Kế hoạch giáo dục môn Vật lý Lớp 6 -Hoàng Mai Giang

ứng với môi trường mới, kiến thức mới.

 - Học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học, còn ham chơi chưa tự giác học tập.

 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em, giao phó cho nhà trường, cho thầy cô giảng dạy.

 - Có nhiều học sinh dân tộc thiểu số sống xa gia đình phải trọ học ở các lán trại tạm bợ nên điều kiện học tập rất khó khăn.

 II. Các mục tiêu, chỉ tiêu

 1. Để nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí, qua mỗi giờ dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh

 

doc 15 trang Bảo Anh 11/07/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Vật lý Lớp 6 -Hoàng Mai Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Vật lý Lớp 6 -Hoàng Mai Giang

Kế hoạch giáo dục môn Vật lý Lớp 6 -Hoàng Mai Giang
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
TRƯỜNG THPT BÌNH TRUNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Trung, ngày 12 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN VẬT LÝ 6
NĂM HỌC 2020 - 2021
Họ và tên: HOÀNG MAI GIANG
Lớp dạy: 6A, 6B.
Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của trường THPT Bình Trung, vào đặc thù môn học và tình hình học sinh;
Xét điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, tình hình học sinh và kết quả đạt được trong năm học 2019 - 2020. Tôi xây dựng Kế hoạch dạy học bộ môn Vật lý khối THCS (Lớp 6A, 6B) năm học 2020 - 2021 như sau:
I. Đặc điểm tình hình
1. Về học sinh
Số học sinh khối 6 năm học 2020 - 2021, cụ thể:
Khối / lớp
Tổng số
Nam
Nữ
Lớp 6A
26
14
12
Lớp 6B
25
13
12
Tổng
51
27
24
2. Thuận lợi (mặt mạnh/thời cơ)
* Về phía nhà trường:
 - Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
 - Cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy (đặc biệt là máy chiếu Projector).
 - Môn vật lí có nội dung sát với nhu cầu thực tế, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
 * Về phía giáo viên:
 - Số giáo viên cùng bộ môn 05 giáo viên.
    - Bản thân luôn an tâm công tác và có trách nhiệm trong công việc được giao.
 - Có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, tự học tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Được bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.
 - Được sự giúp đỡ và chỉ đạo chuyên môn thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường và của tổ chuyên môn.
 * Về phía học sinh:
 - Phần lớn hs học đúng độ tuổi, có ý thức học tập, ngoan hiền, biết vâng lời thầy cô, được sự quan tâm của phụ huynh học sinh.
 - Đa số học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập, SGK.
3. Khó khăn:
 * Về phía nhà trường:
 - Các dụng cụ thí nghiệm đã được cấp phát lâu, nhiều bộ không phù hợp với chương trình dạy học hiện tại.
 * Về phía giáo viên:
 - Chưa được tham gia bồi dưỡng thường xuyên, các chuyên đề của ngành, trường tổ chức (do mới được giảng dạy năm nay).
 - Mới tham gia giảng dạy nên kinh nghiệm chưa có nhiều.
 * Về phía học sinh:
 - Phần lớn học sinh của trường là con em người dân tộc thiểu số, có điều kiện sống ở vùng đặc biệt khó khăn, nên việc học tập của các em chưa thật sự thường xuyên.
 - Nhiều học sinh chưa có ý thức cầu tiến, ỷ lại, thiếu nỗ lực cố gắng.
 - Đa số các em còn chưa xác định đúng động cơ học tập.
 - Đặc biệt đối với khối lớp 6 các em mới chuyển cấp, nên cần có thời gian để thích ứng với môi trường mới, kiến thức mới.
 - Học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học, còn ham chơi chưa tự giác học tập.
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em, giao phó cho nhà trường, cho thầy cô giảng dạy.
 - Có nhiều học sinh dân tộc thiểu số sống xa gia đình phải trọ học ở các lán trại tạm bợ nên điều kiện học tập rất khó khăn. 
 II. Các mục tiêu, chỉ tiêu
 1. Để nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí, qua mỗi giờ dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh
+ Thu thập thông tin: Thông qua việc tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên làm; quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu Để thu thập thông tin cần thiết về các hiện tượng vật lí cần học.
 + Xử lí thông tin: Căn cứ vào thông tin đã thu thập được, thông qua một số hệ thống câu hỏi trong bài học, học sinh sẽ rút ra những kết luận cần thiết.
+ Vận dụng: Giúp học sinh vận dụng những kết luận đã rút ra từ bài học vào thực tế để hiểu sâu bài hơn, giúp học sinh tự kiểm tra năng lực của mình.
 + Ghi nhớ: Những nội dung phải học thuộc và ghi nhớ được in bằng chữ đậm trong nền khung màu.
2. Chỉ tiêu: Tỉ lệ học sinh: giỏi, khá, trung bình
Tổng số học sinh 50 em
Giỏi 04 em
Khá 08 em
Trung bình 20 em
Yếu 18 em
Tỉ lệ 
8%
16%
40%
 36%
III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1. Thực hiện chương trình
- Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức, kỹ năng nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Rà soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) để tinh giản những nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu (nếu có).
- Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1825/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 28/8/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, thiết kế bài học theo chủ đề (sau đây gọi là bài học) với các hoạt động học cơ bản sau: mở đầu (xác định vấn đề), hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
- Xây dựng khung kế hoạch giáo dục môn học từng khối lớp, được trình bày thành các bài học đã được xây dựng sau khi tinh giản nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện. Mỗi bài học nêu rõ tên bài và mạch nội dung kiến thức; yêu cầu cần đạt (theo chương trình môn học); thời lượng dạy học; hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung.
- Thực hiện 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần, còn lại dành cho các hoạt động giáo dục).
2. Các nhiệm vụ và giải pháp 
2.1. Biện pháp thực hiện:
* Đối với giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch bài học; Cụ thể chi tiết câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu.
- Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, dự giờ, rút kinh nghiệm qua các tiết dự, qua các chuyên đề.
- Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho mỗi tiết học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Qua mỗi giờ giảng tự rút kinh nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài của học sinh, giúp cac em có thói quen học bài, làm bài trước khi đến lớp.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học.
* Đối với học sinh: 
- Trong lớp chú ý nghe giảng ghi chép bài đầy đủ.
- Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát thí nghiệm, thu thập thông tin, xử lí thông tin. Từ đó rút ra kết luận cần thiết cho mỗi giờ học.
- Có ý thức tự giác học bài và làm bài tập ở nhà.
IV. Kế hoạch giáo dục:
Chương trình
Số tiết lớp 6
Chuẩn
Cả năm
35
Kì I
18
Kì II
17
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VẬT LÝ LỚP 6
Cả năm: 35 tuần = 35 tiết
Học kì I: 18 tuần = 18 tiết
Học kì II: 17 tuần = 17 tiết
HỌC KÌ I
CHƯƠNG I: CƠ HỌC (18 tiết)
(Từ tiết 1 đến tiết 18)
Tiết
thứ
Tên bài học
/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Thời lượng
Lý thuyết
Bài tập,
ôn tập
Thực hành
Kiểm tra
Hình thức
 tổ chức
Điều chỉnh
(nếu có)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
Chủ đề 1: Bài 1,2: Đo độ dài
- Biết được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
- Biết cách đo độ dài đúng các bước.
- XĐ ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
Mục I.(Bài 1) Đơn vị đo độ dài: Hs tự đọc
Mục II.(Bài 2) Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
2
Bài 3 : Đo thể tích chất lỏng
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng 
- Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích của chất lỏng.
- Rèn tính trung thực tỉ mỉ, thận trọng trong khi đo thể tích của chất lỏng.
- Tích cực hoạt động , hợp tác nhóm
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
3
Bài 4: Đo thể tích chất rắn không thấm nước
- - Biết sử dụng dụng cụ đo.
- - Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
- - Rèn kỹ năng đo thể tích vật rắn không thấm nước
- - Rèn tính trung thực tỉ mỉ, thận trọng trong khi đo thể tích của vật rắn không thấm nước
- Tích cực hoạt động , hợp tác nhóm
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
Mục II. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
4
Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
- Biết được khối lượng của quả cân 1kg.
- Biết sử dụng cân rôbecvan, đo được khối lượng của một vật bằng cân, chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của cân.
- Rèn kỹ năng đo khối lượng bằng cân, đọc GHĐ và ĐCNN của cân.
- Rèn tính cẩn thận trung thực khi đọc kết quả TN.
- Tích cực hoạt động , hợp tác nhóm, thực hành đo khối lượng
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh trên máy chiếu
5
Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)
- Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Đo được lực bằng lực kế.
- Học sinh biết cách lắp bộ thí nghiệm sau khi quan sát hình vẽ.
- Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng của lực.
- Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật.
- Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo. Khi vật này tác dụng vào vật khác, chỉ ra được phương và chiều của các lực đó
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
Mục IV. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
6
Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
- Nêu được dấu hiệu cơ bản để nhận biết lực: Khi tác dụng lên vật thì có thể gây ra biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. 
- Nêu được các kiểu biến đổi chuyển động và một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật.
- Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó.
- Biết lắp ráp thí nghiệm, phân tích thí nghiệm hiện tượng để rút ra kết luận của vật chịu tác dụng lực.
- Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật.
Kĩ năng phân tích, tổng hợp, logic hóa kiến thức
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
7
Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế, sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
- Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật.
- NL tự học, N hợp tác nhóm, Nl giao tiếp, Nl quan sát, giải quyết vấn đề .
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
8
Ôn tập
- Ôn tập củng cố lại kiến thức
- Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích hiện tượng.
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh trên máy chiếu
9
Kiểm tra giữa học kỳ I
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
- Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập trắc nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng cẩn thận, so sánh, suy luận.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
- Rèn ý thức tự giác trong học tập, chủ động và tự giác làm bài.
1 tiết
1 tiết
10
Bài 9: Lực đàn hồi.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng.
- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.
- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
11
Bài 10: Lực kế - Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- Nhận biết được cấu tạo, GHĐ và ĐCNN của lực kế.
- Sử dụng được lực kế để đo lực.
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.
- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ, biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
- Rèn tính sáng tạo và cẩn thân khi tiến hành thực hành.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
12
Bài 11: Khối lượng riêng. Bài tập
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng .
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
- Hiểu khối lượng riêng, là gì? 
- Xây dựng công thức tính m = D.V; 
- Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng, của các chất.
- Sử dụng phương pháp cân khối lượng, phương pháp đo thể tích để tính khối lượng riêng của vật.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được công thức D = để giải các bài tập đơn giản.
- Rèn kỹ năng đo khối lượng riêng 
- Cần phải có thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
- Mục III. Xác định trọng lượng riêng của một chất: Không làm
13
Bài 11: Trọng lượng riêng. Bài tập
1 tiết
1 tiết
14
Bài 12: Thực hành và kiểm tra thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- Biết cách xác định khối lượng riêng của vật rắn.
- Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý.
- Rèn kỹ năng đo khối lượng bằng cân rôbecvan và đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ.
- Giáo dục thái độ tác phong trong giờ thực hành vật lý.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành
15
16
Chủ đề 2: Máy cơ đơn giản
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó 
- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.
- Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm.
- Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
- Biết cách bố trí thí nghiệm để đo lực kéo vật lên cao trên mặt phẳng nghiêng.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý vào một số trường hợp cụ thể trong đời sống và sản xuất, chỉ rõ lợi ích của nó.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực khi tiến hành thí nghiệm.
- HS biệt được sử dụng dòn bẩy trong cuộc sống. xác định được các điểm O, O1, O2 và các lực F1, F2
- biết lợi ich và ứng dụng của đòn bẩy
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm
- Tính trung thực
- Nêu được vài thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và biết được lợi ích của chúng
- Biết sử dụng ròng rọc trong những trường hợp thích hợp
- Biết cách đo lực kéo của ròng rọc
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, thích khám phá
2 tiết
2 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
Mục 4. Bài 14, 15. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
Mục III. Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
17
Bài 17: Tổng kết chương I: Cơ học.
- Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về cơ học.
- Biết vận dụng các công thức vào làm bài tập.
- Rèn kĩ năng khái quát hoá các kiến thức,vận dụng các công thức vào làm bài tập.
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
1 tiết
1 tiết
18
Kiểm tra cuối học kì I
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã được học trong chương cơ học vào làm bài kiểm tra
- Suy luận và so sánh khi làm bài kiểm tra.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
- Rèn luyện tính cẩn thận
1 tiết
1 tiết
HỌC KÌ II 
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC (17 tiết)
 (Từ tiết 19 đến tiết 35)
Tiết thứ
Tên bài học
/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt 
Thời lượng
Lý thuyết
Bài tập,
ôn tập
Thực hành
Kiểm tra
Hình thức tổ chức
Điều chỉnh
(nếu có)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
19
20
21
22
Chủ đề 3: Sự nở vì nhiệt của các chất
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Tìm được các hiện tượng thực tế chứng tỏ vật nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiết khác nhau.
- Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Biết sử dụng bảng độ tăng chiều dài của các thanh kim loại bằng các chất khác nhau để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
- Biết được thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. Tìm được một số ví dụ và giải thích được về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.
- Hiểu được: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Tìm được ví dụ và giải thích được một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất khí.
- Làm được thí nghiệm trong bài và biết cách đọc biểu bảng để rút ra được kết luận.
- Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. 
- Giải thích được một số ứng dụng đơn giản.
- Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
- Tạo thái độ cẩn thận, nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm.
- Rèn tính cẩn thận trong khi tiến hành thí nghiệm, yêu thích bộ môn.
4 tiết
4 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
Mục 4. Bài 18, 19, 20. Vân dụng: Tự học có hướng dẫn
Mục 4. Vân dụng: Tự học có hướng dẫn
Mục 4. Vân dụng: Tự học có hướng dẫn
Thí nghiệm 21.1 (a,b) không làm. Chỉ giới thiệu và yêu cầu phân tích để trả lời câu hỏi.
Mục 3. Bài 21. Vân dụng: Tự học có hướng dẫn
23
Bài 22: Nhiệt kế, nhiệt giai
- Nhận biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế
- Phân biệt nhiệt giai Cenxiut và Farenhai, cách chuyển đổi giữa 2 nhiệt giai
- Kỹ năng sử dụng nhiệt kế đúng mục đích
- Thái độ nghiêm túc trong học tập
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
- Mục 2b và mục 3 trang 70 đọc thêm, lưu ý: Nhiệt độ trong nhiệt giai ken vin gọi là ken vin, kí hiệu là K
24
Bài 23: Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo nhiệt độ
- Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
- Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn theo sự thay đổi này.
- Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả cao.
- Có thái độ cẩn thận, trung thực và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành 
25
Ôn tập
- Củng cố các kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất.
1 tiết
1 tiết
26
Kiểm tra giữa học kỳ II
- Vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài k.tra.
- Giúp các em hs làm quen với các dạng BTTN.
- Rèn luyện kỹ năng cẩn thận, so sánh, suy luận.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
1 tiết
1 tiết
27
28
Chủ đề 4: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. 
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất. 
- Nhận biết được sự đông đặc là quá trình ngược lại với quá trình nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc 
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc.
- Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi tiến hành vẽ đường biểu diễn.
2 tiết
2 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
Thí nghiệm 24.1 không bắt buộc làm thí nghiệm, chỉ mô tả thí nghiệm và đưa ra kết quả bảng 24.1
29
30
Chủ đề 5: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. 
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi 
- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếu tố. Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. 
- Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình ngưng tụ. 
- Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để g.thích được một số h.tượng đơn giản.
- Biết được sự ngưng tụ xảy nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. Tìm được ví dụ minh họa về hiện tượng ngưng tụ.
- Biết tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
- Rèn tính sáng tạo, cẩn thận nghiêm túc n/cứu các hiện tượng vật lý.
- Có thái độ trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
2 tiết
2 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
Mục 2.c): Thí nghiệm kiểm tra, chỉ cần nêu phương án thí nghiệm, hs có thể tiến hành thí nghiệm ở nhà
Mục 1.b): Thí nghiệm kiểm tra, chỉ cần nêu phương án thí nghiệm, hs có thể tiến hành thí nghiệm ở nhà
31
32
Chủ đề 6: Sự sôi
- Mô tả được hiện tượng sôi, nêu được các đặc điểm của sự sôi.
- Biết cách bố trí thí nghiệm dựa theo hình vẽ như trong SGK. Biết cách theo dõi thí nghiệm và ghi kết quả theo dõi vào bảng.
- Nhận biết được hiện tượng sôi và nhớ lại các đặc điểm của sự sôi.
- Vận dụng những kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng có liên quan đến nhiệt độ sôi.
- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực khi tiến hành tìm hiểu và sự sôi.
2 tiết
2 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
Mục 1.1): Tiến hành, chỉ cần nêu phương án thí nghiệm, hs có thể tiến hành thí nghiệm ở nhà
33
Bài 30: Tổng kết chương II: Nhiệt học – bài tập
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về nhiệt học đã được học.
- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất.
- Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về nhiệt học.
- Tạo sự yêu thích bộ môn.
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
34
Ôn tập học kì II
Ôn tập tất cả các kiến thức đã học
1 tiết
1 tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm
35
Kiểm tra cuối học kì II
1 tiết
1 tiết
Bình Trung, ngày 12 tháng 9 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG PHÊ DUYỆT
TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN THẨM ĐỊNH
HỌ TÊN GIÁO VIÊN DẠY
Hoàng Mai Giang

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mon_vat_ly_lop_6_hoang_mai_giang.doc