Nghĩ về nghề dạy học

Đã chọn nghề thầy giáo phải biết tận tụy, hy sinh. Nghề thầy giáo

phải thanh bạch. Nhưng ranh giới giữa thanh bạch và nghèo khổ rất

mong manh. Ai nỡ để những thiên sứ trí tuệ, tình cảm, tâm hồn, đạo

đức nghèo khổ về vật chất. Sự đời đâu có dễ. Giàu ghét, nghèo khinh,

thông minh hệ lụy. Trong giới làm ăn thì ghét giỏi. Trong giới giảng

dạy thì ghen giàu Chúng mình đã yêu nghề thì phải lấy nghiệp để

yêu nghề

pdf 4 trang phuongnguyen 23580
Bạn đang xem tài liệu "Nghĩ về nghề dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghĩ về nghề dạy học

Nghĩ về nghề dạy học
Nghĩ về
NGHỀ DẠY HỌC
Đã chọn nghề thầy giáo phải biết tận tụy, hy sinh. Nghề thầy giáo
phải thanh bạch. Nhưng ranh giới giữa thanh bạch và nghèo khổ rất
mong manh. Ai nỡ để những thiên sứ trí tuệ, tình cảm, tâm hồn, đạo
đức nghèo khổ về vật chất. Sự đời đâu có dễ. Giàu ghét, nghèo khinh,
thông minh hệ lụy. Trong giới làm ăn thì ghét giỏi. Trong giới giảng
dạy thì ghen giàu Chúng mình đã yêu nghề thì phải lấy nghiệp để
yêu nghề
Đã mang cái nghiệp vào thân,
Thôi đừng trách lẫn trời gần trời xa.
(Nguyễn Du)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn xứ Quảng, nhân vật
anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, vóc người nhỏ nhắn, chưa vợ, sống một
mình ở đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa) cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa
cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh
là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc
báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công
việc của anh vô cùng gian khổ: Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết,
giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định;
gian khổ nhất là sự cô độc. Vậy mà anh không hề cảm thấy cô đơn. Cái gì
làm cho anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? Đó là anh ý thức đúng đắn, sâu
sắc về công việc, lòng yêu nghề và niềm vui cuộc sống. Anh nhận ra rằng:
Điều hạnh phúc của mình là đem lại niềm vui cho mọi người: “Hồi cháu
vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa,
cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này
cháu không nghĩ như vậy nữa Công việc của cháu gian khổ thế đấy,
chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất”. Từ anh thanh niên này, ta lại nghĩ
đến cái nghề của ta.
Mỗi người sinh ra trong đời luôn gắn bó với một nghề nhất định, dù
đó là nghề gì. Ta đeo đuổi nó và nó đeo đuổi ta. Lúc thuận buồm xuôi gió,
lúc sóng xô dữ dội - “Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ”. Thật lắm
nhọc nhằn, thách thức song cũng quá nhiều hạnh phúc.
Nếu học tập chịu thương chịu khó, ta có thể có cái nghề nuôi sống
bản thân. Nhưng có nghề “đẹp” trong mắt người đâu phải dễ. Muốn “đẹp”
ta phải có lòng yêu nghề và say mê với nghề. Muốn “đẹp” ta nên quan
niệm rằng sự đóng góp của ta cho cuộc đời này chỉ là nhỏ bé – một con
chim hót, một cành hoa, nhưng sự nhỏ bé ấy là cái tinh túy, cao đẹp
của chính mình. Một nốt trầm (ước nguyện không ồn ào, không cao
giọng)! Chỉ là một nốt nhạc trầm mà xao xuyến, xao xuyến rung động cả
tâm hồn.
Thưa các bạn đồng nghiệp, để đứng vững được với cái nghề, có khi
con người ta đánh đổi cả cuộc đời mình, đánh đổi cả sự hi sinh: Tâm và
Trí.
Bởi lẽ, nhiệm vụ cao cả của người thầy là vun trồng hiền tài cho đất
nước. Mà “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nguyên khí hưng thịnh thì
thế nước mạnh và ngược lại. Trong một xã hội nhất định, điều kiện tiên
quyết suy cho cùng là do nhân tố con người quyết định, ở đó, Giáo dục và
Đào tạo là nhân tố quan trọng nhất. Chình vì vậy, Đảng ta khẳng định
“Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là
“đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết 29NQ/TW Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 khẳng định: “ Giáo dục – Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
không chỉ là “quốc sách hàng đầu”, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa
đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Giáo
dục – Đào tạo luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị một lớp
người phát triển toàn diện hơn để kế thừa lớp người đi trước thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và cải tạo xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được
xem là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vai trò quan trọng của người thầy đã tạo nên truyền thống “Tôn
sư trọng đạo” ngự trị bền vững trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Truyền
thống đó đã được minh chứng cả trên cơ sở lí luận và thực tiễn, nó thể
hiện bằng những câu tục ngữ, ca dao dân gian đầy sức thuyết phục:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều / Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”; “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây / Có danh, có vọng nhớ thầy khi xưa”Và dù
không còn cắp sách đến trường, tuổi cao sức yếu về già đi chăng nữa vẫn
nghĩ đến người thầy: “Thời gian dẫu bạc mái đầu / Tim trò vẫn tạc đậm
câu ơn thầy”. Dù đi khắp phương trời, người học trò bao giờ cũng canh
cánh nhớ những lời thầy dạy dỗ, chăm chút cho mình năm nào. Thầy đã
truyền đạt kiến thức, soi đường, dìu dắt người học trò đến gần hơn với
chân trời tri thức và định hướng cho họ con đường tiến tới mục tiêu phía
trước. “Ơn thầy soi lối mở đường / Cho con vững bước dặm trường tương
lai”.
Công ơn thầy cô cao quý là vậy, mênh mông, bao la là vậy, không gì
so sánh được. Nhớ công ơn trồng người, nhớ từng hình ảnh thầy cô,
chúng ta như có thêm động lực, sức mạnh để sống, học tập, lao động hết
mình và luôn thầm câu chúc, tri ân thầy cô. Chúng ta tỏ lòng biết ơn chân
thành và lòng kính yêu vô hạn. “Bài học làm người em vẫn nhớ ghi công
cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.
Bất luận thế nào, dạy học vẫn luôn được xã hội ghi nhận và tôn vinh.
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” – lời
của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – nghĩa là dưới ánh sáng mặt trời,
không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học. Nếu một số nghề, khi một
sản phẩm làm ra chưa đẹp, chưa chất lượng, ta có thể làm lại. Nhưng với
nghề giáo, sản phẩm đào tạo ra là con người, mà nói đến con người thì
khó lắm. Nếu không vững chí vững tâm thì khó có thể dạy được. Một sơ
suất nhỏ, một “nông nổi” nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường
cho cả một thế hệ: “Giáo dục một người thầy, ta được một thế hệ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, vấn đề then chốt quyết định chất
lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ
quản lí giáo dục. Theo Người:  Nếu không có thầy giáo thì không có
giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt – thầy giáo
xứng đáng là thầy giáo. Đó là những người trong sạch, trau dồi đạo đức
cách mạng “khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng
sau thiên hạ”.
Dẫu biết rằng, người thầy không phải là thần mà cũng chẳng là thánh
gì cả, vẫn là con người như bao nhiêu người làm nghề khác: Đời thường
và rất đời thường! Sau những giờ lên lớp, ta bắt gặp thầy giáo nấu rượu,
nuôi heo, gặp cô giáo rong hàng ở chợ... Sau những giờ lên lớp, thầy giáo,
cô giáo ngược xuôi, nắng gió; cơm áo gạo tiền. Sau những giờ lên lớp,
cay đắng và ngọt ngào; vội vã, lỡ làng và tin yêu; đa đoan và nhung nhớ;
trong – đục – khoan - mau: “Hạnh phúc bao giờ đẹp như thế này
chăng?”, “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”... Song vượt lên tất cả
vẫn là cái TÌNH nghề giáo thiết tha.
Xuân - Hạ - Thu - Đông. Bốn mùa xao động: Chút niềm vui nho nhỏ
từ bài giảng; chút lãng mạn nắng sân trường; chút thoáng nhìn đăm đắm;
chút vu vơ thơ thẩn; phút cho anh cho em hay “ngoài vợ ngoài chồng”; có
cái nhớ da diết, có cái nhớ mông lung xa vắng, không đâu vào đâu; nhàn
nhạt và mằn mặn, chợt đi rồi chợt đến... Đủ mọi cung bậc. Nhưng dù
mong manh, huyền hoặc, dù thực hay mơ... tất cả đều gắn bó: Giáo án –
Gieo hạt cho cây đời mãi mãi xanh tươi.
Nghề dạy học quả là vinh dự mà cũng thật khó khăn. Người thầy giáo
dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là
dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt mình vào
vị trí của học trò mà dạy dỗ. Cái khác, cái khó của dạy học là tác động
vào con người, vào tâm và trí. Thầy phải yêu trò như con mình và trò phải
kính trọng thầy như cha mình: “Thị do phụ dã, thị do tử dã”. Người thầy
làm sao cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Tìm hiểu các
em đang nghĩ gì, đang vui gì, đang buồn gì và đang mơ ước những gì
Nghề dạy học nhiều khi dạy những điều chưa có trong sách vở hay giáo
án. Mỗi em là bông hoa nhỏ xinh đẹp, rất đáng yêu, nếu thầy phát hiện
được.
Ai dám khẳng định nghề này nhàn nhã? Nhưng nếu có ai đó có hỏi là
bạn muốn đổi nghề? Thì tôi và các bạn trả lời rằng nếu chọn ra một danh
sách những kẻ yêu nghề nhất thế gian này là có tôi và các bạn. Bởi ngày
lại ngày bước chân lên bục giảng, trong tôi và trong các bạn có thêm hạnh
phúc và niềm vui mới. Những khám phá mới mẻ từ bài giảng, ánh mắt
trong veo say mê, háo hức từ tâm hồn trong trắng vô ngần của học trò, đó
chẳng phải là hạnh phúc của người thầy hay sao? Ngày ngày lên bục
giảng là ngày ngày mặt trời đến như khách lạ, gặp mỗi con người đều
muốn ghé môi hôn (mượn lời của nhà thơ Chế Lan Viên). Rồi vào một
ngày kia, tôi và các bạn sẽ già, tóc bạc, các em sẽ lớn lên bao lớp đàn
em ra đi thành đạt, chợt nghe lòng hạnh phúc vô bờ.
Nghề giáo không giàu về vật chất nhưng liệu thử hỏi có ai bán? (Thực
ra có ai mua mà bán). Ai biết được cái điều kì diệu thú vị qua những giờ
lên lớp: Hạnh phúc, dỗi hờn rồi lại yêu thương.
Nghề dạy học đâu chỉ là kiến thức, chuyên môn là đủ; nghề dạy học,
cần đến kĩ thuật, nghệ thuật sư phạm tuyệt khéo, một tâm hồn ngát hương,
và hơn hết là phải yêu nghề, tâm huyết với nghề. Trăn trở và khát khao!
Nghề giáo không có được cái giàu về vật chất nhưng bù đắp ở những cái
quý giá, thiêng liêng mà các nghề khác không dễ gì có.
Dạy học mãi là nghề cao quý!
MAI VĂN NĂM

File đính kèm:

  • pdfnghi_ve_nghe_day_hoc.pdf