Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 6 - Nguyễn Thị Minh
Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp - Chuẩn bị
- Thực hành
- Báo cáo Kĩ năng
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong đoạn mạch nối tiếp
Hoạt động trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp
Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song - Chuẩn bị
- Thực hành
- Báo cáo Kĩ năng
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong đoạn mạch nối tiếp
Hoạt động trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 6 - Nguyễn Thị Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 6 - Nguyễn Thị Minh
PHÒNG GD&ĐT TP PHỦ LÝ TRƯỜNG THCS KIM BÌNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN : VẬT LÍ - NĂM HỌC 2020-2021 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LỚP: 6 (- Kèm theo Quyết định số36a/QĐ-THCSKB ngày 10/9/2019 của trường THCS Kim Bình - Kèm theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT) 1. Phân chia theo học kỳ và tuần học: Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết Học kì I: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết 2. Phương án thực hiện: HỌC KÌ I CHƯƠNG I : CƠ HỌC Số thứ tự tiết Tên bài học/Chủ đề Mạch nội dung kiến thức Nội dung điều chỉnh Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học 1 Đo độ dài - Dụng cụ - Cách đo - Thực hành - Mục I bài 1. Đơn vị đo độ dài -Học sinh tự đọc - Mục II. Vận dụng bài 2- Tự học có hướng dẫn. - Cả bài 1 Tích hợp với Bài 2 thành một chủ đề “Đo độ dài” Kiến thức - Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. Kĩ năng - Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài - Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. Dạy học trên phòng học: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp 2 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng - Dụng cụ đo thể tích - Cách đo thể tích chất lỏng - Thực hành Mục I. Đơn vị đo thể tích Học sinh tự ôn tập Kiến thức - Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. Kĩ năng - Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. - Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Dạy học trên phòng học: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp 3 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Cách đo - Thực hành - Vận dụng Mục III. Vận dụng Tự học có hướng dẫn. Kiến thức - Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. Kĩ năng - Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. - Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Dạy học trên phòng học: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp 4 Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng - Khối lượng, đơn vị khối lượng - Dụng cụ - Cách dùng - Thực hành Mục đo khối lượng Có thể dùng cân đồng hồ thay cho cân Rô-béc-van Kiến thức - Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. Kĩ năng - Đo được khối lượng bằng cân. Dạy học trên phòng học: HĐ cá nhân, chung cả lớp 5 Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng - Lực. - Phương và chiều của lực - Hai lực cân bằng Bài 6: Mục IV. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn Kiến thức - Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. - Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. Dạy học trên phòng học: hđ cá nhân 6 Bài 7: Tìm hiểu kết qủa tác dụng của lực - Những sự biến đổi của chuyển động. - Những sự biến dạng - Kết quả tác dụng của lực Bài 7: Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn Kiến thức - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). Dạy học trên phòng học: hđ cá nhân, chung cả lớp 7 Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực -Trọng lực. - Phương và chiều của trọng lực -Đơn vị lực Bài 8: Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn Kiến thức - Nêu được đơn vị đo lực. - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. Dạy học trên phòng học: hđ cá nhân, chung cả lớp 8 Kiểm tra Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức từ bài 1 đến bài 8 Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân 9 Bài 9: Lực đàn hồi - Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng - Lực đàn hồi và đặc điểm của nó Kiến thức - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. - So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. HĐ theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp 10 Bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng -Tìm hiểu lực kế - Đo một lực bằng lực kế - Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng Kiến thức - Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. Kĩ năng - Vận dụng được công thức P = 10m. - Đo được lực bằng lực kế. HĐ nhóm, cá nhân, chung cả lớp 11 Bài 11: Khối lượng riêng- bài tập - Khối lượng riêng - Bảng khối lượng riêng của 1 số chất - Công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), và viết được công thức tính đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng. Kĩ năng - Tra được bảng khối lượng riêng của các chất. - Vận dụng được các công thức D = để giải các bài tập đơn giản. HĐ cá nhân, chung cả lớp 12 Bài 11: Trọng lượng riêng – bài tập - Định nghĩa - Đơn vị - Công thức - Cách xác định trọng lượng riêng của một chất Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa) trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo đo trọng lượng riêng. Kĩ năng - Vận dụng được các công thức d = để giải các bài tập đơn giản. HĐ cá nhân, chung cả lớp 13 Bài 12: Thực hành. Xác định khối lượng riêng của sỏi - Dụng cụ - Tiến hành đo - Tính khối lượng riêng của sỏi Kiến thức - Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất. HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 14 15 16 Máy cơ đơn giản: - mặt phẳng nghiêng, - đòn bẩy, - ròng rọc - Bài 14, 15: Mục 4. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn. - Bài 16: Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn. - Cả bài 13,14,15, Tích hợp với Bài 16 thành một chủ đề Kiến thức - Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường. - Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. Kĩ năng - Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó. Hoạt động trên lớp, trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 17 Bài 17: Ôn tập tổng kết chương I : Cơ học - Tự kiểm tra - Vận dụng - Trò chơi Ôn tập kiến thức chương I Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân 18 Kiểm tra học kì I Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức từ bài 1 đến bài 16 Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân HỌC KÌ II Chương II : NHIỆT HỌC Số thứ tự tiết Tên bài học/Chủ đề Mạch nội dung kiến thức Nội dung điều chỉnh Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học 19 20 21 22 Sự nở vì nhiệt - Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Sự nở vì nhiệt của chất khí - Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Bài 18,19,20: Mục 4. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn -Bài 20: Câu C8,C9: Không yêu cầu học sinh trả lời -Bài 21: Thí nghiệm H21.1(a, b) Không làm. Chỉ giới thiệu và yêu cầu phân tích để trả lời câu hỏi. -Cả bài 18 Tích hợp với Bài 19, Bài 20, Bài 21 thành một chủ đề Kiến thức - Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. - Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. Hoạt động trên lớp, trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 23 Bài 22: Nhiệt kế, Nhiệt giai Bài 22: Mục 2b, mục 3: Đọc thêm. Lưu ý: Nhiệt độ trong nhiệt giai ken vin gọi là ken vin, kí hiệu là K. Kiến thức - Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. - Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. - Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen - xi - ut. Kĩ năng - Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ. Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, nhóm, 24 Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ Kĩ năng - Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ. - Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình. - Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, nhóm, 25 Kiểm tra Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức từ bài 18 đến bài 23 Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân 26 27 Sự nóng chảy và đông đặc - Sự nóng chảy - Sự đông đặc - Bài 24: Mục 1. Phân tích kết quả thí nghiệm: Tự học có hướng dẫn -- Thí nghiệm H24.1: Không bắt buộc làm thí nghiệm, chỉ mô tả thí nghiệm và đưa ra kết quả bảng 24.1 - Cả bài 24 Tích hợp với Bài 25 thành một chủ đề Kiến thức - Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này. - Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. Kĩ năng - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi. - Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. Hoạt động trên lớp, trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 28 29 Sự bay hơi và ngưng tụ - Sự bay hơi - Sự ngưng tụ - Bài 26: Mục 2c: thí nghiệm kiểm tra: Khuyến khích học sinh tự làm. - Bài 27: Mục 2b: Khuyến khích học sinh tự làm - Cả bài 26 Tích hợp với Bài 27 thành một chủ đề Kiến thức - Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này. - Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. Kĩ năng - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi. - Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. 30 31 Sự sôi - Bài 28: Mục I.1. Tiến hành thí nghiệm: Khuyến khích học sinh tự làm. Thí nghiệm hình 28.1: Chuyển thành thí nghiệm biểu diễn - Cả bài 28 Tích hợp với Bài 29 thành một chủ đề Kiến thức - Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này. - Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. Kĩ năng - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi. - Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. 32 Bài 30: Ôn tập tổng kết chương II Nhiệt học - Tự kiểm tra - Vận dụng - Trò chơi Ôn tập kiến thức chương II Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, chung cả lớp 33 Kiểm tra học kì II Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức HKII Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân 34 35 Ôn tập Lí thuyết và BT Tổng hợp Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân Chú ý: - Những tiết có điều chỉnh nội dung, GV phân thời lượng thực hiện cho phù hợp. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện. Phủ lý, ngày 7 tháng 09 năm 2020 Lãnh đạo trường duyệt Tổ chuyên môn thẩm định Hà Huy Đông Người xây dựng kế hoạch Nguyễn Thị Minh PHÒNG GD&ĐT TP PHỦ LÝ TRƯỜNG THCS KIM BÌNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN : VẬT LÍ - NĂM HỌC 2020-2021 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LỚP: 7 (- Kèm theo Quyết định số36a/QĐ-THCSKB ngày 10/9/2019 của trường THCS Kim Bình - Kèm theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT) 1. Phân chia theo học kỳ và tuần học: Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết Học kì I: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết 2. Phương án thực hiện: HỌC KÌ I CHƯƠNG I: QUANG HỌC Số thứ tự tiết Tên bài học/Chủ đề Mạch nội dung kiến thức Nội dung điều chỉnh Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học 1 Bài 1: Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng - Nhận biết ánh sáng - Nhìn thấy một vật - Nguồn sáng và vật sáng - Vận dụng Kiến thức - Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. Dạy học trên lớp: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp. Sự truyền thẳng của ánh sáng 2 - Cả bài 2- Tích hợp với Bài 3 thành một chủ đề Kiến thức - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. Kĩ năng - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực... Dạy học trên lớp: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp. 2 - Sự truyền ánh sáng - Bài 2: Sự truyền ánh sáng: Mục III. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn. 3 - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Bài 3: Mục III. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn. 4 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng - gương phẳng - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào - Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới - Định luật phản xạ ánh sáng - Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ Kiến thức - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. Kĩ năng - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương . Dạy học trên lớp: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp. 5 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng - Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng Kiến thức - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. Kĩ năng - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. Dạy học trên lớp: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp. 6 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Xác định ảnh của một vật tạo bởi gp - Bài tập vẽ ảnh Bài 6: Mục II.2 Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng: Tự học có hướng dẫn. Kĩ năng - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. Dạy học trên lớp: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp. 7 Bài 7: Gương cầu lồi - ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi - vùng nhìn thấy của gương cầu lồi - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi. - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng Dạy học trên lớp: theo nhóm, cá nhân, chung cả lớp. 8 Bài 8: Gương cầu lõm - ảnh tạo bởi gương cầu lõm - Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 9 Bài 9: Ôn tập tổng kết chương I - Tự kiểm tra - Vận dụng - Trò chơi Ôn tập kiến thức chương I Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, 10 Kiểm tra Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức chương I Hoạt động trên lớpHĐ cá nhân Chương II: ÂM HỌC Số thứ tự tiết Tên bài học/Chủ đề Mạch nội dung kiến thức Nội dung điều chỉnh Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học 11 12 13 Nguồn âm - Nguồn âm - Độ cao của âm - Độ độ to của âm - Bài 10: Nguồn âm +Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn. +C9: Không bắt buộc học sinh thực hiện - Bài 11: +Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn. - Bài 12: +Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn. + Câu hỏi C5, C7 (tr.36): Không yêu cầu học sinh trả lời. - Tích hợp Bài 10, 11 với Bài 12 thành một chủ đề Kiến thức - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. - Nêu được nguồn âm là một vật dao động. - Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ. - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ. Kĩ năng - Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa. Hoạt động trên lớp, phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 14 Bài 13: Môi trường truyền âm - Sự truyền âm trong môi trường không khí - Sự truyền âm trong chất rắn - Sự truyền âm trong chất lỏng - Âm có thể truyền được trong chân không hay không - Vận tốc truyền âm Kiến thức - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. - Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 15 Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Âm phản xạ - Tiếng vang - Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém Bài 14: Thí nghiệm H14.2: Không bắt buộc làm thí nghiệm Kiến thức - Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. - Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. Kĩ năng - Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn. Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 16 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn - Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn Kiến thức - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. Kĩ năng - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. - Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 17 Bài 16: Ôn tập tổng kết chương II: Âm học - Tự kiểm tra - Vận dụng - Trò chơi - Ôn tập kiến thức chương II Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân 18 Kiểm tra Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức chương I, II Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân HỌC KÌ II CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC Số thứ tự tiết Tên bài học/Chủ đề Mạch nội dung kiến thức Nội dung điều chỉnh Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học 19 20 Hiện tượng nhiễm điện a) Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát b) Hai loại điện tích c) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử Bài 18: Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn - Tích hợp với Bài 17, 18 thành một chủ đề Kiến thức - Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. - Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. Kĩ năng - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. Hoạt động trên lớp, phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 21 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện - Dòng điện - Nguồn điện Kiến thức - Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay - Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy. - Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. Kĩ năng - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối Hoạt động trên lớp, phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 22 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại - Chất dẫn điện - Chất cách điện – Dòng điện trong kim loại Kiến thức - Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 23 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện - Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện Kiến thức - Nêu được quy ước về chiều dòng điện. Kĩ năng - Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. - Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. - Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. Hoạt động trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 24 25 Các tác dụng của dòng điện - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện Bài 22: Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn. Bài 23: Mục IV. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn. - Cả bài 22 tích hợp với Bài 23 thành một chủ đề Kiến thức - Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện. Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 26 Kiểm tra 1 tiết Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức từ bài 19 đến bài 25 Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, 27 Bài 24: Cường độ dòng điện - Cường độ dòng điện - Ampe kế - Đo cường độ dòng điện Kiến thức - Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì. Kĩ năng - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện. Hoạt động trên lớp, phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 28 29 Hiệu điện thế a) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện b) Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện Bài 26: Mục II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước: Khuyến khích học sinh tự đọc. - Mục III. Vận dụng Tự học có hướng dẫn. - Cả bài 25 tích hợp với Bài 26 thành một chủ đề Kiến thức - Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. - Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. - Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. - Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó. Kĩ năng - Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. Hoạt động trên lớp, phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 30 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp - Chuẩn bị - Thực hành - Báo cáo Kĩ năng - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong đoạn mạch nối tiếp Hoạt động trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 31 Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song - Chuẩn bị - Thực hành - Báo cáo Kĩ năng - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong đoạn mạch nối tiếp Hoạt động trên phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 32 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện -Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm - Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì - Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện Kiến thức - Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người. Kĩ năng - Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Hoạt động trên lớp, phòng bộ môn, HĐ cá nhân, nhóm, chung cả lớp 33 Bài 30: Ôn tập tổng kết chương III - Tự kiểm tra - Vận dụng - Trò chơi Ôn lại kiến thức chương III Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân, 34 Kiểm tra học kì II Đề kiểm tra Kiểm tra kiến thức HKII Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân 35 Ôn tập Lí thuyết và bài tập Tổng hợp Hoạt động trên lớp, HĐ cá nhân Chú ý: - Những tiết có điều chỉnh nội dung, GV phân thời lượng thực hiện cho phù hợp. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện. Phủ lý, ngày 7 tháng 09 năm 2020 Lãnh đạo trường duyệt Tổ chuyên môn thẩm định Hà Huy Đông Người xây dựng kế hoạch Nguyễn Thị Minh
File đính kèm:
- ke_hoach_giao_duc_mon_vat_li_lop_6_nguyen_thi_minh.docx