Kế hoạch giáo dục môn Vật lý năm học 2020-2021 - Khối 11

Kiến thức

Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).

- Phát biểu được định luật Coulomb và chỉ ra đặc điểm lực điện giữa hai điện tích điểm.

- Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?

- Vận dụng được định luật Coulomb cho hệ hai điện tích điểm.

- Nêu được nội dung chính của thuyết Electron

- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.

- Vận dụng thuyết Electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

Kỹ năng

- Biết cách tính độ lớn của lực theo công thức định luật Cu-lông.

-Biết cách vẽ hình biểu diễn lực tác dụng lên các điện tích.

- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện

 

doc 17 trang quyettran 17080
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Vật lý năm học 2020-2021 - Khối 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Vật lý năm học 2020-2021 - Khối 11

Kế hoạch giáo dục môn Vật lý năm học 2020-2021 - Khối 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
 TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH
 Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN: VẬT LÝ 11
TUẦN
CHƯƠNG
BÀI/CHỦ ĐỀ
MẠCH NỘI DUNG KT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
THỜI LƯỢNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH
GHI CHÚ
01 (7-13/9)
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Chủ đề. Điện tích. Định luật Coulomb. Thuyết Electron. Định luật bảo toàn điện tích
I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện.
II. Định luật Coulomb. Hằng số điện môi.
Tiết 2
III. Thuyết Electron.
IV. Vận dụng.
V. Định luật bảo toàn điện tích.
Kiến thức
Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
- Phát biểu được định luật Coulomb và chỉ ra đặc điểm lực điện giữa hai điện tích điểm.
- Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?
- Vận dụng được định luật Coulomb cho hệ hai điện tích điểm.
- Nêu được nội dung chính của thuyết Electron
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
- Vận dụng thuyết Electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
Kỹ năng
- Biết cách tính độ lớn của lực theo công thức định luật Cu-lông. 
-Biết cách vẽ hình biểu diễn lực tác dụng lên các điện tích.
- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện
2
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(Mục I - Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích tương tác vật, tự học có hướng dẫn. Mục II - Vận dụng, tự học có hướng dẫn)
02 (14-20/9)
Bài tập
Bài tập cơ bản của điện tích
KT-KN:
- Vận dụng định luật Coulomb cho hệ hai điện tích điểm cân bằng.
- Vận dụng định luật Coulomb và khái niệm điện trường để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
1
Dạy học trên lớp
Bài . Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện.
I. Điện trường.
II. Cường độ điện trường (1 - 4).
Tiết 2
II. Cường độ điện trường (5 - 6).
III. Đường sức điện.
Kiến thức
Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì?
- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường. Tính được cường độ điện trường tại một điểm bất kỳ của một điện tích.
- Nêu được đặc điểm của vecto cường độ điện trường. Vẽ được vecto cường độ điện trường của một điện tích điểm.
- Nêu được định nghĩa của đường sức điện và một vài đặc điểm quan trọng của đường sức điện. Trình bày được khái niệm điện trường đều.
- Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.
Kỹ năng
- Giải một số bài tập đơn giản về trường tĩnh điện.
2
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(Mục III - Đường sức điện, tự học có hướng dẫn)
03 (21-27/9)
Bài tập
Bài toán điện trường
KTKN: Bài toán điện trường của hai và ba điện tích
1
Dạy học trên lớp
04 (28/9-4/10)
CHỦ ĐỀ. Công của lực điện. Điện thế. Hiệu điện thế. 
I. Công của lực điện.
II. Thế năng của một điện tích trong điện trường.
III. Điện thế.
IV. Hiệu điện thế.
Kiến thức
- Trình bày được công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong một điện trường đều.
- Nêu được đặc điểm công của lực điện.
- Nêu được mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường đều.
- Nêu được thế năng của điện tích thử q trong điện trường luôn tỷ lệ thuận với q.
- Phát biểu được định nghĩa điện thế, hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
- Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.
Kỹ năng
- Giải được một số bài tập đơn giản về điện thế và hiệu điện thế.
- Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều.
2
Dạy học trên lớp
(Bài tập số 8 trang 25 SGK không yêu cầu học sinh làm)
5 (5-11/10)
Bài . Tụ điện. 
I. Tụ điện.
II. Điện dung của tụ điện.
Kiến thức
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện.
- Nhận dạng được các tụ điện trường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.
- Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.
Kỹ năng
- Giải được một số bài tập đơn giản về tụ điện.
1
Dạy học trên lớp
(Công thức năng lượng điện trường 
W = 
đọc thêm. 
BT 8 trang 33 SGK , không yêu cầu học sinh phải làm)
Bài tập
Bài toán tụ điện
KT-KN: Bài toán xác định điện dung của tụ điện phẳng.
- Bài toán xác định điện dung, hiệu điện 
thế và điện tích của tụ.
1
Dạy học trên lớp
BS1
Bài tập điện tích. Định luật Cu-lông
1
Dạy học trên lớp
06 (12-18/10)
CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Bài. Dòng điện không đổi. Nguồn điện. 
I. Dòng điện.
II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi.
III. Nguồn điện.
Kiến thức
- Nêu được dòng điện không đổi là gì? Nêu được điều kiện để có dòng điện.
- Nêu được suất điện động của dòng điện không đổi là gì?
- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể tạo ra và duy trì hiệu điện thế giưã hai cực của nó và nguồn điện là nguồn năng lượng.
Kỹ năng
- Vận dụng được các hệ thức để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại theo các đơn vị tương ứng phù hợp.
1
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(Mục I - Dòng điện, tự học có hướng dẫn. Mục V Pin và acquy, đọc thêm)
Bài 8. Điện năng. Công suất điện
I. Điện năng tiêu thụ và công suất điện.
II. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.
Kiến thức
- Nêu được công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua. Chỉ ra được lực nào thực hiện công đó.
- Chỉ ra được mối quan hệ của công và lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín.
Kỹ năng
- Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
- Tính được công và công suất của nguồn điện theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
1
Dạy học trên lớp
(Mục II - Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua, Chỉ cần nêu công thức (8.3), (8.4) và kết luận)
BS2
Bài tập điện tích. Định luật Cu-lông (tt)
1
Dạy học trên lớp
07 (19-25/10)
BS3
Bài tập điện trường và cường độ điện trường.
1
Dạy học trên lớp
Bài tập
Định luật Ohm.
KT-KN: Bài toán định luật Ohm đối với đoạn mạch điện trở
2
Dạy học trên lớp
BS4
Bài tập công của lực điện. Điện thế- Hiệu điện thế
1
Dạy học trên lớp
08 (26/10-1/11)
CHỦ ĐỀ. Định luật Ohm cho toàn mạch. Ghép các nguồn điện thành bộ. Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch.
I. Thí nghiệm.(không dạy)
II. Định luật Ohm đối với toàn mạch. (chỉ cần nêu công thức 9.5 và kết luận)
Tiết 2.
III. Công và công suất của nguồn điện.
IV. Đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát điện).(đọc thêm)
V. Ghép các nguồn điện thành bộ
(V.3 đọc thêm)
Tiết 3+4.
I. Những lưu ý về phương pháp giải.
II. Bài tập ví dụ.
Kiến thức
Phát biểu được định luật Ohm đối với toàn mạch (chi xét định luật Ohm cho mạch điện không chứa máy thu điện) và biểu thức.
- Biết độ giảm điện thế là gì và nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong.
- Hiểu được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được ảnh hưởng của điện trỏ trong của nguồn điện đối với cường độ dòng điện khi đoản mạch.
- Chỉ rõ được sự phù hợp giữa định luật Ohm đối với toàn mạch và định luật bảo 
toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Vận dụng được hệ thức định luật Ohm đối với toàn mạch và tính được hiệu suất của nguồn điện.
- Nêu được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện.
- Nhận biết được các loại bộ nguồn mắc nối tiếp, song song 
- Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song đơn giản (chỉ xét các bộ nguồn mắc đơn giản gồm tối đa 04 nguồn giống nhau được mắc thành các dãy như nhau).
Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song đơn giản.
- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song đơn giản.
Kỹ năng
Vận dụng được định luật Ohm để giải được các bài toán về đoạn mạch.
- Vận dụng được các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ, điện năng và công suất toả nhiệt của một đoạn mạch; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện.
- Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp, song song để giải các bài toán về toàn mạch.
4
Dạy học trên lớp
(Mục I- thí nghiệm. không dạy. Mục II - Định luật Ôm đối với toàn mạch, chỉ cần nêu công thức 9.5 và kết luận. Mục I - Đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát điện) và mục II.3. Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng, đọc thêm)
Dạy học trên lớp
9 (2-8/11)
BS5
Bài tập điện năng- Công suất điện
1
Dạy học trên lớp
10 (9-15/11)
BS 6
Bài tập định luật Ohm đối với toàn mạch
1
Dạy học trên lớp
CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Bài tập
Bài tập
KT-KN: Vận dụng được định luật Ohm để giải được các bài toán về toàn mạch.
- Vận dụng được các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ, điện năng và công suất toả nhiệt của một đoạn mạch; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện.
- Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp, song song và hỗn hợp đối xứng để giải các bài toán về toàn mạch.
3
Dạy học trên lớp
11 (16-22/11)
BS 7
Bài tập định luật Ohm đối với toàn mạch
1
Dạy học trên lớp
Bài. Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá
Thí nghiệm 
Viết báo cáo.
Kiến thức - Kỹ năng 
- Khảo sát sự phụ thuộc U - I.
- Khảo sát sự phụ thuộc R - I.
- Biết cách lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ điện thích hợp và mắc chúng thành một mạch điện.
- Biết cách biểu diễn các số liệu đo được dưới dạng bảng số liệu hay đồ thị.
- Tiến hành được thí nghiệmđo suất điện động và xác định điện trở trong của một pin.
2
Dạy học trên PTN và tự học có HD
12 (23-29/11)
KIỂM TRA GIỮA KỲ
1
KTTT
theo lịch trường
BS8
Bài tập ghép các nguồn điện thành bộ
1
Dạy học trên lớp
13 30/11- 6/12)
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Bài. Dòng điện trong kim loại.
I. Bản chất dòng điện trong kim loại.
II. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
Tiết 2
III. Điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ thấp. Hiện tượng siêu dẫn.
IV. Hiện tượng nhiệt điện.
KT-KN
- Nêu được tính chất điện chung của các kim loại. Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
- Nêu được nội dung chính của thuyết Electron về tính dẫn điện của kim loại và công thức tính điện trở suất của kim loại. Nêu được độ lớn của các đại lượng đã nói đến trong thuyết này.
- Giải thích một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết Electron về tính dẫn điện của kim loại.
- Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì ?
- Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì ?
2
Dạy học trên lớp
(Bài tập 7, bài tập 8 trang 78 SGK, không yêu cầu học sinh phải làm)
14 (7-13/12)
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Bài. Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Faraday về điện phân
I. Thuyết điện ly.
II. Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
III. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng cực dương tan.
Tiết 2
IV. Các định luật Faraday.
V. Ứng dụng của hiện tượng điện phân.
Kiến thức 
- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân
- Mô tả được hiện tượng dương cực tan
- Phát biểu được định luật Faraday về điện phân và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân
Kỹ năng
- Vận dụng địnhluật Fa-ra-day giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân
2
Dạy học trên lớp
(Mục I thuyết điện li, không dạy vì đã dạy ở môn hoá học. Câu hỏi 1 trang 85 SGK không yêu cầu HS phải trả lời. BT 10 trang 85 SGK không yêu cầu HS phải làm. Mục III – Các hiện tượng diễn ra ở điện cực- Hiện tượng dương cực tan, đọc thêm)
15 (14-20/12)
Bài tập
Bài tập
Vận dụng định luật Faraday để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân
2
Dạy học trên lớp
16 (21-27/12)
Bài. Dòng điện trong chất khí.
I. Chất khí là môi trường cách điện.
II.Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường.
III. Bản chất dòng điện trong chất khí.
Tiết 2
VI. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực.
V. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra
VI. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra
KT-KN
 Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực và sự dẫn điện tự lực trong chất khí.
- Nêu được bản chất dòng điện trong chất khí
- Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện.
- Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện.
- Trình bày các ứng dụng chính của quá trình của quá trình phóng điện trong chất khí.
2
Dạy học trên lớp
(Mục III.2. Quá trình dẫn điện
không tự lực của chất khí, đọc thêm.
Mục III.3, không dạy. Mục IV - Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực, chỉ cần nêu được khái niệm sơ lược về quá trình phóng điện tự lực. Mục V - Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện và Mục VI - Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện, đọc thêm. Câu hỏi 2 trang 93 SGK không yêu cầu HS phải trả lời. Bài tập 9 trang 93 
SGK, không yêu cầu HS phải làm.
17 (28/12-3/1)
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Bài. Dòng điện trong chất bán dẫn. 
I. Chất bán dẫn và tính chất.
II. Hạt tải điện trong chất bán dẫn. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
Tiết 2
III. Lớp chuyển tiếp p – n.
IV. Diot bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng diot bán dẫn.
KT-KN
- Chất bán dẫn là gì? Nêu những đặc điểm của chất bán dẫn.
-Nêu được bản chất dòng điện trong chất bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
- Nêu được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó.
- Nêu được cấu tạo, công dụng của Diot bán dẫn và của Tranzito.
2
Dạy học trên lớp
Mục V .Tranzito lưỡng cực p-n-p cấu tạo và nguyên lí hoạt động, đọc thêm .
Câu hỏi 5 trang 106 SGK. Không yêu cầu HS phải trả lời, BT 7 trang 106 SGK ,không yêu cầu HS phải làm
18 (4-10/1)
Bài 17. Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của đi-ot bán dẫn và đặc tính khuyếch đại của tranzito
Thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm để xác định được tính chất chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.
KT-KN
 Tiến hành thí nghiệm để xác định được tính chất chỉnh lưu của Diot bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Tranzito.
- Biết được cấu tạo của Diot bán dẫn và giải thích được tác dụng chỉnh lưu dòng điện của nó.
- Biết cách khảo sát đặc tính chỉnh lưu dòng điện của Diot bán dẫn thông qua việc khảo sát và vẽ đồ thị 
I = f(U).Từ đó đánh giá được tác dụng chỉnh lưu của Diot bán dẫn.
- Biết được cấu tạo của Tranzito và giải thích được tác dụng khuyếch đại của nó.
- Biết cách khảo sát đặc tính chỉnh lưu dòng điện của Tranzito thông qua việc khảo sát và vẽ đồ thị IC = f(IB).Từ đó đánh giá được tác dụng khuyếch đại của Tranzito.
- Biết cách lựa chọn và sử dụng các dụng cụ điện thích hợp và mắc chúng thành mạch điện
2
Dạy học trên lớp
(Phần B : Khảo sát định tính khuyếch đại của tranzito, đọc thêm. Bài 4,5,6 trang 114 SGk không yêu cầu HS phải làm)
19 (11-17/1)
KIỂM TRA CUỐI KỲ
TUẦN
CHƯƠNG
BÀI/CHỦ ĐỀ
MẠCH NỘI DUNG KT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
THỜI LƯỢNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH
GHI CHÚ
20 (18-24/1)
CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG
Bài. Từ trường. 
I. Nam châm.
II. Từ tính của dây dẫn có hình dạng đặt biệt.
 Đường sức từ.
V. Từ trường Trái Đất.
Kiến thức - Kỹ năng
- Nêu được từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì? Những vật nào gây ra từ trường?.
- Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường.
- Biết được cách xác định phương chiều của từ trường tại một điểm.
- Phát biểu được định nghĩa và nêu được 04 tính chất cơ bản của các đường sức từ.
- Biết cách xác định chiều của đường sức từ của:
+ dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.
+ dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.
Biết xác định mặt Nam hay Bắc của một dòng điện chạy trong một mạch kín.
- Vẽ được các đường sức từ biểu diễn từ trường của nam châm thẳng, dòng điện thẳng dài, ống dây có dòng điện chạy qua và của từ trường đều
1
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(Mục I - Nam châm và Mục III - Từ trường, tự học có hướng dẫn. Mục V- Từ trường Trái Đất, đọc thêm)
CHỦ ĐỀ. Lực từ. Cảm ứng từ.Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
I. Lực từ.
II. Cảm ứng từ.
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và nêu được phương chiều của cảm ứng từ tại một điểm của từ trường. Nêu được đơn vị đo cảm ứng từ.
- Mô tả được một thí nghiệm xác định cảm ứng từ.
- Viết được công thức tính lực từ tác dungk lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều
- Từ công thức lực từ suy ra được quy tắc xác định lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện.
Phát biểu được cách xác định phương chiều và viết được công thức tính cảm ứng từ B của nam châm chữ U, của dòng điện thẳng dài, của ống dây có dòng điện chạy qua.
1
Dạy học trên lớp
21 (25-31/1)
CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG
I. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.
II. Từ trường của dỏng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.
III.Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ.
IV. Từ trường của nhiều dòng điện.
Kiến thức
- Viết được công thức tính cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài vô hạn và tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. Dùng các quy tắc đinh ốc và quy tắc bàn tay trái để xác định các đại lượng có trong quy tắc
- Vẽ được chiều của các đại lượng có mặt trong quy tắc
- Xác định được vecto lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường đều.
- Xác định được độ lớn, phương, chiều của vecto cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài và tại một điểm trong lòng ồng dây có dòng điện chạy qua.
Kỹ năng
- Vận dụng được nguyên lý chồng chất từ trường để giải các bài tập đơn giản.
1
Dạy học trên lớp
Bài tập
Tính từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
Kiến thức - Kỹ năng
Dùng các quy tắc đinh ốc và quy tắc bàn tay trái để xác định các đại lượng có trong quy tắc
- Vẽ được chiều của các đại lượng có mặt trong quy tắc
- Xác định được vecto lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường đều.
- Xác định được độ lớn, phương, chiều của vecto cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài và tại một điểm trong lòng ồng dây có dòng điện chạy qua.
1
Dạy học trên lớp
22 (1-7/2)
Bài. Lực Lo-ren-xo.
I. Lực Lo-ren-xo.
II. Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều.
Kiến thức - Kỹ năng
- Nêu được lực Lorentz là gì và viết được công thức tính lực này.
- Xác định được cường độ, phương, chiều của lực Lorentz tác dụng lên một điện tích q chuyển động với vận tốc v trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức của từ trường đều; viết được công thức tính bán kính vòng tròn quỹ đạo.
1
Dạy học trên lớp
Lực Lo-ren-xơ
(Mục I.2 : xác định lực Lo –ren – xơ chỉ cần nêu kết luận và công thức 22.3
Mục II : chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều – đọc thêm)
Bài tập
Lực Lo-ren-xo.
Kiến thức - Kỹ năng
- Xác định được cường độ, phương, chiều của lực Lorentz tác dụng lên một điện tích q chuyển động với vận tốc v trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức của từ trường đều
- Vẽ được chiều chuyển động của điện tích
1
Dạy học trên lớp
23 (22-28/2)
CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
CHỦ ĐỀ. Từ thông. Cảm ứng điện từ.
Suất điện động cảm ứng.
I. Từ thông.
II. Hiện tượng cảm ứng điện từ. (tiết 1)
III. Định luật Len-xo về chiều dòng điện cảm ứng.
IV. Dòng điện Fu-co.
Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng CUĐT.
- VIệt được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông. Nêu được các cách làm biên đổi từ thông.
- Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào có hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Phát biểu được định luật Lentz theo những cách khác nhau và biết vận dụng để xác định chiều dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.
- Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fucô.
Kỹ năng
- Làm được thí nghiệm về hiện tượng căm ứng điện từ.
- Xác định được chiều dòng điện cảm ứng theo định luật Len-xo.
1
Dạy học trên lớp
(Mục I - Từ thông, chỉ nêu công thức (23.1) và (23.2) và nêu rõ các đại lượng trong công thức. Lưu ý về cách xác định α. Mục I.2 : Định luật Fa – ra – đây chỉ cần nêu công thức 24.3, 24.4 và nêu kết luận .BT 6 trang 152 SGK không yêu cầu HS phải làm)
I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín.
II. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xo.
III. Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ.
Kiến thức
-Viết được hệ thức của suất điện động cảm ứng.
- Kỹ năng
- Tính suất điện động cảm ứng trong trường hợp từ thông qua một mạch kín biến thiên theo thời gian.
1
Dạy học trên lớp
24 (1-7/3)
BS9
Bài tập dòng điện trong kim loại
1
Dạy học trên lớp
Bài tập
Định luật Len-xo về chiều dòng điện cảm ứng.
Kiến thức - Kỹ năng
- Xác định được chiều dòng điện cảm ứng theo định luật Lentz
- Tính suất điện động cảm ứng trong trường hợp từ thông qua một mạch kín biến thiên theo thời gian.
2
Dạy học trên lớp
25 (8-14/3)
CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Bài. Tự cảm.
I. Từ thông riêng của một mạch kín.
II. Hiện tượng tự cảm.
III. Suất điện động tự cảm.
IV. Ứng dụng.
Kiến thức - Kỹ năng
- Phát biểu được định nghĩa từ thông riêng và viết được biểu thức độ tự cảm của ống dây hình trụ.
- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm và giải thích được hiện tượng tự cảm khi đóng và ngắt mạch.
- Viết được công thức tính suất điện động tự cảm.
- Nêu được bản chất và viết được công thức tính năng lượng của ống dây tự cảm.
1
Dạy học trên lớp
(Công thức 25.4 của mục III.2 Năng lượng từ của ống dây tự cảm đọc thêm. Bài tập 8/ 157SGK không yêu cầu HS phải làm)
BS10
Bài tập dòng điện trong chất điện phân
1
Dạy học trên lớp
Bài tập
Kiến thức - Kỹ năng
- Tính suất điện động cảm ứng trong trường hợp từ thông qua một mạch kín biến thiên theo thời gian
- Tính được suất điện động tự cảm trong ống dây khi dòng điện chạy qua nó có cường độ biến đổi đều theo thời gian
1
Dạy học trên lớp
26 (15-21/3)
KIỂM TRA GIỮA KỲ
1
KTTT theo lịch trường
BS11
Bài tập từ thông. Cảm ứng điện từ
1
Dạy học trên lớp
CHƯƠNG VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
CHỦ ĐỀ. Khúc xạ ánh sáng. Phản xạ toàn phần.
I. Sự khúc xạ ánh sáng.
II. Chiết suất môi trường.
III. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
Kiến thức - Kỹ năng
- Phát biểu được nội dung định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này. Nhận ra trường hợp giới hạn i = 00.
- Nêu được chiết suất tuỵêt đối, chiết suất tỷ đối là gì? Hệ thức.
- Trình bày được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được hệ thức định luật khúc xạ ánh sáng.
- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.
- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ứng dụng của cáp quang.
- Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
2
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(Mục III - Tính thuận nghịch của sự
truyền ánh sáng (bài 26) và Mục III - Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: cáp quang, tự học có hướng dẫn)
27 (22-28/3)
I. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn.
II.HIện tượng phản xạ toàn phần.
III. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: cáp quang.
Bài tập
Định luật khúc xạ ánh sáng 
Kiến thức - Kỹ năng
- Vận dụng hệ thức định luật khúc xạ ánh sáng
- Bài toán chiết suất tuỵêt đối, chiết suất tỷ đối 
1
Dạy học trên lớp
BS 12
Bài tập suất điện động cảm ứng
1
Dạy học trên lớp
28 (29/3-4/4)
Bài tập
Phản xạ toàn phần
Kiến thức - Kỹ năng
- Vận dụng được hệ thức định luật khúc xạ ánh sáng
- Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần
1
Dạy học trên lớp
BS 13
Bài tập khúc xạ ánh sáng
1
Dạy học trên lớp
CHƯƠNG VII. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
Bài. Lăng kính.
I. Cấu tạo của lăng kính.
II. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
III. Các công thức lăng kính.
IV. Công dụng của lăng kính.
Kiến thức - Kỹ năng
- Nêu được cấu tạo của lăng kính:
- Trình bày được hai tác dụng của lăng kính:
+ Tán sắc chùm ánh sáng trắng;
+ Làm lệch về phía đáy một chùm tia sáng đơn sắc.
- Viết được các công thức về lăng kính và vận dụng được.
- Nêu được công dụng của lăng kính.
1
Dạy học trên lớp
Mục III các công thức Lăng kính đọc thêm
29 (5-11/4)
BS 14
Bài tập phản xạ toàn phần
1
Dạy học trên lớp
CHỦ ĐỀ. Thấu kính mỏng.
Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
I. Thấu kính. Phân loại thấu kính.
II. Khảo sát thấu kính hội tụ.
III. Kháo sát thấu kính phân kỳ.
IV. Sự tạo ảnh bởi thấu kính.
V. Các công thức về thấu kính.
VI. Công dụng của thấu kính.
Kiến thức - Kỹ năng
- Nêu được cấu tạo và phân loại của thấu kính.
- Nêu được tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính là gì.
- Phát biểu được định nghĩa độ tụ thấu kính và nêu được đơn vị đo độ tụ.
- Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm - Viết và vận dụng được công thức về thấu kính.
- Nêu được một số công dụng quan trọng của thấu kính.của ảnh.
2
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(Mục I - Thấu kính, phân loại thấu kính;
Mục IV.1: Khái niệm ảnh và vật trong Quang học; Mục IV.3: Các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính, tự học có hướng dẫn. Lý thuyết và mẫu báo cáo, tự học có hướng dẫn)
30 (12-18/4)
Tiến hành thí nghiệm
Viết báo cáo thí nghiệm 
Kỹ năng
- Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kỳ bằng thí nghiệm.
2
BS 15
Bài tập thấu kính mỏng
1
Dạy học trên lớp
31 (19-25/4)
Bài tập
Thấu kính mỏng.
Kiến thức - Kỹ năng
Vận dụng được các công thức về thấu kính để giải được các bài tập đơn giản
2
Dạy học trên lớp
32 (26/4-2/5)
CHƯƠNG VII. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
Bài 31. Mắt. 
I. Cấu tạo quang học của mắt.
II. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận. Điểm cực viễn.
III. Năng suất phân ly của mắt.
Tiết 2
IV. Các tật của mắt và cách khắc phục.
V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt
Kiến thức - Kỹ năng
- Trình bày được cấu tạo của mắt, các đăc điểm và chức năng của mỗi bộ phận.
-Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn
- Nêu được góc trông và năng suất phân ly là gì
- Nêu được các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này.
- Trình bày được khái niệm năng suất phân ly; sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này.
2
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(III - Năng suất phân li của mắt và mục và V - Hiện tượng lưu ảnh của mắt, tự học có hướng dẫn)
33 (3-9/5)
Bài tập
Mắt. 
Kiến thức - Kỹ năng
-Bài toán về sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn
1
Dạy học trên lớp
CHỦ ĐỀ. Kính lúp. Kính hiển vi. Kính thiên văn.
I. Tổng quát về các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.
II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp
III. Sự tạo ảnh bởi kính lúp
IV. Số bội giác của kính lúp
Kiến thức - Kỹ năng
- Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.
- Nêu được công dụng, nguyên tắc cấu tạo của các dụng cụ bổ trợ
- Trình bày được sự tạo ảnh.
- Trình bày độ bội giác của ảnh tạo bởi kính.
- Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực, giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính hiển vi.
- Nêu được các đặc điểm của việc điều chỉnh kính hiển vi.
- Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính thiên văn và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính thiên văn.
- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
3
Dạy học trên lớp và tự học có HD
(Mục II - Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi và Mục II - Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn, tự học có hướng dẫn)
34 (10-16/5)
I. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi
II. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi
III. Số bội giác của kính hiển vi
I. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn
II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn
III. Số bội giác của kính thiên văn
35 (17-23/5)
Bài tập
Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.
Kiến thức - Kỹ năng
- Vẽ được ảnh của vật thật 
- Vận dụng được công thức số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
2
Dạy học trên lớp
KIỂM TRA CUỐI KỲ
 TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN	HIỆU TRƯỞNG
 (Họ tên, chữ ký) (Ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mon_vat_ly_nam_hoc_2020_2021_khoi_11.doc