Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài học 14: Bài tập về sóng

1. Kiến thức

- Từ phương trình sóng hoặc đồ thị mô tả hình ảnh của sóng tại một thời điểm xét. Xác định được các đại lượng bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ, cường độ sóng và mô tả được tính chất chuyển động của một số phần tử sóng cho trước.

- Vận dụng được biểu thức v = λ.f = λ/T

- Vận dụng được các biểu thức i=λD/a; xs = k λD/a; xt = (k+0,5)λD/a cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp.

- Vận dụng được điều kiện để có sóng dừng trên dây xác định các đại lượng v, f, λ.

2. Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Biết tự tìm hiểu lại các kiến thức đã học, tự giác chuẩn bị các nhiệm vụ giáo viên giao ở tiết học trước, có tinh thần xây dựng bài và làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Hiểu và giải quyết được các bài toán cơ bản về sóng.

b. Năng lực vật lí

- Vận dụng các công thức đã học giải được một số bài toán về sóng cơ, sóng âm, sóng ánh sáng, sóng dừng và giao thoa sóng.

- Giải thích được cách đo bước sóng ánh sáng qua thí nghiệm giao thoa ánh sáng thông qua mối liên hệ giữa các đại lượng i, D, a, λ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực xây dựng bài.

- Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu giải quyết các vấn đề.

- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong quá trình thảo luận chung.

- Thái độ nghiêm túc, tư duy độc lập.

 

docx 5 trang Đặng Luyến 05/07/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài học 14: Bài tập về sóng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài học 14: Bài tập về sóng

Giáo án Vật lí lớp 11 (Kết nối tri thức) - Bài học 14: Bài tập về sóng
TIẾT:
BÀI 14: BÀI TẬP VỀ SÓNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Từ phương trình sóng hoặc đồ thị mô tả hình ảnh của sóng tại một thời điểm xét. Xác định được các đại lượng bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ, cường độ sóng và mô tả được tính chất chuyển động của một số phần tử sóng cho trước.
- Vận dụng được biểu thức v = λ.f = λ/T
- Vận dụng được các biểu thức i=λDa; xs = kλDa; xt = (k+0,5)λDa cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp.
- Vận dụng được điều kiện để có sóng dừng trên dây xác định các...nh sáng qua thí nghiệm giao thoa ánh sáng thông qua mối liên hệ giữa các đại lượng i, D, a, λ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực xây dựng bài. 
- Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu giải quyết các vấn đề.
- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong quá trình thảo luận chung.
- Thái độ nghiêm túc, tư duy độc lập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy chiếu (nếu có) hoặc tranh ảnh liên quan.
- Các ví dụ lấy ngoài, phiếu học tập.
2. Học sinh: SGK, vở... lượng đặc trưng của sóng và kí hiệu, đơn vị thường sử dụng của các đại lượng đó?
Câu 2: Em hãy nêu mối liên hệ giữa các đại lượng λ, v, f, T?
Câu 3: Em hãy cho biết hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì? Định nghĩa khoảng vân i và biểu thức xác định khoảng vân i như thế nào?
Câu 4: Em hãy viết công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối trong hiện tượng giao thoa ánh sáng?
Câu 5: Em nãy nêu điều kiện để có sóng dừng trên dây có 2 đầu cố định và điều kiện để có sóng dừng trên dây có một đầu cố...tối và vạch sáng xen kẽ lẫn nhau. Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau.
- Khoảng vân i là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp
Biểu thức: i=λDa
Câu 4: Công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối:
xs = kλDa , xt = (k+0,5)λDa
Câu 5: Điều kiện để có sóng dừng trên dây:
- Hai đầu cố đinh: L=nλ2với n = 1,2,3,	
- Một đầu cố định, một đầu tự do: L=2n+1λ4 với n = 0,1,2,3,
Bước 4: GV kết luận nhận ...hất giữa 2 vân sáng cùng với vân trung tậm trong bài tập về giao thoa sóng ánh sáng.
b. Nội dung: 
- GV cho HS đọc và nghiên cứu nội dung các ví dụ trong phần I
- GV yêu cầu HS lên bảng giải lại các ví dụ mà không đem theo SGK
- HS thực hiện yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: 
- HS giải được các ví dụ 1,2,3,4.
d. Tổ chức hoạt động:
Các bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ giải và trình bày một ví dụ trong phần I
...p tự luận, cách phân tích đề và xác định được các đại lượng cần tìm đề bài.
Hoạt động 2.2. Bài tập luyện tập
a. Mục tiêu: 
- HS giải được bài toán về sóng dừng trên lò xo, giao thoa sóng ánh sáng.
- HS xác định được các đại lượng đặc trưng của sóng từ đồ thị cho trước.
- Vẽ được đồ thị (u-x) với số liệu tính được.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu SGK để giải được các bài tập trong mục II
c. Sản phẩm học tập: 
- Giải được bài tập trong mục II
d. Tổ chức hoạt động:
Các bước thực hi...- GV mời mỗi bạn lên bảng giải một bài trong phần II 
- GV mời HS khác nhận xét bài làm của bạn, bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.(có thể đánh giá cho điểm bài làm đúng, khuyến khích tinh thần làm việc tốt của HS)
=> Kết luận: Các em cần phải lưu ý đến kí hiệu, đơn vị (đổi đơn vị nếu có) của các đại lượng vật lý trong đề bài.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kỉ năng giải một số bài tập về ...à:	
A. 2m 	B. 1,2m. 	C. 3m 	D. 4m
Câu 2. Một mũi nhọn S được gắn vào đầu A của một ℓá thép nằm ngang và chạm vào mặt nước. Khi ℓá thép nằm ngang và chạm vào mặt nước. Lá thép dao động với tần số f = 100Hz, S tạo ra trên mặt nước những vòng tròn đồng tâm, biết rằng khoảng cách giữa 11 gợn ℓồi ℓiên tiếp ℓà 10cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?
A. v = 100cm/s 	B. v = 50cm/s 	
C. v = 10m/s 	D. 0,1m/s
Câu 3. Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nư...Hz 	D. 4,5Hz
Câu 5. Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ ℓần ℓượt ℓà 330m/s và 1452m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ:
A. tăng 4 ℓần. 	B. tăng 4,4 ℓần. 	
C. giảm 4,4 ℓần. 	D. giảm 4 ℓần.
Câu 6. Một dây đàn hồi có chiều dài , một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất bằng
A. l2.	B. l.	
C. 2l.	D. 4l.
Câu 7: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng, nếu dùng ánh sáng có bước ...n chứa hai khe hẹp là 1,25m. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,64μm và λ2 = 0,48μm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng cùng màu với nó và gần nó nhất là
A. 3,6mm.	 B. 4,8mm.	
C. 1,2mm.	 D. 2,4mm.
Câu 10: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe hẹp a=1mm, bước sóng ánh sáng đơn sắc chiếu vào hai khe hẹp là Để tại vị trí cách vân sáng trung tâm 2,5mm có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn là 
A. 1

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_11_ket_noi_tri_thuc_bai_hoc_14_bai_tap_ve.docx