Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 12 - Trường THPT Bình Trung

soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) để tinh giản những nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu (nếu có).

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1825/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 28/8/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, thiết kế bài học theo chủ đề (sau đây gọi là bài học) với các hoạt động học cơ bản sau: mở đầu (xác định vấn đề), hình thành kiến thức mới, luyện

 

doc 9 trang Bảo Anh 11/07/2023 17040
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 12 - Trường THPT Bình Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 12 - Trường THPT Bình Trung

Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 12 - Trường THPT Bình Trung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
TRƯỜNG THPT BÌNH TRUNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Trung, ngày 12 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN CÔNG NGHỆ 12
NĂM HỌC 2020 - 2021
Họ và tên: HOÀNG MAI GIANG
Lớp dạy: 12A, 12B.
Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của trường THPT Bình Trung, vào đặc thù môn học và tình hình học sinh;
Xét điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, tình hình học sinh và kết quả đạt được trong năm học 2019 - 2020. Tôi xây dựng Kế hoạch dạy học bộ môn Công nghệ khối THPT (Lớp 12A, 12B) năm học 2020 - 2021 như sau:
I. Đặc điểm tình hình
1. Về học sinh
Số học sinh khối 12 năm học 2020 - 2021, cụ thể:
Khối / lớp
Tổng số
Nam
Nữ
Lớp 12A
29
17
12
Lớp 12B
34
14
20
Tổng
63
31
32
2. Thuận lợi (mặt mạnh/thời cơ)
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường, của Tổ trưởng chuyên môn cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các thành viên trong tổ chuyên môn.
 - Được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; xây dựng chuyên đề dạy học.
- Thiết bị dạy học, phòng học bộ môn phục vụ cho môn học được trang bị tương đối đầy đủ.
- Đa số học sinh chăm ngoan, xác định được mục tiêu học tập, cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
- Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được cấp trên phân công 
3. Khó khăn:
- Phần lớn học sinh của trường là con em người dân tộc thiểu số, có điều kiện sống ở vùng đặc biệt khó khăn, nên việc học tập của các em chưa thật sự thường xuyên.
- Hầu hết học sinh ở xa trường nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
- Học sinh lười chưa tư duy, coi nhẹ không chủ động sáng tạo trong học tập, coi môn phụ nên không đầu tư thời gian.
- Học sinh chưa liên hệ thực tế chỉ trên sách vở là nhiều.
 II. Các mục tiêu, chỉ tiêu
 1. Mục tiêu:
 - Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
 - Nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Chỉ tiêu:
- Chất lượng khảo sát đầu năm: Khối 12: Đạt 100 % từ TB trở lên.
- Kết quả giảng dạy bộ môn như sau:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nhà trường và tình hình thực tế của học sinh tôi đề ra những chỉ tiêu phấn đấu như sau:
- Kết quả giảng dạy bộ môn đạt 100% từ TB trở lên.
 III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1. Thực hiện chương trình
- Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức, kỹ năng nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Rà soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) để tinh giản những nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu (nếu có).
- Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1825/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 28/8/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, thiết kế bài học theo chủ đề (sau đây gọi là bài học) với các hoạt động học cơ bản sau: mở đầu (xác định vấn đề), hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
- Xây dựng khung kế hoạch giáo dục môn học từng khối lớp, được trình bày thành các bài học đã được xây dựng sau khi tinh giản nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện. Mỗi bài học nêu rõ tên bài và mạch nội dung kiến thức; yêu cầu cần đạt (theo chương trình môn học); thời lượng dạy học; hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung.
- Thực hiện 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần, còn lại dành cho các hoạt động giáo dục).
2. Các nhiệm vụ và giải pháp 
2.1. Các nhiệm vụ:
- Những kiến thức trong chương trình công nghệ 11, công nghệ 12 là những kiến thức gần thực tế xã hội, do đó giáo viên cần chọn phương pháp phù hợp. Bên cạnh những học sinh khá và giỏi còn những học sinh yếu, kém, vì vậy giáo viên phải xác định trọng tâm của bài và hướng dẫn học sinh nắm vững từng kiến thức đó. Giáo dục thế giới quan cho học sinh, bên cạnh đó sử dụng đồ dùng học tập góp phần làm phong phú bài giảng.
- Giáo dục đạo đức tư tưởng, đạo đức học sinh thông qua dạy học bộ môn, uốn nắn những hành vi sai trái.
- Hướng nghiệp nghề nghiệp cho học sinh thông qua bộ môn.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2. Biện pháp thực hiện:
- Bảo đảm duy trì sĩ số học sinh trong giờ thông qua việc kiểm tra đều đặn sĩ số trong từng tiết học.
- Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề.
- Giáo viên dành thời gian để tự nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Thông qua việc dự giờ đồng nghiệp để tự bồi dưỡng chuyên môn của bản thân.
- Bằng cách nhấn mạnh trọng tâm, hướng dẫn học sinh học theo phương pháp nội dung phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của môn học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
IV. Kế hoạch giáo dục:
Chương trình
Số tiết lớp 9
Chuẩn
Cả năm
35
Kì I
18
Kì II
17
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ
LỚP 12
Cả năm: 35 tuần – 35 tiết
Học kỳ I: 18 tuần – 18 tiết;
Học kỳ II: 17 tuần – 17 tiết
HỌC KÌ I (18 tiết)
 (Từ tiết 1 đến tiết 18)
Tiết thứ
Tên bài học
/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt 
Thời lượng
Lý thuyết
Bài tập,
ôn tập
Thực hành
Kiểm tra
Hình thức tổ chức
Điều chỉnh
(nếu có)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
Chương I: Linh Kiện điện tử
1
Bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của nghành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
- Nắm được Vai trò và triển vọng phát triển của nghành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống để từ đó có hứng thú và yêu thích môn học.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, (có thể kết hợp trình chiếu)
2
3
Chủ đề 1: Một số linh kiện điện tử thụ động
(Bài 2 + Bài 3)
- Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế .
- Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Nhận biết về hình dạng các thông số của các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Có ý thức tuân thủ các quy trình và các qui định an toàn.
2 Tiết
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
(có thể kết hợp trình chiếu)
4
5
6
7
Chủ đề 2: Một số linh kiện điện tử tích cực
(Bài 4 + 5 + 6)
- Biết được cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn: Điốt, tranzito.
- Biết nguyên lý làm việc của tranzito.
- Biết được các linh kiện bán dẫn và IC trong các sơ đồ mạch điện đơn giản.
- Nhận dạng và so sánh các linh kiện bán dẫn.
- Nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac.
- Đo điện trở thuận ngược của các linh kiện để xác định các cực của điốt và xác định tốt hay xấu.
- Nhận dạng được các loại tranzito N-P-N và P-N-P, các loại tranzito cao tần, âm tần, các loại trazito công suất lớn và công suất nhỏ.
- Đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa các chân tranzito để phân biệt loại N-P-N và P-N-P, phân biệt tốt hay xấu và xác định các cực của tranzito.
- Có ý thức tuân thủ các quy trình và các qui định về an toàn.
4 Tiết
1 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
(có thể kết hợp trình chiếu)
Chương II: Một sô mạch điện tử cơ bản
8
Bài 7: Khái niệm về mạnh điện tử - Chỉnh lưu- Nguồn một chiều (Chỉ giới thiệu về tác dụng, linh kiện trong mach, nhận xét về mạch chỉnh lưu.)
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử.
- Hiểu chức năng, nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều. 
- Đọc được sơ đồ mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều, nhận dạng mạch ngoài thực tế và các linh kiện sử dụng trong mạch.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
(có thể kết hợp trình chiếu)
Mục II. Bài 7. Không dạy nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ, 2 nửa chu kỳ, mạch chỉnh lưu cầu.
9
Bài 8: Mạnh khuếch đại- Mạnh tạo xung
- Biết được chức năng sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung đơn giản.
 - Đọc được sơ đồ mạch khuếch đại,mạch tạo xung nhận dạng mạch ngoài thực tế và các linh kiện sử dụng trong mạch.
1 Tiết
1 Tiết
Mục II.2.b. Bài 8. Không dạy nguyên lý mạch tạo xung đa hài
10
Bài 9: Thiết kế mạnh điện tử đơn giản
- Biết được nguyên tắc chung và các bước cần tiến hành thiết kế mạch điện tử.
- Biết tính toán, chọn linh kiện, thiết bị hợp lý cho mạch thiết kế
- Vận dụng vào một số mạch điện đơn giản
- Thiết kế được mạch nguồn một chiều đơn giản.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
(có thể kết hợp trình chiếu)
11
Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều
- Nhận dạng được linh kiện, vẽ được các sơ đồ nguyên lí từ mạch nguồn thực tế.
- Phân tích được nguyên lí làm việc của mạch điện
- Vẽ chính xác mạch nguồn nguyên lý, phân tích linh kiện và nguyên lí làm việc của mạch
1 Tiết
1 Tiết
Bài 11: TH: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có bién áp nguồn và tụ lọc: Không dạy
12
Bài 12: Thực hành: : Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung
- Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
- Biết cách thay đổi chu kì xung.
- Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kĩ thuật.
1 Tiết
1 Tiết
13
Kiểm tra giữa học kỳ I
- Đánh giá kiến thức của học sinh sau khi học xong chương 1,2
1 Tiết
1 Tiết
Chương III: Một số mạch điện tử điều khiển
14
Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển
- Trình bày được khái niệm, công dụng và phân loại mạch điện tử điều khiển.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
(có thể kết hợp trình chiếu)
Bài 16: TH: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha: Không dạy
15
Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu
- Nêu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu
- Phân biệt được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.
- Giải thích được công dụng của mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ một pha
1 Tiết
1 Tiết
16
Bài 15: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha
- Giải được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.
1 Tiết
1 Tiết
17
Ôn tập chương III
- Nắm được các kiến thức cơ bản của học kỳ 1
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
1 Tiết
1 Tiết
18
Kiểm tra cuối học kì I 
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
1 Tiết
1 Tiết
HỌC KÌ II (17 tiết)
(Từ tiết 19 đến tiết 35)
Tiết thứ
Tên bài học
/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt 
Thời lượng
Lý thuyết
Bài tập,
ôn tập
Thực hành
Kiểm tra
Hình thức tổ chức
Điều chỉnh
(nếu có)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
Chương IV: Điện tử dân dụng
19
Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin viễn thông
- Trình bày được khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông
- Học sinh dựa vào sơ đồ khối trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống TT& VT
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
20
Bài 18: Máy tăng âm 
- Học sinh giải thích được sơ đồ khối và trình bày được nguyên lý làm việc của các loại máy tăng âm
1 Tiết
1 Tiết
(Không dạy mục III. 
Giới thiệu cho học sinh biết về dạng tín hiệu khi khuếch đại trong mạch khuếch đại công suất)
21
Bài 19: Máy thu thanh
- Học sinh giải thích được sơ đồ khối và trình bày được nguyên lý làm việc của các loại máy thu thanh
1 Tiết
1 Tiết
(Không dạy mục III. 
Giới thiệu cho học sinh biết về vai trò của điốt tách sóng Đ trong máy thu thanh)
22
Bài 20: Máy thu hình
- Học sinh giải thích được sơ đồ khối và trình bày được nguyên lý làm việc của các loại máy thu hình
1 Tiết
1 Tiết
( Không dạy mục III. 
Giới thiệu thêm trong khối 3 ở mục II. Sơ đồ khối máy thu hình màu về 3 tín hiệu đầu vào và đầu ra.)
23
Ôn tập chương IV
- Nắm được các kiến thức cơ bản.
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
Bài 21: Không dạy
Chương V: Mạch điện xoay chiều ba pha
24
Bài 22: Hệ thống điện quốc gia
- Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia.
- Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia.
- Nhận biết được các kí hiệu trong sơ đồ hệ thống điện quốc gia.
- Hình dung được mạng điện gần nhà.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
(có thể kết hợp trình chiếu)
Bài 24: Mạch điện xoay chiều ba pha: không dạy
25
Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha
- Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha.
- Biết được cách nối nguồn điện và tải thành hình sao, hình tam giác.
- Biết quan hệ giữa các đại lượng dây và pha.
- Đọc, vẽ được các sơ đồ mạch điện hình sao, hình tam giác.
- Tuân thủ tốt các quy định về an toàn điện
1 Tiết
1 Tiết
26
Ôn tập chương V
- Nắm được các kiến thức cơ bản.
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm 
27
Kiểm tra giữa học kỳ II
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
1 Tiết
1 Tiết
Chương VI. Máy điện ba pha
28
29
30
Chủ đề 3: Máy điện ba pha
(Bài 25 + Bài 26)
- Học sinh trình bày được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha
- Học sinh giải thích được công dụng, cấu tạo, cách nối dây và nguyên lý làm việc của máy biến áp ba pha
- Học sinh giải thích được công dụng, cấu tạo , nguyên lý làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.
3 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
(có thể kết hợp trình chiếu)
Bài 27: TH: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha: Không dạy
31
Ôn tập chương VI
- Nắm được các kiến thức cơ bản.
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
1 Tiết
1 Tiết
Chương VII: Mạng điện sản xuất
32
Bài 28: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
- Biết được đặc điểm,cấu tạo ng/lí làm việc của mạng điện sx qui mô nhỏ.
- Biết thao tác đóng ngắt điều khiển mạng điện sản xuất.
- Tuân thủ theo nguyên tắc điều khiển mạng điện.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
(có thể kết hợp trình chiếu)
Bài 29: Tìm hiểu mạng điện sản xuất quy mô nhỏ: Không dạy
33
Bài 30: Ôn tập
- Nắm được các kiến thức cơ bản.
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
1 Tiết
1 Tiết
34
Ôn tập
- Nắm được các kiến thức cơ bản.
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
1 Tiết
1 Tiết
35
Kiểm tra cuối học kỳ II
- Nắm được tất cả các nội dung và kiến thức đã học.
- Vận dụng kiến thức,kĩ năng có hiệu quả.
1 Tiết
1 Tiết
Bình Trung, ngày 12 tháng 9 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG PHÊ DUYỆT
TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN THẨM ĐỊNH
HỌ TÊN GIÁO VIÊN DẠY
Hoàng Mai Giang

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mon_cong_nghe_lop_12_truong_thpt_binh_trun.doc