Kế hoạch giáo dục môn Hóa học Lớp 12 - THPT Phạm Văn Đồng

0 Ôn tập đầu năm 1-Sự điện li

2-Nhóm nitơ

3-Nhóm cacbon

4-Đại cương hóa học hữu cơ

5-Các hiđrocacbon

6-Một số dẫn xuất của hiđrocacbon Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương về hóa học vô cơ, hoá học hữu cơ: Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxilic .

Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, hệ thống kiến thức.

 1

(1)

 

docx 34 trang Bảo Anh 11/07/2023 16700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Hóa học Lớp 12 - THPT Phạm Văn Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Hóa học Lớp 12 - THPT Phạm Văn Đồng

Kế hoạch giáo dục môn Hóa học Lớp 12 - THPT Phạm Văn Đồng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGẢI 
 TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG 
 Mộ Đức , ngày 5 tháng 9 năm 2020
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
 MÔN : HÓA HỌC LỚP : 12
 CẢ NĂM 35 TUẦN (70 TIẾT) HỌC KÌ I : 18 TUẦN (36 TIẾT) HỌC KÌ II : 17 TUẦN (34 TIẾT) 
STT
Tuần
Chương
Bài /Chủ đề
Mạch nội dung
kiến thức
Yêu cầu cần đạt
Thời lượng (số tiết) 
Hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
1
1
0
Ôn tập đầu năm
1-Sự điện li
2-Nhóm nitơ
3-Nhóm cacbon
4-Đại cương hóa học hữu cơ 
5-Các hiđrocacbon
6-Một số dẫn xuất của hiđrocacbon
 Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương về hóa học vô cơ, hoá học hữu cơ: Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxilic .
Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, hệ thống kiến thức. 
1
(1)
Thảo luận, hoạt động nhóm.
2
1
1
ESTE
1-Khái niệm , danh pháp 
2-Tính chất vật lí
3-Tính chất hóa học 
4-Điều chế 
5-Ứng dụng 
Kiến thức 
Biết được :
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.
- Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá. 
- ứng dụng của một số este tiêu biểu.
Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
Kĩ năng 
- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. 
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.
- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học. 
- Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. 
1
(2)
Nghiên cứu, thảo luận nhóm.
- Mục IV. Điều chế 
Không dạy cách điều chế este từ axetilen và axit
- Mục V. Ứng dụng :
Tự học có hướng dẫn
3
2
1
LIPIT
1-Khái niệm 
2-Chất béo 
Kiến thức 
Biết được :
- Khái niệm và phân loại lipit.
- Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.
- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
Kĩ năng 
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.
- Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
- Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
- Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.
1
(3)
Nghiên cứu, thảo luận nhóm
-Mục II.4. Ứng dụng :
Tự học có hướng dẫn
- Bài tập 4, 5:
Không yêu cầu học sinh làm 
4
2
3
1
LUYỆN TẬP: ESTE - LIPIT
1-Este
2-Chất béo 
3-Bài tập
 Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về este và lipit
 Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, nhớ kiến thức có chọn lọc, có hệ thống, kĩ năng h.động nhóm.
2
(4,5)
Trao đổi, thảo luận nhóm
5
3
4
2
GLUCOZƠ
1-Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên 
2-Cấu tạo phân tử
3-Tính chất hóa học 
4-Điều chế và ứng dụng
5-Fructozơ
Kiến thức 
Biết được:
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. 
- Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ.
Hiểu được:
Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu.
Kĩ năng 
- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ.
- Dự đoán được tính chất hóa học.
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.
- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng.
2
(6,7)
Nghiên cứu và thảo luận.
-Phần tính chất vật lí, trạng thái tự 
nhiên, ứng dụng của glucozơ :
Tự học có hướng dẫn
- Mục III. 2.b. Oxi hóa glucozơ bằng 
Cu(OH)2 
- Mục V. Fructozơ 
Không dạy phản ứng oxi hóa glucozơ, fructozơ 
bằng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
-Bài tập 2 (bài 5)
Không yêu cầu học sinh làm 
6
4
5
2
SACCAROZƠ – TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
1-Saccarozơ
2-Tinh bột
3-Xenlulozơ
Kiến thức
 Biết được:
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí ( trạng thái, màu, mùi, vị , độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ, (thủy phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp. 
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, ( trạng thái, màu, độ tan).
- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3); ứng dụng .
Kĩ năng 
- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt các dung dịch : saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Tinh khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất theo hiệu suất.
2
(8,9)
Nghiên cứu, thảo luận.
-Phần tính chất vật lí, trạng thái tự 
nhiên, ứng dụng của 
saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ 
Tự học có hướng dẫn
-Mục I.4.a. Sơ đồ sản xuất đường từ 
cây mía (Bài 6)
Khuyến khích học sinh tự đọc
7
5
2
LUYỆN TẬP
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ CACBOHIĐRAT TIÊU BIỂU
1-Ôn tập lí thuyết 
2-Bài tập
Kiến thức
 - Cấu tạo các loại cacbohiđrat điển hình
- Các tính chất hóa học đặc trưng các loại hợp chất cacbohiđrat và mối quan hệ giữa các hợp chất đó
Kỹ năng
-Lập bảng tổng kết chương. Giải các bài toán về các hợp chất cacbohiđrat.
1
(10)
Đàm thoại , hệ thống kiến thức 
Bài tập 1 (Bài 7)
Không yêu cầu học sinh làm 
8
6
THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC
CỦA ESTE VÀ CACBOHIĐRAT
Kiến thức
Biết được : 
-Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
-Điều chế etyl axetat.
-Phản ứng xà phòng hoá chất béo.
-Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
- Phản ứng của hồ tinh bột với iot.
Kĩ năng
-Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. 
- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
1
(11)
Hoạt động nhóm thục hành 
Thí nghiệm 3
Không tiến hành phần đun nóng ống nghiệm 
9
6
3
AMIN
1-Khái niệm , phân loại , danh pháp 
2-Tính chất vật lí
3-Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học 
Kiến thức 
Biết được:
-Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
-Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
Hiểu được:
-Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước.
Kĩ năng 
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo. 
-Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
-Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.
-Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
1
(12,13)
Nghiên cứu, thảo luận, hoạt động nhóm.
-Mục III.2.a) Thí nghiệm 1
Không yêu cầu học sinh giải thích tính bazơ
- Bài tập 4
Không yêu cầu học sinh làm 
10
7
3
AMINOAXIT
1-Khái niệm
2-Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học 
3-Ứng dụng 
Kiến thức 
Biết được: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.
Hiểu được: Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của e và w- amino axit).
Kĩ năng 
- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino PEPTIT VÀ PROTEIN axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất của amino axit.
- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
1
(14)
Nghiên cứu, thảo luận, hoạt động nhóm.
11
8
3
PEPTIT VÀ PROTEIN
1-Peptit
2-Protein
3-Khái niệm về enzim và axit nucleic
Kiến thức 
Biết được:
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân) 
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối với sự sống
- Khái niệm enzim và axit nucleic. 
Kĩ năng 
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.
1
(15)
Nghiên cứu, thảo luận, hoạt động nhóm.
Mục III. Khái niệm về enzim và axit 
Nucleic
Không dạy 
12
8
9
3
LUYỆN TẬP
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN
Kiến thức:
- Củng cố cấu tạo tạo và tính chất của amin, aminoaxit, protein.
 Kĩ năng: 
-Hệ thống hóa kiên thức, vận dụng kiến thức làm các bài tập hóa học
2
(16,17)
Thảo luận, hoạt động nhóm.
13
9
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
1
(18)
14
10
4
ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
1-Khái niệm 
2-Đặc điểm cấu trúc
3-Tính chất vật lí 
4-Tính chất hóa hocj 
5-Phương pháp điều chế 
6-Ứng dụng 
Kiến thức 
Biết được:
- Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).
Kĩ năng 
- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.
- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.
2
(19,20)
Thảo luận, hoạt động nhóm.
* Tự học có hướng dẫn:
- Mục I. Khái niệm 
- Mục III. Tính chất vật lí 
- Mục VI. Ứng dụng
* Không dạy:
Mục IV. Tính chất hóa học
15
11
4
VẬT LIỆU POLIME
1-Chất dẻo 
2-Tơ
3-Cao su
4-Keo dán tổng hợp 
Kiến thức 
Biết được :
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp. 
Kĩ năng 
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
2
(21,22)
Thảo luận, hoạt động nhóm.
*Không dạy:
- Phần nhựa Rezol, Rezit 
- Mục IV. Keo dán tổng hợp
16
12
4
LUYỆN TẬP: CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA POLIME
1-Ôn tập lí thuyết
2-Bài tập luyện tập
1. Kiến thức
- Củng cố những hiểu biết về các pp điều chế polime
- Củng cố kiến thức về cấu tạo mạch polime
2. kĩ năng
- So sánh hai pư trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime (ĐN, sản phẩm, điều kiện).
- Giải các bài tập về hợp chất polime
1
(23)
Dạy học nhóm , đàm thoại
17
12
4
THỰC HÀNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA
PROTEIN VÀ VẬT LIỆU POLIME
Kiến thức
Biết được : 
-Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng đông tụ của protein : đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm với lòng trắng trứng.
- Phản ứng màu : lòng trắng trứng với HNO3.
- Thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi với axit, kiềm, nhiệt độ.
- Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. 
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
1
(24)
-Hoạt động nhóm thực hành 
*Không làm:
Thí nghiệm 4
18
13
5
VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 
VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
1-Vị trí của kim loại trong BTH
2-Cấu tạo của kim loại 
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.
Kĩ năng 
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.
1
(25)
- Đàm thoại
- Diễn giảng
*Không dạy
Mục 2.a; 2.b; 2.c 
(các kiểu mạng tinh thể kim loại)
19
13
14
5
TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
1-Tính chất vật lí
2-Tinh hóa học 
3-Dãy điện hóa của kim loại 
Kiến thức
Hiểu được:
- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
Kĩ năng 
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
3
(26,27,28)
- Đàm thoại
- Diễn giảng
20
15
5
HỢP KIM
1-Khái niệm 
2-Tính chất 
3-Ứng dụng
Kiến thức
Biết được: Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy...), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyara).
Kĩ năng 
- Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
- Xác định % kim loại trong hợp kim.
1
(29)
Đàm thoại, diễn giảng
Tự học có hướng dẫn :
Cả bài
21
15
5
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
1-Nguyên tắc
2-Phương pháp
Kiến thức
Hiểu được:
-Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
Kĩ năng 
-Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
-Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
-Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
-Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
1
(30)
Đàm thoại, diễn giảng
-Các nội dung luyện tập thuộc phần 
điều chế kim loại (23)
Tích hợp khi dạy bài 21. Điều chế kim loại
22
16
17
5
LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
 Kiến thức 
- Hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản về tính chất của kim laoij và cách điều chế kim loại 
Kỹ năng
- Vận dụng dãy điện hoá
- Viết pt phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn, xác định được vai trò các chất
- Biết lựa chọn các Phương pháp để điều chế kim loại 
- Giải được một số bài tập định lượng về kim loại. Tác dụng với dd muối
- Rèn luyện kỹ năng rèn luyện kiến thức vào thực tiễn
2
(31,32,33)
-Đàm thoại, bài tập hóa học
23
17
18
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
2
(34,35)
24
18
KIỂM TRA CUỐI
 HỌC KÌ I
1
(36)
25
19
5
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
1-Khái niệm 
2-Các dạng ăn mòn kim loại 
3-Chống ăn mòn kim loại 
Kiến thức
Hiểu được:
-Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá.
-Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.
-Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Kĩ năng 
-Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.
-Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
2
(37,38)
- Đặt vấn đề 
- Đàm thoại
- Diễn giảng
-Các nội dung luyện tập thuộc phần 
sự ăn mòn kim loại (23) 
Tích hợp khi dạy bài (20). Sự ăn mòn kim loại 
26
20
5
LUYỆN TẬP: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Kiến thức
- Củng cố kiến thức về bản chất của sự ăn mòn k.loại , các kiểu ăn mòn k.loại và cách chống ăn mòn.
 Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng xác định kiểu ăn mòn, cơ chế ăn mòn điện hóa học
1
(39)
-Đàm thoại, bài tập hóa học
27
20
5
THỰC HÀNH TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
ĂN MÒN KIM LOẠI
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- So sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl.
- Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.
- Zn phản ứng với : 
a) dung dịch H2SO4 ; 
b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
1
(40)
Hoạt động nhóm thực hành
28
21
6
KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
A-Kim loại kiềm
1-Vị trí trong BTH 
2Tính chất vật lí 
3-Tính chất hóa học 
4-Ứng dụng , trạng thái tự nhiên , điều chế 
B. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 
Kiến thức
Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm 
Hiểu được : 
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Trạng thái tự nhiên của NaCl. 
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
2
(41,42)
- Đặt vấn đề 
- Đàm thoại
- Diễn giảng
Mục B. Một số hợp chất quan trọng 
của kim loại kiềm (Bài 25)
Khuyến khích học sinh tự đọc
29
22
23
6
KIM LOẠI KIỀM THỔ
VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
A-Kim loại kiềm thổ
1-Vị trí trong bảng tuần hoàn 
2-Tính chất vật lí 
3-Tính chất hóa học 
B-Một số hợp chất quan trọng của canxi 
C-Nước cứng
Kiến thức 
Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.
- Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.
- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.
Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
3
(43,44,45)
- Đặt vấn đề 
- Đàm thoại
- Diễn giảng
Mục B. 1. Canxi hiđroxit 
(Bài 26)
Tự học có hướng dẫn
30
23
24
6
NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
A-Nhôm
1-Vị trí 
2-Tính chất vật lí 
3-Tính chất hóa học 
4-Ứng dụng và trạng thái tự nhiên 
5-Sản xuất nhôm
B-Một số hợp chất quan trọng của nhôm 
Kiến thức 
Biết được: Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm .
Hiểu được: 
-Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.
-Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy 
-Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.
-Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh; 
-Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 
Kĩ năng
-Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm 
-Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
-Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm 
-Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
-Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; 
2
(46,47)
- Đặt vấn đề 
- Đàm thoại
- Diễn giảng
Bài 27: 
Mục II. Tính chất vật lí 
Mục IV. Ứng dụng và trạng thái tự 
nhiên 
Mục V. Sản xuất nhôm :
Tự học có hướng dẫn
31
24
25
6
LUYỆN TẬP: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Kiến thức
- Củng cố, hệ thống kiến thức về k.loại kiềm, k.loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
kĩ năng
- Rèn luyện kỹ giải BT về k.loại kiềm, k.loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
2
(48,49)
Đàm thoại , bài tập
Tích hợp thành một chủ đề: Kim loại kiềm, kim 
loại kiềm thổ
32
25
6
LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA NHÔM 
VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Kiến thức
- Củng cố, hệ thống kiến thức về nhôm và hợp chất của nhôm
Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ giải BT về nhôm và hợp chất của nhôm
1
(50)
Đàm thoại , bài tập
*Bài tập 6 (Bài 27)
Không yêu cầu học sinh làm bài tập 6 và các dạng 
bài tập tính toán liên quan đến phản ứng hóa học 
giữa ion Al
3+ với ion OH-
 tạo Al(OH)3 kết tủa rồi 
kết tủa tan trong OH-
 dư, hoặc các dạng bài tập 
tính toán liên quan đến phản ứng hóa học giữa ion 
AlO2
-
 với ion H+ tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa 
tan trong H+dư
*Tích hợp 2 bài thành một bài: Nhôm và hợp chất của 
nhôm
33
26
6
THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM 
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.
- Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
- Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
1
(51)
Hoạt động nhóm thực hành
34
26
KIỂM TRA GIŨA KÌ II 
1
(52)
35
27
7
SẮT
1-Vị trí trong BTH
2-Tính chất vật lí
3-Tính chất hóa học 
4-Trạng thái tự nhiên
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.
- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.
- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.
1
(53)
- Đặt vấn đề 
- Đàm thoại
- Diễn giảng
*Mục III.4. Tác dụng với nước 
(Bài 31) :
Không dạy
*Bài 31: 
- Mục II. Tính chất vật lí 
- Mục IV. Trạng thái tự nhiên :
Tự học có hướng dẫn
36
27
7
HỢP CHẤT CỦA SẮT
1-Hợp chất sắt (II)
2- Hợp chất sắt (III)
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
Hiểu được : 
+ Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
+ Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III). 
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.
-Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.
-Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng. 
- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
1
(54)
- Đặt vấn đề 
- Đàm thoại
 - Diễn giảng
37
28
7
HỢP KIM CỦA SẮT
1-Gang
2-Thép
Kiến thức
Biết được:
-Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật) -Định nghĩa và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp Mác - tanh, Be- xơ - me, Lò điện: ưu điểm và hạn chế)
-ứng dụng của gang, thép.
Kĩ năng 
- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.
- Viết các PTHH phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, bằng thép.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí được một số hợp kim của sắt.
- Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất.
1
(55)
Tự học có hướng dẫn; 
 Không học các loại lò luyện gang, thép, chỉ học 
thành phần hợp kim, nguyên tắc và các phản ứng 
xảy ra khi luyện gang, thép; Không làm bài tập 2
38
28
29
7
 LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT
Kiến thức:
- Củng cố và hệ thống hoá tính chất hoá học của các kim loại Fe, và một số hợp chất quan trọng của chúng.
- Thiết lập được mối quan hệ giữa các đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau của mỗi nguyên tố dựa vào tính chất hoá học của chúng.
Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học, đặc biệt là phản ứng oxihoá – khử
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan đến tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất của Fe
2
(56,57)
Đàm thoại , bài tập
39
29
30
7
CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
1-Vị trí trong BTH
2-Tính chất vật lí 
3-Tính chất hóa học 
4-Hợp chất của crom
Kiến thức
Biết được:
-Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, số oxi hoá; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).
-Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính); Tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá).
Kĩ năng 
-Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất .
- Viết các PTHH thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom.
- Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.
2
(58,59)
- Đặt vấn đề 
- Đàm thoại
 - Diễn giảng
Mục II. Tính chất vật lí (Bài 34)
Tự học có hướng dẫn
40
30
31
7
 LUYỆN TẬP: 
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
Kiến thức:
-Củng cố và hệ thống hoá tính chất hoá học của các kim loại Cr, Fe, Cu và một số hợp chất quan trọng của chúng.
-Thiết lập được mối quan hệ giữa các đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau của mỗi nguyên tố dựa vào tính chất hoá học của chúng.
Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học, đặc biệt là phản ứng oxihoá – khử
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan đến tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất của Cr, Fe
1
(60,61)
Đàm thoại , bài tập
41
31
7
THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT, ĐỒNG 
VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT, CROM 
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :
- Điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hoá chất cần thiết.
- Thử tính oxi hoá của K2Cr2O7.
- Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
-Viết tường trình thí nghiệm. 
1
(62)
Hoạt động nhóm thực hành
Không làm
Thí nghiệm 4
42
32
8
NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH
1
(63)
Không dạy. Sử dụng thời gian để luyện tập về 
nhận biết 
43
32
8
NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
1
(64)
Không dạy. Sử dụng thời gian để luyện tập về 
nhận biết một số chất khí 
44
33
8
LUYỆN TẬP: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
Kiến thức: Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.
 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm nhận biết.
1
(65)
Diễn giảng + trực quan + bài tập
45
33
34
9
HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1-Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường 
2-Hóa học với vấn đề chống ô nhiễm môi trường 
Kiến thức
Biết được :
- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.
Kĩ năng
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.
- Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.
1
(66,67)
- Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài.
- Xử lí thông tin: viết báo cáo về nội dung được giao. 
- Báo cáo, thảo luận trước lớp.
*Khuyến khích học sinh tự đọc:
-Hóa học và vấn đề phát triển 
kinh tế 
Cả bài
- Hóa học và vấn đề xã hội 
Cả bài
46
34
35
ÔN TẬP HỌC KÌ II
2
(68,69)
47
35
KIỂM TRA HỌC KÌ II
1
(70)
Ghi chú: 
- Không đưa các bài tập nặng về tính toán, ít bản chất hóa học trong dạy học, thi, kiểm tra đánh giá. 
- Các nội dung thí nghiệm khó, độc hại hoặc cần nhiều thời gian có thể sử dụng video thí nghiệm hoặc thí nghiệm mô phỏng.
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN HIỆU TRƯỞNG 
 (Kí , đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_pham_van_dong.docx