Mô tả các bài stem THPT

Mô tả chủ đề Hình ảnh minh họa

1. Cảm ứng điện từ

Học sinh được khảo sát hiện tượng cảm ứng

điện từ theo sự kết hợp giữa độ nhạy và độ

chính xác của cảm biến hiệu điện thế với

các dụng cụ thí nghiệm đơn giản như ống

dây và nam châm đã làm cho hiện tượng

xuất hiện suất điện động cảm ứng khi có

nam châm rơi qua hiển thị một cách rõ nét,

từ đó học sinh có thể phân tích đồ thị để trả

lời các câu hỏi mở rộng về hiện tượng này.

Từ đó, đề xuất nghiên cứu máy phát điện

dựa vào sóng biển để khai thác năng lượng

tái tạo ở Việt Nam.

pdf 7 trang phuongnguyen 18360
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả các bài stem THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả các bài stem THPT

Mô tả các bài stem THPT
1 
MÔ TẢ CÁC BÀI STEM THPT 
Mô tả chủ đề Hình ảnh minh họa 
1. Cảm ứng điện từ 
Học sinh được khảo sát hiện tượng cảm ứng 
điện từ theo sự kết hợp giữa độ nhạy và độ 
chính xác của cảm biến hiệu điện thế với 
các dụng cụ thí nghiệm đơn giản như ống 
dây và nam châm đã làm cho hiện tượng 
xuất hiện suất điện động cảm ứng khi có 
nam châm rơi qua hiển thị một cách rõ nét, 
từ đó học sinh có thể phân tích đồ thị để trả 
lời các câu hỏi mở rộng về hiện tượng này. 
Từ đó, đề xuất nghiên cứu máy phát điện 
dựa vào sóng biển để khai thác năng lượng 
tái tạo ở Việt Nam. 
2. Tốc độ âm 
Nền tảng công nghệ số với độ chính xác của 
các cảm biến âm thanh giúp học sinh có thể 
đo tốc độ truyền âm trong không khí một 
cách dễ dàng chỉ bởi một ống rỗng 60cm để 
chiếm lĩnh được các kiến thức về các tính 
chất của sóng âm như phản xạ âm, truyền 
âm, giao thoa, tiếng vọngvận dụng các 
kiến thức Toán học vào tính toán tốc độ 
truyền âm. Từ đó, học sinh đề xuất phương 
án cách âm cho ngôi nhà, nghiên cứu giảm 
tiếng ồn trong trường học và trong giao 
thông. 
3. Định luật Boyle 
Chỉ cần sử dụng cảm biến áp suất với độ 
chính xác cao, học sinh có thể thu thập được 
các dữ liệu của áp suất và thể tích tương ứng 
của lượng khí nhất định, phần mềm Coach 
7 cho phép học sinh thực hiện các phép đo 
thủ công và cung cấp các công cụ khớp hàm 
với độ chính xác cao để chiếm lĩnh được 
kiến thức về mối liên hệ giữa áp suất và thể 
tích của một lượng khí nhất định (Định luật 
Boyle). Từ đó, đề xuất phương án chế tạo 
bơm thông minh, tự động. 
2 
4. Tích xả tụ điện 
Chủ đề nghiên cứu về quá trình phóng, nạp 
của tụ điện và sự ảnh hưởng của điện dung 
đến thời gian phóng, nạp. Học sinh có thể 
khám phá các quá trình đó thông qua việc 
sử dụng cảm biến hiệu điện thế của Coach, 
những thiết bị hiện đại này có thể nhận biết 
được sự thay đổi điện áp trong khoảng thời 
gian rất ngắn nhờ đó học sinh có thể quan 
sát đồ thị một cách rõ nét. Từ đó, có thể 
nghiên cứu các bộ kích điện, phóng điện 
phục vụ trong công nghiệp và đời sống. 
5. Nhiệt độ sôi 
Liệu có phải nhiệt độ sôi của mọi loại nước 
đều là 100oC? nhiệt độ sôi của nước cất là 
bao nhiêu? Để trả lời các câu hỏi đó, học 
sinh có thể tiến hành khảo sát nhiệt độ sôi 
của các chất lỏng theo thời gian. Học sinh 
khám phá dựa trên nền tảng công nghệ để 
học sinh chiếm lĩnh các kiến thức về sự sôi, 
sự chuyển thể của các chất. Từ đó, nghiên 
cứu quá trình ngưng kết, kết tinh làm kẹo 
tinh thể, 
6. Nóng chảy, đông đặc 
Chủ đề nghiên cứu về quá trình nóng chảy 
và đông đặc của băng phiến, nước đá thông 
qua việc sử dụng cảm biến nhiệt độ, học 
sinh có thể xác định được các điểm nóng 
chảy và đông đặc của băng phiến, nước đá. 
Từ đó, đề xuất các phương pháp bảo vệ môi 
trường tránh tan băng ở các cực trái đất và 
làm lạnh trong đời sống. 
3 
7. Dao động tắt dần 
Sự kết hợp giữa cảm biến lực có độ chính 
xác với bộ dụng cụ nghiên cứu hiện tượng 
dao động tắt dần giúp học sinh làm chủ kiến 
thức về các đặc điểm của dao động tắt dần, 
khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tắt 
dần của dao động. Qua đó, học sinh đề xuất 
các giải pháp giảm sóc, giảm rung của các 
hệ cơ học trong đời sống. 
8. Sóng âm 
Chủ đề nghiên cứu về nguồn gốc tạo ra âm 
thanh và các đặc tính của âm thanh (tần số, 
độ to, độ cao và biên độ của âm thanh). Học 
sinh có thể sử dụng các cảm biến âm thanh 
hiện đại để thu thập dữ liệu của âm thanh. 
Từ đó, xây dựng các giải pháp chế tạo nhạc 
cụ, nghiên cứu các nhạc cụ truyền thống. 
9. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ 
phản ứng 
Nồng độ các chất tham gia phản ứng ảnh 
hưởng gì đến tốc độ phản ứng? Học sinh sẽ 
được tiến hành khảo sát tốc độ của phản 
ứng giữa magie với dung dịch axit 
clohiđric. Nền tảng công nghệ của Coach 
với cảm biến áp suất giúp học sinh ghi lại 
được đồ thị về tốc độ phản ứng theo thời 
gian. Từ đó, học sinh đề xuất các giải pháp 
tăng cường hiệu quả các phản ứng hóa học 
trong điều chế. 
4 
10. Cân bằng hóa học 
Nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến 
thức về cân bằng hóa học, cảm biến độ dẫn 
giúp học sinh tìm hiểu về ảnh hưởng của 
việc thêm hoặc bớt lượng chất đến chiều 
chuyển dịch cân bằng của các phản ứng. 
Học sinh có thể tiến hành các thí nghiệm 
nhằm trả lời các câu hỏi về cân bằng hóa 
học. 
11. Axit hay Bazơ 
Bằng quỳ tím học sinh có thể xác định một 
cách định tính một chất là axit hay bazơ, với 
sự kết hợp của cảm biến pH có độ chính xác 
cao, học sinh có thể xác định được chính 
xác một dung dịch là axit hay bazơ và độ 
pH của dung dịch đó. Từ đó, đề xuất chế tạo 
dung dịch sát khuẩn, điều chế kem đánh 
răng, tạo chất tẩy rửa tổng hợp, 
12. Hô hấp của hạt nảy mầm 
Hạt mới nảy mầm có sự hô hấp hay không? 
Học sinh có thể tiến hành đo lượng khí CO2 
của hạt nảy mầm, từ đó xác định được các 
yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt 
như độ ẩm, ánh sáng Từ đó, học sinh xây 
dựng mô hình nhà kính thông minh để tạo 
môi trường vật lí thuận lợi theo đặc điểm 
của các loài thực vật. 
5 
13. Lên men rượu 
Quá trình lên men của vi sinh vật luôn diễn 
ra trong cuộc sống. Trong bài chủ đề này, 
học sinh sẽ được nghiên cứu về các loại 
đường khác nhau và nồng độ dung dịch 
đường, mật độ nấm men có ảnh hưởng đến 
tốc độ của quá trình lên men rượu? Cảm 
biến CO2 sẽ được sử dụng để đo lượng khí 
CO2 thoát ra trong quá trình lên men. Dựa 
vào đó, học sinh nghiên cứu sản xuất siro, 
quy trình muối dưa, muối cà và các sản 
phẩm nông nghiệp. 
14. Đo nhịp tim 
Khám phá về thế giới tuần hoàn bên trong 
cơ thể, thông qua việc sử dụng kết hợp với 
cảm biến nhịp tim, học sinh có thể ghi lại 
nhịp tim của mình ở trạng thái bình thường 
hoặc trạng thái kích thích, thấy được trên đồ 
thị thời gian thực hiện các giai đoạn của một 
chủ kì tim. Từ đó, học sinh sẽ xây dựng mô 
hình hệ tuần hoàn, hệ hô hấp dựa trên các 
hiểu biết trên. 
15. Wilab nghe lời bạn 
Bài thí nghiệm giúp học sinh làm quen với 
chương trình lập trình đơn giản, từ lập trình 
bằng nút lệnh để điều khiển còi và đèn sáng 
theo từng điều kiện cụ thể. Học sinh sẽ 
được thỏa sức khám phá với các câu lệnh 
điều khiển đơn giản. Nền tảng công nghệ 
Coach kết hợp với thiết bị Wilab mang lại 
cho học sinh các cơ hội để thử sức như một 
kĩ sư điều khiển tự động. 
16. Hệ thống thang nâng ô tô 
Các chung cư ở một số đô thị lớn mọc lên 
như nấm, đặt ra nhu cầu phải thiết kế được 
các bãi đỗ xe tối ưu hóa diện tích mặt sàn 
để có thể để được nhiều ô tô nhất. Sự kết 
hợp giữa môi trường lập trình tùy chỉnh của 
Coach với mô hình hệ thông thang nâng ô 
tô giúp học sinh có thể thử sức đưa ra các 
giải pháp điều khiển nâng hạ ô tô tự động 
khi đỗ xe. Qua đó học sinh sẽ phát triển 
năng lực giải quyết vấn đề. 
6 
17. Hệ thống chiếu sáng tự động 
Nhu cầu thiết kế các mô hình hệ thống 
chiếu sáng tự động trong gia đình hoặc đèn 
đường trong thực tế là rất lớn. Những hệ 
thông như vậy giúp tiết kiệm một lượng lớn 
điện năng và mang lại sự tiện lợi cho con 
người. Trong bài này, học sinh sẽ được 
khám phá các câu lệnh lập trình để điều 
khiển hệ thống đèn sáng một cách tự động, 
dựa vào yêu cầu thực tế các em có thể chỉnh 
sửa trên câu lệnh hiện có hoặc tạo ra câu 
lệnh của riêng mình miễn là chương trình 
đó phải chạy được và điều khiển được hệ 
thống như yêu cầu đã đặt ra. 
18. Hệ thống điều nhiệt 
Để giữ cho nhiệt độ của một môi trường 
nhất định luôn ở giá trị phù hợp cần đến 
việc thiết kế một mô hình hệ điều nhiệt sử 
dụng tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ làm tín 
hiệu đầu vào và tín hiệu xuất ra cho quạt là 
tín hiệu đầu ra. Học sinh sẽ được điều 
chỉnh, tạo mới các câu lệnh để đạt được yêu 
cầu đặt ra. 
7 
19. Hệ thống chống trộm 
Đảm bảo an toàn trong gia đình là yếu tố vô 
cùng quan trọng do đó học sinh cần thiết 
kế một mô hình điều khiển sử dụng cảm 
biến chuyển động để nhận diện kẻ lạ đột 
nhập vào nhà và phát ra tín hiệu ánh sáng 
và âm thanh để cảnh báo. Tùy vào từng bối 
cảnh cụ thể, học sinh có thể chỉnh sửa hoặc 
tạo mới câu lệnh cho hợp lí với yêu cầu ban 
đầu. 

File đính kèm:

  • pdfmo_ta_cac_bai_stem_thpt.pdf