Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích

1. Kiến thức

- Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác.

- Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích.

- Sử dụng biểu thức F = q1q2/4πεor2, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

2. Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học

+ Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví dụ có trong thực tế.

+ Biết nâng cao khả năng tự đọc hiểu SGK

+ Có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề

+ Nhận biết và vận dụng các kiến thức đã học về cách nhiễm điện vào thực tế máy lọc không khí

+ Hiểu được khái niệm về định luật Cu-long

+ Giải quyết được các bài toán về định luật Cu-long.

b. Năng lực vật lí

- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.

- Biết cách làm nhiễm điện các vật.

- Áp dụng định luật Cu – lông vào việc giải các bài toán đơn giản về cân bằng của hệ điện tích điểm.

- Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế bài học.

- Giải các bài toán về lực Cu-lông và tổng hợp các vectơ lực

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực xây dựng bài.

- Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức.

- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong quá trình thảo luận chung.

 

docx 8 trang Đặng Luyến 05/07/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích

Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích
TIẾT:
BÀI 16: LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác.
- Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích.
- Sử dụng biểu thức F = q1q2/4πεor2, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).
2. Phát triển năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học 
+ Tự giác tìm tòi, khám phá để l...t cách làm nhiễm điện các vật.
- Áp dụng định luật Cu – lông vào việc giải các bài toán đơn giản về cân bằng của hệ điện tích điểm. 
- Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế bài học.
- Giải các bài toán về lực Cu-lông và tổng hợp các vectơ lực
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực xây dựng bài. 
- Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức.
- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong quá trình thảo luận chu...ớc nhựa, miếng vải lụa, miếng len dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Mở đầu
a. Mục tiêu: 
- Hoạt động này, từ một hoạt động tương đối quen thuộc nhưng sẽ được mô tả bằng thuật ngữ vật lý, không bằng ngôn ngữ hằng ngày, tạo cho HS sự hào hứng trong việc tìm hiểu nội dung bài học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học.
c. Sản phẩm học tập: 
- Bước đầu HS đưa ra được nhận xét về quá trình thực hiện của hoạt động.
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện
Nội dun...ượng hút các vật nhẹ để kiểm tra vật có bị nhiễm điện hay không
Bước 4: GV kết luận nhận định
- GV tiếp nhận và nhận xét câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài: “Như các em đã trả lời ở trên và ta cũng đã biết vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích. Ở THCS, các em đã biết các điện tích hoặc đẩy nhau hoặc hút nhau,. Vậy tương tác giữa các điện tích xảy ra như thế nào? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm. Chúng ta vào bào học hôm nay.
Bài ...ập: 
- HS biết được có hai loại điện tích khác dấu, cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- HS lấy được ví dụ về vật bị nhiễm điện 
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh HS tiến hành thí nghiệm H16.1 theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Các em hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm
CH 1: Vì sao thước nhựa A,B sau khi cọ xát vào len lại đẩy nhau?
CH2: Vì sao thước A và đầu thanh th...át đã bị nhiễm điện cùng loại lên chúng đẩy nhau
- Trả Lời CH2: 
+ A,C sau khi cọ xát đã bị nhiễm điện khác loại lên chúng hút nhau
- Trả Lời CH3:
+ Vật bị nhiễm điện khi nó có khả năng hút được các vật nhẹ
- Trả Lời CH4
F
F'
F
F'
F
F'
-Trả Lời CH5 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin SGK, phát biểu trả lời cho câu hỏi.
- HS vận dụng lý thuyết, liên tưởng đến các tình huống trong thực tế để lấy ví dụ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời 1 - 2 bạn đứng tại chỗ trình bà...c tương tác giữa các điện tích (thường gọi tắt là lực điện)
GV: Giới thiệu thêm hai ứng dụng: 
1. Sơn tĩnh điện: Công nghệ phun sơn chất lượng cao và tránh ô nhiễm môi trường 
2. Công nghệ lọc khí thải bụi nhờ tĩnh điện.
Một số ví dụ về sự nhiễm điện trong thực tế:
+ Quạt điện chạy lâu, có bụi bám vào cánh.
+ Tại nhà máy vải, da giầy: thường đặt các quả cầu nhiễm điện.
+ Chải tóc bằng lược nhựa nhiều sợi tóc bị kéo hút ra.
+ Lau gương kính, màn hình TV bằng khăn bông khô có bụi vải bám v...h điểm.
-GV: Cho học sinh tìm ví dụ về điện tích điểm.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về định luật Coulomb
- GV: Giới thiệu Sác-lơ Cu-lông: nhà bác học người Pháp (1736-1806), có nhiều công trình nghiên cứu về tĩnh điện và từ. Ông là người đầu tiên thiết lập được định luật về sự phụ thuộc của lực điện vào khoảng cách giữa các điện tích.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Nhà bác học Cu–lông đã dùng dụng cụ nào để khảo sát lực tương tác giữa hai quả cầu nhiễm điện có kích thước ...trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Trả Lời CH3 
- Phương: trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm
- Chiều: đẩy nhau nếu hai điện tích cùng dấu, hút nhau nếu trái dấu.
- Độ lớn: F= k.q1q2r2
-Trả Lời CH4
 F= k.q1q2r2
trong đó:
+ F là lực tác dụng, đo bằng đơn vị niu tơn (N).
+ r là khoảng cách giữa hai điện tích, đo bằng mét (m).
+ q1, q2 là các điện tích, đo ...i theo yêu cầu của giáo viên. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời 1 bạn đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 
- GV mời HS khác nhận xét câu trả lời cũng như bài làm của bạn, bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
Hoạt động 2.3. Bài tập định luật Coulomb (Cu- long).
a. Mục tiêu: 
- Vận dụng giải bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông
b. Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm làm bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông. 
c. Sản p

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_11_ket_noi_tri_thuc_bai_16_luc_tuong_tac.docx