- Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe, ghi vào vở.
- Có thể có nhưng rất khó khăn.
- Lắng nghe.
- Công cụ thứ 2 (Chọn tự do) và công cụ thứ 9 (Chọn).
- Kéo thả chuột bao quanh vùng cần chọn.
- Đánh dấu câu thứ 1 và thứ 3.
- Chú ý quan sát.
- Quan sát.
- Thực hành.
- Lớp thực hành theo nhóm đôi.
- Lắng nghe.
Tuần 6
Tiết 12
Bài 3: SAO CHÉP HÌNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính.
- Biết cách sao chép một phần hình vẽ.
- Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ.
- Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình.
 	 Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
5'
2'
8'
18'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại các thao tác khi sao chép hình.
 - Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Để củng cố lại thao tác sao chép hình, hôm nay chúng ta sẽ làm một số bài thực hành về thao tác sao chép hình ảnh. 
*Hoạt động 3: Sử dụng biểu tượng trong suốt
- Sau khi sao chép hình sau sẽ đè lên hình trước (hình trước sẽ bị mất đi, nếu ta để các hình cạnh nhau) để các hình trước đó không mất đi ta nhấn chuột vào biểu tượng trong suốt (trước khi sao chép)
- Làm mẫu: Vẽ hình tròn rồi sao chép.
*Hoạt động 4: Thực hành
- TH1: Vẽ hình quả cam và sao chép thành 2 quả cam khác.
- Cách vẽ: 
 + Dùng công cụ vẽ đường cong, hình tròn và đổ màu.
 + Sử dụng công cụ sao chép.
- TH2: Có một hình mẫu của quả nho và lá nho. Em hãy di chuyển chúng thành một chùm nho hoàn chỉnh. 
 - TH3: Sao chép và di chuyển, hãy lắp các cửa sổ để có ngôi nhà ở hình 44b, SGK trang 27.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình.
- Nhắc lại cách dùng của biểu tượng trong suốt.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát.
- Thực hành vẽ qủa cam rồi sao chép thành nhiều quả cam khác.
- Thực hành di chuyển quả nho và lá nho thành một chùm nho.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Lắng nghe.
Tuần 7
Tiết 13
Bài 4: VẼ HÌNH E - LÍP, HÌNH TRÒN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết sử dụng công cụ vẽ hình tròn để vẽ hình e – lip.
- Biết cách vẽ hình tròn từ công cụ hình e – lip.
- Kết hợp các hình e – lip, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn. 
 	 - Nghiêm túc, ham học hỏi.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
3'
2'
10'
16'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu các thao tác thực hiện khi sao chép hình?
 - Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Để tiếp tục chương trình vẽ, thầy sẽ hướng dẫn cho các em cách vẽ hình tròn, hình e - lip. 
*Hoạt động 1: Vẽ hình e - lip, hình tròn:
* Cách vẽ hình e-lip:
 + Chọn công cụ trong hộp công cụ.
 + Nhắp chuột để chọn một trong ba kiểu vẽ hình e -lip ở phía dưới hộp công cụ.
+ Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình em muốn rồi thả chuột.
* Cách vẽ hình tròn:
- Để vẽ hình tròn em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift.
- Có 3 kiểu vẽ hình e-lip, hình tròn giống như khi vẽ hình chữ nhật.
*Hoạt động 2: Thực hành
TH1: Sử dụng công cụ hình e-lip vẽ hình minh họa hệ mặt trời.
- Cách vẽ: 
Dùng công cụ e-lip vẽ 3 hình e-lip và 4 hình tròn, thêm một vài nét thẳng để tạo hình mặt trời.
- Làm mẫu.
TH2: Dùng công cụ hình e-lip và công cụ đã học để vẽ hình sau:
- Cách vẽ: 
+ Dùng công cụ e-lip vẽ hình 1. 
+ Dùng công cụ sao chép để sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3, hình 3 thành hình 4.
+ Thêm một số nét vẽ nữa cho phù hợp.
- Làm mẫu cho học sinh quan sát.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ hình e-lip, hình tròn.
- Ổn định.
- Trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Ghi bài vào vở.
- Chú ý lắng nghe + ghi vào vở.
- Quan sát hình mẫu.
- Quan sát thao tác của giáo viên + thực hành.
- Xem hình mẫu.
- Quan sát thao tác của GV+ thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
Tuần 7
Tiết 14
Bài 4: VẼ HÌNH E - LÍP, HÌNH TRÒN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết sử dụng công cụ vẽ hình tròn để vẽ hình e – lip và hình tròn.
- Kết hợp các hình e – lip, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn
 	 - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
2'
26'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu cách vẽ hình tròn, thực hành?
 - Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Để củng cố lại cách vẽ hình tròn và hình e – lip, hôm nay thầy sẽ cho các em một số bài thực hành dùng công cụ vẽ hình tròn, hình e - lip. 
*Hoạt động 1: Thực hành
TH3: Vẽ lọ hoa và hoa như hình.
- Cách vẽ: 
+ Dùng công cụ đường cong và e-lip để vẽ.
+ Thực hiện sao chép hình 1 thành thành hình 2, hình 2 thành hình 3.
- Làm mẫu cho HS quan sát.
- Quan sát, hướng dẫn những HS thực hành chưa tốt.
 TH4: Vẽ mắt kính.
- Cách vẽ:
+ Dùng công cụ hình e-lip để vẽ đường tròn.
+ Dùng công cụ đường cong để vẽ gọng kính.
+ Thực hiện sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3.
- Cho HS thực hành.
- Quan sát, HD những HS chưa thực hành tốt.
- Nhận xét, tuyên dương, nêu những lỗi thường gặp trong quá trình các em thực hành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ hình e-lip, hình tròn.
- Về nhà chuẩn bị trước bài tiếp theo.
- Trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Xem hình mẫu.
- Quan sát GV thực hành.
- Thực hành.
- Xem hình mẫu.
- Theo dõi.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
Tuần 8
Tiết 15
B

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nguyen_quoc_dang.doc